Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt - 24

4.2. Khác biệt ngôn ngữ Việt – Anh

Có nhiều điểm khác biệt về hình thái từ giữa hai ngôn ngữ Việt – Anh. Tuy nhiên không phải mọi sự khác biệt có thể xử lý trong hệ dịch máy. Với mô hình văn phạm liên kết, có thể xây dựng tập luật đọc được bằng máy một cách khá đơn giản để vượt qua hầu hết những khác biệt đó. Trước khi đi vào chi tiết, luận án điểm lại những khác biệt cơ bản giữa hai ngôn ngữ Việt – Anh.

4 2 1 Khác biệt hình thái Dù có nhiều nét tương đồng với tiếng Anh như tuân 1

4.2.1. Khác biệt hình thái

Dù có nhiều nét tương đồng với tiếng Anh như tuân theo cùng trật tự câu SVO, sự khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh là rất lớn. Theo phân loại về ngôn ngữ của Stankevich được nhắc đến trong [21], tiếng Việt được xếp vào loại ngôn ngữ phân tích (đơn) hay còn gọi là loại hình phi hình thái với đặc điểm: trong hoạt động ngôn ngữ, từ không biến đổi hình thái, ý nghĩa ngữ pháp nằm ở ngoài từ (theo Đinh Điền [4]). Tiếng Anh thuộc loại ngôn ngữ tổng hợp, có biến đổi hình thái, tuy các quy tắc biến đổi hình thái không chặt chẽ như tiếng Nga hay tiếng Pháp. Bảng 4.1. dưới đây cho thấy những khác biệt chủ yếu về hình thái giữa tiếng Việt và tiếng Anh.

Bảng 4.1. Những khác biệt quan trọng về hình thái giữa tiếng Việt và tiếng Anh

Mô tảĐặc điểm trong câu tiếng ViệtKết nốiCần biến đổi trong tiếng Anh
Danh từ số nhiềuTừ chỉ số nhiều(nhiều, một vài, một số, số từ…)+danh từ Số từ (khác “một”,1)DpNt McNt+”s”, một số từ đặc biệt, ví dụ automaton → automata
Động từ thì hiện tạiKhông thay đổi hình tháiSV+Thêm “s” khi chủ ngữ là danh từ hoặc đại từ xưng hô ngôi thứ ba số ít
Động từ thì quá khứTừ chỉ thì quá khứ (đã, từng.. .)+động từ Động từ + “rồi”VtRpInfinitive + “ed”. một số động từ đặc biệt, ví dụ sing → sang
Động từ thì hiện tại tiếp diễn{“đang”,”hiện” } +động từRtVt“tobe” + Infinitive + “ing”
Động từ thì hiện tại hoàn thành{Từ chỉ quá khứ} + động từ + “xong”XONG“have”,”has” + Past Participle
So sánh bằngtính từ + “như”+Ap-NHU, NHU-Pp “as”+adjective+”as”, object pronoun
So sánh hơn kémTính từ + “hơn” Động từ+Tính từ +”hơn”TT_SS1Comparative adjective+”than”+ object pronoun  Comparative adverb+”than”+ object pronoun
So sánh cấp cao nhấtTính từ +”nhất”TT_SS2 “the” + superlative adjective “the” + superlative adverb
Sở hữu“của”, “thuộc về” + danh từ ,đại từ; hai danh từ thuộc một số loại đi liền nhauEoNt SHA+”’s”, cũng có thể + “of” + object pronoun Possessive adjective,possessive pronoun, noun in possessive form
Danh từ chỉ chất liệu“bằng”,”từ” + danh từ chỉ chất liệu Danh từ+danh từ chỉ chất liệuCH NtEmChuyển sang tính từ tương ứng (rock→rocky)
Tính từ làm vị ngữ SAĐộng từ “to be”+ adjective
Tính từ, động từ đứng sau “sự”,” việc”Sự khôn ngoan, việc xây dựngSUĐánh dấu xóa các từ này trongbản dịch tiếng Anh
Danh từ chỉ loạiĐi kèm danh từ cụ thểMcNc-& NcNt+Xóa các từ này nếu số từ đi kèm khác “một”,”1” Ngược lại dịch sang mạo từ tiếng Anh “the”, “a”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 305 trang tài liệu này.

Ngoài những khác biệt về hình thái trên, còn những khác biệt của một số loại từ đặc biệt. Những khác biệt này đòi hỏi xử lý trong quá trình dịch Việt – Anh

Đại từ xưng hô

Việc sử dụng đại từ xưng hô trong tiếng Việt rất phức tạp. Khi dịch sang ngôn ngữ khác đòi hỏi nhiều luật để bao quát hết các trường hợp. Bảng 4.2. dưới đây liệt kê các đại từ tiếng Anh được sử dụng ở các trường hợp khác nhau

Bảng 4.2. Đại từ xưng hô tiếng Anh

Có thể thấy số lượng đại từ xưng hô trong tiếng Anh là khá nhỏ lại liên 2

Có thể thấy số lượng đại từ xưng hô trong tiếng Anh là khá nhỏ, lại liên hệ chặt chẽ với cấu trúc ngữ pháp. Đại từ xưng hô tiếng Việt và những cụm từ có chức năng như đại từ xưng hô được liệt kê trong bảng 4.3.

Bảng 4.3. Đại từ xưng hô tiếng Việt

Bảng trên đây được tổng kết theo 1 2 8 28 Do sự phong phú của tiếng 3

Bảng trên đây được tổng kết theo [1], [2], [8], [28]. Do sự phong phú của tiếng Việt, một đại từ xưng hô tiếng Anh có thể tương ứng với khá nhiều đại từ xưng hô tiếng Việt, ví dụ đại từ “they” tiếng Anh có thể là bản dịch của “các anh ấy”, “các cô ấy”, “chúng nó”, “bọn chúng”, “chúng”, “bọn nó”, “họ”. Không phải tất cả các từ này đều xuất hiện trong từ điển tiếng Việt như những mục từ riêng biệt. Trong hầu hết các từ điển không có từ “cô ấy”, “các cậu”, được hiểu là những cụm từ.

Động từ “đi

Trong tiếng Việt, động từ đi có thể dùng với động từ khác như “đi học”, “đi chơi”, “đi bơi”… Khi dịch sang tiếng Anh, phần lớn động từ đứng sau động từ “đi” được thay thế bằng danh động từ, ví dụ: “ đi bơi” – “go swimming”, “đi mua sắm” – “go shopping”…tuy nhiên cũng có những ngoại lệ như “đi học” – “go to school”, “đi chơi” – “go out”.

4.2.2. Khác biệt về trật tự từ

Tiếng Việt và tiếng Anh chủ yếu có những khác biệt sau về trật tự từ:

Trật tự trong cụm danh từ – tính từ

Trong tiếng Anh, tính từ luôn đứng trước danh từ trong khi với tiếng tiếng Việt danh từ lại đứng trước tính từ (trừ một số ngoại lệ như trong cụm từ “nghèo tài nguyên”với kết nối AN). Dưới đây là hình ảnh minh họa việc sắp xếp lại thứ tự từ:

Hình 4 1 Sắp xếp lại trật tự từ Khi dịch câu tôi mua chiếc ví đỏ 4

Hình 4.1.Sắp xếp lại trật tự từ

Khi dịch câu “tôi mua chiếc ví đỏ”, kết quả trả ra cần là “I buy the red wallet”. Ở kết quả, từ “red” (tính từ) đứng trước “wallet” (danh từ). Điều này là kết quả của việc từ “” ở vị trí thứ 4 trong câu nguồn đã được ánh xạ thành từ “wallet” ở vị trí thứ 5 trong câu đích, trong khi từ “đỏ” ở vị trí thứ 5 trong câu nguồn thì được ánh xạ thành từ “red” ở vị trí thứ 4 trong câu đích. Việc thay đổi trật tự cho cụm hai, ba tính từ đi sau danh từ cũng tương tự như vậy.

Trật tự câu nghi vấn, câu nghi vấn – phủ định:

 Dạng câu hỏi thường dùng nhất trong tiếng Việt liên quan đến từ (cụm từ) để hỏi, ví dụ “tại sao”, “ai”, “như thế nào”. Các từ này thường ở đầu hoặc cuối câu. Trong dạng câu hỏi “wh” tiếng Anh, từ để hỏi luôn luôn đứng trước. Do vậy cần biến đổi trật tự từ, cũng như thêm trợ động từ …thích hợp.

Trật tự từ không lân cận

Trật tự từ không lân cận là sự phụ thuộc được xác lập giữa các từ cách nhau một khoảng nhất định. Phụ thuộc dạng này có thể do “khoảng trống” (gap) tạo nên bởi sự thay đổi vị trí của từ nào đó, ví dụ “Quà cưới cho cô dâu, tôi đã gửi rồi”, hay trong các câu ghép, câu phức với nhiều mệnh đề như “Cái áo tôi mua hôm qua rất đẹp”. Khi dịch sang tiếng Anh, để đảm bảo nghĩa của câu, thường phải thay đổi vị trí của từ, nhưng sự thay đổi vị trí cho loại câu này khó có thể biểu diễn một cách đơn giản bằng những luật dịch. Việc phân tích cũng như dịch loại câu này đòi hỏi những phương pháp thống kê, học máy với những bộ ngữ liệu lớn mà chúng tôi chưa có điều kiện xây dựng.

Xem tất cả 305 trang.

Ngày đăng: 31/10/2021
Trang chủ Tài liệu miễn phí