Thực Trạng Hoạt Động Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam Sang Trung Quốc Giai Đoạn 2009-2020


2.2.1.4. Mối quan hệ kinh doanh

Doanh nghiệp không thể tách rời trong các mối quan hệ tương tác qua lại giữa nhà cung ứng, khách hàng. Tuy nhiên dưới sự biến động gay gắt của thị trường ngày nay, mối quan hệ này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, càng cần sự liên kết chặt chẽ giữa các mắt xích để tạo nên được lợi thế cạnh tranh cho DN. Mối quan hệ giữa một DN cung cấp ở một quốc gia và một DN khách hàng ở quốc gia khác, chứng minh rằng mối quan hệ tương tác giữa các nhà cung cấp và khách hàng quan trọng đối với nhau không chỉ có vấn đề mua và bán BusayoAjayi (2016) [78], Anna K (2011) [71] . Ngược lại, mối quan hệ này bao gồm các thông tin trao đổi về nhu cầu, khả năng và chiến lược của các DN liên quan đến sản xuất, phát triển, chất lượng, v.v. Như vậy, sự tương tác trong các mối quan hệ kinh doanh là vấn đề phối hợp các hoạt động và nguồn lực giữa hai DN. Thông thường, sự phối hợp này có nghĩa cùng phát triển; các hoạt động chính và nguồn lực được điều chỉnh để mang lại sự phù hợp tốt hơn giữa các DN. Trong quá trình phát triển DN tìm hiểu về năng lực đối phương, dần dần xây dựng được sự tin tưởng giữa hai bên. Các sự phối hợp hoạt động giữa hai DN tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, quá trình này biến một quan hệ thị trường bình thường thành một mối quan hệ kinh doanh, trong đó các DN phụ thuộc lẫn nhau trao đổi các hoạt động để tạo ra giá trị bổ sung từ mối quan hệ bằng cách nâng cao năng suất chung. Quan điểm trao đổi xã hội về các mối quan hệ kinh doanh nhấn mạnh hai đặc điểm quan trọng.

Một là quá trình phát triển không xác định; mối quan hệ khó khăn chỉ được phát triển nếu cả hai bên tham gia cân nhắc mối quan hệ này có lợi nhuận hoặc đáng giá để trao đổi trong tương lai. Rõ ràng là, có một yếu tố chiến lược trong việc phát triển các mối quan hệ. Nhưng không có sự lựa chọn có thể được thực hiện đơn phương, vì đối tác phải liên tục thúc đẩy quyết định tham gia vào kinh doanh.

Đặc điểm thứ hai trong mối quan hệ kinh doanh là nhân tố không chính thức Granovetter (1985) [96]. Mối quan hệ phát triển giữa các cá nhân trong DN. Các sự kiện đơn lẻ như các giao dịch cụ thể có thể được chính thức hóa, thông qua sự hiểu biết lẫn nhau dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ tương tác với nhau và kỳ vọng trao đổi trong tương lai. Như vậy, hợp tác trong các mối quan hệ kinh doanh là một quá trình phối hợp hành động không chính thức giữa hai DN.


Mặc dù mối quan hệ kinh doanh có thể được xem xét một cách độc lập tuy nhiên để hiểu rõ hơn chúng được xem xét trong bối cảnh nhất định. Có thể thấy sự hợp tác giữa hai DN này có thể phụ thuộc vào mối quan hệ của DN này với các đối tác khác, điều này tạo nên các mạng lưới kinh doanh.

Khái niệm mạng lưới kinh doanh có ý sự phối hợp của các hoạt động giữa hai DN trong mối quan hệ kinh doanh cũng diễn ra trong phạm vi rộng hơn bối cảnh mạng kinh doanh. Do đó, một tập hợp các mối quan hệ kinh doanh được kết nối dọc theo chuỗi giá trị có thể được hình thành như một mạng lưới kinh doanh, trong đó các DN học hỏi, thông qua mạng xã hội trao đổi các quá trình theo thời gian, để hợp tác và từ đó phối hợp hoạt động. Điều này có nghĩa là bằng cách cho phép các DN tham gia vào trao đổi phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn, mạng lưới kinh doanh có thể tạo ra giá trị bổ sung trong chuỗi kết nối.

2.2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

2.2.2.1. Đặc điểm ngành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Đặc điểm của nghành bao gồm sự ổn định của ngành như dự đoán sự thay đổi hay biến động của ngành, ngành có biến động theo mùa / theo chu kỳ, có mức độ cạnh tranh và liệu có nhiều đối thủ mới tham gia vào ngành hay không Reis J, Forte R (2016) [131].

