Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Về Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Hoạt Động Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp Xkns Việt Nam Sang Thị Trường Trung Quốc.


dễ hiểu không, cần bổ sung hoặc loại bỏ những câu hỏi, nội dung nào. Phiếu điều tra hoàn chỉnh sau khi tư vấn chuyên gia và khảo sát thử mới được sử dụng để điều tra trên diện rộng.

Nội dung chi tiết của phiếu điều tra hoàn chỉnh được đính kèm trong phụ lục số 05 của luận án.

(iv) Tiêu chí chọn mẫu điều tra và quy mô mẫu

Đối tượng doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Tiêu chí chọn mẫu: là các doanh nghiệp của Việt Nam có tham gia hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc, mẫu nghiên cứu được sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với cách thức chọn mẫu thuận tiện.

Quy mô mẫu: đảm bảo cỡ mẫu n = 5m, với m = 29 Anderson và Gerbing (1988) [70]. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố.

Đối tượng người tiêu dùng tại thị trường Trung Quốc:

Tiêu chí chọn mẫu: là người tiêu dùng tại thị trường Trung Quốc trên địa bàn Nam Ninh, Quảng Châu, Côn Minh, Thượng Hải, Hàng Châu, Bắc Kinh. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo hình thức ngẫu nhiên.

Quy mô mẫu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

(v) Gửi phiếu điều tra và phản hồi

Đối tượng doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam: tổng số phiếu phát ra là 530, số phiếu thu hồi là 315. Sau khi phân tích và kiểm tra, có 8 phiếu bị loại do điền thiếu thông tin hoặc chỉ ghi 1 mức độ đánh giá cho tất cả các phát biểu. Do đó thông qua phương pháp này thu được 307 mẫu hợp lệ.

Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc - 4

Đối tượng người tiêu dùng tại thị trường Trung Quốc: nghiên cứu sinh tận dụng thời gian có các chuyến công tác và học tập ngắn ngày tại Trung Quốc tiến hành phỏng vấn tại các siêu thị lớn của Trung Quốc ở các thành phố đã đến. Số phiếu phát ra 120, số phiếu thu về 98, sau khi phân tích và kiểm tra có 82 phiếu hợp lệ dùng để phân tích.

4.5. Phương pháp phân tích số liệu

* Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp định tính như tổng hợp, phân tích, so sánh cũng được nghiên cứu sinh sử dụng trong luận án của mình. Các phương pháp này sử dụng để diễn giải những số liệu thống kê về thực trạng vấn đề nghiên cứu, so sánh giữa thực tế và


cơ sở luận để xác định xem các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XKNS của DN ở mức độ nào. Kết quả nghiên cứu định tính được đối chiếu với mô hình nghiên cứu, luận giải kết quả trong mô hình cũng như bổ trợ cho kết quả nghiên cứu định lượng.

* Phân tích định lượng

Dữ liệu định lượng trong nghiên cứu này là dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp khảo sát thông qua bảng hỏi. Khi tiến hành nghiên cứu định lượng, sau khi thu thập được đủ số lượng phiếu theo yêu cầu và kết thúc thời hạn dành cho khảo sát, tác giả đã tiến hành ghi số phiếu theo thứ tự từ 01 đến số phiếu cuối cùng, loại đi những phiếu vì thiếu nhiều thông tin quan trọng, sau đó nhập dữ liệu bằng excel.

Bộ dữ liệu này được xử lý và làm sạch nhằm phát hiện các dữ liệu bị thiếu, các dữ liệu là kết quả phản hồi bất hợp tác trong các phiếu. Quá trình xử lý và làm sạch dữ liệu (data screening) được tác giả thực hiện bằng cách kiểm tra từng quan sát (case screening), cụ thể là kiểm tra dữ liệu thiếu (missing data), kiểm tra phản hồi bất họp tác (unengaged responses) và tìm giá trị ngoại lai (outliers).

