Nghiên Cứu Về Tình Hình Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Và Trung Quốc


thị trường các nước vùng vịnh theo 6 nhóm hàng chính trong giai đoạn 2006-2009, đánh giá cơ hội XKNS của Việt Nam sang thị trường các nước vùng vịnh trên hai góc độ: (i) cơ hội từ phía thị trường này; (ii) cơ hội từ phía thị trường Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh XKNS sang thị trường các nước vùng vịnh [28].

Vũ Văn Hùng và cộng sự (2012) đã trình bày được một số nội dung cơ bản về thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO. Thông qua việc phân tích số liệu thống kê đề tài đã đánh giá tổng quan thực trạng xuất khẩu nước ta 5 năm sau khi gia nhập WTO. Từ kết quả đó, tác giả đã đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo trong thời gian tới, cụ thể nhóm giải pháp cho sản xuất, chế biến gạo; nhóm giải pháp nhằm đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường xúc tiến thương mại; và nhóm giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh lúa gạo Việt Nam. Đây thực sự là một nghiên cứu cụ thể đối với mặt hàng gạo – một trong những nông sản chủ lực của Việt Nam [26].

Nguyễn Thành Trung (2012) với nghiên cứu Thực trạng phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam và dự báo đến năm 2015 [61]. Trong nghiên cứu này đã đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2006-2010. Tác giả tập trung phân tích cụ thể về kim ngạch, thị phần xuất khẩu đối với một số sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam trong nhiều năm nay như thủy sản, gạo, cao su,... Trên cơ sở việc phân tích tác giả cũng đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam như thiếu vốn, thiếu nguyên liệu đầu vào, thị trường phức tạp, chí phí vận chuyển cao. Đóng góp của nghiên cứu là tập trung vào một số chính sách khuyến khích xuất khẩu hiện tại và dự báo giá trị xuất khẩu một số mặt hàng cho đến năm 2015.

Trần Thanh Hải (2013), trong nghiên cứu Giải pháp nhằm đa dạng hoá thị trường xuất khẩu để nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhóm hàng nông sản của Việt Nam [24], đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ. Dữ liệu của đề tài được thu thập qua phương pháp tổng hợp, khảo sát thực chứng; phân tích, so sánh, tổng hợp, phỏng vấn chuyên gia. Đề tài đã đánh giá được thực trạng về thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam và các chính sách hiện hành của Chính phủ Việt Nam trong việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu đối với hàng nông sản. Bên cạnh đó đề tài cũng đã phân tích rõ được những tồn tại, hạn chế cần giải quyết trong thời


gian tới. Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu và định hướng về đa dạng hoá thị trường XK hàng nông sản của Việt Nam và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như nhóm giải pháp về hỗ trợ sản xuất và tạo nguồn hàng xuất khẩu, nhóm giải pháp về hỗ trợ thông tin thị trường xuất khẩu, nhóm giải pháp về hỗ trợ xúc tiến thương mại, nhóm giải pháp về hỗ trợ xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó cũng làm rõ được các chính sách, cơ chế của Chính phủ để thực hiện hiệu quả hoạt động đa dạng hoá thị trường xuất khẩu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam.

Trần Khắc Thi (2000) nghiên cứu về phát triển cà chua trong xu thế cạnh tranh ASEAN, từ đó đánh giá khả năng xuất khẩu của mặt hàng này, đề xuất một số giải pháp giúp mặt hàng này tăng khả năng cạnh tranh [51].

Tác giả Trịnh Ái Hoa (2016) đã đi sâu phân tích quá trình đổi mới và thực trạng tác động của chính sách nông sản đến xuất khẩu tại Việt Nam. Tác giả đã đưa ra rất nhiều chính sách khả thi để thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam [25].

