Thường trực HĐND dự kiến chương trình giám sát của HĐND trình HĐND xem xét, quyết định tại kỳ họp cuối năm của năm trước và tổ chức thực hiện chương trình đó. Thông báo nội dung, kế hoạch giám sát cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là bảy ngày trước ngày bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát
Thực hiện đúng nội dung kế hoạch giám sát và thẩm quyền, trình tự, thủ tục giám sát theo quy định của pháp luật, không làm cản trở hoạt động bình thương của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chịu sự giám sát.(Nguồn: Luật tổ chức chình quyền địa phương năm 2015).
Ngoài ra còn Giám sát, đánh giá đầu tư công từ nguồn NSNN là hoạt động theo dõi, kiểm tra và đánh giá mức độ đạt được của quá trình đầu tư so với yêu cầu và mục tiêu đầu tư. Giám sát, đánh giá đầu tư gồm giám sát, đánh giá dự án đầu tư và giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư theo quy định của Chính phủ tại Nghị định: số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009; số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
Giám sát và đánh giá đầu tư công từ nguồn NSNN là công cụ theo dõi tiến độ thực hiện dự án nhằm cung cấp cho cơ quan quản lý xác định được mức độ phù hợp, mức độ hoàn thành, tính hiệu quả, phù hợp hay không phù hợp của việc đầu tư.
Công tác kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng đầu tư công từ nguồn NSNN góp phần đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT; cụ thể là hoạt động của các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát với mục tiêu chính là ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý vi phạm nếu xảy ra. Kiểm tra là xem xét, đánh giá hoạt động của các chủ thể đúng quy định hay không; mục đích chính là uốn nắn, chấn chỉnh các sai sót. Thanh tra là xem xét hoạt động tại chỗ của các cơ quan,
địa phương nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Kiểm toán là xác định tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, quyết toán, đánh giá sự tuân thủ pháp luật, hiệu quả sử dụng NSNN. Giám sát là theo dõi một hoạt động và buộc đối tượng phải làm theo các tiêu chuẩn, nguyên tắc nhất định. Đầu tư xây dựng CSHT sử dụng vốn NSNN luôn là hoạt động dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, thất thoát lãng phí nguồn lực của nhà nước; do vậy hệ thống kiểm tra, giám sát vận hành đúng mục tiêu, nhiệm vụ và có kết quả tốt sẽ giúp hạn chế và ngăn chặn các tệ nạn này, đồng thời góp phần hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư NSNN.
1.2.4. Tiêu chí đánh giá quản lý vốn đầu tư công
1.2.4.1. Đánh giá hiệu quả đầu tư chương trình đầu tư công:
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Quốc Oai, Hà Nội - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Vốn Đầu Tư Công Từ Nguồn Nsnn
- Chủ Thể Và Đối Tượng Quản Vốn Đầu Tư Công Trên Địa Bàn Cấp Huyện.
- Kinh Nghiệm Của Huyện Đan Phượng, Thành Phố Hà Nội
- Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý Của Phòng Tài Chính - Kế Hoạch
- Cơ Cấu Nguồn Vốn Đtxd Cơ Bản Từ Nguồn Nsnn Của Huyện Giai Đoạn 2017 -2020
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
a) Phương pháp đánh giá hiệu quả chương trình đầu tư công: phương pháp so sánh, đối chiếu (giữa kết quả/số liệu thực tế thu thập tại thời điểm đánh giá và mục tiêu/kế hoạch đặt ra; hoặc giữa các thông số của dự án tại thời điểm đánh giá với các chỉ số tiêu chuẩn; hoặc kết hợp).
b) Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư chương trình đầu tư công: Sự phù hợp của chương trình với mục tiêu kinh tế - xã hội quốc gia, mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với nhu cầu của đối tượng hưởng lợi và chính sách phát triển của nhà tài trợ (nếu có); mức độ đạt được mục tiêu đầu tư chương trình theo quyết định đầu tư đã được phê duyệt; chỉ số khai thác, vận hành thực tế của chương trình so với các chỉ số khai thác, vận hành của chương trình đã được phê duyệt; các tác động kinh tế - xã hội, môi trường và các mục tiêu phát triển đặc thù khác (xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, hộ chính sách, đối tượng ưu tiên,...); các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường được thực hiện.
1.2.4.2. Đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công:
a) Phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công: Tùy theo
quy mô và tính chất của dự án, có thể sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu (giữa kết quả/số liệu thực tế thu thập tại thời điểm đánh giá và mục tiêu/kế hoạch đặt ra; hoặc giữa các thông số của dự án tại thời điểm đánh giá với các chỉ số tiêu chuẩn; hoặc kết hợp) hoặc phương pháp phân tích chi phí - lợi ích;
b) Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công: Mức độ đạt được mục tiêu đầu tư dự án theo quyết định đầu tư đã được phê duyệt; chỉ số khai thác, vận hành thực tế của dự án so với các chỉ số khai thác, vận hành của dự án đã được phê duyệt; tỷ suất hoàn vốn nội bộ (EIRR); các tác động kinh tế - xã hội, môi trường và các mục tiêu phát triển đặc thù khác (xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, hộ chính sách, đối tượng ưu tiên); các biện pháp để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường được thực hiện.
* Quản lý môi trường xây dựng công trình được đầu tư công từ nguồn
NSNN.
Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp đảm bảo môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh công trường xây dựng, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị còn phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải để đưa đến nơi quy định. Trong quá trình vận chuyển vật liệu và phế thải phải có biện pháp che chắn đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.
Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công công trình và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp về bảo vệ môi trường đối với trường hợp không tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường.
1.2.5. Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư công.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm của đất nước, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch phát triển ngành.
- Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
- Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.
- Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.
- Đối với nguồn vốn ngân sách Thành phố, thành phố hỗ trợ mục tiêu UBND huyện thực hiện giao và triển khai theo đúng các Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu chi ngân sách cấp Thành phố hằng năm và giải ngân theo quy định.
- UBND huyện đã thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 28/6/2019 của HĐND huyện về việc cập nhât, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện Quốc Oai.
- Hằng năm căn cứ vào Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 28/6/2019 của HĐND huyện, UBND huyện xây dựng kế hoạch đầu tư công hằng năm đảm bảo theo đúng nguyên tắc, định hướng, mục tiêu và phù hợp với thực tế Huyện;
- Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 thường xuyên được cập nhật, điều chỉnh bổ sung do kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp Thành phố điều chỉnh hằng năm và UBND huyện đã thực hiện lập, báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy, trình HĐND Huyện thông qua tại các kỳ họp theo quy định;
- Căn cứ kết quả thu ngân sách hàng năm, nguồn vốn tăng thu, kết dư, nguồn vốn khác và tiến độ triển khai thực hiện các dự án, UBND huyện thực hiện điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm cho phù hợp;
- Việc triển khai các bước thực hiện dự án, công trình và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn, hàng năm được điều hành theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, các quy định hiên hành. Nguồn vốn đầu tư công hàng năm các dự án, công trình đến hết 31/12 năm kế hoạch không giải ngân hết kế hoạch vốn được kéo dài sang năm sau để thực hiện theo quy định;
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn huyện.
1.2.6.1. Các yếu tố khách quan
a. Điều kiện tự nhiên: là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến quản lý đầu tư công. Ở các địa phương có địa hình khó khăn hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt để đầu tư một công trình thì các chi phí tăng lên, thời tiết thất thường ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công,… Mặt khác, chính điều kiện khắc nghiệt có thể dẫn đến chất lượng các công trình đầu tư công bị xuống cấp nhanh, do đó thường xuyên phải gia tăng chi phí để duy tu, bảo dưỡng …
b. Điều kiện kinh tế- xã hội: Mỗi một địa phương, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau mà có nhu cầu và nguồn lực vốn đầu tư khác nhau. Chính phủ ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho các vùng miền núi, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn…, Vì vậy, có thể nói các yếu tố về kinh tế – xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện.
c. Năng lực quản lý đầu tư: Là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý đầu tư từ ngân sách Nhà nước là trình độ quản lý và sử dụng vốn của cán bộ quản lý và thực hiện đầu tư tại địa phương. Năng lực chuyên môn của các cơ quan thẩm định, tư vấn, quyết toán về đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thiết kế các công trình, ảnh hưởng đến tiến độ,
đến hiệu quả. Nếu năng lực quản lý của các chủ đầu tư yếu, dẫn đến việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến nghiệm thu chậm trễ, chất lượng không đảm bảo, do vậy hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án thiếu sức thuyết phục gây lãng phí và thất thoát ngân sách Nhà nước.
1.2.6.2. Các yếu tố chủ quan
a. Bộ máy, trình độ cán bộ quản lý vốn đầu tư công của huyện:
Là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý đầu tư từ ngân sách Nhà nước là trình độ quản lý và sử dụng vốn của cán bộ quản lý và thực hiện đầu tư tại địa phương.Năng lực chuyên môn của các cơ quan thẩm định, tư vấn, quyết toán về đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thiết kế các công trình,ảnh hưởng đến tiến độ, đến hiệu quả.Nếu năng lực quản lý của các chủ đầu tư yếu, dẫn đến việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến nghiệm thu chậm trễ, chất lượng không đảm bảo, do vậy hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án thiếu sức thuyết phục gây lãng phí và thất thoát ngân sách Nhà nước
b. Ý thức tuân thủ pháp luật, áp dụng khoa học kỹ thuật của các cơ quan quản lý.
