Mô Tả Các Biến Và Kỳ Vọng Dấu Của Các Biến Độc Lập Trong Mô Hình


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU


Khung phân tích nghiên cứu

Khung phân tích nghiên cứu đưa ra quy trình nghiên cứu một cách tổng quát nhất về cách thức thực hiện nghiên cứu của tác giả, từ đó sẽ giúp tác giả trả lời cho các mục tiêu nghiên cứu được đặt ra ở chương 1. Quy trình nghiên cứu được trình bày trong hình 3.1 như sau:



Phù

hợp

Xác lập mô hình

Thu thập dữ liệu

Không

Xử lý dữ liệu

phù hợp

Hồi quy mô hình nghiên

cứu và lựa chọn phương pháp phân tích

Kiểm định mô hình thực

nghiệm phù hợp nhất

Thảo luận kết quả, đưa

ra kết luận và kiến nghị


Hình 3.1 Quy trình phương pháp nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thực hiện với việc thiết lập các giả thuyết ban đầu và thiết lập các mô hình nghiên cứu dựa trên các giả thuyết ban đầu. Từ việc thiết


lập mô hình hồi quy, tác giả sẽ tiến hành thu thập số liệu và xử lý các dữ liệu thô ban đầu để tính toán ra các biến số trong mô hình hồi quy. Từ đó, tác giả sẽ ước lượng mô hình theo 03 phương pháp định lượng gồm hồi quy OLS gộp (Pooled OLS), mô hình các yếu tố cố định (FEM), mô hình các yếu tố ngẫu nhiên (REM). Từ 03 mô hình hồi quy này, tác giả sẽ chọn ra mô hình phù hợp nhất đối với trường hợp dữ liệu. Bên cạnh việc lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp nhất, tác giả cũng sẽ xem xét thử mô hình hồi quy có đáp ứng các giả thiết hay không (thực hiện thông qua việc kiểm định các giả thiết). Nếu mô hình hồi quy không đáp ứng được các giả thiết của mô hình, tác giả sẽ tiến hành lựa chọn mô hình hồi quy khác trong số các phương pháp hồi quy. Quá trình này sẽ được lặp lại cho đến khi chọn được mô hình tốt. Nếu cả 03 mô hình đều không đáp ứng các giả thiết, tác giả sẽ thực hiện lại từ bước xác lập mô hình hồi quy. Cuối cùng, sau khi mô hình đã đáp ứng các giả thiết, tác giả sẽ tiến hành phân tích kết quả hồi quy, thảo luận các kết quả nghiên cứu và từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị.

Nguồn dữ liệu nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, đối với các biến nội tại ngân hàng, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính đã kiểm toán của các Ngân hàng thương mại cổ phần trong nước được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Ngoài ra, tác giả cũng lấy dữ liệu báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại trong nước chưa niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán (giao dịch OTC). Trong luận văn này, tác giả đã cố gắng thu thập số liệu của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2018. Tác giả đã thu thập được số liệu của 20 Ngân hàng thương mại cổ phần (Phụ lục 1) có đầy đủ số liệu trong khoảng thời gian trên. Nguồn dữ liệu các báo cáo tài chính được lấy từ các trang web http://www.cophieu68.vn/ và http://vietstock.vn/."

Đối với các dữ liệu vĩ mô, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu trên nguồn số liệu sau: thomsonreuters.com và International Financial Statistics (IFS).


Cơ sở xây dựng mô hình hồi quy

Trong luận văn này, tác giả sẽ xem xét, đánh giá tác động của các nhân tố đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại theo 02 khía cạnh: Khía cạnh nội tại của các ngân hàng và khía cạnh vĩ mô nền kinh tế. Qua việc lược khảo các nghiên cứu trên thế giới và dựa trên đặc điểm hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, tác giả nhận thấy có khá nhiều điểm tương đồng về hoạt động kinh tế giữa Việt Nam và Nigeria như:

- Đây đều là các nền kinh tế nhỏ (các nền kinh tế đang phát triển), có sự mở cửa, hội nhập mạnh mẽ với thế giới trong giai đoạn gần đây.

- Hệ thống ngân hàng ở Nigeria và Việt Nam đều khá phụ thuộc vào Chính

phủ.

- Hệ thống ngân hàng thương mại của Nigeria và Việt Nam đều có sự phát

triển bùng nổ trong giai đoạn từ sau những năm 2000.

Từ những đặc điểm tương đồng như trên, tác giả nhận thấy mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến an toàn vốn của hệ thống Ngân hàng thương mại Nigeria có thể đưa vào để xem xét cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam. Vì vậy, tác giả sẽ sử dụng mô hình nghiên cứu thực nghiệm của O.Olarewaju & J.Akande (2016) để đánh giá về tác động của các nhân tố nội tại và các nhân tố vĩ mô tác động đến an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Cụ thể, trên khía cạnh vĩ mô nền kinh tế, tác giả sẽ xem xét các tác động của GDP thực và tỷ lệ lạm phát đến an toàn vốn. Ở khía cạnh nội tại các ngân hàng, tác giả sẽ sử dụng các biến số quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE), rủi ro tín dụng, cấu trúc thanh khoản, tiền gửi khách hàng để xem xét tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.3.1. Giả thuyết nghiên cứu

Từ việc xác định được các nhân tố nội tại ngân hàng và các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế có thể tác động đến an toàn vốn, căn cứ vào việc tổng quan các tài liệu nghiên cứu và bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu (bảng 2.1), tác giả sẽ đưa ra các giả thuyết tương ứng đối với các biến số tác động như sau:


- Đối với tác động của tăng trưởng kinh tế: Hầu hết các nghiên cứu cho thấy GDP có tác động âm hoặc không có tác động đến an toàn vốn. Vì vậy, tác giả sẽ đặt giả thuyết đối với tác động của GDP đến an toàn vốn như sau:

H1: Tăng trưởng kinh tế (giá trị GDP thực) có tác động âm hoặc không có tác động đến mức độ an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại.

- Đối với tác động của lạm phát: Hầu hết các nghiên cứu cho thấy lạm phát không có tác động đến an toàn vốn; nhưng cũng có một số ít nghiên cứu cho thấy lạm phát có thể có tác động âm đến an toàn vốn. Vì vậy, tác giả sẽ đặt giả thuyết đối với tác động của lạm phát đến an toàn vốn như sau:

H2: Tỷ lệ lạm phát không tác động hoặc có tác động ít đến mức độ an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại.

- Đối với tác động của quy mô ngân hàng: Hầu hết các nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng có tác động âm đến an toàn vốn. Một số ít nghiên cứu khác chỉ ra rằng quy mô ngân hàng có tác động dương hoặc không tác động đến an toàn vốn. Vì vậy, tác giả sẽ đặt giả thuyết đối với tác động của quy mô ngân hàng đến an toàn vốn như sau:

H3: Quy mô ngân hàng có tác động âm đến mức độ an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại.

- Đối với tác động của tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA): Hầu hết các nghiên cứu cho thấy ROA có tác động dương đến an toàn vốn. Một số ít nghiên cứu khác chỉ ra rằng ROA có tác động âm hoặc không tác động đến an toàn vốn. Vì vậy, tác giả sẽ đặt giả thuyết đối với tác động của ROA đến an toàn vốn như sau:

H4: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản có tác động dương đến mức độ an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại.

- Đối với tác động của tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE): Hầu hết các nghiên cứu cho thấy ROE có tác động âm đến an toàn vốn. Một số ít nghiên cứu khác chỉ ra rằng ROE có tác động dương hoặc không tác động đến an toàn vốn. Vì vậy, tác giả sẽ đặt giả thuyết đối với tác động của ROE đến an toàn vốn như sau:


H5: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu có tác động âm đến mức độ an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại.

- Đối với tác động của tỷ lệ tiền gửi: Hầu hết các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tiền gửi (cấu trúc tiền gửi) có tác động dương đến an toàn vốn. Một số ít nghiên cứu khác chỉ ra rằng tỷ lệ tiền gửi có tác động âm hoặc không tác động đến an toàn vốn. Vì vậy, tác giả sẽ đặt giả thuyết đối với tác động của tỷ lệ tiền gửi đến an toàn vốn như sau:

H6: Tỷ lệ tiền gửi khách hàng có tác động dương đến mức độ an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại.

- Đối với tác động của tính thanh khoản: Hầu hết các nghiên cứu cho thấy tính thanh khoản không đến an toàn vốn. Một số ít nghiên cứu khác chỉ ra rằng tính thanh khoản có tác động dương đến an toàn vốn. Vì vậy, tác giả sẽ đặt giả thuyết đối với tác động của tính thanh khoản đến an toàn vốn như sau:

H7: Tính thanh khoản không tác động hoặc có tác động dương đến mức độ an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại.

- Đối với tác động của rủi ro tín dụng: Hầu hết các nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng không đến an toàn vốn. Một số ít nghiên cứu khác chỉ ra rằng tính thanh khoản có tác động âm đến an toàn vốn. Vì vậy, tác giả sẽ đặt giả thuyết đối với tác động của rủi ro tín dụng đến an toàn vốn như sau:

H8: Rủi ro tín dụng không tác động hoặc tác động âm đến mức độ an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại.

3.3.2. Mô tả các biến của mô hình nghiên cứu

3.3.2.1. Biến phụ thuộc

- Biến phụ thuộc trong bài luận văn là biến an toàn vốn của các ngân hàng thương mại. Trong luận văn này, tác giả sử dụng cách tính an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel I. Lý do là bởi tại thời điểm thực hiện, hầu hết các ngân hàng Việt Nam chưa đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn vốn theo Basel II. Vì vậy sẽ là hợp lý hơn khi sử dụng tiêu chuẩn Basel I trong việc đánh giá tác động của các nhân tố đến an toàn


vốn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Theo nghiên cứu của O.Olarewaju & J.Akande (2016), biến an toàn vốn được tính toán như sau:

An toàn vốn (ETA) = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑣ố𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎẩ𝑛

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

3.3.2.2. Các biến độc lập

- Đối với các biến nội tại ngân hàng, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính đã kiểm toán của các Ngân hàng thương mại cổ phần trong nước được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX), Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và trên các sàn giao dịch chứng khoán trao tay (giao dịch OTC) đối với các ngân hàng chưa được niêm yết. Mẫu nghiên cứu được lấy là 20 Ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động liên tục trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2018. Theo thống kê, tổng số Ngân hàng thương mại cổ phần trong nước có các báo cáo tài chính là 20 ngân hàng. Như vậy, tổng số quan sát trong bài nghiên cứu khi thực hiện là 240 quan sát. Theo nghiên cứu của O.Olarewaju & J.Akande (2016), các biến số nội tại sử dụng trong luận văn sẽ được tính toán và xử lý như sau:

+ Quy mô ngân hàng (SIZE): Lấy giá trị logarithm của tổng tài sản

+ Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

+ Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế

𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢

+ Rủi ro tín dụng (CR) = 𝐷ư 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔

Trong đó dư nợ xấu bao gồm tổng dư nợ các khoản nợ nằm trong nhóm 3, 4, 5 của các Ngân hàng thương mại

+ Tỷ lệ tiền gửi khách hàng (DEP) = Số dư tiền gửi

Tổng tài sản

+ Tính thanh khoản (LIQ) = Tổng dư nợ tín dụng

Tổng số dư tiền gửi

- Đối với các dữ liệu vĩ mô, theo nghiên cứu của O.Olarewaju & J.Akande (2016), tác giả tiến hành lấy dữ liệu như sau:

+ Tăng trưởng kinh tế: Dữ liệu về giá trị GDP thực (real_gdp) của Việt Nam lấy từ GDP danh nghĩa được điều chỉnh theo chỉ số giá CPI (lấy năm 2010 là năm


gốc). Dữ liệu về tỷ lệ lạm phát cũng được lấy từ chỉ số CPI, lấy năm 2010 là năm gốc.

Bảng 3.1. Mô tả các biến và kỳ vọng dấu của các biến độc lập trong mô hình

nghiên cứu


Tên

biến

hiệu

Cách tính

Dấu kỳ

vọng

Nguồn số liệu

Biến phụ thuộc

An toàn

vốn

ETA


𝑇ổ𝑛𝑔 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑣ố𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛


http://www.cophieu68.vn/

và http://vietstock.vn/

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Biến độc lập

Quy mô ngân

hàng


SIZE

Lấy giá trị logarithm của tổng tài sản


-

http://www.cophieu68.vn/ và http://vietstock.vn/

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

(ROA)


ROA


𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛


+


http://www.cophieu68.vn/ và http://vietstock.vn/

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần

(ROE)


ROE


𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế

𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑣ố𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛


-


http://www.cophieu68.vn/ và http://vietstock.vn/

Rủi ro tín dụng


CR


𝐷ư 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔

(-)

hoặc không

http://www.cophieu68.vn/ và http://vietstock.vn/

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 7





tác

động


Tỷ lệ tiền gửi khách

hàng


DEP


Số dư tiền gửi Tổng tài sản


+


http://www.cophieu68.vn/ và http://vietstock.vn/


Tính thanh khoản


LIQ


Tổng dư nợ tín dụng Tổng số dư tiền gửi

(-)

hoặc không tác

động


http://www.cophieu68.vn/ và http://vietstock.vn/


Tăng trưởng kinh tế


GDP

Lấy giá trị GDP danh nghĩa điều chỉnh theo chỉ số CPI, lấy năm 2010 là năm gốc

(-)

hoặc không tác

động


Trang webthomsonreuters.com


Lạm phát


INF

Được tính theo tốc độ tăng trưởng của chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI), lấy

năm 2010 là năm gốc

Không tác động


International Financial Statistics (IFS)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.3.3. Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu cụ thể với 8 biến độc lập để xem xét tác động đến biến phụ thuộc an toàn vốn sẽ được đề xuất như hình 3.2 như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2023