Tiếp theo tác giả kiểm tra các biến (variable screening) để tìm dữ liệu thiếu (missing data) của mỗi chỉ báo và kiểm tra Skewness & Kurtosis của từng biến. Sau đó, bộ dữ liệu được sử dụng để đánh giá độ tin cậy Cronbach’s a và phân tích nhân tố khám phá (EFA) bằng công cụ SPSS phiên bản 20. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s a. Trong nghiên cứu này, để đảm bảo độ tin cậy của các thang đo, các thang đo có hệ số Cronbach’s a từ 0,7 trở lên được giữ lại mô hình nghiên cứu để tiếp tục sử dụng cho các phân tích tiếp theo. Tuy nhiên, vì hệ số Cronbach’s a chỉ cho biết các chỉ báo có phù hợp để đo lường một biến số hay không, do đó cần sử dụng thêm hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) để sàng lọc các chỉ báo ít tương quan với các chỉ báo khác trong cùng một thang đo. Hệ số tương quan biến tổng cho biết hệ số tương quan của một chỉ báo với điểm trung bình của các chỉ báo khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của chỉ báo này với các chỉ báo khác trong thang đo càng cao. Do vậy, các thang đo được giữ lại trong nghiên cứu này có hệ số Cronbach’s a từ 0,7 trở lên và các chỉ báo có hệ số tương quan biến tổng >0,3 trong thang đo .

Sau khi đánh giá độ tin cậy, thang đo các biến được kiểm định về giá trị hội tụ và giá trị phân biệt theo phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để đánh


giá mức độ hội tụ của từng bộ biến quan sát về biến khái niệm mà thang đo đó đo lường, cũng như mối quan hệ tương quan ương các bộ biến quan sát đó. Giá trị của thang đo được phản ánh thông qua hệ số tải (factor loading). Phương pháp trích nhân tố được sử dụng là Principal Axis Factoring kết họp với phép xoay Promax, giá trị điểm dừng trích Eigen >1. Chỉ có các biến quan sát có hệ số tải >0,5 được chọn để bảo đảm mức ý nghĩa thực tiễn của các thang đo. Những biến quan sát có hệ số tải <0,5 hoặc có vấn đề Heywood Case (hệ số tải >1) đều sẽ bị loại khỏi thang đo. Những thang đo đạt giá trị hội tụ tốt (tất cả hệ số tải của các biến quan sát đều tải cao trên cùng một khái niệm) và giá trị phân biệt tốt (không có giá trị khác biệt đáng kể của hệ số tải của một biến quan sát trên các khái niệm khác) được giữ lại trong mô hình để phân tích.

Để đánh giá tính đầy đủ và thích họp của mô hình, tiến hành phân tích hệ số KMO và đánh giá các nhân tố chung (communalities) thông qua hệ số trích (extraction), đồng thời tiến hành kiểm định Bartlett để đánh giá mức độ tương quan của các biến quan sát trong tổng thể. Mô hình được coi là đạt được tính đầy đủ (adequacy) và thích họp nếu có hệ số KMO > 0,7, tất cả các biến quan sát đều có hệ số trích (extraction) >0, đồng thời các biến có tương quan với nhau trong tổng thể nếu kết quả kiểm định Bartlett cho thấy Sig.<0,05 ở khoảng tin cậy 95%. Sau khi phân tích phương sai tổng được giải thích (total variance explained), tất cả các nhân tố được trích ra phù họp với mô hình nghiên cứu và cần phải giải thích được >50% biến thiên của các biến quan sát. Tiếp tục phân tích ma trận tương quan nhân tố (Factor Correlation Matrix) bằng phương pháp trích Principal Axis Factoring và phép xoay Promax, các bộ biến quan sát được coi là không tương quan với nhau nếu các hệ số tương quan giữa các nhân tố đều <0,7.

Việc lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp mô hình phương trình cấu trúc (SEM), với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS phiên bản 20 và AMOS phiên bản 20; Excel 2017 và một số công cụ khác (như Stats Tools Package, danielsoper’s Post-Hoc). Trước hết, tiến hành phân tích nhân tố khẳng định (CFA) bằng công cụ AMOS 20 với dữ liệu sau khi đã thực hiện phân tích EFA. Để kiểm tra mức độ phù họp của mô hình (Model Fit), sử dụng các chi số CFI, GFI, TLI, PCLOSE, RMSEA, CMIN, df và CMIN/df. Mô hình được coi là phù hợp nếu CFI>0,9, GFI>0,9, TLI>0,9, PCLOSE>0,05,


RMSEA<0,05, CMIN/df<2. Để đạt được các ngưỡng yêu cầu trên, có thể điều chỉnh mô hình bằng cách hiệp phương sai giữa các phần dư (hiệp phương sai các cặp e có chỉ số điều chỉnh MI cao).

Trước khi thiết lập mô hình phương trình cấu trúc, tiến hành kiểm tra độ tin cậy tổng họp cũng như giá trị (hội tụ và phân biệt) của mô hình được coi là phù hợp. Mô hình được coi là có độ tin cậy tốt nếu giá trị độ tin cậy tổng họp CR (composite reliability) của tất cả các nhân tố đều >0,7. Mô hình được coi là đạt giá trị hội tụ (convergent validity) nếu tất cả các giá trị AVE của mỗi nhân tố đều > giá trị MSV tương ứng và AVE của tất cả các nhân tố đều >0,5; đồng thời mô hình được coi là đạt giá trị phân biệt (discriminant validity) nếu tất cả các giá trị căn bậc 2 của mỗi nhân tố đều lớn hơn hệ số tương quan với các nhân tố khác. Sau khi phân tích độ tin cậy tổng họp và giá trị của mô hình, tiến hành kiểm định các giả thuyết đa biến (multivariate assumptions), cụ thể là xác định các giá trị ngoại lai (outlier), giá trị gây ảnh hưởng (influential record respondent) và kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến (multicolonearity). Trên biểu đồ tán xạ (Scatter/Dot), nếu tất cả các quan sát khác biệt đều có hệ số Cook’s <1 thì mô hình được coi là không có giá trị ngoại lai gây ảnh hưởng đáng kể tới hệ số ước lượng và các mối quan hệ giữa các biến trong mô hình. Mô hình được coi là không có hiện tượng đa cộng tuyến nếu các hệ số chấp nhận (tolerance) của các biến độc lập đều >0,1, đồng thời các hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập nói trên đều <2.

Sau khi phân tích độ tin cậy tổng hợp và giá trị của mô hình, kiểm đinh các giả thuyết đa biến, tiến hành thiết lập mô hình SEM chuẩn hóa và kiểm tra lại các ngưỡng chỉ số phản ánh mức độ phù hợp của mô hình. Để đánh giá ảnh hưởng của các biến độc lập tới biến phụ thuộc, tiến hành xem xét ước lượng các hệ số hồi quy (regression weight). Với mẫu đã khảo sát, ở khoảng tin cậy 95%, nếu kết quả ước lượng các hệ số hồi quy cho thấy P-value của mối quan hệ giữa một biến độc lập với biến phụ thuộc <0,05 thì ảnh hưởng của biến độc lập đó tới biến phụ thuộc được coi là có ý nghĩa thống kê. Nếu hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa tương ứng với ảnh hưởng đó >0 có nghĩa là biến độc lập nói trên ảnh hưởng thuận chiều tới biến phụ thuộc. Mức độ ảnh hưởng của biến độc lập tới biến phụ thuộc được thể hiện thông qua hệ số hồi quy chuẩn hóa, trong đó trị tuyệt đối của hệ số hồi quy chuẩn


hóa cao nhất cho biết ảnh hưởng của biến độc lập tương ứng là mạnh nhất tới biến phụ thuộc.