Nguyễn Thu Quỳnh (2013) trong nghiên cứu Phát triển chiến lược thị trường XKNS của các DN Việt Nam [43], luận án tiến sĩ. Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng phát triển chiến lược thị trường xuất khẩu của các DN XKNS từ vận dụng triết lý kinh doanh xuất khẩu định hướng thị trường; phát triển chiến lược lựa chọn và định vị giá trị trên thị trường xuất khẩu; phân tích triển khai chiến lược cung ứng giá trị cho thị trường XKNS, và thực trạng các năng lực cốt lõi và khác biệt trong thực thi chiến lược thị trường xuất khẩu. Từ đó đã rút ra các kết luận đánh giá chung, nguyên nhân và tổng hợp được những vấn đề đặt ra từ thực trạng cũng là những thách thức để tiếp tục phát triển chiến lược thị trường XKNS giai đoạn 2011 – 2020 cho các DN XKNS Việt Nam. Luận án đã đưa ra các quan điểm, các giải pháp đồng thời đưa ra những kiến nghị vĩ mô nhằm tạo môi trường, điều kiện cho phát triển chiến lược thị trường xuất khẩu của các DN XKNS Việt Nam. Luận án đã có những đóng góp hữu ích và giúp cho chúng ta có thể thấy được khái quát hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam giai đoạn 2006-2011 diễn ra với những lợi thế và bất lợi gì, chính sách thương mại XKNS của Việt Nam thời gian qua và các thị trường XKNS chủ yếu của DN XKNS Việt Nam. Bên cạnh đó, Luận án còn giúp chúng ta hiểu rõ về thực trạng phát triển chiến lược thị trường xuất khẩu của các DN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.


XKNS Việt Nam. Dựa vào những phân tích, đánh giá mang tính khoa học cao, tác giả đã đề xuất các giải pháp thiết thực cho ngành nông nghiệp nước nhà.

Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc - 5

Tác giả Nguyễn Thị Minh Chi (2018) [13] đã có nghiên cứu về dịch vụ hỗ trợ XKNS cho các DN nhỏ và vừa tại khu vực Bắc Tây Nguyên Việt Nam. Dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu là một loại hình dịch vụ mà đối tượng phục vụ là các chủ thể sản xuất hoặc kinh doanh xuất khẩu như cung cấp vốn, cung cấp phương tiện, thiết bị, mặt bằng, thông tin hoặc tư vấn về quản lý, hướng dẫn về kỹ thuật. Khu vực Bắc Tây Nguyên hiện nay có hơn 100 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu. Số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản chiếm khoảng 50% trên tổng số doanh nghiệp xuất khẩu và phần lớn là SMEs. SMEs có rất nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển, đa dạng hóa ngành hàng, mặt hàng và thị trường xuất khẩu, nhưng đồng thời cũng có rất nhiều khó khăn và hạn chế khi tham gia trực tiếp vào sản xuất và kinh doanh mặt hàng xuất khẩu. Nhóm tác giả đã nghiên cứu từ nguồn dữ liệu thứ cấp và thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua 22 cuộc phỏng vấn chuyên sâu với lãnh đạo DN (15 cuộc); lãnh đạo sở ban ngành (5 cuộc); cán bộ ngân hàng (2 cuộc). Một số phân tích về các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu nông sản khu vực Bắc Tây Nguyên được đưa ra cùng với những giải pháp nhằm hỗ trợ các DN nhỏ và vừa, bào gồm: Dịch vụ vận tải

- logistics hỗ trợ vận tải hàng xuất khẩu; Dịch vụ tài chính; Dịch vụ cung cấp thông tin, tư vấn, đào tạo nghiệp vụ xuất khẩu; Dịch vụ marketing xuất khẩu.

Hoàng Tuyết Minh (2000) [31] sử dụng nguồn số liệu thứ cấp nghiên cứu về giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. Trong đó tác giả phân tích lợi thế sản phẩm xuất khẩu rau quả Việt Nam, tìm hiểu kinh nghiệm thành công của một số nước trong lĩnh vực sản xuất - chế biến - xuất khẩu nông sản. Trong nghiên cứu của mình, tác giả phân tích thực trạng hệ thống chính sách, cơ chế tác động tới hoạt động xuất khẩu nông sản như đất đai, chính sách phát triển thị trường xuất khẩu, đầu tư, vốn và tín dụng. Nghiên cứu cũng đề xuất quy hoạch vùng nguyên liệu gắn liền với công nghệ sau thu hoạch, hệ thống tiêu thụ; mở rộng thị trường xuất khẩu; phát triền nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu…

Nguyễn Thị Duyên (2020), với nghiên cứu Xuất khẩu nông sản Việt Nam trong bối cảnh thương mại Mỹ - Trung Quốc[16], luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã đánh giá, chiến tranh thương mại


