Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ - 8

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tâm [6], cũng có nhận xét tương tự: Hội chứng chèn ép rễ đơn thuần do thoát vị vào lỗ ghép, hội chứng chèn ép tủy đơn thuần do thoát vị đĩa đệm thể trung tâm, hội chứng chèn ép rễ tủy kết hợp do thoát vị đĩa đệm cạnh trung tâm.

Qua nghiên cứu của chúng tôi, có thể thấy sự tương đồng giữa lâm sàng và vị trí thoát vị trên hình ảnh cộng hưởng từ qua đó cho thấy các hội chứng lâm sàng có giá trị quan trọng trong định hướng chẩn đoán vị trí thoát vị, tuy nhiên cần chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán chính xác vị trí thoát vị, vì có một phần không nhỏ bệnh nhân có sự không tương đồng giữa các hội chứng lâm sàng và vị trí thoát vị trên cộng hưởng từ, ngoài ra, cộng hưởng từ còn giúp đánh giá một cách toàn diện toàn bộ cột sống, về số tầng thoát vị, vị trí thoát vị, mức độ thoát vị, thể thoát vị, mức độ hẹp ống sống…. Các thông số này có giá trị quan trọng trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh. Qua đó cho thấy, cộng hưởng từ là phương tiện chẩn đoán hình ảnh có vai trò rất quan trọng trong bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

KẾT LUẬN


Qua nghiên cứu 60 trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, tại khoa Ngoại Thần Kinh ở Bệnh viện E, chúng tôi xin đưa ra 1 số kết luận sau:

1. Về đặc điểm lâm sàng


Bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh không hiếm gặp. Bệnh thường gặp nhất ở tuổi 41 – 60 (63,4%), tuổi trung bình là 54,03 +/- 14,45 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh theo giới tính là Nam/Nữ là 1,4/1.

Bệnh thường khởi phát sau một hoạt động nặng tác động lên cột sống cổ, những người làm việc trong môi trường nặng nhọc, sai tư thế lâu ngày có nguy cơ mắc bệnh cao hơn (60%).

Thời gian xuất hiện triệu chứng tới khi bệnh nhân phải đi khám chủ yếu trong khoảng thời gian dưới 12 tháng chiếm 70%.

Biểu hiện lâm sàng gồm 4 hội chứng chính: Hội chứng cột sống (66,7%), hội chứng chèn ép rễ đơn thuần (45%), hội chứng chèn ép tủy đơn thuần (13,33%), hội chứng chèn ép rễ - tủy phối hợp (41,67%).

2. Về đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ


Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đặc biệt có giá trị, cho phép chẩn đoán xác định vị trí, số lượng và mức độ tổn thương. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy:

Thoát vị 1 tầng thường gặp nhất (38,3%), thoát vị 2 tầng hay gặp ở vị trí C3 – C4, C4 – C5 15%, thoát vị 3 tầng chủ yếu gặp C3 – C4, C4 – C5, C5 – C6 chiếm 13,33%.

Vị trí thoát vị hay gặp nhất là vị trí C5 – C6 (32,23%).


Thoát vị trung tâm (47,11%), thoát vị cạnh trung tâm (38,84%), thoát vị vào lỗ ghép (14,05%).

Hẹp ống sống nhẹ chiếm tỉ lệ cao 58,3%, hẹp ống sống nặng chiếm 21,7%.

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm ra sau thấy rõ trên T1 và T2 cắt dọc và cắt ngang.

Các hình ảnh cắt dọc đánh giá được toàn bộ cột sống, vị trí và số tầng thoát vị.


Các đĩa đệm thoát vị giảm tín hiệu trên T2, giảm chiều cao đĩa đệm, đè ép khoang dịch não tủy ngang mức thoát vị, tăng tín hiệu tủy ngang vị trí thoát vị trên T2. Khi phối hợp cắt dọc, cắt ngang đánh giá được mức độ thoát vị chèn ép tủy hay rễ thần kinh, đường kính của ống sống và tủy sống ngang than đốt sống, ngang chỗ thoát vị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Đức Hiệp (2000). Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú bệnh viện

2. Lê Thị Hồng Liên (1997). Khảo sát lâm sàng, điều trị bệnh lý rễ-tủy cổ do thoát vị đĩa đệm và hẹp ống sống cổ do thoái hóa, Luận văn Thạc sỹ Y Dược

3. Hồ Hữu Lương (2003). Thoái hoá cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cổ, Nhà xuất bản Y học.

4. Hồ Hữu Lương (2020). "Phần II. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ", Thoái hóa cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm, Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội, tr. 115 - 155.

5. Võ Xuân Sơn, Trần Hùng Phong, Trần Minh Tâm (1999). Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hồi cứu 64 trường hợp mổ tại Bệnh Viện Chợ Rẫy, Hội nghị việt úc về ngoại khoa thần kinh, tr.30-31.

6. Nguyễn Thị Tâm (2002). Nghiên cứu lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị cột sống cổ đối chiếu với phẩu thuật, Luận án Tiến sỹ Khoa học Y Dược

7. Trần Trung, Hoàng Đức Kiệt (1999). "Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ", Tạp chí Y học thực hành, tr.3-6.

8. Nguyễn Vũ (2004). Nghiên cứu chẩn đoán và kết quả phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng , thắt lưng cùng, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa.

9. A Campi, S Pontesilli, S Gerevini, et al. (2000). "Comparison of MRI pulse sequences for investigation of lesions of the cervical spinal cord", Neuroradiology, 42(9), 669-675.

10. Dhagat P.K., Jain M., Singh S.N. (2017). "Failed Back Surgery Syndrome: Evaluation with Magnetic Resonance Imaging", J Clin Diagn Res, 11(5), TC06– TC09.

11. Faghih-Jouibari M., Moazzeni K., Amini-Navai A. (2016). "Anatomical considerations for insertion of pedicular screw in cervicothoracic junction", Iran J Neurol, 15(4), pp. 228-231.

12. Jian Li, Deng-lu Yan, Zai-Heng Zhang (2008). "Percutaneous cervical nucleoplasty in the treatment of cervical disc herniation", European Spine Journal, 17(12), 1664-1669.

13. Kazunori Takahashi, Tsunemaro Koyama, Seishi Igarashi, et al. (1987). "A classification of the herniated cervical disc based on metrizamide CT", No Shinkei geka. Neurological Surgery, 15(2), 125-130.

14. Kelly J.C., Groarke P.J., Butler J.S (2012). "The natural history and clinical syndromes of degenerative cervical spondylosis", Adv Orthop, 2012(2012).

15. Khoi D. T., Shayan U. R., Monique J. V. (2012). "Bone morphogenetic proteins and degenerative disk disease", Neurosurgery, 70, pp. 996 - 1002.

16. Kiyoshi Mochida, Hiromichi Komori, Atsushi Okawa, et al. (1998). "Regression of cervical disc herniation observed on magnetic resonance images", Spine, 23(9), 990-995.

17. Lewis S Sharps, Zacharia Isaac (2002). "Percutaneous disc decompression using Nucleoplasty®", Pain Physician, 5(2), 121-126.

18. Martin M. D., Boxell C. M., Malone D. G. (2002). "Pathophysiology of lumbar disc degeneration: a review of the literature", Neurosurg. Focus, 13(2), pp. 1-6.

19. Munusamy T., Thien A., Anthony M.G. (2015). "Computed tomographic morphometric analysis of cervical pedicles in a multiethnic Asian population and relevance to subaxial cervical pedicle screw fixation.", Eur Spine J, 24(1), pp. 120 - 126.

20. Nancy E Epstein, Renee D Hollingsworth (2017). "Nursing review section of surgical neurology international: Evaluation of cervical disc disease and when surgery is warranted", Surg Neurol Int, 8(136), pp. 15.

21. S. W. Spurling RG (1944). "Lateral rupture of the cervical intervertebral disc. A common cause of shoulder and arm pain", Surg Gynecol Obtet, 78, pp 350 - 358.

22. Sarker MH (1998). "Analysis of outcome of surgically treated patiens with cervical myeloradiculopathy and factors influensing the outcome", The 3 Asian Conference of Neurological Surgeons, pp.7.

23. Sebaaly A., Lahoud M.J., Rizkallah M. (2018). "Etiology, Evaluation, and Treatment of Failed Back Surgery Syndrome", Asian Spine J, 12(3), pp. 574-585.

24. Shin-Yuan Chen, Chang-Ho Tseng, Wen-Ta Chiu (1997). "Anterior cervical fusion with a modified Robinson-Smith method. Retrospective study of 58 cases", Clinical Neurology and Neurosurgery(99), S173.

25. Sureka B., Mittal A., Mittal M.K. (2018). "Morphometric analysis of cervical spinal canal diameter, transverse foramen, and pedicle width using computed tomography in Indian population", Neurol India, 66(2), pp. 454-458.

26. van Uden S., Silva-Correia J., Oliveira J.M. (2017). "Current strategies for treatment of intervertebral disc degeneration: substitution and regeneration possibilities", Biomater Res, 21(22).

27. Waxenbaum J.A., Futterman B (2018). "Anatomy, Back, Intervertebral Discs",

StatPearls Publishing.


28. Yumashev GS (1976). "Cervical osteochondrosis", Osteochondrosis of the Spin(101-199), pp.13-72.

BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU


Số thứ tự:Mã số bệnh án:

Họ và tên:Tuổi:Giới: 1. Nam 2. Nữ Nghề nghiệp:

Địa chỉ liên lạc:

Ngày vào khám :

Ngày chụp MRI cột sống cổ:

PHẦN A- HỎI BỆNH

I. Lý do vào viện:

II. Bệnh sử:

1. Thời gian bị bệnh: Tháng

2. Cách khởi phát : 1: Từ từ 2: Đột ngột

3. Hoàn cảnh khởi phát :

1: Tự nhiên

2: Sau yếu tố thuận lợi:

PHẦN B- KHÁM BỆNH

I. Toàn thân

Chiều cao: Mạch: Nhiệt độ:

Cân nặng: Huyết áp:

II. Khám toàn thân

1. Ý thức: 1: Tỉnh táo 2: Hôn mê

2. Khám HC cột sống


2.1. Đau và co cứng các cơ cạnh CSC:

1: Có

2: Không

2.2. Điểm đau CSC:

1: Có

2: Không

2.3. Hạn chế vận động CSC:

1: Có

2: Không

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ - 8

3. Khám hội chứng rễ (thần kinh) cổ.


3.1. Đau kiểu rễ cổ :

1: Có

2: Không

3.2. Đau tăng khi ho, hắt hơi:

1: Có

2: Không

3.3. Đau giảm khi kéo dãn CS:

1: Có

2: Không

3.4. Tê bì ngọn chi trên:

1: Có

2: Không

3.5. Dấu hiệu Spurling:

1: Có

2: Không

3.6. Dấu hiệu bấm chuông:

1: Có

2: Không

3.7. Rối loạn vận động kiểu rễ cổ:

1: Có

2: Không

3.8. Rối loạn phản xạ kiểu rễ cổ :

1: Có

2: Không

3.9. Teo cơ chi trên:

1: Có

2: Không

4. Khám hội chứng tủy cổ:



4.1. Liệt tứ chi kiểu TW:

1: Có

2: Không

4.2. HC Brown – Séquard:

1: Có

2: Không

4.3. Tăng phản xạ gân xương tứ chi:

1: Có

2: Không

4.4. Phản xạ Babinsky:

1: Có

2: Không

4.5. Dấu hiệu Hoffmann:

1: Có

2: Không

4.6. Giảm cảm giác dưới mức tổn thương:

1: Có

2: Không

4.7. Rối loạn cơ vòng kiểu TW:

1: Có

2: Không

IV. Hình ảnh chụp CHT (MRI)



1. Trên T1, T2 cắt dọc



1.1. Thay đổi đường cong sinh lý :

1: Có

2: Không

1.2. Tổn thương thân đốt sống:

1: Có

2: Không

Xẹp thân đốt sống:

1: Có

2: Không

Trợt thân đốt sống:

1: Có

2: Không

Gai xương, mỏ xương

1: Có

2: Không

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2024