Hình Ảnh Thoát Vị Đĩa Đệm Csc Trên Ảnh Cắt Dọc

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN


Qua kết quả nghiên cứu 60 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chúng tôi tiến hành bàn luận như sau:

4.1. Đặc điểm lâm sàng


4.1.1. Tuổi


Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau. Kết quả nghiên cứu biểu đồ tại Hình 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi, cho thấy nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 50 – 60 tuổi (43,4%). Đối tượng nghiên cứu có độ tuổi từ 23 đến 90, tuổi trung bình của bệnh 54,03 (± 14,45,5). Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả cao hơn của tác giả Nguyễn Thị Tâm [6], tuổi trung bình là 49,15. Tác giả Shin-Yuan Chen [24] độ tuổi hay gặp từ 40 – 50 tuổi. Tuy nhiên các nghiên cứu đều cho thấy bệnh nhân nằm trong nhóm tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,3%).

Giải thích cho việc độ tuổi trung bình của chúng tôi lớn hơn là vì khi độ tuổi càng lớn, quá trình thoái hóa của nhân nhầy diễn ra mạnh mẽ hơn, nên chỉ cần những lực tác động nhẹ lên cột sống và đĩa đệm cũng có thể gây thoát vị. Kèm theo đó, nhóm tuổi này là nhóm tuổi lao động và sau lao động, thoát vị đĩa đệm chính là hậu quả do quá trình lao động quá sức để lại. Vì vậy, ở nhóm tuổi này, cần phải giáo dục và có các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

4.1.2. Giới tính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.


Kết quả biểu đồ tại Hình 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính, cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam nhiều hơn nữ, tỷ lệ nữ/nam là 1,4/1.

Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ - 7

Khi so sánh với các tác giả khác như, Nguyễn Thị Tâm (2002), tỉ lệ nam/nữ là 4,23/1, Trần Trung, Hoàng Đức Kiệt [7], Shin-Yuan Chen [24] tỷ lệ này dao động từ 1,2 – 2,7.

Có sự khác biệt giữa các nghiên cứu, song các tác giả đều nhận định sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Theo chúng tôi, tỷ lệ nam nhiều hơn nữ có thể là do nam giới phải làm việc với mức độ nặng nhọc và vất vả nhiều hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, đa số các tác giả trong và ngoài nước đều nhận định sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Do đó, giới tính nam là yếu tố cần nên được lưu ý khi chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

4.1.3. Nghề nghiệp


Ở biểu đồ tại Hình 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp, chúng tôi phân loại nghề nghiệp thành các nhóm như sau: lao động nặng, lao động nhẹ. Cách phân loại chỉ mang tính chất tương đối, chưa có một khái niệm cụ thể nào để phân loại mức độ nặng của công việc lao động.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể gặp trên nhiều đối tượng với nghề nghiệp khác nhau, trong đó đối tượng bệnh nhân chủ yếu là nghề lao động nặng hoặc trước đây từng làm việc lao động nặng trong khoảng thời gian dài chiếm 60%.

Theo Lê Hồng Liên [2], có 30% đối tượng nghiên cứu lao động nặng, và 40% đối tượng làm việc phải ngồi nhiều. Tư thế lao động thường xuyên phải ngồi nhiều, quay cổ nhiều, mang vác nặng là yếu tố có liên quan đến thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Chính vì vậy, theo chúng tôi, cần giáo dục các đối tượng có nghề nghiệp thuộc nhóm nguy cơ cao này, cường độ làm việc vừa phải, tư thế lao động đúng, thường xuyên thay đổi tư thế, hạn chế các tư thế tác động mạnh lên cột sống cổ lâu dài là hết sức quan trọng. Điều này có thể hạn chế tỷ lệ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao này.