Mỹ - Trung Quốc kéo dài có tác động không nhỏ đến các hoạt động thương mại quốc tế của các nền kinh tế khác, bao gồm cả Việt Nam. Đề tài lựa chọn nghiên cứu tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc lên hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam ở nhiều yếu tố kinh tế khác nhau, cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Đề tài sử dụng các dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng, phương pháp phân tích định tính để phân tích, nhận xét về tác động của các sự kiện tiêu biểu trong chiến tranh thương mại đối với tám nhóm hàng nông sản chính của Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy, các động thái công kích và trả đũa qua lại giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho mảng xuất khẩu nông sản. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng đón nhận những cơ hội thị trường mới từ sự kiện bất ổn này. Trên nền tảng đó, luận văn trình bày một số giải pháp từ phía Nhà nước và doanh nghiệp để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực và tận dụng những cơ hội mà chiến tranh thương mại mang đến cho hoạt động xuất khẩu nông sản của chúng ta. Đây có thể là cơ sở cho các nghiên cứu liên quan đến tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối với các hoạt động kinh tế khác của Việt Nam, là nền tảng cho việc kết hợp nghiên cứu tương quan tác động của các sự kiện kinh tế vĩ mô trên toàn cầu.

1.2. NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

Cho đến nay, chủ đề xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn là đề tài còn mới mẻ, vắng bóng trong những nghiên cứu ở phạm vi trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, cũng đã có một số công trình đề cập vấn đề xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc một cách gián tiếp như:

Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008) [2], trong nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN + 3” đã sử dụng mô hình trọng lực với số liệu thống kê thương mại của Tổng cục Hải quan từ năm 1998-2005 nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN+3. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng: (i) Ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với ASEAN+3 chủ yếu là do sự tăng trưởng kinh tế (bao gồm cả sự tăng trưởng về GDP và GDP bình quân đầu người) của chính Việt Nam và các đối tác. (ii) Nhân tố


khoảng cách dường như chỉ ảnh hưởng đến xuất khẩu mà không ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với ASEAN+3. (iii) Sự gia nhập và thực hiện các cam kết với ASEAN+3 của Việt Nam chưa hiệu quả nên không có tác động lớn đến tăng trưởng thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN+3. Có thể nói, nghiên cứu này đã khá thành công trong ứng dụng mô hình trọng lực nhằm lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại.

Bằng việc vận dụng các phương pháp định tính như so sánh, đối chiếu, thống kê, bài viết của Đồng Xuân Đảm và Đàm Quang Vinh (2014) [17] đã phân tích thực tiễn quan hệ thương mại qua đó chỉ ra sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc thông qua các hoạt động XKNS. Bài viết cũng đã đưa ra một số quan điểm về việc đưa ra những định hướng giải pháp nhằm giảm lệ thuộc vào Trung Quốc về XKNS.

Nghiên cứu về giải pháp thúc đẩy XKNS của Việt Nam, Đỗ Đức Bình và Đỗ Thu Hằng (2015) [9] đã tiếp cận vấn đề theo hướng đi từ kinh nghiệm phát triển thị trường XKNS của Trung Quốc và Thái Lan để từ đó đề ra giải pháp áp dụng cho Việt Nam.

Nghiên cứu đề tài cấp bộ của Hoàng Thị Vân Anh về thị trường nông sản của Trung Quốc và khả năng xuất khẩu một số sản phẩm của Việt Nam được thực hiện năm 2012 [1]. Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu để kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có về thị trường Trung Quốccũng như các nghiên cứu liên quan. Khảo sát thực tế tình hình XKNS của Việt Nam tại Lào Cai (cửa khẩu Hà Khẩu) và xin ý kiến chuyên gia là những phương pháp để tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp. Kết quả để tài đã phân tích và chỉ ra rằng Trung Quốc là thị trường nhiều tiềm năng cho các DN XKNS của Việt Nam, đồng thời đối chiếu so sánh với thực tiễn về tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc thời gian qua. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc thời gian tới như tiếp tục tạo hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi DN xuất khẩu nông sản, về khả năng tạo nguồn cung, về khả năng đáp ứng các quy định nhập khẩu của thị trường Trung Quốc... đều nhằm vào việc nâng cao sức cạnh tranh cho hàng nông sản Việt Nam thời gian tới.

Trong một nghiên cứu về hoạt động XKNS Trung Quốc với các nước trong


chiến lược “Vành đai con đường” của Trung Quốc, He, M. , Huang, Z. and Zhang,

N. (2016) [103] đã phân tích mức độ cạnh tranh thương mại nông nghiệp và xu hướng giữa Trung Quốc và các nước trong “Vành đai con đường” từ góc độ sản phẩm và thị trường. Kết quả chỉ ra rằng chỉ số tương đồng của thị trường giữa Trung Quốc và các nước trong “Vành đai con đường” là rất lớn hơn. Sự khác biệt về cơ cấu sản phẩm XKNS làm cho mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và các nước trong “Vành đai con đường” không phải là cạnh tranh. Sự hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Trung Quốc và các nước trong “Vành đai con đường” rất hữu ích để thúc đẩy sự khác biệt sản phẩm và giảm mức độ cạnh tranh.

Nguyễn Thị Đường (2012) [19] đã kết hợp các phương pháp định tính như nghiên cứu tiếp cận liên ngành, nghiên cứu điển hình, nghiên cứu tài liệu và các phương pháp so sánh, đối chiếu để phân tích thực trạng quan hệ thương mại nông sản giữa Việt Nam - Trung Quốc cũng như dự báo về các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp để thúc đẩy XKNS giữa hai nước trong những năm tới. Các giải pháp bao gồm: Mở rộng mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc; Xây dựng chiến lược phát triển thị trường; Hoàn thiện khung chính sách; Nâng cao chất lượng nông sản; Đẩy mạnh thông tin, XTTM; Đầu tư cơ sở hạ tầng; Nâng cao vai trò của các hiệp hội; Tăng cường liên kết để nâng cao sức cạnh tranh. Tuy nhiên, nghiên cứu này so với thời điểm hiện nay thì số liệu không còn tính thời sự, chính sách đã thay đổi nhiều nên các giải pháp không còn phù hợp. Mặt khác, khi đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến XKNS Việt Nam sang Trung Quốc, luận án dừng lại ở những phân tích, lập luận định tính, mặc dù vẫn có một số nhân tố có thể lượng hóa được.

Liên quan đến chủ đề nông sản xuất khẩu, Ha Trinh Thi Viet và cộng sự (2017) [106] đã phân tích sự phụ thuộc lẫn nhau về XK gạo giữa Việt Nam và Trung Quốc bằng phương pháp thực nghiệm, với việc tính toán các chỉ số như Chỉ số hạ tầng viễn thông (TII), Chỉ số lợi thế so sánh (RCA), Chỉ số lợi thế thương mại tương đối (RTA) và Chỉ số bổ sung thương mại (TCI). Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường XK gạo giữa Trung Quốc và Việt Nam có nhiều biến động. NK gạo của Trung Quốc lớn hơn Việt Nam do quy mô lớn của đất nước và nhu cầu sử dụng gạo trong nước lớn. Ngoài ra, lợi thế so sánh của gạo Việt Nam cũng luôn có chiều


hướng tăng trưởng ổn định tại thị trường Trung Quốc. Mặc dù vậy, nghiên cứu này lại thiên nhiều về đánh giá biến động của một mặt hàng nông sản cụ thể là gạo.

Lien Thi Dinh (2017) [91] khi đánh giá các nhân tố quyết định mối quan hệ thương mại giữa hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã sử dụng mô hình trọng lực cho dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1986 đến 2015. Nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích dòng chảy thương mại. Cả hai mối quan hệ thương mại Việt - Mỹ và Việt - Trung đều phù hợp với cách tiếp cận thực tế của lý thuyết Heckscher- Ohlin cho nói rằng dòng chảy thương mại gia tăng khi các quốc gia có mức thu nhập khác nhau. Phát hiện quan trọng nhất của nghiên cứu này là về kết quả liên quan đến tác động của các hiệp định thương mại. Trong khi hiệp định song phương Mỹ - Việt Nam tạo ra thương mại nhiều hơn, thì ACFTA lại tạo ra sự chuyển hướng thương mại. Do đó, tác giả kiến nghị khi Trung Quốc mở rộng thị trường giữa các nước ASEAN, Việt Nam nên đa dạng hóa thị trường XK để cải thiện dòng XK. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa có những phân tích cụ thể đối với mặt hàng XKNS của Việt Nam.

Năm 2015, trong bài nghiên cứu của Bùi Hữu Đức những năm gần đây cũng đã có một số nghiên cứu về rủi ro trong XKNS Việt Nam nghiên cứu về giải pháp hạn chế rủi ro trong XKNS của tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2016, Đề tài khoa học cấp bộ nghiên cứu về quản trị rủi ro của các DN XKNS sang thị trường Trung Quốc. Năm 2016, Nghiên cứu của nhóm tác giả là một báo cáo rất đầy đủ về những nội dung căn bản và thực tế liên quan tới XKNS của các DN sang thị trường Trung Quốc. Song song với việc xác định nền tảng lý thuyết về rủi ro, rủi ro xuất khẩu, quản trị rủi ro, quản trị rủi ro xuất khẩu, mô hình và nội dung quản trị rủi ro xuất khẩu của DN; nhóm tác giả cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro XKNS của các quốc gia như Mỹ, Brazin, Tanzania để rút ra bài học cho Việt Nam [18].

1.3. NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

Roger và cộng sự (2006), với nghiên cứu “The influence of internal and external firm factors on international product adaptation strategy and export performance: A three-country comparison” [134]. Trong nghiên cứu này, đã xây dựng mô hình về mối quan hệ chiến lược thích ứng sản phẩm và hiệu suất xuất khẩu


bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập dữ liệu các nhà quản lý ở Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Mô hình nghiên cứu được kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp làm tiền đề cho hoạt động xuất khẩu, với chiến lược thích ứng sản phẩm như một biến trung gian chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiến lược thích ứng sản phẩm có liên quan tích cực đến hoạt động xuất khẩu ở cả ba quốc gia. Ngoài ra, sự phụ thuộc vào xuất khẩu, vốn ít được chú ý trong các nghiên cứu trước đây thì trong nghiên cứu lần này, nhóm tác giả cho rằng đây là các nhân tố quan trọng của chiến lược thích ứng sản phẩm. Sự tương đồng giữa thị trường trong nước và thị trường mục tiêu nói chung được coi là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn thị trường xuất khẩu, mối quan hệ với chiến lược thích ứng sản phẩm và hiệu quả xuất khẩu khác nhau giữa ba quốc gia. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: (i) chiến lược thích ứng với sản phẩm sẽ dẫn đến hiệu quả hoạt động tốt hơn trên thị trường xuất khẩu và (ii) các hoạt động tổ chức đổi mới, bao gồm cả giao tiếp tốt hơn, trực tiếp dẫn đến cải thiện hiệu quả hoạt động trên thị trường xuất khẩu.

Gil và cộng sự (2008), trong nghiên cứu “Measuring the impact of regional export promotion: The Spanish case” [98]. Bài báo này ước tính ảnh hưởng của các cơ quan thương mại khu vực Tây Ban Nha ở nước ngoài đối với xuất khẩu bằng cách sử dụng mô hình trọng lực. Kết quả chỉ ra rằng các cơ quan khu vực tăng cường thương mại. Tác động ước tính dường như lớn hơn so với tác động của các đại sứ quán và lãnh sự quán Tây Ban Nha. Hơn nữa, một phân tích tổng hợp cho thấy rằng tác động này không được phân bổ đồng đều trên nước Tây Ban Nha.

Cadogan và cộng sự (2002), trong nghiên cứu “Strategic flexibilities and export performance: The moderating roles of export market-oriented behavior and the export environment” [84]. Nghiên cứu nhằm phát triển và kiểm tra mô hình hoạt động xuất khẩu, tập trung vào mức độ linh hoạt trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp và định hướng thị trường trong hoạt động xuất khẩu. Hơn nữa, nghiên cứu tìm cách xem xét các vai trò điều tiết mà hành vi định hướng thị trường và môi trường xuất khẩu với các mối quan hệ giữa tính linh hoạt xuất khẩu và hiệu suất xuất khẩu. Mô hình được thử nghiệm trên mẫu gồm 783 doanh nghiệp xuất khẩu. Kết quả cho thấy, hành vi định hướng thị trường xuất khẩu điều chỉnh mối quan hệ giữa tính linh hoạt của xuất khẩu và hiệu suất bán hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, vai

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí