Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Hoạt Động Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản


quốc tế. DN XKNS với vai trò điều phối của mình sẽ điều hành các dòng vận động của hàng hóa, thông tin trong hoạt động XK bằng cách sử dụng nguồn lực chung từ các thành viên trên cơ sở đồng nhất hóa các dòng chảy và sự san sẻ, bố trí khoa học các phương tiện hỗ trợ. Vai trò này sẽ được thực hiện trên cơ sở tôn trọng yêu cầu của nhà sản xuất, nhà NK trên nguyên tắc hài hòa lợi ích của các bên tham gia. Vì vậy, trong bối cảnh cạnh tranh cùng phát triển giữa các DN trong chuỗi tiêu thụ thì các DN XKNS cần phải phát huy tối đa vai trò của mình thông qua các dịch vụ chuyên nghiệp và có chất lượng hơn.

2.2. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

Từ các nghiên cứu của Madsen (1987) [117], Aaby và Slater (1989) [68], Zou và Stan (1998) [143], Katsikeas và cộng sự (2000) [107], Sousa và cộng sự (2008) [135] các nhân tố quyết định hoạt động XK được nghiên cứu gồm các nhân tố bên trong như đặc thù của doanh nghiệp và nhân tố bên ngoài là môi trường. Sự phân chia bên trong và bên ngoài tương ứng với hai cách tiếp cận lý thuyết, làm nền tảng cho hầu hết các nghiên cứu về hoạt động XK - quan điểm dựa trên nguồn lực của DN (RBV) hay còn gọi lý thuyết nguồn lực và lý thuyết dự phòng. Các nhân tố quyết định bên trong được chứng minh bằng lý thuyết dựa trên nguồn lực, trong khi các nhân tố quyết định bên ngoài được hỗ trợ bởi lý thuyết dự phòng. Theo bài nghiên cứu của Conner và Prahalad (1996) [82], lý thuyết dựa trên nguồn lực tập trung vào cách tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững được tạo ra bởi nguồn lực duy nhất ở cốt lõi của DN. Công trình đầu tiên của Penrose (1959) [123] đã định nghĩa một DN là một tập hợp các nguồn lực vật chất và con người và chỉ ra sự không đồng nhất của các nguồn lực này giữa các DN. Nghiên cứu của Makadok (2001)

[118] giải thích các biến trong hoạt động của DN dựa trên sự không đồng nhất của nguồn lực và khả năng của các DN khác nhau. Quan điểm dựa trên nguồn lực giải quyết câu hỏi tại sao DN này có được kết quả tốt hơn so với các DN khác trong cùng thị trường. Ngoài ra, thông qua nghiên cứu của Zou và Stan (1998)[143], ta thấy mô hình dựa trên nguồn lực chứng minh rằng hoạt động XK của DN dựa trên các hoạt động ở cấp độ DN như quy mô, kinh nghiệm và năng lực của DN.

Còn lý thuyết dự phòng cho thấy các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến


chiến lược và hoạt động XK của DN. Các đặc điểm khác nhau của DN ảnh hưởng đến hoạt động XK phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể của DN. Theo Cavusgil và Zou (1994) [80] lý thuyết này bắt nguồn từ cấu trúc hoạt động của DN và dựa trên hai cơ sở: (1) DN phụ thuộc vào môi trường để lấy nguồn lực, Pfeffer và Salancik (1978) [126]; và (2) các DN có thể quản lý sự phụ thuộc này bằng cách phát triển và duy trì các chiến lược phù hợp Hofer và Schendel (1978) [99]. Do đó, trong lý thuyết dự phòng, XK được coi là một phản ứng chiến lược của DN đối với sự tương tác giữa các nhân tố bên trong cũng như bên ngoài Robertson và Chetty (2000) [133], Yeoh (2004) [142].


Hoạt động

xuất khẩu

Học thuyết nguồn lực (BRV)

Lý do lựa chọn hai học thuyết nguồn lực và lý thuyết dự phòng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam



Nhân

tố

bên


trong




Nhân

tố

bên


ngoài



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc - 8


Lý thuyết dự phòng ( CoT)

Hình 2.1. Lý thuyết về nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

2.2.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Các nhân tố liên quan đến chiến lược tiếp thị XK của DN đã được sử dụng rộng rãi như một nhân tố quyết định đến kết quả của hoạt động XK. Theo nghiên cứu thì đó là sự tự do hóa thương mại; sức cạnh tranh ngày càng tăng trong các nền kinh tế thế giới và những khó khăn về hoạt động mà các nhà XK gặp phải Leonidou và cộng sự (2004) [114]. Nhân tố được nghiên cứu nhiều nhất là tiếp thị và sản phẩm, tiếp theo là giá cả, khuyến mãi và phân phối. Các nhân tố như quy mô của DN, kinh nghiệm quốc tế của DN và khả năng và năng lực của DN (ví dụ như cam kết nguồn lực, quan hệ khách hàng, tính độc đáo của sản phẩm, chất lượng sản phẩm, sự nhanh chóng và linh hoạt để đáp ứng với thay đổi của thị trường) của DN


cũng được sử dụng rộng rãi như là nhân tố quyết định kết quả hoạt động XK. Nhìn chung, những phát hiện này phù hợp với những đánh giá trước đó, Aaby và Slater (1989) [68], Zou và Stan (1998) [143].

Một nhân tố quan trong khác được đề cập đến bởi Cadogan và các cộng sự (2002) [84] là định hướng thị trường. Thuật ngữ thị trường (hoặc tiếp thị) được định nghĩa là "văn hóa tổ chức tạo ra các hành vi cần thiết và hiệu quả nhất để tạo ra giá trị vượt trội cho người mua và do đó đạt được hiệu quả vượt trội cho DN. Do đó, các DN định hướng thị trường là những DN thu thập thông tin về thị trường DN hoạt động (ví dụ như nhu cầu của khách hàng), phổ biến thông tin này và sau đó hành động để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của các bên liên quan khác nhau tốt hơn, Cadogan và các cộng sự (2002) [84]. Theo Ellis (2007) [92] hai hướng nghiên cứu định hướng thị trường có thể được xác định trong bối cảnh XK. Hướng đầu tiên là mối liên hệ giữa định hướng và hoạt động thị trường tổng thể. Hướng thứ hai là mối liên hệ giữa định hướng thị trường và kết quả hoạt động XK Rose và Shoham (2002) [129]. Cuối cùng, một nhóm các nhà nghiên cứu thứ tìm được nhân tố quan trọng trong việc phát triển thị trường là thông tin, Akyol và Akehurst (2003) [69]. Do đó, hoạt động định hướng thị trường XK được định nghĩa là (a) việc tìm được thông tin có giá trị phù hợp với hoạt động XK của DN (b) phổ biến thông tin này cho những người ra quyết định phù hợp và (c) thiết kế và thực hiện các phản hồi hướng tới khách hàng XK, đối thủ XK và thị trường XK Cadogan và cộng sự (2018) [79].

Cùng với đặc điểm của DN, đặc điểm quản lý cũng là nhân tố quan trọng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng quản lý là nhân tố quan trọng cho sự khởi đầu, phát triển, duy trì và thành công của hoạt động XK Leonidou và các cộng sự (2010) [115]. Do đó, yếu tố quản lý được nghiên cứu trọng tâm của nhiều bài viết. Nội dung của quản lý ảnh hưởng đến hoạt động XK gồm: cam kết và hỗ trợ XK; giáo dục; kinh nghiệm quốc tế; và sự đổi mới sáng tạo. Cam kết và hỗ trợ XK là nhân tố được đánh giá quan trọng nhất đối với hiệu quả kinh doanh thành công trên thị trường quốc tế. Kết quả này phù hợp với các đánh giá trước đó Zou và Stan (1998) [143], Cavusgil và Zou (1994) [80], Madsen (1987) [117].


2.2.1.1. Đặc điểm doanh nghiệp

Theo học thuyết nguồn lực, đặc điểm doanh nghiệp được đề cập đến ở đây trước hết là về quy mô của doanh nghiệp. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa quy mô của doanh nghiệp và hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp được sử dụng như một chỉ số thay thế về nguồn lực sẵn có. Những nguồn lực này ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược và hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp lớn hơn sở hữu nguồn lực tài chính dồi dào và nhân lực đầy đủ sẽ đảm bảo được năng lực sản xuất, giảm mức độ rủi ro tại thị trường nước ngoài tạo điều kiện thúc đẩy XK và dễ dàng đạt được thành công hơn. Trong khi đó, các DN có quy mô nhỏ được tiếp cận với ít nguồn lực hơn dẫn đến khó khăn hơn về mọi mặt.

Thời gian hoạt động của DN trên thị trường quốc tế cũng là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động XK của DN. Một điều hiển nhiên là một DN có kinh nghiệm dày dạn trong lĩnh vực hoạt động XK sẽ có nhiều phương thức ứng phó linh hoạt đối với sự biến đổi của thị trường XK so với một DN mới thành lập. Lời giải thích cho mối quan hệ tiêu cực giữa kinh nghiệm quốc tế và doanh thu là các DN trẻ buộc phải chi ra những khoản chi phí nhiều hơn cho việc tìm kiếm thị phần trong và ngoài nước. Kinh nghiệm quốc tế của DN cũng là một trong những nhân tố chính quyết định hoạt động XK. Nhiều quyết định XK đưa ra phải chịu kết quả không như mong muốn xuất phát từ việc thiếu kiến thức về thị trường nước ngoài. Điều này thể hiện rất rõ khi đại dịch Covid-19 xảy ra, hàng loạt các DN lao đao phá sản khi các nước đóng cửa biên giới, hàng hóa không thể lưu thông.

Một đặc điểm quan trọng khác là năng lực tài chính của DN: Thể hiện qua quy mô vốn hiện có và khả năng huy động vốn của DN. Năng lực tài chính có thể hạn chế hoặc mở rộng các khả năng khác của DN, vì vốn là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của DN. Đây là yếu tố quan ảnh hưởng đến việc quyết định mọi hoạt động sản xuất và xuất NK.

Rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng đặc điểm của DN có tương quan với hoạt động xuất khẩu Monteiro và cộng sự (2019) [119]. Năng lực của một DN được coi là nguồn lợi thế cạnh tranh bền vững theo các nghiên cứu của Porter


(1980) [124]. Do đó, các nhân tố năng lực của DN trong các nghiên cứu của Dean và các cộng sự (2000) [90], Moen (2008)[120], Lado và các cộng sự (2004)[112] được coi là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động XK. Contractor và cộng sự (2005) [83] cho rằng việc đặc điểm của DN bao gồm việc sở hữu các năng lực như kỹ năng phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật/dịch vụ hậu mãi, chi phí/giá (khả năng cạnh tranh) .

Cam kết nguồn lực và kiến thức thị trường cũng là những năng lực quan trọng có ảnh hưởng đến hoạt động XK của DN theo Haahti và các cộng sự (2005) [101], O’Cass và Julian (2003)[128]. Theo đó kiến thức được coi là một trong những tài sản có giá trị và có ý nghĩa nhất. Tuy nhiên kỹ năng và nguồn lực của DN để XK cũng là những nhân tố dự báo về hoạt động XK Katsikeas và cộng sự (2000) [107]. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa quy mô của DN và hoạt động XK. Trong nghiên cứu này cũng chỉ ra sự đồng thuận trong các nghiên cứu liên quốc gia rằng các DN lớn thường sở hữu nhiều tài chính và nhân lực cũng như năng lực sản xuất, đạt được quy mô kinh tế cao hơn.

Kinh nghiệm quốc tế của DN cũng là một trong những nhân tố chính quyết định hoạt động XK. Nhiều quyết định XK đưa ra có kết quả không như mong muốn xuất phát từ việc thiếu kiến thức về thị trường nước ngoài. Kiến thức này có thể có được chủ yếu thông qua kinh nghiệm từ các hoạt động thực tế ở nước ngoài O'Cass và Julian ( 2003) [128] và Sousa và cộng sự (2008) [135]. Do đó, một DN có kinh nghiệm quốc tế, biết được sự khác biệt về điều kiện môi trường thì sẽ có nhiều khả năng lựa chọn thị trường hấp dẫn nhất và điều chỉnh chiến lược tiếp thị để đáp ứng nhu cầu cụ thể của các thị trường đó Cavusgil và Zou (1994)[94]. Ngược lại các DN trẻ buộc phải ra nước ngoài trong khi không có lợi thế chi phí và khả năng tiếp cận nguồn lực còn hạn chế ở thị trường nội địa. Do đó, các DN ít kinh nghiệm hơn có áp lực lớn hơn về hoạt động XK.

Đặc điểm và năng lực của công ty là nguồn gốc chính tạo nên lợi thế hoạt động của công ty và là trọng tâm cho sự tồn tại liên tục của công ty Chen và cộng sự (2016) [89]. Trong nghiên cứu này, quy mô, kinh nghiệm xuất khẩu, năng lực quốc tế của các doanh nghiệp được coi là các đặc điểm và năng lực liên quan đến các doanh nghiệp XKNS.


2.2.1.2. Đặc điểm quản lý

Trong các tài liệu về xuất khẩu, các đặc điểm quản lý, liên quan đến các thuộc tính quản lý, kinh nghiệm và cá nhân của những người ra quyết định Katsikeas và cộng sự (2000) [107], nằm trong nhóm các biến được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất Hasaballah và cộng sự (2019) [100]. Vai trò của các nguồn lực quản lý trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp đã được thừa nhận rõ ràng Haddoud và cộng sự (2018) [104]. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng quản lý là lực lượng chính đằng sau việc khởi xướng, phát triển, duy trì và thành công trong nỗ lực xuất khẩu của một công ty Sousa và cộng sự (2008) [135]. Trong khi kỹ năng của các nhà quản lý hàng đầu là yếu tố then chốt đối với hoạt động xuất khẩu yếu tố quản lý cũng rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Các nhà quản lý xuất khẩu đưa ra quyết định và phát triển các chiến lược để tăng cường và mở rộng thị trường nước ngoài, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty Chen và cộng sự (2016) [89]. Cách các nhà quản lý lựa chọn, thâm nhập và mở rộng thị trường nước ngoài, thiết kế chiến lược tiếp thị và giám sát hoạt động kinh doanh với khách hàng nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của một công ty Katsikeas và cộng sự (2000) [107].

Các yếu tố quản lý là kinh nghiệm, trình độ học vấn, hành vi và các đặc điểm khác của người ra quyết định trong công ty Katsikeas và cộng sự (2000) [107]. Trong nghiên cứu này, trình độ học vấn, sự đổi mới, cam kết xuất khẩu và kinh nghiệm làm việc được coi là sự phản ánh hợp lý của các kỹ năng quản lý; tất cả các biến này được giả thuyết là có ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu.

Năng lực quản lý của các nhà điều hành doanh nghiệp được tích lũy thông qua kinh nghiệm làm việc của người quản lý, cho phép họ trau dồi kỹ năng giám sát các chức năng kinh doanh đa dạng và tương tác với các thành phần khác nhau, đồng thời phát triển mối quan hệ với khách hàng tiềm năng Kim và Hemmert (2016)[110]. Giáo dục của các nhà quản lý rất quan trọng, vì nó nâng cao các kỹ năng kinh doanh, khả năng phân tích thông tin, cũng như các kỹ năng và khả năng nhận thức cần thiết cho việc ra quyết định chiến lược, đặc biệt là liên quan đến các


thị trường quốc tế khó tính Kotorri và Krasniqi (2018) [109]. Cam kết của nhà quản lý đối với thị trường xuất khẩu góp phần vào việc lập kế hoạch gia nhập thị trường đó một cách cẩn thận và phân bổ hiệu quả các nguồn lực quản lý và tài chính Cavusgil và Zou (1994) [80]. Sự đổi mới của nhà quản lý giúp nâng cấp chất lượng sản phẩm hoặc cung cấp các sản phẩm được phát triển riêng cho thị trường xuất khẩu Love và cộng sự (2016) [116].

Ngoài ra, các nghiên cứu của Katsikeas và cộng sự (2000) [107], Sousa và cộng sự (2008) [135], Chen và cộng sự (2016) [89], Haddoud và cộng sự (2018)

[104] cho thấy các đặc điểm quản lý liên quan tích cực đến hoạt động xuất khẩu.

2.2.1.3. Chiến lược marketing xuất khẩu

Trong số các nhân tố quyết định ảnh hưởng đến hoạt động XK, nhân tố chiến lược tiếp thị XK của DN được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Việc kết hợp các nguồn lực của DN, cùng với những cơ hội môi trường mang lại và hoạt động quản lý hiệu quả; sẽ tạo dựng được chiến lược DN ảnh hưởng lớn đến hoạt động XK Nguyễn Viết Bằng và Lê Tấn Bửu (2018)[10].

Hai nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XK của DN được nhà nghiên cứu Morgan và các cộng sự (2018) [121] nhắc đến đó là: Thứ nhất DN xác định cường độ cạnh tranh mà DN phải đối mặt thông qua đặc điểm cấu trúc của các thị trường XK. Thứ hai là khả năng của DN để đạt được và duy trì các lợi thế vị trí thông qua việc thực hiện hiệu quả chiến lược cạnh tranh theo kế hoạch. Do đó, một số lượng lớn các nghiên cứu đã khám phá tầm quan trọng của chiến lược tiếp thị XK đối với hoạt động XK, đặc biệt là mức độ các nhân tố của chương trình tiếp thị (sản phẩm, giá cả, khuyến mãi và phân phối) được chuẩn hóa hoặc điều chỉnh trên các thị trường. Tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu là không nhất quán và mâu thuẫn. Các nhà nghiên cứu cho rằng, tùy thuộc vào các ngành công nghiệp, một số DN (ví dụ: công nghiệp hóa học) có thể đạt được kết quả XK tốt hơn bằng cách theo đuổi chiến lược tiêu chuẩn hóa, trong khi các ngành khác (ví dụ như ngành công nghiệp kim loại) có thể đạt được kết quả tốt hơn sau chiến lược thích ứng. Quan điểm cho rằng không có chiến lược nào có thể hiệu quả trong mọi bối cảnh và là tiền đề cơ bản của lý thuyết dự phòng. Lý thuyết này cho rằng thành công XK phụ thuộc vào bối cảnh mà một DN đang hoạt động và hiệu quả đó phụ thuộc vào sự phù hợp của


các nhân tố dự phòng. Định hướng chiến lược của DN cũng đã được xác định là có ảnh hưởng đến hoạt động của DN. Trong tài liệu, một số tác giả như Francis và Collins-Dodd (2000) [95], Lado và các cộng sự (2004) [112] sử dụng cách phân loại chủ động/ phản ứng để phân biệt định hướng chiến lược của DN. Sự chủ động dựa vào DN chủ động trong việc tìm kiếm cơ hội và điều tra các phản ứng thay thế đối với môi trường thay đổi.

Chiến lược tiếp thị được định nghĩa là đặt ra các thị trường mục tiêu và đề xuất giá trị sẽ được đưa ra dựa trên phân tích các cơ hội thị trường tốt nhất Kotler và Keller (2016) [111], đó là một công thức cho việc một doanh nghiệp sẽ cạnh tranh như thế nào, mục tiêu là gì và những chính sách nào sẽ cần thiết để thực hiện những mục tiêu này Porter (1980) [124]. Chiến lược tiếp thị đề cập đến các phương tiện mà các công ty phản ứng với các điều kiện thị trường cạnh tranh để đạt được các mục tiêu của họ Cavusgil và Zou (1994) [80], Fernando và cộng sự (2017) [93], O'Cass và Julian (2003) [128] các công ty có thể thực hiện một hỗn hợp tiếp thị bao gồm sản phẩm, giá cả, khuyến mãi và phân phối trong tiếp thị quốc tế Cavusgil và Zou (1994) [80]. Nghiên cứu này sử dụng bốn thành phần của hỗn hợp tiếp thị hiện đại được đề xuất bởi Kotler và Keller (2016) [111], con người (tất cả nhân viên và người tiêu dùng), quy trình (tất cả sự sáng tạo, kỷ luật và cấu trúc mang lại cho hoạt động tiếp thị), chương trình (tất cả người tiêu dùng của một công ty - hoạt động có định hướng), và hiệu suất (tiếp thị toàn diện, để nắm bắt phạm vi các biện pháp kết quả có thể có).

Việc điều chỉnh các chiến lược tiếp thị phù hợp với yêu cầu của thị trường nước ngoài cho phép các công ty thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng tại các thị trường xuất khẩu Haddoud và cộng sự (2018) [104]. Thành công trong xuất khẩu được xác định bởi sự liên kết giữa các chiến lược xuất khẩu và bối cảnh môi trường tiếp thị Leonidou và cộng sự (2010)[115]. Ngoài ra, các nghiên cứu của một số tác giả cho thấy rằng chiến lược tiếp thị của các công ty ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu Cavusgil và Zou (1994) [80], Chen và cộng sự (2016) [89]. Do đó, trong nghiên cứu này cho rằng việc điều chỉnh sản phẩm, quy trình, chương trình và hiệu suất cho phù hợp với nhu cầu và mong đợi của người tiêu dùng nước ngoài có liên quan tích cực đến hiệu quả hoạt động trên thị trường quốc tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023