4.1.4. Hoàn cảnh khởi phát


Hoàn cảnh khởi phát bệnh được trình bày trong biểu đồ tại Hình 3.4. Phân bố bệnh nhân theo yếu tố khởi phát, phần lớn bệnh nhân khởi phát bệnh sau lao

động quá sức, vận động sai tư thế đột ngột (51,6%). Điều này phù hợp với đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là thường gặp ở nhóm bệnh nhân có nghề nghiệp lao động nặng hơn là ở nhóm có lao động nhẹ, do đó, yếu tố khởi phát thường gặp là sau lao động quá sức hoặc vận động sai tư thế đột ngột.

4.1.5. Thời gian mắc bệnh


Trong nghiên cứu của chúng tôi Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh, đa số bệnh nhân đến khám trong thời gian 1 năm kể từ khi có triệu chứng (70%), đa số là từ 6 tháng – 1 năm 48,3%. Kết quả này tương tự với kết quả của Nguyễn Thị Tâm [6], có 73,91% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đến khám trong 1 năm kể từ khi có triệu chứng.

Giải thích cho việc đi khám muộn, theo chúng tôi, có thể do phần lớn đối tượng thuộc nhóm lao động nặng, vất vả, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, hiểu biết về bệnh còn kém, nên khi triệu chứng nặng lên, họ mới đi khám bệnh. Vì vậy, việc giáo dục, nâng cao hiểu biết về bệnh cho các đối tượng có các triệu chứng sớm là việc rất quan trọng, việc chẩn đoán và điều trị ngay từ giai đoạn sớm sẽ đạt kết quả tốt hơn, hạn chế các biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

4.1.6. Các hội chứng lâm sàng


Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường biểu hiện với 4 hội chứng lâm sàng: Hội chứng cột sống cổ, Hội chứng chèn ép tủy đơn thuần, hội chứng chèn ép rễ đơn thuần, hội chứng chèn ép rễ - tủy kết hợp. Trong đó hội chứng cột sống cổ chiếm tỉ lệ cao nhất (66,67%), tiếp đến là hội chứng chèn ép rễ đơn thuần (41,67%), hội chứng chèn ép rễ-tủy kết hợp (35%), và hội chứng chèn ép tủy đơn thuần chiếm tỷ lệ thấp nhất (11%)

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ tương tự với một số nghiên cứu như Hồ Hữu Lương, Lê Thị Hồng Liên [2].

4.1.6.1. Hội chứng cột sống


Đau và co cứng cơ cạnh cột sống cổ chiếm (63,3%). Đây là triệu chứng rất quan trọng trong bệnh cảnh lâm sàng cột sống cổ, triệu chứng này khiến bệnh nhân đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, khiến bệnh nhân phải đi khám bệnh. Đau xuất hiện sớm, thường là triệu chứng đầu tiên của TVĐĐ, thường khu trú vùng gáy, lan lên chẩm, xuống vai. Phần lớn bệnh nhân không đau liên tục mà thường có nhiều đợt đau cột sống cổ, với cường độ khác nhau. Đau có tính chất cơ học: xuất hiện và tăng lên khi vận động nặng, giảm khi nằm nghỉ ngơi.

Theo Nguyễn Thị Tâm (2002) [6], có (51,3%) bệnh nhân bị đau vùng cổ trong tổng số bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Các điểm đau cột sống cổ chiếm 71,7% trong nghiên cứu của chúng tôi, trong TVĐĐ CSC thường khó xác định. Theo Yumashev và Furman [12] nhận xét, các điểm đau cột sống cổ không có ý nghĩa về mặt chẩn đoán, không có sự tương ứng giữa điểm đau cột sống cổ và vị trí thoát vị trên cộng hưởng từ.

Hạn chế vận động CSC chiếm 56,6%, rõ nhất trong giai đoạn cấp tính và các đợt tái phát.

4.1.6.2. Hội chứng chèn ép rễ đơn thuần


Hội chứng CSC và rối loạn cảm giác là triệu chứng nổi bật nhất của TVĐĐ, các triệu chứng đau, rối loạn cảm giác, vận động và phản xạ tương ứng với phân bố của rễ thần kinh cổ bị thương tổn, teo cơ khi rễ bị chèn ép lâu ngày.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, đau và rối loạn cảm giác kiểu rễ cổ là triệu chứng thường gặp (84%). Nguyễn Đức Hiệp [1], Chen [24], Sarker [22], tỷ lệ đau và rối loạn cảm giác kiểu rễ cổ dao động từ 48% đến 92%. Đau thường khởi phát đột ngột sau chấn thương, thường đau vùng gáy lan xuống vùng liên bả vai rồi xuống vai, cánh tay, cẳng tay và ngón tay. Thường đau trong sâu, cảm giác nhức nhối, khó chịu, đôi khi đau nhói như điện giật. Đau có tính chất cơ học. Tăng khi vận động cổ, khi ho, hắt hơi (32%). Đau giảm khi kéo giãn cột sống cổ (36%).

Theo Furman và Yumashev [28], kéo giãn cột sống cổ làm cho đường kính dọc của lỗ ghép tăng lên, nên giảm đè ép vào rễ thần kinh. Đồng thời kéo giãn làm giảm tải trọng lên cột sống, giảm đè ép lên đĩa đệm, do đó có thể giảm thể tích một phần đĩa đệm thoát vị. Ngoài ra kéo giãn làm cải thiện được tình trạng co cứng cơ cạnh cột sống cổ.

Tê bì ngọn chi trên cũng là triệu chứng phổ biến chiếm 72%, Bệnh nhân thường có cảm giác tê bì đầu ngón tay, nhiều bệnh nhân triệu chứng này xuất hiện từ đầu cùng với triệu chứng đau khiến họ phải đến viện khám bệnh. Hồ Hữu Lương [3], Nguyễn Thị Tâm [6], Nguyễn Đức Hiệp [1], đều nhận xét về triệu chứng tê bì ngọn chi trên tương tự như vậy, tuy nhiên tỷ lệ có khác nhau từ 52%

- 84%.


Rối loạn vận động kiểu rễ trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỉ lệ (48%) ở nhóm bệnh nhân có hội chứng chèn ép rễ đơn thuần, thường biểu hiện yếu cơ delta trong tổn thương rễ C5, yếu cơ nhị đầu trong tổn thương rễ C6, yếu cơ tam đầu trong tổn thương rễ C7. Nguyễn Thị Tâm [6] cũng cho kết quả nghiên cứu tương tự kết quả của chúng tôi (46,88%).

Teo cơ chi trên chiếm tỉ lệ thấp (4%), triệu chứng này cũng có ở nhóm bệnh nhân chèn ép tủy đơn thuần và chèn ép rễ tủy kết hợp.

4.1.6.3. Hội chứng chèn ép tủy đơn thuần


Rối loạn vận động là triệu chứng nổi bật của nhóm bệnh nhân có hội chứng chèn ép tủy, biểu hiện sớm thường là đi bộ khó khăn, mất khéo léo của bàn tay,… Một số rối loạn như liệt tứ chi kiểu TW (14,3%), liệt 2 tay kiểu ngoại vi, 2 chân kiểu TW (14,3%),…

Rối loạn cảm giác tê bì ngọn chi trên cũng là triệu chứng hay gặp (70,83%), tê bì ngọn chi trên kèm rối loạn cảm giác theo kiểu dẫn truyền dưới mức tổn thương.

Rối loạn phản xạ, có thể gặp rối loạn phản xạ gân xương hoặc các phản xạ bệnh lý bó tháp. Theo Hồ Hữu Lương và cộng sự (2003) gặp phản xạ babinsky ở

80,29%, tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi chỉ gặp trong 28,6%, điều này có thể giải thích được do số lượng bệnh nhân có hội chứng chèn ép tủy đơn thuần trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi ít (7 trong 60 bệnh nhân).

Teo cơ chi trên là triệu chứng hiếm gặp ở nhóm bệnh nhân chèn ép tủy đơn thuần (1 trong 7 bệnh nhân, chiếm 14,3%).

4.1.6.4. Hội chứng chèn ép rễ - tủy cổ kết hợp


Hội chứng rễ tủy cổ kết hợp bao gồm hội chứng cột sống, các triệu chứng rễ và triệu chứng tủy. Trong đó, các triệu chứng tủy thường rõ hơn các triệu chứng rễ. Rối loạn vận động và phản xạ rõ hơn rối loạn cảm giác. Nguyên nhân của hội chứng chèn ép rễ - tủy cổ kết hợp là do TVĐĐ thể cạnh trung tâm.

4.2. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ


4.2.1. Phân bố theo tầng thoát vị


Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào, và một bệnh nhân có thể đồng thời thoát vị ở 1 hoặc nhiều đĩa đệm khác nhau. Qua kết quả nghiên cứu Bảng 3.8. Phân bố bệnh nhân theo số tầng thoát vị, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nhiều nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ một tầng (38,3%), tiếp đến là hai, ba và bốn tầng với tỉ lệ lần lượt là 31,7% 20% và 10%, đặc biệt trong nghiên cứu của chúng tôi không có bệnh nhân nào thoát vị đĩa đệm cột sống cổ năm tầng.

Trong nhóm bệnh nhân thoát vị một tầng, chúng tôi thấy vị trí C5 – C6 chiếm tỉ lệ cao nhất 20%, thoát vị 2 tầng hay gặp ở vị trí C3 – C4, C4 – C5 15%, thoát vị 3 tầng chủ yếu gặp C3 – C4, C4 – C5, C5 – C6 chiếm 13,33%.

4.2.2. Vị trí thoát vị


Qua Bảng 3.9. Vị trí thoát vị, vị trí thoát vị ở mức C5-C6 có tỷ lệ cao nhất (32,23%), thoát vị ở mức C4-C5 có tỷ lệ (26,02%), mức C3-C4 (28,93%), mức C3-C4 có tỷ lệ (24,79%), thoát vị ở C6-C7 gặp tỷ lệ thấp nhất (14,07%), nghiên cứu của chúng tôi không gặp thoát vị ở vị trí mức C2 – C3.

Nguyễn Thị Tâm [6], Hồ Hữu Lương [3], đã cho kết quả C5 – C6 là vị trí thoát vị 1 tầng hay gặp nhất, C4-C5, C5-C6 là vị trí thoát vị 2 tầng thường gặp nhất, C3- C4, C4-C5, C5-C6 là vị trí chủ yếu của thoát vị 3 tầng, C3 – C4, C4 – C5, C5 – C6, C6 – C7 là vị trí thoát vị 4 tầng chủ yếu. Nhận xét tương tự nghiên cứu của chúng tôi ở thoát vị 1 tầng, 3 tầng và 4 tầng, song tỷ lệ thoát vị 2 tầng ở nghiên cứu của chúng tôi thường gặp nhất là vị trí C3 – C4, C4 – C5 (15%), có thể do số lượng bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn, chưa mang tính đại diện.

4.2.3. Hình ảnh thoát vị đĩa đệm CSC trên ảnh cắt dọc


Hình ảnh cắt dọc cho phép đánh giá toàn bộ cột sống cổ, vị trí và số tầng thoát vị. Hình ảnh thoát vị là ổ đồng tín hiệu tín hiệu với đĩa đệm, nhô ra khỏi bờ sau thân đốt sống, gây chèn ép vào ống sống, thấy rõ trên hình ảnh T1 và T2 cắt dọc. Đa số hình ảnh thoát vị giảm tín hiệu trên hình ảnh T2 do thành phần nước trong đĩa đệm giảm do thoái hóa, giảm chiều cao khoang gian đốt, đè ép khoang dịch não tủy tại vị trí thoát vị, tăng tín hiệu tủy ngang vị trí thoát vị trên ảnh T2

Theo nghiên cứu của Hồ Hữu Lương [3], thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ra sau, giảm tín hiệu đĩa đệm trên T2 (81,08%), giảm chiều cao đĩa đệm (81,80%), đè ép khoang dịch não tủy ngang mức thoát vị chiếm 89,19%.

4.2.4. Hình ảnh thoát vị đĩa đệm CSC trên ảnh cắt ngang


Biểu hiện trên ảnh T1 và T2 cắt ngang: Các hình ảnh cắt ngang trên T1 và T2 vị trí thoát vị trung tâm, cạnh trung tâm và thoát vị lỗ gian đốt sống

Qua Bảng 3.10. Các biểu hiện trên ảnh T1 và T2 cắt ngang, cho thấy, thoát vị trung tâm có tỷ lệ cao nhất (47,11%), thoát vị cạnh trung tâm một bên có tỷ lệ (19,83%), Thoát vị cạnh trung tâm hai bên có tỷ lệ (19,01%), thoát vị vào lỗ ghép có tỷ lệ (14,05%).

Nghiên cứu của Takahashi [13], cũng đưa ra nhận xét tương tự như nghiên cứu của chúng tôi, thoát vị trung tâm (50,68%), thoát vị cạnh trung tâm (38,36%), thoát vị vào lỗ ghép (10,96%).

Dựa vào cấu trúc giải phẫu đĩa đệm giải thích lí do thoát vị đĩa đệm hay gặp thể thoát vị ra sau nhất. Vòng sợi là cấu trúc có chức năng giữ nhân nhầy không bị thoái hóa ra ngoài, do quá trình thoái hóa cũng như tác động của ngoại lực do lao động nặng, sai tư thế, làm cho cấu trúc vòng sợi bị rách, theo thời gian nhân nhầy trượt ra ngoài và gây nên thoát vị đĩa đệm. Số lượng vòng sợi phân bố không đều ở phía trước và phía sau, ở phía sau vòng sợi thường ít và mỏng hơn nên trên lâm sàng thường gặp thoát vị đĩa đệm ra sau.

4.2.5. Mức độ hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ


Về hình thái ống sống, chúng tôi đánh giá mức độ hẹp ống sống dựa vào đo đường kính trước – sau của ống sống ở vị trí ngang mức giữa thân đốt sống có thoát vị trên hình ảnh T2W cắt dọc và đánh giá mức độ hẹp.

Chúng tôi sử dụng kích thước của Moller làm tiêu chuẩn để thống kê và so sánh:


Đường kính trước sau ống sống bình thường >12 mm

Ống sống cổ hẹp khi đường kính trước sau ống sống từ 10 – 12mm

Ống sống cổ hẹp nặng khi đường kính <10 mm

Qua Bảng 3.12. Mức độ hẹp ống sống, cho thấy mức độ hẹp ống sống nhẹ chiếm đa số 58,3%, và hẹp ống sống nặng chiếm 21,7% . Nguyễn Thị Tâm [6] cũng cho kết quả tương tự là 62,61% và 29,56%. Việc đánh giá mức độ hẹp ống sống có liên quan đến chỉ định, tiên lượng và cách thức phẫu thuật, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

4.2.6. So sánh kết quả nghiên cứu lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ


Qua kết quả Bảng 3.11. Đối chiếu các hội chứng lâm sàng với vị trí thoát vị, có 58,33% bệnh nhân có các hội chứng lâm sàng phù hợp với các thể thoát vị đĩa đệm, trong đó có 9 bệnh nhân có hội chứng chèn ép rễ đơn thuần do thoát vị ra sau vào lỗ ghép, 8 bệnh nhân có hội chứng chèn ép tủy do thoát vị ra sau trung tâm, 18 bệnh nhân có hội chứng rễ tủy kết hợp do thoát vị ra sau cạnh trung tâm, qua đó có thể thấy, các hội chứng lâm sàng có thể gợi ý các thể thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Xem tất cả 76 trang.

Ngày đăng: 12/09/2024