Chu kỳ sống của ngành (đo lường bằng tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng trong ngành, được biểu thị bằng ngành “đang phát triển”, “đang suy giảm” hoặc “trưởng thành” là một nhân tố quyết định khác được phân tích bởi Guner và các cộng sự (2010) [97]. Cũng trong nghiên cứu này các tác giả đã xem xét các đặc điểm của ngành, kết luận rằng các DN hoạt động trong các ngành định hướng XK với nhiều nhà XK có nhiều khả năng XK hơn và có kết quả XK cao hơn. Mặt khác, các DN XK có thể đóng góp vào giảm chi phí XK của các DN khác bằng cách thu thập thông tin về thị trường nước ngoài. Trong nghiên cứu của Reis J, Forte R (2016) [131] cũng nhận thấy mối quan hệ tích cực giữa định hướng XK và kết quả XK, tác giả lập luận rằng các DN có thể thu được lợi ích, chẳng hạn như quy mô kinh tế hay sự phân chia doanh thu từ XK. Nhân tố này thường được xem xét trên bình diện toàn diện về sự phát triển của một ngành hàng. Hướng phát triển sắp tới của ngành hàng đó trong tương lai, điều này giúp các DN có định hướng dài hạn cho chiến lược phát triển của DN.


2.2.2.2. Thị trường nước ngoài

Các đặc điểm của thị trường nước ngoài như khả năng cạnh tranh của thị trường thấp và sức hấp dẫn của thị trường (phát triển kinh tế, tiềm năng nhu cầu, v.v.) có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động xuất khẩu Zou và Stan (1998) [143]. Hơn nữa, Sousa và cộng sự (2008) [135] nhận thấy rằng sự tương đồng về văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Khi thị trường xuất khẩu có văn hóa tương đồng với thị trường trong nước, các doanh nghiệp có thể có lợi thế trong việc giao tiếp với người tiêu dùng và chính phủ địa phương. Do đó, họ có khả năng được hưởng những lợi thế khác, chẳng hạn như chi phí nghiên cứu tiếp thị, đàm phán thấp hơn, dễ thích ứng với các quy định của địa phương hơn Calantone và cộng sự (2006) [85], Haddoud và cộng sự (2018) [104] cho thấy rằng sự hợp tác chặt chẽ với các nhà nhập khẩu có thể được coi là một nguồn thông tin tình báo và kiến thức đa văn hóa cung cấp cho các nhà xuất khẩu một lợi thế cạnh tranh. Các nguồn lực quan hệ được coi là nguồn lực quý giá và có giá trị đảm bảo sự thành công của công ty trên thị trường Monteiro và cộng sự (2019)[119].

Đối với nghiên cứu này, sự tương đồng về văn hóa của các thị trường, sức hấp dẫn của thị trường xuất khẩu, cường độ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, các rào cản nhập nhẩu, các quy định về pháp lý của hàng hóa nhập khẩu được coi là những đặc điểm thị trường nước ngoài đối với các nhà xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đặc điểm của thị trường nước ngoài có liên quan tích cực đến hoạt động xuất khẩu Chen và cộng sự (2016) [89], Katsikeas và cộng sự (2000) [107], Sousa và cộng sự (2008) [135].

2.2.2.3. Thị trường trong nước

Trong khi hầu hết các nghiên cứu trước đây liên quan đến vai trò của mạng lưới trong quá trình quốc tế hóa có xu hướng tập trung vào các mạng lưới quốc tế, các mạng lưới trong nước cũng có thể đóng một vai trò tích cực trong việc hỗ trợ quốc tế hóa công ty Haddoud và cộng sự (2018) [104]. Đặc điểm thị trường nội địa cũng được xác định là có liên quan trong việc đánh giá hoạt động xuất khẩu Sousa và cộng sự (2008) [135], Chen và cộng sự (2016) [89] đã xác định sáu yếu tố nội địa, bao gồm nhu cầu trong nước, hỗ trợ xuất khẩu, đặc điểm thị trường địa phương, chất lượng cơ sở hạ tầng, chất lượng pháp lý và môi trường thể chế, tất cả đều có


ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Sousa và cộng sự (2008) [135]cũng đề xuất hai đặc điểm thị trường nội địa cụ thể, hỗ trợ xuất khẩu và môi trường thù địch, như là các yếu tố hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp địa phương cải thiện chất lượng đầu vào, do đó sẽ nâng cao chất lượng của sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh quốc tế Haddoud và cộng sự (2018) [104].

Chen và cộng sự (2016) [89] cho rằng mức độ cạnh tranh cao của ngành công nghiệp trong nước thường thúc đẩy các công ty tìm kiếm cơ hội thị trường ở nước ngoài. Các chương trình hỗ trợ xuất khẩu đề cập đến tất cả các biện pháp công được thiết kế để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, các chương trình này là một nguồn lực quan trọng để tham gia thành công thị trường nước ngoài. Các vấn đề pháp lý và áp lực từ chính phủ sở tại có thể đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp bằng cách tăng hoặc giảm năng lực và hiệu quả của các doanh nghiệp O'Cass & Julian (2003)[128]. Do đó, chất lượng pháp lý và môi trường thể chế có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến hoạt động xuất khẩu O'Cass & Julian (2003) )[ 128], Portugal-Perez và A Wilson (2012) [125].