Để đánh giá độ tin cậy của các ước lượng và khẳng định mô hình nghiên cứu, tiến hành kiểm định Bootstrap bằng cách chọn ra 2.000 mẫu bootstrap khác từ mẫu ban đầu gồm 307 quan sát, từ đó xác định trung bình của các ước lượng (các trọng số hồi quy); hiệu số giữa trung bình các ước lượng từ bootstrap và các ước lượng ban đầu là độ chệch (Bias); trị tuyệt đối các độ chệch này càng nhỏ, càng không có ý nghĩa thống kê càng tốt . Nếu giá trị tới hạn C.R (bằng giá trị Bias chia SE-Bias) của các nhân tố đều có trị tuyệt đối nhỏ so với 2 thì độ chệch là rất nhỏ, không có ý nghĩa thống kê ở khoảng tin cậy 95%, nghĩa là các ước lượng của mô hình có thể tin cậy được. Tiến hành kiểm định Post-Hoc bằng công cụ tính toán hiệu lực thống kê (http://www.danielsoper.com/statcalc/calculator.aspx7icN9), nếu hệ số hiệu lực thống kê được quan sát (Observed Statistical Power) của biến phụ thuộc

=1,0 nghĩa là nếu có tồn tại các ảnh hưởng có ý nghĩa (với khoảng tin cậy 95%) giữa các biến thì chắc chắn có 100% cơ hội tìm được ảnh hưởng đó về mặt thống kê, có thể khẳng định mô hình nghiên cứu là đáng tin cậy.

Cụ thể gồm các bước như sau:

- Bước 1: Xây dựng thang đo với từng nhóm yếu tố và sự thành công của dự án PPP theo thang điểm Likert căn cứ trên tổng quan các nghiên cứu và/hoặc điều tra khảo sát.

- Bước 2: Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Alpha được phát triển bởi Cronbach (1951) nhằm đo lường tính nhất quán nội tại (internal consistency) của các biến trong cùng một nhóm. Theo đó, hệ số Cronbach’s có thể được dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo và loại các biến không phù hợp ra khỏi mô hình.

- Bước 3: Phân tích nhân tố khám phá (exploratory factor analysis – EFA) nhằm đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của từng biến trong các nhóm nhân tố.

- Bước 4: Phân tích yếu tố khẳng định (confirmatory factor analysis - CFA) nhằm kiểm định tính đại diện của các biến quan sát (measured variables) đối với các nhân tố (constructs).


- Bước 5: Kiểm định giả thuyết và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động xuất khẩu và sự gắn kết bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (structural equation modelling - SEM).

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Ý nghĩa về khoa học: Đề tài được nghiên cứu sẽ góp một phần vào việc xây dựng khung lý luận về nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động XK của doanh nghiệp XK; đóng góp nhất định cho nghiên cứu khoa học về hoạt động XK của DN nói chung và hoạt động XK của DN XKNS nói riêng.

Xây dựng được mô hình và phân tích định lượng về mối quan hệ giữa định hướng chiến lược XK, đặc điểm DN, đặc điểm quản lý, thị trường XK, thị trường trong nước với hoạt động XK của DN XKNS.

Ý nghĩa về thực tiễn: Nghiên cứu cung cấp bộ số liệu phong phú về hiện trạng XKNS của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Trong nghiên cứu cũng đề xuất hệ thống các chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà hoạt định chính sách, các nhà nghiên cứu và các DN XK.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài các phần như lời cam đoan, mục lục, danh mục bảng và hình, danh mục từ viết tắt, danh mục thuật ngữ sử dụng, phần mở đầu, phần tổng quan nghiên cứu, kết luận chung, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được kết cấu thành 4 chương.

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Chương 2: Cơ sở lý luận về nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

Chương 3: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Chương 4: Kết luận và kiến nghị đối với nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của DN XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.


Chương 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC


1.1. NGHIÊN CỨU VỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM

Xuất khẩu là là phương thức kinh doanh phổ biến trên thị trường quốc tế, hệ số rủi ro thấp, đòi hỏi nguồn lực không cao, có tính linh hoạt cao Uner và cộng sự (2013) [139]. Xuất khẩu là hình thức hoạt động kinh tế lâu đời nhất Leonidou và cộng sự (2010) [115]. Nguồn gốc lý thuyết của xuất khẩu lần đầu tiên được đề cập bởi Adam Smith trong nghiên cứu “Nguồn gốc của sự giàu có” (1776) [72]; với lý thuyết lợi thế tuyệt đối, tiếp sau đó được phát triển bởi Richardo (1817) [132] với lý thuyết lợi thế so sánh, các yếu tố sản xuất sản của Ohlin (1933) và Heckesckler (1950) [102], hay vòng đời sản phẩm Vernon (1966) [140]. Những lý thuyết này cung cấp những hiểu biết hữu ích để giải thích các hoạt động thương mại quốc tế giữa các quốc gia và cung cấp cơ sở cho tư duy kinh doanh quốc tế Leonidou và cộng sự (2010) [115]. Nông sản vẫn luôn là ngành phát triển mũi nhọn của kinh tế Việt Nam, xuất khẩu nông sản là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm. Nghiên cứu về XKNS của Việt Nam hiện nay cũng đã được chú ý đến, nhưng nghiên cứu về XKNS của Việt Nam có:

Ngô Thị Tuyết Mai (2007) nghiên cứu về mức độ cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong giai đoạn 1996-2006 [32]. Tác giả đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích ngành sản phẩm, phương pháp phân tích kinh doanh nhằm phân tích các vấn đề lý luận, thực tiễn một cách có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu sau khi phân tích thực trạng sức cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như gạo, cà phê, chè, cao su… chỉ ra rằng Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển một số mặt hàng nông sản phục vụ cho xuất khẩu. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra năng lực cạnh tranh của ngành XKNS Việt Nam còn thấp do chất lượng sản phẩm chưa cao, chủng loại đơn điệu, mẫu mã chưa phong phú, từ đó đề ra 8 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Trong một nghiên cứu khác của Nguyễn Minh Sơn (2010) về thúc đẩy xuất


khẩu hàng nông sản của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2008 [44]. Tác giả sử dụng phương pháp: thống kê, phân tích tổng hợp đánh giá thực trạng và dự báo về tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến năm 2020. Nghiên cứu đã hệ thống một số vấn đề lý luận chung về xuất khẩu nông sản cũng như đánh giá thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam, nêu rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển sản xuất và xuất khẩu nông sản. Nghiên cứu cũng đề xuất mốt số quan điểm, mục tiêu, phương hướng và kiến nghị giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Tác giả Đinh Văn Thành (2010) với nghiên cứu Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam [55], đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước về đã phân tích, đánh giá thực trạng năng lực tham gia của hàng nông sản Việt Nam vào chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu cũng như đi sâu phân tích, đánh giá cụ thể năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của 09 mặt hàng nông sản Việt Nam.

Thông qua nghiên cứu, đề tài đã rút ra những thuận lợi và khó khăn cơ bản trong tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của hàng nông sản Việt Nam để làm cơ sở xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao năng lực tham gia của hàng nông sản Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đề tài đề xuất 04 nhóm giải pháp chung và 04 nhóm giải pháp cụ thể cho mỗi mặt hàng nghiên cứu.

Về mặt kết quả, đề tài đã hệ thống hóa, luận giải và bổ sung nhận thức về chuỗi giá trị toàn cầu hàng nông sản; những đặc điểm của chuỗi giá trị hàng nông sản; các mô hình chuỗi giá trị hàng nông sản, các điều kiện tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; nội hàm và các tiêu chí xác định năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, xây dựng một khung phân tích chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu làm cơ sở lý thuyết để phân tích các chuỗi giá trị hàng nông sản cụ thể cũng như nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc nâng cao năng lực tham gia vào chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu.

Vũ Thanh Hương và cộng sự (2011), đã đánh giá về cơ hội XKNS Việt Nam sang thị trường các nước vùng vịnh, nghiên cứu dựa trên các lý thuyết về xuất khẩu, cụ thể hơn nữa là những số liệu thực tế về hoạt động xuất khẩu gạo từ góc nhìn của các nước nhập khẩu vùng vịnh và quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước vùng vịnh với Việt Nam và thế giới. Bài viết đã phân tích thực trạng XKNS của Việt Nam sang

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023