Phân Bố Bệnh Nhân Theo Thời Gian Từ Khi Khởi Phát Đến Đến Khi Khám Bệnh

2.2. Phương pháp chọn mẫu


Chọn mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện, tất cả bệnh nhân lựa chọn theo tiêu chuẩn ở trên, không có tiêu chuẩn loại trừ trong khoảng thời gian 09/2021 đến 04/2022.

2.3. Phương pháp thu thập thông tin


Thu thập số liệu nghiên cứu từ hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện E.

Sử dụng mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất.

Kết quả chụp CHT với tầng thoát vị, thể và mức độ và các thông tin khác được trả lời từ khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện E.

3. Các biến số cần thu thập khi nghiên cứu


3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân


Tuổi, nhóm tuổi, độ tuổi trung bình.

Giới tính, tỷ lệ nam/nữ.

Nghề nghiệp có liên quan với bệnh tật:

Lao động nhẹ: hưu trí, văn phòng, học sinh, sinh viên.

Lao động nặng: công nhân, nông dân, người thường xuyên phải bố vác, bê vật nặng…

Khác: một số nghề nghiệp không rõ ràng là lao động nặng hay lao động nhẹ như nghề tự do, nghề lái xe…

Thời gian mắc bệnh, dưới 3 tháng, từ 3 tháng - dưới 6 tháng, từ 6 tháng - dưới 12 tháng, từ 12 tháng - dưới 24 tháng, trên 24 tháng.

Yếu tố khởi phát bệnh như sau chấn thương, sau lao động quá sức hoặc sai tư thế, tự nhiên.

Sử dụng mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất.

Kết quả chụp CHT với tầng thoát vị, thể và mức độ thoát vị và các thông tin khác được trả lời từ khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện.

3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng


3.2.1. Hội chứng lâm sàng


Hội chứng cột sống

Đau và co cứng các cơ cạnh CSC

Có điểm đau CSC

Hạn chế vận động CSC

Hội chứng rễ (thần kinh) cổ

Đau kiểu rễ cổ

Đau tăng khi ho, hắt hơi

Đau giảm khi kéo dãn cột sống

Tê bì ngọn chi trên

Dấu hiệu Spurling

Dấu hiệu bấm chuông

Rối loạn vận động kiểu rễ cổ

Rối loạn phản xạ kiểu rễ cổ

Teo cơ chi trên

Hội chứng tủy cổ

Liệt tứ chi kiểu TW

HC Brown Séquard

Tăng phản xạ gân xương tứ chi

Phản xạ Babinsky

Dấu hiệu Hoffmann

Giảm cảm giác dưới mức tổn thương

Rối loạn cơ vòng kiểu TW

3.3.2. Hình ảnh CHT


Bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ bằng hệ thống MRI 1,5 tesla Essenza của Siemens.

Phương pháp phân tích kết quả: dùng các hình ảnh T1, T2 cắt đứng dọc và T1, T2 cắt ngang để chẩn đoán:

Hình ảnh T1 cắt đứng dọc nhằm phát hiện


Mất đường cong sinh lý, gù

Giảm chiều cao thân đốt sống

Hẹp khoảng gian đốt

Gai xương trước, sau

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ra sau, ra trước, vào thân đốt sống

Hình ảnh T2 cắt đứng dọc nhằm phát hiện


Giảm tín hiệu đĩa đệm cổ

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm

Đè ép khoang dịch não-tủy

Tăng tín hiệu tủy tại vị trí chèn ép

Rách, phì đại dây chằng dọc sau, dây chằng vàng.

Hình ảnh T1 hoặc T2 cắt ngang nhằm phát hiện


Thoát vị trung tâm

Thoát vị cạnh trung tâm

Thoát vị lỗ ghép

Có chèn ép tủy sống, rễ thần kinh, mức độ chèn ép.

Đo một số kích thước của ống sống cổ


Đường kính trước sau của ống sống trên mặt cắt đứng dọc T2 ngang mỗi thân đốt sống.

Đường kính trước sau ống sống trên ảnh cắt ngang.

Đường kính tủy cổ trên ảnh T2 cắt đứng dọc.

Đường kính ống sống trên, dưới chỗ thoát vị.

Đường kính tủy sống ngang chỗ thoát vị.

Chúng tôi sử dụng các kích thước đã nêu trong Chương I làm tiêu chuẩn để thống kê và so sánh.

Đường kính trước sau ống sống bình thường là trên 12 mm.

Ống sống hẹp nhẹ khi đường kính từ 10mm đến 12 mm.

Hẹp nặng khi đường kính dưới 10 mm.

4. Xử lí số liệu


Phân tích số liệu dựa trên phần mềm thống kê y học SPSS 18.0.

Đối với các biến định tính: giá trị trung bình (X), độ lệch chuẩn (SD), các giá trị tối đa, tối thiểu và khoảng tin cậy.

Đối với các biến định lượng: tính tỷ lệ phần trăm.

Sử dụng χ2 để so sánh các tỷ lệ, có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

5. Đạo đức nghiên cứu


Nghiên cứu đảm bảo chỉ áp dụng các biện pháp không ảnh hưởng tới chất lượng điều trị của bệnh viện, sức khỏe, quyền lợi kinh tế của bệnh nhân, cũng như không gây phiền hà cho bệnh nhân và nhân viên y tế.

Đề tài nghiên cứu đã được thông qua hội đồng chuyên môn. Chúng tôi cam kết tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực, tôn trọng người bệnh. Các thông tin của đối tượng nghiên cứu được đảm bảo tính bí mật.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Trong thời gian từ tháng 09/2021 đến tháng 04/2022, tại Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện E, chúng tôi lựa chọn được 60 bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn lựa chọn, không có tiêu chuẩn loại trừ, kết quả nghiên cứu như sau:

3.1. Đặc điểm lâm sàng của TVĐĐ CSC


3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới



42, 42%


58, 58%


Nam Nữ

Hình 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới

Nhận xét: Trong số bệnh nhân mắc bệnh có 35 nam và 25 nữ; Tỷ lệ: Nam/Nữ 1,4/1.


13.3


43.4

50

45

40

35

30

25

20

15

10

5

0

20

20

3.3

≤ 30

31 – 40

41 – 50

51 – 60

Trên 60

NHÓM TUỔI

%

3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi


Hình 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi

Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh chủ yếu ở lứa tuổi 51 - 60 (43.4%), tuổi trung bình của bệnh nhân 54.03 ± 14,45 thấp nhất 23 tuổi, cao nhất là 90.

3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp


Khác

17%

Nhẹ

23%

Nặng

60

60%

Nặng Nhẹ Khác



60%.

Hình 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp

Nhận xét: Có 36 người có nghề nghiệp thuộc nhóm lao động nặng chiếm

3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo yếu tố khởi phát


25.7

22.7

Sau chấn thương


Lao động quá sức, vận động sai tư thế

Tự nhiên

51.6

Hình 3.4. Phân bố bệnh nhân theo yếu tố khởi phát

Nhận xét: Yếu tố khởi phát do lao động quá sức và vận động sai tư thế chiếm tỷ lệ cao (51,6%), yếu tố khởi phát sau chấn thương và tự nhiên chiếm tỷ lệ thấp hơn lần lượt là (22,7%) và (25,7%).

3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh


Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo thời gian từ khi khởi phát đến đến khi khám bệnh


Thời gian

Số bệnh nhân (n=60)

Tỷ lệ (%)

Dưới 6 tháng

13

21.7

Từ 6 đến dưới 12 tháng

29

48.3

Từ 1 đến 2 năm

10

16.7

Trên 2 năm

8

13.3

Tổng số

60

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ - 5

Nhận xét: Số bệnh nhân mắc bệnh dưới 1 năm chiếm đa số 70%.

3.1.6. Các hội chứng lâm sàng


Bảng 3.2. Các hội chứng lâm sàng bệnh



Hội chứng

Số bệnh nhân (n=60)

Tỷ lệ (%)

Hội chứng CSC

40

66,7%

Chèn ép rễ cổ đơn thuần

27

45%

Chèn ép tủy cổ đơn thuần

8

13,33%

Chèn ép rễ - tủy kết hợp

25

41,67%

Nhận xét: Hội chứng cột sống cổ (66.7%), hội chứng chèn ép rễ cổ đơn thuần (45%), hội chứng chèn ép rễ-tủy kết hợp (41,67%), hội chứng chèn ép tủy đơn thuần (13,33%).

3.1.6.1. Các triệu chứng của hội chứng cột sống cổ


Bảng 3.3. Các triệu chứng của hội chứng cột sống cổ


Triệu chứng lâm sàng

Số BN (n=40)

Tỷ lệ (%)

Đau và co cứng các cơ cạnh cột sống cổ

25

62,5

Có điểm đau cột sống cổ

29

72,5

Hạn chế vận động cột sống cổ

23

57,5

Nhận xét: Đa số bệnh nhân có đau và co cứng cơ cạnh cột sống cổ (62,5%), điểm đau cột sống cổ (72,5%), hạn chế vận động cột sống cổ (57,5%).

Xem tất cả 76 trang.

Ngày đăng: 12/09/2024