Nhiều dự án, thiết kế phải thay đổi bổ sung nhiều lần làm giảm hiệu quả đầu tư. Trong giai đoạn hiện nay khi hầu hết các công trình thanh toán theo hình thức hợp đồng trọn gói thì những sai phạm trong khâu dự án, thiết kế, dự toán và thẩm tra thiết kế dự toán dẫn đến sự thất thoát tiền vốn công trình vì sau khi đã trúng thầu làm đúng yêu cầu thiết kế thì nhà thầu sẽ thanh toán đúng theo hợp đồng, kể cả phần khối lượng tư vấn tính thừa so với thiết kế.
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật của các cơ quan quản lý còn nhiều hạn chế.
1.3. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư công của một số quận, huyện và bài học kinh nghiệm cho huyện Quốc Oai.
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư công của một số quận, huyện
1.3.1.1. Kinh nghiệm của huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Tường là huyện nằm ở đỉnh tam giác đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên tả ngạn sông Hồng ở về phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc. Bắc giáp huyện Lập Thạch và Tam Dương; Tây Bắc giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, tây giáp huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây (thành phố Hà Nội); đông giáp huyện Yên Lạc. Huyện Vĩnh Tường có 26 xã và 3 thị trấn, là huyên có số thu ngân sách cấp huyện lớn so với các huyện trên toàn tỉnh. Ngoài việc đáp ứng yêu cầu chi cơ bản hoạt động chi thường xuyên của các cơ quan huyện; huyện còn làm tố việc khai thác thu từ đấu giá quyền sử dụng đất và huy động đóng góp của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn để chi Đầu tư công, huyện tập trung ưu tiên trong lĩnh vực như: Xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, nhà văn hóa, trường học … từng bước hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong huyện
Trong quản lý vốn Đầu tư công, từ khi UBND tình phân cấp cho UBND huyện, xã trên địa bàn huyện, được quyết định đầu tư các dự án thuộc ngân sách huyện, ngân sách xã (kể cả nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên và các nguồn hợp pháp khác). UBND huyện đã giao cho các cơ quan có liên quan đến công tác quản lý vốn Đầu tư công như: Phòng Tài chính – kế hoạch, phòng Kinh tế và hạ tầng, Ban quản lý dự án ĐTXD huyện, kho bạc nhà nước huyện, nghiên cứu tham mưu chi UBND huyện phương thức quản lý vốn Đầu tư công để đạt mục tiêu hiệu quả, hạn chế thất thoát, lãng phí và tránh dàn trải trong việc bố trí vốn Đầu tư công
Huyện Vĩnh Tường là một trong một số ít các đơn vị cấp huyện của tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa trong Đầu tư công. Chủ
trương này được áp dụng cho các công trình giao thông nông thôn, nhà văn hóa, các dự án hạ tầng khu đất tái định cư, giãn dân hoặc khu đất đấu giá tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến nay, hầu hết trên đường liên thôn, đường ngõ, xóm thuộc các xã đã được bê tông hóa; các xã đều xây dựng được nhà văn hóa khang trang, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và giảm áp lực từ nguồn vốn đầu tư của ngân sách huyện
Bài học kinh nghiệm quản lý vốn Đầu tư công của huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác bồi thường thiệt hại, tham mưu xây dựng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng phù hợp với quy định của pháp luật, giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa nhà nước và nhân dân theo quan điểm “nhà nước và nhân dân cùng làm”
- Hoàn thiện thể chế đảm bảo tính đồng bộ và có tầm chiến lược lâu dài, hạn chế bớt những điều chỉnh mang tính sự vụ, tăng cường công tác quản lý quy hoạch và huy động các nguồn vốn ngân sách ứng trước để xây dựng quỹ nhà đất phục vụ tái định cư
- Công khai hóa các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương.
- Nâng cao vai trò tiên phong của cán bộ chủ chốt với tinh thần “dám làm dám chịu trách nhiệm” và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với công dân
1.3.1.2. Kinh nghiệm của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
Gia Viễn là một huyện nằm ở cửa ngõ phía bắc tỉnh Ninh Bình, phía tây giáp huyện Nho Quan, phía nam giáp huyện Hoa Lư, phía bắc giáp huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; phía đông giáp huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định qua sông Đáy.
Gia Viễn là huyện đồng chiêm trung của tỉnh Ninh Bình có tổng diện tích 178,5 km² với dân số khoảng 135 nghìn ngườn. Gia Viễn là một đầu