Nghiên Cứu Về Các Thước Đo Hoạt Động Xuất Khẩu


trò điều tiết của hành vi định hướng thị trường xuất khẩu khác nhau tùy thuộc vào

(a) nguồn gốc của tính linh hoạt trong xuất khẩu và (b) điều kiện môi trường mà các công ty phải đối mặt. Nghiên cứu này là một trong số rất ít nghiên cứu xác định rõ ràng tính linh hoạt của xuất khẩu, được xác định như một nguồn lợi thế cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên cho thấy khả năng định hình thành công xuất khẩu của hành vi định hướng thị trường xuất khẩu được xác định một phần bởi các yếu tố khác bên trong doanh nghiệp (ví dụ: tính linh hoạt trong xuất khẩu), cũng như các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (môi trường).

Munch và Schaur (2018), trong nghiên cứu “The Effect of Export Promotion on Firm-Level Performance” [122]. Trong nghiên cứu này, các tác giả xem xét ảnh hưởng của chương trình xúc tiến xuất khẩu của Đan Mạch đối với hoạt động xuất khẩu ở cấp độ doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với các doanh nghiệp xuất khẩu quy mô nhỏ (01 - 20 nhân viên), các hoạt động xúc tiến xuất khẩu làm tăng hiệu quả xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng, tạo việc làm và năng suất. Về giá trị gia tăng, lợi ích cao hơn khoảng ba lần so với chi phí trực tiếp của chương trình khuyến mại. Ngoài ra, chỉ những doanh nghiệp nhỏ nhất mới có năng suất lao động tăng sau khi xuất khẩu.

Reis và Forte (2016), với nghiên cứu “The impact of industry characteristics on firms’ export intensity” [131]. Mục tiêu của nghiên cứu này của các tác giả là phân tích tác động của các đặc điểm ngành đối với cường độ xuất khẩu của một doanh nghiệp, đây là thước đo thường được sử dụng để đánh giá hoạt động xuất khẩu. Dựa trên một mẫu nghiên cứu bao gồm 19.504 doanh nghiệp sản xuất của Bồ Đào Nha, 7.930 trong số đó đang xuất khẩu, trong giai đoạn 2010 - 2013 và sử dụng ước tính dữ liệu bảng, kết quả thực nghiệm cho thấy một số đặc điểm của ngành (năng suất lao động, định hướng xuất khẩu, mức độ tập trung), cũng như đặc điểm của doanh nghiệp (năng suất lao động, quy mô và độ tuổi của doanh nghiệp) là những yếu tố quan trọng quyết định đến cường độ xuất khẩu của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cường độ xuất khẩu của một doanh nghiệp bị ảnh hưởng tích cực bởi định hướng xuất khẩu của ngành, cũng như bởi năng suất lao động của doanh nghiệp, khẳng định niềm tin rằng các doanh nghiệp và chính phủ cần định hướng chính sách của họ theo hướng tăng năng suất để cải thiện khả năng cạnh


tranh ở thị trường nước ngoài.

Sergey Kadochnikov và Anna Fedyunina (2016) với nghiên cứu “The impact of financial and human resources on the export performance of Russian firms”[138]. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã phát hiện ra những tác động của sự sẵn có về nguồn nhân lực và tài chính đối với sự tồn tại của các hoạt động xuất khẩu ở Liên Bang Nga. Dựa trên các mô hình định lượng cho thấy, sự sẵn có của nguồn nhân lực và tài chính tốt hơn có liên quan đến rủi ro rủi ro thấp hơn. Kết quả cho thấy, cải thiện nguồn nhân lực và tài chính sẽ tạo ra những tác động tích cực cho hoạt động xuất khẩu. Vì các luồng xuất khẩu lớn hơn (luồng xuất khẩu có giá trị xuất khẩu lớn hơn) được hưởng lợi nhiều hơn từ sự cải thiện về nguồn lực sẵn có, các biện pháp chính sách nhằm cải thiện như vậy cần phải có sự đồng tài trợ từ các công ty lớn hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế Nga, nơi có mức chi tiêu tương đối hạn chế cho các biện pháp hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu ở cấp quốc gia và khu vực, đồng thời, chỉ có các công ty lớn hơn mới có khả năng đồng tài trợ các biện pháp hỗ trợ chính sách.

Happy S.Mpunga (2016) trong nghiên cứu “Examining the Factors Affecting Export Performance for Small and Medium Enterprises (SMEs) in Tanzania” [105]. Nghiên cứu đã đưa ra những phát hiện về các rào cản thương mại xuất khẩu giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tanzania. Mặc dù các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Tanzania đã được phát triển nhanh chóng tuy nhiên vẫn chỉ tập trung vào thị trường nội địa. Nghiên cứu trên cơ sở điều tra 130 doanh nghiệp nhỏ và vừa cho thấy các rào cản trong hoạt động xuất khẩu đó là: năng lực xuất khẩu, đặc biệt là vốn tài chính không đầy đủ và không ổn định, khác biệt về ngôn ngữ, công nghệ sản xuất, năng lực tìm kiếm thông tin và công nghệ thông tin, tiêu chuẩn của sản phẩm được sản xuất bởi SME, thủ tục nhập cảnh hạn chế vào quốc gia, đặc điểm thị trường xuất khẩu như luật/quy định kinh doanh phức tạp, sự thờ ơ của khách hàng với hàng hóa nước ngoài, giá cả bấp bênh trên thị trường xuất khẩu, sự cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu, và phức tạp trong thủ tục hành chính (hộ chiếu/visa) là những rào cản đáng kể nhất. Tương tự, các yếu tố bên trong được nghiên cứu chỉ ra, đó là: đặc biệt là không được công nhận dễ dàng đối với hàng hóa xuất khẩu, luật và thủ tục kinh doanh phức tạp, tài trợ thương mại không hợp lý cho các doanh nghiệp


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

vừa và nhỏ và các loại thuế đánh vào sản xuất và xuất khẩu cao hơn cũng là nguyên nhân tạo ra những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu. Nhìn chung, đối với DNVVN thì thị trường xuất khẩu là rào cản quan trọng nhất, tiếp theo là môi trường kinh doanh quốc gia và cuối cùng là năng lực xuất khẩu của các DNVVN.

Ngô Thị Mỹ (2016) trong Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam[33]. Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận về nông sản và xuất khẩu nông sản. Bằng việc làm rõ cơ sở để lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng thì luận án đã đi sâu phân tích ảnh hưởng các nhân tố (một cách độc lập) đến hoạt động xuất khẩu nông sản. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kim ngạch xuất khẩu nông sản nói chung, gạo và cà phê nói riêng của Việt Nam có xu hướng tăng trong giai đoạn 1997-2013. Số lượng một số nông sản chủ lực xuất khẩu nhiều song giá trị thu được không cao. Chất lượng nông sản của Việt Nam đang từng bước được cải thiện tuy nhiên vẫn còn thấp hơn nhiều so với các đối thủ. Vì vậy, nông sản Việt Nam thường gặp nhiều khó khăn trước các rào cản thương mại tại thị trường nhập khẩu.... Việc sử dụng mô hình trọng lực chỉ ra 11 nhân tố tác động đến KNXK nông sản nói chung, gạo và cà phê nói riêng của Việt Nam bao gồm: (i) GDP của Việt Nam, (ii) GDP nước xuất khẩu,

Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc - 6

(iii) dân số của hai quốc gia, (iv) diện tích đất nông nghiệp của hai quốc gia, (v) lạm phát ở Việt Nam, (vi) khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia, (vii) khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế của hai quốc gia, (viii) tỷ giá hối đoái, (ix) độ mở nền kinh tế của Việt Nam, (x) Việt Nam là thành viên hay chưa là thành viên của WTO,

(xi) Việt Nam và quốc gia xuất khẩu cùng hay không cùng là thành viên của APEC. Kết quả phân tích đã chỉ ra các nhân tố tác động tích cực, các nhân tố tác động tiêu cực đồng thời kết quả cũng cho thấy xu hướng tác động của các nhân tố khá phù hợp với kỳ vọng mà các giả thuyết đã đưa ra.

Trần Thị Bạch Yến và Trương Thị Thanh Thảo (2017) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường ASEAN: kết quả phân tích bằng mô hình trọng lực” [67]. Bài viết sử dụng mô hình trọng lực để phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường ASEAN trong giai đoạn 2000-2015. Thông qua kết quả nghiên cứu từ mô hình, nhóm tác giả đã chỉ ra được các yếu tố Tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam (GDP), Khoảng cách địa


lý, Lạm phát của Việt Nam, Diện tích đất trồng lúa của Việt Nam có ảnh hưởng tích cực, cùng chiều đến giá trị kim ngạch gạo xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Trái lại, các yếu tố khoảng cách kinh tế thì có tác động ngược chiều với giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2000-2015. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường ASEAN trong thời gian tới.

Đỗ Thị Hoà Nhã (2017), với nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến nông sản xuất khẩu vào thị trường EU – Cách tiếp cận từ mô hình trọng lực” [34]. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng mô hình trọng lực và các dữ liệu trong giai đoạn từ năm 2005 – 2017 để đưa ra những phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản vào thị trường EU. Mô hình nghiên cứu đã lượng hoá các tác động của các yếu tố: GDP bình quân đầu người, dân số, khoảng cách địa lý, khoảng cách công nghệ, chất lượng thể chế và việc gia nhập WTO, các mặt hàng được nghiên cứu gồm có: cà phê, hồ tiêu và trái cây. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, (i) các yếu tố: GDP bình quân đầu người, dân số, chất lượng thể chế và việc gia nhập WTO tác động cùng chiều tới kim ngạch XK; (ii) các yếu tố: khoảng cách địa lý, khoảng cách công nghệ tác động ngược chiều tới kim ngạch XK. Từ kết quả rút ra từ phân tích định lượng, kết hợp với phân tích định tính, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát huy yếu tố tích cực, hạn chế yếu tố tiêu cực, từ đó đẩy mạnh XK nông sản của nước ta vào thị trường EU trong những năm tiếp theo.

Chabowski và cộng sự (2018), với nghiên cứu “An Assessment of the Exporting Literature: Using Theory and Data to Identify Future Research Directions” [81]. Trong nghiên cứu này các tác giả đã chỉ ra các tác động tiềm năng đối với quản lý xuất khẩu và chính sách công liên quan đến xuất khẩu có thể được rút ra từ các phát hiện của nghiên cứu này. Ba vấn đề nổi bật trong nghiên cứu xuất khẩu được rút ra, đó là: (1) thông tin, kiến thức và tri thức; (2) cấu trúc nguồn lực, văn hóa tổ chức, định hướng thị trường và chiến lược; và (3) mạng lưới và các mối quan hệ giữa các tổ chức.

Cao Minh Trí và Nguyễn Lưu Ly Na (2018), với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu thuỷ sản của doanh nghiệp Việt Nam” [59]. Nghiên cứu đã đưa ra nhận định, các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra nhiều


nhân tố nhưng lại thiếu sự nhất quán, liên kết thậm chí là mâu thuẫn. Dựa trên cơ sở lý thuyết, nghiên cứu này xác định, kiểm định, đo lường và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam bằng cách kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Các nhân tố đó là đặc điểm doanh nghiệp, đặc điểm môi trường, cam kết quốc tế, kinh nghiệm quốc tế và mối quan hệ kinh doanh. Chiến lược Marketing-Mix cũng được xem là nhân tố trung gian tác động đến hiệu quả xuất khẩu. Bên cạnh đó, giả thuyết nhân tố cam kết quốc tế và kinh nghiệm quốc tế được vài nghiên cứu trước đây khẳng định ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả xuất khẩu bị bác bỏ trong nghiên cứu này. Trong các giả thuyết được chấp nhận, có thể thấy các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu với mức độ khác nhau, trong đó nhân tố mối quan hệ kinh doanh ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu và chiến lược Marketing là mạnh nhất. Bài nghiên cứu này cũng loại bỏ đi giả thuyết cam kết quốc tế và kinh nghiệm quốc tế có ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu.. Nhóm tác giả chỉ ra rằng kinh nghiệm xuất khẩu ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả xuất khẩu ở mức kinh nghiệm thấp và cao, ảnh hưởng tiêu cực ở mức kinh nghiệm trung bình, phụ thuộc vào nhân tố thời gian tham gia xuất khẩu.

Nguyễn Viết Bằng và Lê Tấn Bửu (2018), với nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản tại vùng đồng bằng sông Cửu Long” [10]. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định và đo lường những yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận nhóm cùng 10 nhà quản lý doanh nghiệp, nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 187 nhà quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Nghiên cứu cho thấy kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản chịu tác động trực tiếp bởi 7 yếu tố: chiến lược marketing xuất khẩu, đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp, đặc điểm ngành, đặc điểm quản lý, đặc điểm thị trường trong nước, đặc điểm thị trường nước ngoài và rào cản xuất khẩu.

Phạm Ngọc Ý (2019), với nghiên cứu “Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp tác động đến kết quả xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam” [66]. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định và đo lường những yếu tố bên ngoài


doanh nghiệp ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả tại các tỉnh Nam Bộ và Lâm Đồng bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận tay đôi cùng 10 nhà quản lý doanh nghiệp, nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 186 nhà quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả. Phương pháp định lượng sử dụng công cụ phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, EFA, và hồi quy OLS để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Nghiên cứu cho thấy kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi 4 yếu tố bên ngoài doanh nghiệp: đặc điểm ngành, cường độ cạnh tranh, sự khác biệt môi trường và rào cản xuất khẩu.

Lê Tấn Bửu và Mai Xuân Đào (2020), với nghiên cứu “Tác động của nhận thức về động cơ xuất khẩu đến lựa chọn thị trường Asean + 3 để xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” [8]. Nghiên cứu này nhằm xác định nhận thức của các doanh nghiệp về tầm quan trọng của động cơ xuất khẩu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Asean + 3. Thông qua khảo sát 132 doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất khẩu nông sản ở thành phố Hồ Chí Minh, một số tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên, kết quả thể hiện nhận thức động cơ xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh hơn đến lựa chọn thị trường so với nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp. Qua những kết quả này, một số hàm ý chính sách đã được nhóm tác giả đề xuất cho nhà nước và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản lựa chọn xuất khẩu sang thị trường Asean + 3. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng còn một số hạn chế nhất định như mô hình nghiên cứu mới chỉ giải thích được 37,5% biến thiên của sự lựa chọn thị trường xuất khẩu, mẫu nghiên cứu chưa mang tính đại diện cũng như cần sử dụng các kỹ thuật cao hơn để kiểm định mô hình nghiên cứu.

Ngô Thị Ngọc Huyền và Nguyễn Viết Bằng (2020), với nghiên cứu “Mô hình các nhân tố tác động đến thành tựu xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu gạo và cà phê Việt Nam” [29]. Nghiên cứu đã xác định và đo lường các yếu tố tác động đến thành tựu xuất khẩu gạo và cà phê của doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các hàm ý quản trị giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và


cà phê gia tăng thành tựu xuất khẩu. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua 02 lần thảo luận nhóm cùng với các nhà quản lý/chủ doanh nghiệp: lần 01 được thực hiện cùng 10 nhà quản lý/chủ doanh nghiệp (05 doanh nghiệp xuất khẩu gạo và 05 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê) nhằm xác định các nhân tố tác động đến thành tựu xuất khẩu gạo và cà phê của doanh nghiệp Việt Nam, lần 02: được thực hiện cùng 10 nhà quản lý/chủ doanh nghiệp khác (05 doanh nghiệp xuất khẩu gạo và 05 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê) nhằm điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu (dựa trên kết quả nghiên cứu). Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phỏng vấn 232 nhà quản lý/chủ doanh nghiệp xuất khẩu gạo và cà phê tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: thứ nhất, thành tựu xuất khẩu chịu ảnh hưởng bởi: chiến lược marketing, đặc điểm quản lý, đặc điểm thị trường nước ngoài, đặc điểm thị trường trong nước, và rào cản xuất khẩu; Thứ hai, chiến lược marketing chịu ảnh hưởng bởi: đặc điểm quản lý, đặc điểm thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, bài viết có hạn chế nhất định: thứ nhất là chỉ nghiên cứu trên sản phẩm cà phê và gạo; và thứ hai là, thực hiện theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện.

1.4. NGHIÊN CỨU VỀ CÁC THƯỚC ĐO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

Trong số 144 bài nghiên cứu (Phụ lục 1), thước đo kết quả XK được đo lường theo 60 cách, có 23 cách đo lường khác nhau chỉ sử dụng một hoặc hai lần. Từ kết quả trên cho thấy mức độ đồng thuận thấp trong việc đo lường kết quả của hoạt động XK.

Trong số các thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động XK, có ba loại thước đo hiệu quả hoạt động xuất khẩu thường được các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều nhất đó là: các biện pháp tài chính, các biện pháp phi tài chính và các biện pháp tổng hợp hoặc chung chung Chen và cộng sự (2016) [89], Katsikeas và cộng sự (2000) [107], Zou và Stan (1998) [143]. Các thước đo tài chính thường được được sử dụng đó là lợi nhuận XK (67 nghiên cứu), thị phần XK (61 nghiên cứu), kim ngạch XK (65 nghiên cứu). Các biện pháp phi kinh tế ít được sử dụng thường xuyên hơn, trong số đó, sự hài lòng với hoạt động XK (59 nghiên cứu) và đạt được mục tiêu XK (31 nghiên cứu) được sử dụng tương đối thường xuyên để đánh giá hiệu suất XK. Đáng


chú ý, có 73/144 nghiên cứu trong số các tài liệu được xem xét chỉ sử dụng một chỉ số duy nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động XK. Tuy nhiên, trong giai đoạn gần đây số lượng nghiên cứu sử dụng nhiều thước đo để đánh giá hiệu quả hoạt động XK tăng lên đáng kể cả về số nghiên cứu và số thước đo trên mỗi nghiên cứu. Hoạt động XK là một vấn đề phản ánh nhiều mặt, do vậy việc sử dụng nhiều phương pháp là quan trọng để nắm bắt các khía cạnh khác nhau của kết quả hoạt động này và nâng cao hiệu quả của các chỉ số.

Theo Katsikeas và cộng sự (2000) [107] với nghiên cứu “Firm-Level Export Performance Assessment: Review, Evaluation, and Development” kết quả hoạt động xuất khẩu được định nghĩa là cả kết quả của hoạt động xuất khẩu của một công ty, bao gồm cả kết quả cuối cùng của các nỗ lực tiếp thị của công ty và các hoạt động kinh doanh khác ở thị trường nước ngoài.

Cavusgil và Zou (1994) [80] “Marketing Strategy – Performance Relationship: An Investigation of the Empirical Link in Export Market Ventures” nhóm tác giả cho rằng kết quả của hoạt động xuất khẩu là mức độ mà một công ty đạt được các mục tiêu của mình trong việc xuất khẩu một sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

Theo phần tổng quan, doanh số xuất khẩu, lợi nhuận, thị phần và biện pháp chung là hai thước đo được sử dụng thường xuyên nhất. Trong nghiên cứu này thước đo tài chính được sử dụng, tập trung vào các chỉ số như: kim ngạch, lợi nhuận và thị phần được sử dụng.

Nghiên cứu sinh đã tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu theo các chủ đề liên quan đến đề tài luận án, cụ thể: (i) nghiên cứu về xuất khẩu nông sản của Việt Nam; (ii) Nghiên cứu về tình hình xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam và Trung Quốc; (iii) Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp; (iv) Nghiên cứu liên quan đến kết quả xuất khẩu. Từ đó, rút ra một số kết quả đạt được từ tình hình nghiên cứu:

- Về lý luận: trên cơ sở tổng hợp các tài liệu nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã xác định được cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, đây là tiền đề cơ bản kế thừa để hình thành

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí