Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Triệu chứng định khu tổn thương rễ thần kinh cổ 10

Bảng 1.2. Đặc điểm bình thường của các mô vùng cột sống cổ trên hình ảnh cộng hưởng từ 19

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo thời gian từ khi khởi phát đến đến khi khám bệnh 29

Bảng 3.2. Các hội chứng lâm sàng bệnh 30

Bảng 3.3. Các triệu chứng của hội chứng cột sống cổ 30

Bảng 3.4. Triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng của nhóm có hội chứng chèn ép rễ đơn thuần 31

Bảng 3.5. Các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng của nhóm có hội chứng chèn ép tủy đơn thuần 32

Bảng 3.6. Các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng của nhóm có hội chứng chèn ép rễ tủy kết hợp 33

Bảng 3.7. Số bệnh nhân theo vị trí thoát vị 34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

Bảng 3.8. Số tầng thoát vị 35

Bảng 3.9. Vị trí thoát vị đĩa đệm 35

Bảng 3.10. Các biểu hiện trên T1 và T2 cắt ngang 37

Bảng 3.11. Đối chiếu các hội chứng lâm sàng với vị trí thoát vị 38

Bảng 3.12. Mức độ hẹp ống sống 38

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


Hình 1.1. CSC thẳng. Nguồn: Frank H. Netter 2007 4


Hình 1.2. Hình CSC đã được cắt C3 – C7 để bộc lộ các khớp. Nguồn: Frank H. Netter 2007 4

Hình 1.3. Cấu tạo đĩa đệm cột sống 5


Hình 1.4. MRI cắt dọc cột sống cổ ở người trẻ có cột sống cổ bình thường .. 17


Hình 1.5. Mô hình cắt ngang cột sống cổ (hình trái) và hình ảnh MRI cắt ngang cột sống cổ C4 - C5 ở một thanh niên bình thường (hình phải) 17

Hình 1.6. Hình ảnh TVĐĐ trên CHT 18


Hình 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới 27


Hình 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 28


Hình 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 28


Hình 3.4. Phân bố bệnh nhân theo yếu tố khởi phát 29


Hình 3.5. Hình ảnh thoát vị đĩa đệm 1 tầng vị trí C5 – C6 trên BN Hoàng Thị Thu H. – MHS.00986878 36

Hình 3.6. Hình ảnh minh họa: phình kèm rách vòng xơ đĩa đệm C5/C6 của bệnh nhân Trần Đức H. – MBA. 2125126 36

Hình 3.7. Hình ảnh thoát vị đĩa đệm C3/C4, C5/C6 và phình đĩa đệm C6/C7, BN Hà Thị Kim H. MHS: 00885763 37

ĐẶT VẤN ĐỀ


TVĐĐ CSC là bệnh thường gặp ở những người trong độ tuổi lao động, hậu quả làm giảm, mất khả năng lao động, ảnh hưởng nhiều đến kinh tế xã hội.

TVĐĐ CSC có tỷ lệ mắc bệnh cao đứng hàng thứ hai sau TVĐĐ cột sống thắt lưng (theo Spencer, 1989). Tỷ lệ bệnh này ở Bắc Mỹ, theo nghiên cứu của Kelsey là 5,5/100.000 người mỗi năm. Tại Việt Nam, theo Trần Ngọc Ân, thoát vị đĩa đệm cổ gặp tới 40% trong số thoát vị cột sống nói chung

Do đặc điểm giải phẫu của cột sống cổ có liên quan cả với tủy sống và rễ thần kinh cả chi trên và chi dưới, nên hình ảnh lâm sàng rất đa dạng, phong phú, thay đổi tùy thuộc vị trí, thể loại, mức độ thoát vị, giai đoạn của bệnh cũng như tuổi và giới của bệnh nhân. Hiện nay, cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hữu hiệu để phát hiện tình trạng thoát vị đĩa đệm, mức độ chèn ép, vị trí chèn ép...

Vì những lý do trên, chúng tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ”. Với mục tiêu như sau:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

2. Mô tả hình ảnh cộng hưởng từ của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN


1. Sơ lược về đặc điểm giải phẫu và chức năng của cột sống cổ


Cột sống được xem như một cột nhiều đường cong có chức năng bảo vệ tủy sống và phân bố các lực cơ thể, tạo sự mềm dẻo khi vận động. Toàn bộ cột sống có 33 đốt sống trong đó có 24 đốt sống di động (gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực và 5 đốt sống thắt lưng), các đốt sống nối với nhau bằng khớp liên đốt sống, đĩa đệm và các dây chằng, 9 đốt sống còn lại dính lại với nhau tạo nên xương cùng và xương cụt. Xương cùng khớp với xương chậu bằng khớp bán động

1.1. Cấu tạo của đốt sống cổ


CSC được cấu tạo từ 7 đốt sống cổ: C1 (đốt đội), C2 (đốt trục), C3, C4, C5, C6, C7 (đốt sống cổ dưới) ghép lại với nhau hơi uốn cong thành chữ C. CSC được chia thành 2 vùng chính:

CSC trên: C1 – C2

CSC dưới: C3 – C7

Mỗi đốt sống gồm có 3 phần:


Thân

Cung sau

Các mỏm

Giữa các cung và thân là lỗ đốt sống, các đốt sống chồng lên nhau tạo thành cột sống, các lỗ đốt sống chồng lên nhau tạo thành ống sống

Thân đốt sống có hình trụ, mặt trên và mặt dưới viền xung quanh bởi gờ xương, các mặt này giáp với nhau với đĩa đệm. Mặt trên thân đốt từ C3 – C7 có thêm 2 mỏm móc có chiều cao 3,5mm ôm lấy góc dưới của thân đốt sống phía trên, hình thành khớp mỏm móc – đốt sống (khớp Luschka), có vai trò giữ đĩa đệm không lệch sang 2 bên, là đặc điểm riêng của vùng cổ.

Cột sống cổ có 5 đĩa đệm và một đĩa đệm chuyển đoạn (đĩa đệm cổ –lưng), giữa C1-C2 không có đĩa đệm. Đĩa đệm có hình thấu kính 2 mặt lồi, nằm trong khoang gian đốt, bao gồm: nhân nhầy, vòng sợi và mâm sụn.

Xung quanh tổ chức xương là dây chằng, bao gồm: dây chằng dọc trước, dọc sau, dây chằng vàng, dây chằng liên gai và dây chằng trên gai. Dây chằng dọc trước rất khoẻ và dày nên rất ít xảy ra thoát vị trước. Các sợi của dây chằng dọc sau ở vùng cổ không tập trung dày đặc ở vùng giữa mà trải đều trong phạm vi mặt trước của ống sống, cùng với sự có mặt của mỏm móc nên ít gặp TVĐĐ CSC ở lỗ gian đốt sống mà hay gặp TVĐĐ trung tâm và cạnh trung tâm. Dây chằng vàng là tổ chức sợi đàn hồi màu vàng phủ mặt sau ống sống ngăn cản sự gấp quá mức và đột ngột của đốt sống và cũng hạn chế sự nén ép quá mức của các đĩa đệm, nên cũng ngăn cản thoát vị ra sau. Tuy nhiên cốt hoá dây chằng vàng là nguyên nhân chính gây hẹp ống sống cổ từ phía sau.

Tuỷ sống nằm trong ống sống, được bao bọc bởi 3 màng: Màng cứng, màng nhện, màng mềm. Giữa màng nhện và màng mềm là khoang dưới nhện, chứa dịch não tủy. Tủy sống có 8 khoanh tủy, cấu tạo gồm chất xám ở trong và chất trắng ở ngoài. Phía trước chất xám có sừng trước chi phối vận động tách ra rễ vận động, phía sau sống chi phối cảm giác tách ra rễ cảm giác, hợp nhau ở hạch gai, sau đó tách ra các dây thần kinh sống chui ra ở lỗ tiếp hợp. Ở vùng ổ các rễ chạy ngang sang bên (rễ C1 thoát ra phía trên đốt sống C1, còn rễ C8 thoát ra ở giữa đốt sống C7-D1) nên mức của tủy sống và rễ ngang nhau.

Hình 1 1 CSC thẳng Nguồn Frank H Netter 2007 Hình 1 2 Hình CSC đã được cắt C3 – C7 1


Hình 1.1. CSC thẳng. Nguồn: Frank H. Netter 2007


Hình 1 2 Hình CSC đã được cắt C3 – C7 để bộc lộ các khớp Nguồn Frank H 2

Hình 1.2. Hình CSC đã được cắt C3 – C7 để bộc lộ các khớp. Nguồn: Frank H. Netter 2007

1.2. Cấu tạo và chức năng đĩa đệm cột sống cổ


Cấu tạo đĩa đệm gồm 3 phần:


Nhân nhầy

Vòng sợi

Mâm sụn


Hình 1 3 Cấu tạo đĩa đệm cột sống 1 2 1 Nhân nhầy Nhân nhầy nằm ở trung 3


Hình 1.3. Cấu tạo đĩa đệm cột sống


1.2.1. Nhân nhầy


Nhân nhầy nằm ở trung tâm của đĩa đệm, hơi lệch ra sau vì vòng sợi ở phía sau mỏng hơn phía trước. Nhân nhầy chứa chất gelatin dạng sợi có đặc tính ưa nước, trong đó có chất keo glucoprotein chứa nhiều nhóm sulphat có tác dụng hút và ngậm nước, đồng thời ngăn cản sự khuếch tán ra ngoài nên nhân nhầy có tỷ lệ nước rất cao, lên đến 80% ở người trẻ [26]. Do đó nhân nhầy có độ căng phồng và giãn nở rất tốt. Nhân nhầy giữ vai trò hấp thu chấn động theo trục thẳng đứng và di chuyển như một viên bi nửa lỏng trong các động tác gấp, duỗi, nghiêng và xoay của cột sống.

1.2.2. Vòng sợi


Vòng sợi bao gồm những sợi sụn rất chắc và đàn hồi đan ngược vào nhau theo kiểu xoắn ốc, xếp thành lớp đồng tâm tạo thành đường tròn chu vi của đĩa đệm [27]. Các lá sợi ngoại vi xếp sát nhau và thâm nhập vào phần vỏ xương của

đốt sống, các lá sợi trung tâm được xếp lỏng dần vòng quanh nhân nhầy. Các lá sợi chạy chếch từ đốt sống này sang đốt sống kia và các sợi của lá sợi này chạy vuông góc với các sợi của lá sợi bên cạnh. Cách sắp xếp này cho phép đốt sống cạnh nhau có thể chuyển động một chút nhưng vẫn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ của chúng.

1.2.3. Mâm sụn


Gồm có 2 tấm sụn, gắn chặt vào phần trung tâm của hai mặt trên và dưới của hai thân đốt sống liền kề. Tấm sụn có chức năng bảo vệ phần xốp của thân đốt sống khỏi bị nhân nhầy ép lõm vào và là hàng rào không cho nhiễm khuẩn từ xương xốp của đốt sống lan đến đĩa đệm.

1.3. Đặc điểm về cấu trúc, thần kinh và mạch máu của đĩa đệm


1.3.1. Cấu trúc đĩa đệm


Trong tổ chức đĩa đệm có nguyên bào sợi, tế bào sụn và tế bào nguyên sống. Cấu tạo gồm 70 – 80% là nước, các hợp chất hữu cơ khác khoảng 20% - 30% và các chất vi lượng. Các hợp chất hữu cơ là những chất cơ bản tạo nên đĩa đệm bao gồm:

Colagen: chiếm tới 50% trọng lượng khô của đĩa đệm

Các mucopolysaccharid: là chất hữu cơ rất quan trọng tham gia vào cấu trúc vòng sợi của đĩa đệm. Polysaccharid: là chất hữu cơ tham gia vào cấu trúc các mô liên kết trong cơ thể, tạo cho đĩa đệm có tính đàn hồi, tính căng phồng và chịu lực cao.

Glycoprotein có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong đĩa đệm.

 Có một số nguyên tố vi lượng (microelement) như: đồng, sắt, mangan, crôm, kẽm, selen, kali, calci [15].

1.3.1. Thần kinh.


Đĩa đệm được nhánh màng tủy chi phối cảm giác còn được gọi là dây thần kinh quặt ngược Luschka. Đó là những nhánh tận cùng của dây thần kinh tủy sống đi từ hạch sống. Cảm giác đau là do đĩa đệm chèn ép vào dây chằng dọc sau, đè

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2024