Đối với nghiên cứu này, hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp địa phương, chất lượng pháp lý, hỗ trợ xuất khẩu và môi trường thể chế được coi là những đặc điểm của thị trường Việt Nam đối với thị trường nông sản.

Nghiên cứu của Zou và Stan (1998) [143], Sousa và cộng sự (2008) [135] và Chen và cộng sự (2016) [89] cho thấy đặc điểm thị trường trong nước có liên quan tích cực đến hoạt động xuất khẩu

Như vậy, ta có thể tổng kết theo lý thuyết nguồn lực các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu như sau:

(1) Đặc điểm và năng lực DN: Đề cập đến năng lực tài chính, quy mô, công nghệ, thời gian hoạt động của DN;

(2) Đặc điểm quản lí: Bàn đến kinh nghiệm quản lí kinh doanh quốc tế, kiến thức và kinh nghiệm về XK; Bao gồm cả định hướng quốc tế, cam kết và hỗ trợ XK, nhận thức lợi thế XK và nhận thức các rào cản XK;

(3) Chiến lược Marketing XK: Hay còn gọi là sự thích ứng của chiến lược Marketing-mix bao hàm nội dung như sự thích ứng sản phẩm, thế mạnh của sản phẩm, hoạt động xúc tiến XK, khuyến mãi, cạnh tranh về giá, kênh phân phối, kế hoạch XK, và cách thức tổ chức XK;

(4) Mối quan hệ kinh doanh: Mối quan hệ với nhà phân phối, nhà cung ứng


sản phẩm, khách hàng, với đối tác kinh doanh, quan hệ với chính phủ và các tổ chức liên quan.

Và theo lý thuyết dự phòng thì các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gồm có

(1) Đặc điểm ngành: Đề cập đến sự ổn định của ngành, dự đoán sự thay đổi hay biến động của ngành, tốc độ thay đổi, sự biến động theo chu kì hay theo mùa, mức độ rủi ro, mức độ cạnh tranh ngành;

(2) Đặc điểm thị trường nước ngoài: Các quy định pháp lí về NK, văn hóa, cạnh tranh thị trường, sự hấp dẫn thị trường, các rào cản NK, sự biến động của thị trường thế giới;

(3) Đặc điểm thị trường trong nước: Môi trường pháp lý ổn định thuận lợi, những quy định về XK, nhu cầu trong nước và sự hỗ trợ XK của chính phủ, môi trường kinh tế thuận lợi, góp phần thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu.

2.3. THƯỚC ĐO VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

Hiểu được các yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu và cách các công ty có thể tận dụng năng lực của mình để đạt hiệu quả hơn so với các đối thủ trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của họ là một hướng nghiên cứu quan trọng Monteiro và cộng sự (2019) [119].

Kết quả hoạt động xuất khẩu, vốn là một trong những nghiên cứu trung tâm của các nghiên cứu về xuất khẩu, được định nghĩa là cả kết quả của hoạt động xuất khẩu của một công ty, bao gồm cả kết quả cuối cùng của các nỗ lực tiếp thị của công ty và các hoạt động kinh doanh khác ở thị trường nước ngoài Katsikeas và cộng sự (2000)[107], Sousa và cộng sự (2008)[135] và mức độ mà một công ty đạt được các mục tiêu của mình trong việc xuất khẩu một sản phẩm ra thị trường nước ngoài Cavusgil và Zou (1994)[90]. Do đó, hoạt động xuất đã được coi là một chỉ số quan trọng đối với các nhà quản lý trong các quyết định liên quan đến hoạt động quốc tế, vì nó thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo sự tồn tại của công ty trong dài hạn.

Có ba loại thước đo hiệu quả hoạt động xuất khẩu: các biện pháp tài chính, các biện pháp phi tài chính và các biện pháp tổng hợp hoặc chung chung Chen và cộng sự (2016)[89], Katsikeas và cộng sự (2000)[107], Zou và Stan (1998)[143]. Các biện pháp tài chính tập trung vào doanh số, lợi nhuận và thị phần (Katsikeas và


cộng sự (2000)[107], Zou và Stan (1998)[143], trong khi các biện pháp phi tài chính tập trung vào các khía cạnh liên quan đến thị trường hoặc sản phẩm, cũng như các khía cạnh khác (kinh nghiệm xuất khẩu , đóng góp của xuất khẩu vào kinh tế quy mô, đóng góp của xuất khẩu vào danh tiếng của công ty, số lượng giao dịch xuất khẩu và sự tham gia xuất khẩu dự kiến Katsikeas và cộng sự (2000)[107]. Các thước đo chung được tập hợp các thước đo trên theo lựa chọn của các nhà nghiên cứu. Đối với thước đo phi tài chính mang tính chất chủ quan thì thước đo tài chính được đánh giá là khách quan hơn. Do đó, thước đo tài chính được sử dụng trong nghiên cứu này.


Tiều kết:Học thuyết nguồn lực và lý thuyết dự phòng là cơ sở lý luận của nghiên cứu này, nhân tố tác động bên trong là những nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xuất khẩu như nhân tố đặc điểm doanh nghiệp, đặc điểm quản lý, chiến lược marketing xuất khẩu, mối quan hệ kinh doanh. Nhân tố bên ngoài gồm đặc điểm ngành, đặc điểm thị trường nước ngoài và đặc điểm thị trường trong nước. Những nhân tố này ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu theo các mức độ khác nhau. Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp chính phủ cần chú trọng đồng thời ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài, tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp xuất khẩu có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh, đảm bảo vị trí vững chắc trên thị trường quốc tế, cụ thể tại đây là thị trường nông sản Trung Quốc.


Chương 3

THỰC TRẠNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM

SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC


3.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2009-2020

3.1.1. Tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu

Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ (không tính khối nước). Trong giai đoạn 2009-2019, hoạt động XKNS của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Trung Quốc đã đặt được một số thành tựu đáng ghi nhận. Kim ngạch XKNS đã tăng gấp 3,63 lần, từ mức 1,63 tỷ USD năm 2009 lên 5,92 tỷ năm 2019, bình quân chiếm 32% tổng kim ngạch XK hàng hóa sang thị trường này và chiếm 30% tổng kim ngạch XN nhóm hàng này của cả nước.

Biểu đồ 3 1 Kim ngạch XKNS Việt Nam vào thị trường Trung Quốc giai đoạn 2009 1

Biểu đồ 3.1. Kim ngạch XKNS Việt Nam vào thị trường Trung Quốc giai đoạn 2009 - 2020‌

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê [48].

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng không ổn định, từ năm 2011-2019, kim ngạch XKNS tăng từ 3,7 tỷ USD lên 7,3 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng đạt 17,3% năm. Đến giai đoạn 2018 - 2019, khi Trung Quốc tăng cường thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc, giám sát kiểm dịch động thực vật và chất lượng hàng hóa nông thủy sản nhập khẩu. Trong cả giai đoạn 2009 - 2019, kim ngạch XKNS có tốc độ tăng trưởng


bình quân là 13,77%. Mặc dù dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp, kim ngạch XKNS của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc vẫn tăng trưởng đạt 8,3 tỷ đô la Mỹ. Đây được đánh giá là điểm sáng trong kim ngạch XK của Việt Nam năm 2020. Và cũng đánh giá nỗ lực thúc đẩy thương mại của hai quốc gia trong tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch. (Biểu đồ 3.1).

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt mức cao, tuy nhiên lợi nhuận trước thuế các doanh nghiệp thu về chưa tương xứng, chỉ bằng 15-35% so với tổng kim ngạch (Biểu đồ 3.2). Nguyên nhân chủ yếu do chi phí sản xuất, vận chuyển, thủ tục xuất khẩu cao.

4,500,000,000.00


4,000,000,000.00


3,500,000,000.00


3,000,000,000.00


2,500,000,000.00


2,000,000,000.00


1,500,000,000.00


1,000,000,000.00


500,000,000.00


-

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Biểu đồ 3.2. Lợi nhuận XKNS Việt Nam vào thị trường Trung Quốc giai đoạn 2009 - 2020‌

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan [48]. Đơn vị: USD

Do phương pháp bảo quản nông sản hiện đang được áp dụng tại các doanh nghiệp còn đơn sơ, dẫn đến tình trạng tổn thất sau thu hoạch lớn, dao động từ 10- 25%; sản phẩm sơ chế có giá trị gia tăng thấp chiếm đến 70-80%; đồng thời, sản phẩm có tính tiện dụng cao như làm sẵn, ăn liền còn thấp, chủ yếu là bán thành phẩm cho chế biến tiếp theo. Do đó, các doanh nghiệp giảm lợi nhuận, giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh với hàng nông sản của các nước khác xuất khẩu sang Trung Quốc, thay vì dựa vào chất lượng hay sự đa dạng hàng hóa để chiếm ưu thế.

Trong giai đoạn 2009 - 2018, lượng trái cây của Việt Nam xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc chiếm khoảng 70 - 80%. Tuy nhiên, từ tháng 1/2019, Tổng

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí