Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chính Sách Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Các Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Nghệ An


2.2.6. Chính sách ưu đãi về tài chính

Mức độ hấp dẫn các nhà đầu tư vào các KCN tại tỉnh Nghệ An phụ thuộc rất lớn vào việc quy định các mức thuế đầu tư đối với họ. So với các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp vào KCN tỉnh Nghệ An được hưởng nhiều ưu đãi về thuế hơn. Căn cứ vào lĩnh vực đầu tư, tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa và sử dụng nhân công, Nghệ An đã quy định các mức thuế khác nhau.

a. Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Trước đây, doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25%.

Theo nghị định 124/2008/NĐ - CP ngày 11/12/2008 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật ĐTNN tại Việt Nam: Doanh nghiệp có vốn ĐTNN và các bên nước ngoài hợp danh, nộp thuế lợi tức với mức thuế suất là 25% lợi nhuận thu được trừ một số trường hợp ưu tiên như sau: (i) mức thuế 20% đối với dự án có một trong các tiêu chuẩn: xuất khẩu ít nhất 50% sản phẩm, sử dụng từ 500 lao động, nuôi trồng, chế biến nông lâm hải sản, sử dụng công nghệ tiên tiến đầu tư vào nghiên cứu, phát triển; (ii) mức thuế 15% đối với dự án: xuất khẩu ít nhất 80% sản phẩm, đầu tư vào lĩnh vực luyện kim, hóa chất cơ bản, cơ khí chế tạo, sản xuất linh kiện điện tử, xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng, đầu tư vào các vùng có điều kiện tự nhiên và kinh tế khó khăn…

Kể từ ngày 1/1/2014 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới cùng các văn bản ban hành đã quy định danh mục, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư cũng như thuế suất và các mức ưu đãi thống nhất cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đồng thời bổ sung một số tiêu chí áp dụng ưu đãi mới nhằm khuyến khích các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao và sử dụng nhiều lao động. Theo đó, mức thuế suất phổ thông được giảm xuống 22% thay vì 25% như quy định trước đây. Riêng đối với DN có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20% ngay từ 1/7/2013. Từ ngày 1/1/2016 mức thuế suất phổ thông là 20% và mức thuế suất ưu đãi 20% được điều chỉnh giảm xuống còn 17%.

Để khuyến khích thu hút vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh, tỉnh Nghệ An có những ưu đãi về thuế nhu nhập doanh nghiệp cho các nhà ĐTNN như sau:

Mức thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm áp dụng đối với:

Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: Công nghệ cao; Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng


sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; Sản xuất sản phẩm phần mềm.

Mức thuế suất ưu đãi có thể kéo dài nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm đối với:

Các dự án ĐTNN Công nghệ cao; Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga có quy mô lớn, công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút vốn đầu tư. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10%.

Mức thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với: Phần thu nhập của doanh nghiệp ĐTNN hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường (gọi chung là lĩnh vực xã hội hóa do Thủ tướng Chính phủ quy định).

Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp:

Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với:

Doanh nghiệp ĐTNN thành lập mới từ dự án đầu tư tại KCN, CCN tại địa khu kinh tế Đông Nam; Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc danh mục, ngành nghề Công nghệ cao, Sản xuất sản phẩm phần mềm, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với: Doanh nghiệp thành lập mới từ tự án đầu tư tại KCN khác

Ưu đãi về thuế nhập khẩu

Được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, phương tiện và vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp.

Được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất trong thời gian 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.

Được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để thực hiện dự án BOT, BTO, BT; giống cây trồng, vật nuôi, nông dược đặc chủng được phép nhập khẩu để thực hiện dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.


Được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, bộ phận rời, phụ tùng và vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp danh bán sản phẩm của mình sản xuất ra cho các doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu tương ứng với số sản phẩm này.

Thuế giá trị gia tăng:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh không phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với:

Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Trường hợp dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ nhập khẩu thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng, nhưng trong dây chuyền đồng bộ đó có cả loại thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được thì cũng không tính thuế giá trị gia tăng cho cả dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ.

Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm cung cấp cho các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu.

2.2.7. Chính sách hỗ trợ đầu tư

Các dự án đầu tư vào KKT Đông Nam và các KCN của tỉnh được hưởng các ưu đãi đầu tư đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 của Quốc hội và các quy định khác của pháp luật hiện hành.[35]

a. Hỗ trợ bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng và tái định cư

- UBND tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng theo đúng tiến độ của dự án.

- Các dự án đầu tư vào KKT Đông Nam và các KCN của tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất có nghĩa vụ chi trả trước tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và sẽ được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp ngân sách.


- Các dự án đầu tư vào KKT Đông Nam và các KCN của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không phải trả tiền bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư. Để đẩy nhanh tiến độ dự án, địa phương khuyến khích nhà đầu tư chi trả trước tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và sẽ được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp vào ngân sách.

- Đối với khu, cụm công nghiệp có Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp theo hình thức xã hội hóa: Ngân sách tỉnh bố trí ứng vốn 50% chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, nhưng không quá 10 tỷ đồng/khu công nghiệp và không quá 5 tỷ đồng/cụm công nghiệp; phần còn lại, Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp ứng trước kinh phí tiền thuê đất, sử dụng đất để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với khu, cụm công nghiệp do đơn vị sự nghiệp thuộc Ban quản lý khu kinh tế tỉnh, UBND cấp huyện làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật: Ngân sách nhà nước cân đối, bố trí vốn để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định. Trường hợp các khu, cụm công nghiệp chưa được đầu tư hoàn thiện hạ tầng và chưa thực hiện xong việc giải phóng mặt bằng, mà nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư và tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì ngân sách tỉnh bố trí ứng 50% chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 02 tỷ đồng/dự án đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp, hợp tác xã và không quá 500 triệu đồng/dự án đối với nhà đầu tư là các hộ kinh doanh cá thể; phần còn lại, Chủ đầu tư ứng trước kinh phí tiền thuê đất, sử dụng đất để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

b. Hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật

- Nhà nước hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đến hàng rào các khu chức năng; hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải và chất thải tập trung của các khu chức năng.

- Nhà đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng trong các khu chức năng được cung cấp điện, nước và sử dụng chung kết cấu hạ tầng giao thông, cấp, thoát nước đến chân hàng rào các khu chức năng.

- Hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài khu, cụm công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật kết nối trong và ngoài khu, cụm công nghiệp


+ Ngân sách nhà nước đầu tư 100% kinh phí hạ tầng giao thông, hệ thống đường gom và hệ thống thu gom, thoát nước kết nối trong và ngoài khu, cụm công nghiệp hoặc hạ tầng ngoài khu, cụm công nghiệp nhưng có tính chất quan trọng liên quan trực tiếp đến hoạt động của khu, cụm công nghiệp.

Trường hợp nhà đầu tư tự ứng trước kinh phí tiền thuê đất, sử dụng đất để đầu tư, số kinh phí đã đầu tư sẽ được Ngân sách hoàn trả theo kết quả đánh giá hiệu quả thực hiện dự án đầu tư và thẩm định quyết toán công trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày nhà đầu tư trình đủ hồ sơ theo quy định.

+ UBND tỉnh thực hiện các giải pháp để đảm bảo hạ tầng đồng bộ và cung cấp các dịch vụ thiết yếu tới chân hàng rào khu, cụm công nghiệp như: cấp điện, cấp nước, hạ tầng viễn thông, thông tin liên lạc, thu gom và xử lý chất thải...

- Hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong khu, cụm công nghiệp

+ Khu, cụm công nghiệp do đơn vị sự nghiệp thuộc Ban quản lý khu kinh tế tỉnh hoặc UBND cấp huyện làm chủ đầu tư: UBND tỉnh xây dựng, phê duyệt danh mục ưu tiên đầu tư trên cơ sở cân đối ngân sách và tính chất cấp bách của từng công trình dự án, phù hợp tình hình thực tế, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu, cụm công nghiệp.

+ Khu, cụm công nghiệp do Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo hình thức xã hội hóa đầu tư

i) Hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp, bao gồm: San lấp mặt bằng, đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp nước, thoát nước, phòng cháy chữa cháy với mức hỗ trợ: 0,5 tỷ đồng/ha, nhưng không quá 20 tỷ đồng/cụm công nghiệp và không quá 30 tỷ đồng/khu công nghiệp;

ii) Ưu tiên bố trí vốn, hỗ trợ để đầu tư hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường, hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu, cụm công nghiệp hoặc hạng mục trạm xử lý nước thải tập trung của dự án kinh doanh hạ tầng khu, cụm công nghiệp (sau đây gọi là hệ thống xử lý nước thải tập trung), cụ thể: Ưu tiên vay vốn từ Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh hoặc từ Quỹ đầu tư phát triển tình để xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung với mức vay 70% tổng vốn đầu tư. Hỗ trợ 50% chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu, cụm công nghiệp, nhưng không quá 03 tỷ đồng đối với cụm công nghiệp và không quá 06 tỷ đồng đối với khu công nghiệp.


+ Khu, cụm công nghiệp đã được ngân sách đầu tư (toàn bộ hoặc một phần) nay chuyển đổi sang hình thức xã hội hóa đầu tư

i) Đối với phần diện tích đã được Nhà nước đầu tư: Nhà nước bàn giao toàn bộ giá trị, diện tích đã đầu tư cho chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp thực hiện quản lý. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp được thu các khoản phí dịch vụ để sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng công trình; phí xử lý nước thải; phí sử dụng điện chiếu sáng theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

ii) Đối với phần diện tích, hạng mục chưa được đầu tư: Chủ đầu tư tiến hành đầu tư theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và được hưởng các chính sách đối với phần đầu tư hạ tầng còn lại theo quy định tại Khoản 2, Điều 8, Nghị quyết số 86/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Nghệ An về một số chính sách phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

c. Kiểm soát và bảo vệ tài nguyên môi trường

Về giao đất, cho thuê các dự án: Tập trung thực hiện thực hiện Nghị định số 35/2017/NĐ-CP: Đã thực hiện xác định giá thuê đất và thông báo đơn giá thuê đất cho 03 dự án (chưa có trong Bảng giá đất của tỉnh); Miễn giảm tiền thuê đất cho 15 dự án; Xử lý tiền ghi thu ghi chi cho 01 dự án; Thông báo tiền thuê đất năm 2020 cho 83 dự án. Năm 2020, đã tham mưu xử lý giao đất, cho thuê đất cho 08 dự án với tổng diện tích 830.369,1 m2. Lũy kế đến nay đã cho thuê đất 82 dự án với tổng diện tích 15.225.378,8 m2.

Về công tác bảo vệ môi trường: Thẩm định, phê duyệt 15 báo cáo ĐTM; Xác nhận đăng ký Kế hoạch BVMT cho 05 dự án; Chấp thuận thay đổi về môi trường cho 02 dự án; Kiểm tra, chấp thuận và giám sát quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 05 dự án; Xác nhận hoàn thành các công trình biện pháp bảo vệ môi trường cho 01 dự án. Theo đó, Tỉnh thực hiện kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 09/2/2018 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 08/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tăng cường sự lãnh đạo của đảng về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017- 2020, định hướng năm 2025: Đến nay, trong các khu công nghiệp cơ bản đáp ứng được một số chỉ tiêu quan trọng so với Kế hoạch số 99/KH-UBND đã đề ra, cụ thể: 94% doanh nghiệp được hướng dẫn về công tác bảo vệ môi trường; 90% doanh nghiệp đi vào hoạt động đạt tiêu chuẩn về môi trường (Kế hoạch 99/KH-UBND đến năm 2020 là 80%); có 4/6 KCN đang hoạt động có Hệ thống xử lý nước thải tập trung, 2 KCN đang triển khai


xây dựng. Kịp thời nắm bắt, giải quyết kiến nghị cử tri liên quan đến ô nhiễm môi trường trong địa bàn KKT, các KCN.

2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2.3.1. Quy hoạch và tổ chức không gian phát triển KKT, các KCN

Năm 2020, Ban tiếp tục tổ chức triển khai Quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1534/QĐ-TTg ngày 21/10/2008 và Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản 2244/TTg-KTN ngày 22/12/2008. Cụ thể:

- Về điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam: Triển khai nhiệm vụ quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 301/QĐ-TTg ngày 26/02/2020, Ban chủ trì, chỉ đạo đơn vị tư vấn lập đồ án điều chỉnh, tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư, ý kiến các sở ngành địa phương liên quan về nội dung đồ án điều chỉnh. Đến nay, đã cơ bản hoàn thiện đồ án, dự kiến báo cáo UBND tỉnh, Tỉnh ủy đầu năm 2021 để trình Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 3/2021.

- Về điều chỉnh quy hoạch phân khu khu công nghiệp, khu chức năng: Ban đã thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng Tiểu dự án KCN WHA Industrial Zone 1 (148ha), phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu xây dựng KCN VSIP. Hiện đang thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phân khu xây dựng khu vực Đông - Đông Nam, KKT Đông Nam.

- Quy hoạch hạ tầng kết nối và dịch vụ logistic: Tham mưu UBND tỉnh trình Cục Hàng hải Nghệ An, Bộ Giao thông vận tải bổ sung, cập nhật Bến cảng xi măng Tân Thắng cho tàu có trọng tải 30.000 tấn vào Quy hoạch khu bến cảng Đông Hồi phục vụ dự án Nhà máy xi măng Tân Thắng. Hiện Ban đang phối hợp Công ty CP xi măng Tân Thắng làm việc Bộ Giao thông vận tải xem xét, chấp thuận.

2.3.2. Môi trường dịch vụ công

Hiện nay, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh là cơ quan đầu mối thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong những năm qua, tập thể cán bộ, công chức, viên chức của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh dưới sự chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan đã hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao, phấn đấu đạt được


những thành tích nổi bật trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhận được nhiều bằng khen, huân chương thi đua về thành tích phát triển các khu công nghiệp. Bên cạnh đó, các cá nhân và tập thể của Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh cũng thường xuyên đạt được danh hiệu thi đua xuất sắc, điều này góp phần nhận định hiệu quả trong công tác cung ứng dịch vụ công cho các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp.

Bảng 2.9: Tổng hợp các văn bản liên quan đến hoạt động thu hút vốn đầu tư tại các KCN tỉnh Nghệ An qua 3 năm 2018-2020


Chỉ tiêu

Năm

So sánh

2018

2019

2020

2019/2018

2020/2019

±

%

±

%

I. Văn bản chính phủ

3

4

6

1

33,3

2

50,0

Trong đó:








1. Quyết định của chính phủ

2

2

2

-

0,0

-

0,0

2. Nghị định hướng dẫn

1

1

2

-

0,0

1

100,0

3. Văn bản liên quan

1

1

2

-

0,0

1

100,0

II. Văn bản ban hành của

tỉnh

21

32

43

11

52,4

11

34,4

Trong đó:








1. Quyết định đầu tư

12

20

24

8

66,7

4

20,0

2. Kế hoạch triển khai

4

5

8

1

25,0

3

60,0

3. Văn bản hướng dẫn thi

hành

3

4

5

1

33,3

1

25,0

4. Công văn thu hút đầu tư

2

3

6

1

50,0

3

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An - 11

Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam Năm 2020, được xác định là năm tập trung rà soát, xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư chuẩn bị cho việc xây dựng và phát triển KKT Đông Nam và các

KCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo. Cụ thể:

- Về xây dựng bảng giá đất các KCN trong Khu kinh tế Đông Nam: Ban đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 198/KH-UBND ngày 15/4/2020 về xây dựng sửa đổi, bổ sung bảng giá đất khu công nghiệp trong Khu kinh tế Đông Nam giai đoạn 2020-2024 và đã được HĐND tỉnh thông qua tại kỳ họp thứ 17, ngày 13/12/2020 (Nghị quyết số 22/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 về việc sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 19/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND tỉnh thông qua bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024).

Ngày đăng: 14/02/2023