Tổng Hợp Giao Rừng Tự Nhiên Cho Cộng Đồng Trên Địa Bàn 2 Huyện Hướng Hoá Và Đakrông (Từ Năm 2005-2009)



Bảng 4.1: Tổng hợp giao rừng tự nhiên cho cộng đồng trên địa bàn 2 huyện Hướng Hoá và Đakrông (Từ năm 2005-2009)



TT


Thôn/Xã


S

(ha)


Trạng thái


Trử lượng (m3)


Số, năm QĐ giao rừng


Dân tộc


Năm giao


Loại rừng


ĐV thực hiện giao rừng

Nguồn kinh phí

I

Huyện Đakrông

2.496,8









1

Ăng Công/A Ngo

130.0

IIIa1

9.889,456

27/QĐ- UBND -2006

Pa Cô

2005

PH

Hạt Kiểm lâm

SNKT

2

A Vương/Tà Rụt

112.8

IIIa2, IIIa3

16.274,8

149/QĐ-UBND- 2009

Pa Cô

2008

SX

Hạt Kiểm lâm


SNKT

3

Làng Cát/Đakrông

130.0

IIa, IIb, IIIa1, IIIa2 IIIa3

12.264,6

938/QĐ-UBND -2008

Vân Kiều

2008

SX

C/trình thí điểm LN CĐ (Chi cục LN)


Dự án

4

Tà Lềnh/Đakrông

130.0

IIIa2, IIIa3

21.304,30

937/QĐ-UBND -2008

Vân Kiều

2008

PH

-nt-

-nt-

5

Tà Lao /Tà Long

200.0

IIIa2, IIIa3

37.120,20

1096/QĐ-UBND- 2008

Vân Kiều

2008

PH

-nt-

-nt-

6

Pa Hy/Tà Long

130.0

Ib, IIa, IIb, IIIa2, IIIa3

11.734,71

1093/QĐ-UBND -2008

Vân Kiều

2008

PH

-nt-

-nt-

7

Pa Nang/Pa Nang

120.0

Ib, Ic, IIIa1

1.392,30

1094/QĐ- UBND- 2008

Vân Kiều

2008

SX

-nt-

-nt-

8

A La /Pa Nang

120.0

Ib, Ic, IIb,

IIIa1

6.224,6

1097/QĐ-UBND -2008

Vân

Kiều

2008

SX

-nt-

-nt-

9

Ro Ró 2/A Vao

80.0

Ia, Ic, IIIa1,

IIIa2

3.477,6

1098/QĐ-UBND- 2008

Pa Cô

2008

SX

-nt-

-nt-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh Quảng Trị và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn Làng Cát, xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị - 8


10

Tân Đi 1/A Vao

120.0

Ib, Ic, IIIa1, IIIa2

3.641,40

1095/QĐ-UBND- 2008

Pa Cô

2008

SX

-nt-

-nt-

11

A Ngo /A Ngo

158.5

IIIa2

22,431.00

742/QĐ-UBND -2008

Pa Cô

2008

SX

C/Trình PTNT Phần Lan phối hợp Kiểm lâm


Chương trình

12

A Đeng/A Ngo

121.5

IIIa2, IIIa3

15.812,0

146/QĐ-UBND -2009

Pa Cô

2008

SX

Dự án PPFP phối hợp Kiểm lâm


Dự án

13

Bản Đá Ngồi thôn Pa Loang/Hướng

Hiệp

174.0

IIIa2, IIIa1

17.777,7

147/QĐ-UBND -2009

Vân Kiều

2008

SX

-nt-

-nt-

14

Pa Loang /Hướng Hiệp

46.5

IIa, IIb

2.274,3

148/QĐ-UBND- 2009

Vân Kiều

2008

SX

-nt-

-nt-

15

Cợp/Húc Nghì

50.0

IIIa1, IIIa2

6,805.000

701/QĐ-UBND- 2009

Vân Kiều

2008

SX

Dự án Danida phối hợp với Hạt Kiểm lâm


Dự án

16

Na Nẫm/Triệu Nguyên

150.0

IIa, IIb

4,972.000

702/QĐ-UBND- 2009

Kinh

2008

SX

Dự án Danida phối hợp với Hạt Kiểm lâm

-nt-

17

A Đeng/A Ngo

100.0

IIIa1,IIIa2, IIIa3

15,338.718

1931/QĐ-UBND- 2009

Pa Cô

2009

SX

Dự án PPFP phối hợp với Hạt Kiểm lâm


Dự án


18

Kreng/ Hướng Hiệp

195.0

IIb, IIIa1, IIIa2

18,634.200

1927/QĐ-UBND - 2009

Vân Kiều

2009

SX

Dự án PPFP phối hợp với Hạt Kiểm lâm


Dự án

19

Xuân lâm/Triệu Nguyên

100.0

IIa, IIb

4,589.200

2266/QĐ-UBND- 2009

Kinh

2009

SX

Dự án PPFP phối hợp với Hạt Kiểm lâm


Dự án

20

A Dang/ Tà Rụt

128.5

IIIa1,IIIa2, IIIa3, IIb

13,175,2

1930/QĐ-UBND- 2009

Pa Cô

2009

SX

Hạt Kiểm lâm


SNKT

II

Huyện Hướng

Hoá

1.527,5









21

Tà Rùng/ Húc

86

IIa, IIb, IIIa2, IIIa3

6.901,906

36/QĐ- UBND- 2006

Vân kiều

2005

SX

Hạt Kiểm lâm


SNKT

22

Ruông/ Hướng Tân

101.9

IIb, IIIa1, IIIa2, IIIa3

6.909,483

134/QĐ- UBND - 2006

Vân Kiều

2005

PH

Dự án UNDP phối hợp Kiểm lâm


Dự án

23

Măng Xông /Pa

Tầng

158.7

IIb, IIIa1,

IIIa2

14.688,982

49/QĐ-UBND - 2009

Vân

Kiều

2008

PH

Chi cục Kiểm

lâm

SNKT

24

Pa Tầng /Pa Tầng

41.8

IIb, IIIa1,

IIIa2

3.925,09

49/QĐ-UBND -2009

Vân

Kiều

2008

PH

Chi cục Kiểm

lâm

SNKT

25

Húc Thượng/ Húc

294.6

IIb, IIIa1, IIIa2, IIIa3

28.281,067

39/QĐ- UBND - 2009

Vân Kiều

2008

PH

Dự án PPFP phối hợp với

Hạt Kiểm lâm


Dự án


26

Chênh Vênh / Hướng phùng

100.0

IIb, IIIa1, IIIa2, IIIa3

12.128,500

42/QĐ- UBND -2009

Vân kiều

2008

PH

Dự án CRES phối hợp với HạtKiểm lâm


Dự án

27

Ho Le/ Húc

80

IIb, IIIa1

6,541.031

78/QĐ-UBND - 2010

Vân kiều

2009

SX

Dự án PPFP phối hợp với Hạt Kiểm lâm


Dự án

28

Cựp/ Hướng Lập

180

IIb, IIIa1, IIIa2

17,371.752

75/QĐ-UBND - 2010

Vân kiều

2009

SX

Dự án PPFP phối hợp với hạt Kiểm lâm


Dự án

26

Cuôi/ Hướng Lập

340

IIb, IIIa1, IIIa2, IIIa3

31,932.74

81/QĐ-UBND - 2010

Vân kiều

2009

SX

Dự án PPFP phối hợp với Hạt Kiểm lâm


Dự án

30

Pa Tầng / Pa Tầng

51.4

IIb, IIIa1

3,779.320

83/QĐ-UBND- 2010

Pa Cô

2009

PH

Hạt Kiểm lâm


SNKT

31

Ba Lòng/ Pa Tầng

93.1

IIb, IIIa1

6,524.292

83/QĐ-UBND - 2011

Pa Cô

2009

PH

Hạt Kiểm lâm


SNKT


Tổng Cộng ( I, II )

4.024,3











Qua bảng 4.1 cho thấy hai huyện Hướng Hóa và Đakrông đã tổ chức giao rừng tự nhiên cho cộng đồng là: 4.024,3ha.Trong tổng số ha được phân theo các nguồn kinh phí như sau:

+ Diện tích giao thuộc kinh phí sự nghiệp kinh tế: 802,3 ha

+ Diện tích giao thuộc kinh phí các dự án: 3.222 ha (Chi tiết xem bảng 4.1ở

trên)

- Đối tượng rừng được giao chủ yếu là rừng phòng hộ ít xung yếu (1.568,6 ha,

có trữ lượng 160.470,8m3, trữ lượng bình quân 102m3/ha) và rừng sản xuất (2.455,7ha có trữ lượng 208.734,5m3, trữ lượng bình quân 85m3/ha) bao gồm các trạng thái: Rừng phục hồi sau nương rẫy, rừng nghèo, trung bình và rừng giàu. Trong đó: Rừng trạng thái IIa, IIb (rừng phục hồi): 1.677,1 ha; Rừng trạng thái IIIa1 (rừng nghèo kiệt) :966,3ha; Rừng trạng thái IIIa2 (rừng trung bình): 884,6 ha; Rừng trạng thái IIIa3 (rừng giàu): 496,4 ha.

- Mật độ cây tái sinh đạt từ 1000 – 1500cây/ha, loài cây chủ yếu là Dẻ, Đào, trường, Bằng Lăng, Trâm, Trám, Máu hó, Muồng Đen… Với mật độ như trên, nếu khoanh nuôi bảo vệ tốt thì sẽ phát triển thành cây gỗ lớn.

- Lâm sản ngoài gỗ: Mây, Tre, Giang, Lá nón khối lượng không nhiều nên chưa đáp ứng được thu nhập của người dân bằng khai thác lâm sản phụ. Vì vậy cộng đồng cần phải có kế hoạch bảo vệ cây tái sinh và trồng bổ sung vào rừng một số loài cây có giá trị kinh tế, Ví dụ như trồng Mây dưới tán rừng.

- Ranh giới các lô được phân định rõ ràng và có mốc cố định bằng bê tông.

- Hầu hết diện tích rừng tự nhiên giao cho cộng đồng nằm ở nơi địa hình phức tạp đi lại khó khăn; ranh giới hành chính xã, thôn chưa được cắm mốc trên thực địa nên khi phân chia lô rừng gặp nhiều khó khăn.

*, Bài học kinh nghiệm rút ra từ dự án lâm nghiệp cộng đồng

- Yếu tố quyết định sự thành công của hệ thống quản lý rừng cộng đồng là Nhà nước cần thừa nhận quyền sử dụng đất lâu dài của cộng đồng; Cộng đồng cần có các hình thức tổ chức quản lý rừng thích hợp với điều kiện đặc thù; có cơ chế



phân chia quyền lợi về các sản phẩm thu được từ rừng trên cơ sở bình đẳng giữa các thành viên trong cộng đồng.

- Phải thực hiện xây dựng quy ước quản lý, bảo vệ rừng có sự tham gia của người dân thôn (bản) và sự nhất trí, ủng hộ của chính quyền địa phương.

- Khi triển khai các hoạt động, thống nhất chủ trương phối hợp chặt chẽ với các Phòng chức năng của huyện (Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp & PTNT, Hạt kiểm lâm huyện, Phòng Tư pháp,...) và cán bộ kiểm lâm địa bàn. Đối với xã và thôn, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong hầu hết các hoạt động và các bước công việc hiện trường.

- Các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật quản lý rừng cộng đồng phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện thông qua việc sử dụng cách diễn đạt thông thường của người dân.

- Nghiên cứu hoàn thiện các mô hình nông lâm kết hợp và lâm sản ngoài gỗ sát với thực tế của địa phương, tổ chức hướng dẫn đồng bào nơi có đất lâm nghiệp được giao để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống;

4.1.2. Đánh giá kết quả quản lý, bảo vệ rừng:

(1) Công tác quản lý rừng:

Cộng đồng sau khi được giao rừng đã triển khai các hoạt động quản lý rừng:

- Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng: Các cộng đồng sau khi được giao rừng đã xây dựng qui ước bảo vệ và phát triển rừng (31 quy ước), quy ước được xây dựng với sự tham gia của người dân trong thôn và được UBND huyện phê duyệt. Nội dung quy ước quy định quyền lợi và trách nhiệm của mọi thành viên trong cộng đồng trong việc bảo vệ phát triển rừng… quy ước được phổ biến cho dân biết để thực hiện; qua trao đổi với người dân trong thôn thì đa số người dân đã có ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ khu rừng được Nhà nước giao cho cộng đồng thôn bảo vệ hưởng lợi. Như vậy quy ước được xem là phương tiện, công cụ hửu hiệu để quản lý bảo vệ rừng của mổi cộng đồng thôn sau khi được giao rừng là đúng đắn phù hợp với chủ trương của Nhà nước trong công tác bảo vệ phát triển rừng. Song việc kiểm tra, giám sát thực hiện qui ước của chính quyền xã, Kiểm lâm



chưa được thường xuyên và thôn cũng chưa đánh giá được hết kết quả của việc thực hiện quy ước.

- Thành lập ban quản lý và tổ tuần tra bảo vệ rừng: Để quản lý điều hành các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đối với khu rừng được giao; các thôn đều thành lập Ban quản lý rừng (31ban/150 người) và tổ tuần tra bảo vệ rừng cộng đồng (42 tổ/126 người) ban quản lý đều được người dân trong thôn bầu chọn, thành viên của tổ bảo vệ rừng là những người nông dân nồng cốt, có uy tín và trách nhiệm được cộng đồng lựa chọn và được UBND xã Quyết định. Ban quản lý có trách nhiệm việc tổ chức lực lượng, triển khai công tác tuần tra bảo vệ rừng và các hoạt động phát triển rừng. Qua kiểm tra cho thấy Ban quản lý rừng đã thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, nhưng việc thực hiện báo cáo kết quả bảo vệ rừng cho xã, Kiểm lâm địa bàn chưa thực hiện thường xuyên, chỉ có một số cộng đồng được dự án hỗ trợ kinh phí và tập huấn phương pháp tuần tra cho tổ tuần tra bảo vệ rừng thì thực hiện tốt việc báo cáo. Như ở các thôn (Cựp, Cuôi, Húc Thượng, Ho Le, A Đeng, Kreng, Pa Loang, Đa Ngồi, Xuân Lâm ).

Ngoài việc tổ chức xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng, thành lập Ban quản lý rừng, tổ bảo vệ rừng. Năm 2009 đã có 11 cộng đồng thuộc các xã A Vao, Tà Long, Pa Nang và Đakrông, A Ngo, Húc được xây dựng kế hoạch quản lý rừng cộng đồng (chương trình thí điểm lâm nghiệp cộng đồng và dự án Lâm nghiệp hướng tới người nghèo thực hiện) đã được UBND xã phê duyệt; Song qua kiểm tra, giám sát đánh giá thì các cộng đồng chưa đi vào thực hiện, nhưng dù sao đây cũng là công cụ để cho ban quản lý và người dân tham gia thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng.

(2) Công tác bảo vệ rừng:

Công tác bảo vệ rừng của cộng đồng thôn được tổ bảo vệ rừng thực hiện, tổ bảo vệ rừng có trách nhiệm đi tuần tra bảo vệ rừng theo sự phân công của ban quản lý rừng, hàng tháng đi tuần tra 4 ngày. Kết quả tuần tra bảo vệ rừng được báo cáo cho ban quản lý rừng cộng đồng; ngoài tổ bảo vệ rừng của thôn đi tuần tra bảo vệ



rừng thì hàng ngày người dân trong thôn còn trong coi rừng thông qua việc đi làm nương rẫy của gia đình.

Kết quả hoạt động bảo vệ rừng: Qua theo dõi rừng của các cộng đồng được giao từ năm 2005 đến nay tình hình bảo vệ rừng đã thực hiện tốt có hiệu quả. Cụ thể là tình trạng khai thác, phát rừng làm nương rẫy, bẫy bắt động vật trong rừng cộng đồng và hộ gia đình giảm hẳn, các vụ cháy rừng không còn xẫy ra. Điển hình như ở cộng đồng thôn Ăng Công, xã Ango huyện Đakrông qua đi tuần tra bảo vệ rừng đã phát hiện các đối tượng vào rừng khai thác tinh dầu de Hương, đã truy đuổi các đối tượng ra khỏi rừng, sau đó thôn đã báo cáo với UBND xã, Kiểm lâm đã tổ chức lực lượng truy quét ngăn chặn kịp thời các đối tượng; tại khu rừng cộng đồng thôn A Đeng xã A Ngo cũng phát hiện người dân thôn Rò Ró 2 vào khai thác 01 cây gỗ, đã báo cáo kịp thời với Kiểm lâm ngăn chặn và xữ lý; tại Hướng Hoá hộ gia đình ông Hồ Mơ ở thôn Chênh Vênh xã Hướng phùng đã phát hiện các đối tượng vào rừng để tìm gỗ trắc khai thác, người dân ở các thôn khác vào làm nương rẫy trong phạm vi diện tích rừng cộng đồng đã báo cáo kịp thời với xã, Kiểm lâm địa bàn ngăn chặn kịp thời.

Đã có 24 tổ bảo vệ rừng và 28 hộ gia đình đã được tập huấn phương pháp tuần ta bảo vệ rừng và trang cấp bảo hộ lao động, dụng cụ kỹ thuật, kinh phí cho tổ bảo vệ rừng (dự án LN hướng tới người nghèo và Chương trình thí điểm lâm nghiệp cộng đồng thực hiện). Khó khăn lớn nhất đối với 14 cộng đồng trong 31 cộng đồng thôn, bản được giao rừng là không có nguồn quỹ để giải quyết phụ cấp cho các thành viên tổ nhóm bảo vệ rừng, khen thưởng các vụ việc mà các tổ bảo vệ rừng phát hiện, bắt giữ.

- Tuy mới hơn 5 năm giao rừng nhưng bước đầu đã thấy tác dụng bảo vệ rừng sau khi giao cho cộng đồng thôn tốt hơn khi chưa giao; các trường hợp khai thác, làm nương rẫy, bẫy bắt động vật trong khu rừng mặc dầu có xẫy ra nhưng rất ít, qui mô nhỏ và đã được phát hiện ngăn chặn kịp thời. Vì vậy rừng đã sinh trưởng, phát triển tốt, đảm bảo điều kiện theo quy định để cho ứng trước sản phẩm gỗ sau 5 năm

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 02/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí