Hiện Trạng Các Bến Thuộc Nhóm Cảng Biển Khu Vực Phía Bắc

30


b) Cảng biển Hải Phòng là cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế (Loại IA), gồm các khu bến chức năng:

- Khu bến Lạch Huyện là khu bến chính của cảng, chủ yếu làm hàng tổng hợp, container xuất nhập khẩu trên tuyến biển xa; tiếp nhận được tàu hàng rời trọng tải

100.000 tấn, tàu container có sức chở 6.000 – 18.000 TEU; tàu khí hóa lỏng đến 150.000 tấn, tàu khách đến 225.000 GT có khả năng kết hợp làm hàng trung chuyển quốc tế;

- Khu bến Đình Vũ là khu bến cảng tổng hợp, container, hàng rời, hàng khí/lỏng trên tuyến biển gần, có bến chuyên dùng, tiếp nhận tàu trọng tải đến 20.000 tấn và các tàu có trọng tải lớn hơn phù hợp với điều kiện luồng Hải Phòng;

- Khu bến sông Cấm – Phà Rừng là bến cảng tổng hợp địa phương, cho tàu trọng tải từ 5.000 đến 10.000 tấn và các tàu trọng tải lớn hơn giảm tải phù hợp với điều kiện hàng hải, không phát triển mở rộng, từng bước chuyển đổi công năng phù hợp với lộ trình phát triển của thành phố Hải Phòng;

- Bến cảng Nam Đồ Sơn- Văn Úc là cảng tiềm năng, phục vụ các khu công nghiệp và Trung tâm điện khí và phục vụ di dời các bến cảng trên sông Cấm.

Theo quy hoạch các khu bến tại Hải Phòng có công năng xếp dỡ hàng nguy hiểm, độc hại sẽ tập trung tại các khu bến: Đình Vũ, Lạch Huyện, và khu bến Nam Đồ Sơn – Văn Úc. Tuy nhiên, hiện tại hàng nguy hiểm, độc hại được xếp dỡ qua các bến thuộc khu bến trên Sông Cấm đây là khu bến được xây dựng từ lâu với các bến hàng rời, hàng container, hàng khí hóa lỏng và xăng dầu các bến này sẽ được chuyển đổi công năng và không xếp dỡ các loại mặt hàng nguy hiểm, độc hại trong tương lai. Các khu bến Đình Vũ và Lạch Huyện sẽ là 2 khu bến chính của Hải Phòng với nhiều bến container và bến chuyên dụng hàng lỏng chở xô (hóa chất, LPG, xăng dầu) và bến chuyên dung của các nhà máy hóa chất trong khu công nghiệp Đình Vũ – Cát Hải. Khu bến Nam Đồ Sơn – Văn Úc mới được quy hoạch, chưa tiến hành xây dựng.

c) Cảng biển Thái Bình là cảng tổng hợp địa phương (Loại III), gồm các bến:

- Khu bến Diêm Điền có các bến cảng tổng hợp, container, hàng rời, hàng khí/lỏng cho tàu trọng tải từ 3.000 – 5.000 tấn phục vụ Khu kinh tế Thái Bình và vùng lân cận.

31


- Khu bến Trà Lý có các bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng khí/lỏng cho tàu trọng tải từ 2.000 – 5.000 tấn khi đủ điều kiện phục vụ các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển, Trung tâm điện khí,…

- Khu bến Ba Lạt: có các bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng khí/lỏng cho tàu trọng tải từ 2.000 – 5.000 tấn khi đủ điều kiện phục vụ các khu công nghiệp sau cảng.

Hiện tại Thái Bình chỉ có 01 bến là bến Xăng dầu Hải Hà thuộc khu bến Diêm Điềm có hoạt động lưu kho và xếp dỡ hàng nguy hiểm, độc hại là xăng dầu. Các khu bến khác đều mới được quy hoạch chưa xây dựng.

d) Cảng biển Nam Định là cảng tổng hợp địa phương (Loại III).

- Khu bến Hải Thịnh – Cửa Đáy phục vụ kinh tế xã hội tỉnh Nam Định và các cơ sở đóng và sửa chữa tàu, cỡ tầu đến 3.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện.

Tại Nam Định không có bến cảng nào đang hoạt động và quy hoạch trong tương lai có chức năng xếp dỡ hàng nguy hiểm, độc hại.

e) Cảng biển Ninh Bình là cảng tổng hợp địa phương (Loại III).

Nghiên cứu khả năng hình thành cảng biển tại Kim Sơn phục vụ Khu kinh tế Kim Sơn.

Hiện tại Ninh Bình chưa có bến cảng biển nào đang hoạt động, khu bến Kim Sơn đang trong quá trình nghiên cứu.

1.3.1.3. Hiện trạng các bến thuộc nhóm cảng biển khu vực phía Bắc

Theo quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển phía Bắc (Nhóm 1) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ban hành theo quyết định số 2367/QĐ-BGTVT, nhóm 1 bao gồm các cảng biển thuộc các tỉnh, thành phố ven biển thuộc khu vực Bắc bộ: Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và TP. Hải Phòng. Vùng hấp dẫn của cảng bao gồm toàn bộ các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh của các quốc gia lân cận giáp ranh biên giới phía Bắc. Tuy nhiên, hiện tại hoạt động xuất nhận hàng hóa qua cảng của nhóm cảng biển số 1 chủ yếu diễn ra tại cảng biển khu vực Quảng Ninh và Hải Phòng.

Quảng Ninh - Hải Phòng có vị trí chiến lược, là cửa ngõ ra biển kết nối với thế giới của cả miền Bắc. Do vậy, hệ thống cảng biển tại đây được chú trọng đầu tư mở rộng từ rất sớm. Cảng biển Quảng Ninh - Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, cùng với Cảng Sài Gòn là một trong hai hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam, hiện đang được Chính Phủ nâng cấp. Cảng Hải Phòng - Quảng Ninh nằm trên tuyến đường


giao thông trên biển, kết nối Singapore với Hồng Kông và các cảng của Đông Á và Đông Bắc Á.

Theo Quyết định số 761/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 4 năm 2020, nhóm cảng biển phía Bắc có 67 bến cảng trong có Cảng biển Quảng Ninh có 13 bến, cảng biển Hải Phòng có 49 bến, cảng biển Nam Định có 3 bến và cảng biển Thái Bình có 2 bến. Danh mục các bến cảng thuộc nhóm cảng biển phía Bắc được thể hiện trong phụ lục 1.

Theo số liệu thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam: Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng về sản lượng hàng hóa và tàu thuyền thông qua khu vực cảng biển Quảng Ninh -Hải Phòng luôn đạt mức cao từ 10-15%.

Theo báo cáo thông kê khối lượng hàng hóa và hành khách thông qua cảng biển của các Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định công bố từ năm 2017 đến năm 2021, Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng biển khu vực phía Bắc được thể hiện trong các bảng Bảng 1. 2, Bảng 1. 3, Bảng 1. 4.

Bảng 1. 2. Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng biển Quảng Ninh


Chỉ tiêu

ĐV tính

2016

2017

2018

2019

2020

a) Hàng hóa thông qua cảng

1.000

Tấn

59.227

62.917

81.600

95.200

109.250

Container

TEU

39.203

84.055

158.092

87.793

42.099

1.000

Tấn

452

924,6

1.739

965,7

463

Hàng lỏng

1.000

Tấn

4.988

4.432

4.532

4.756

5.000

Hàng rời

1.000

Tấn

53.787

56.500

71.369

86.321

103.787

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Bảng 1. 3. Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng biển Hải Phòng


Chỉ tiêu

ĐV

tính

2016

2017

2018

2019

2020

Hàng hóa thông qua

cảng

1.000

tấn


78.157


81.282


82.685


83.335


84.950


Container

1.000

teu

4.675

5.329

4.885

4.961

5.655

1.000

tấn

51.422

58.621

56.411

57.085

62.222


Chỉ tiêu

ĐV

tính

2016

2017

2018

2019

2020

Hàng lỏng

1.000

tấn

3.899

4.327

5.600

5.478

5.543

Hàng rời

1.000

tấn

22.836

18.334

20.674

20.763

17.185


Bảng 1. 4. Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng biển Thái Bình, Nam Định



Chỉ tiêu

Đơn vị tính


2016


2017


2018


2019


2020

Cảng Thái Bình

Tấn

58.745

190.698

470.000

1.321.100

1.985.500

Hàng rời

Tấn

27.627

12.950

232.000

1.071.100

1.765.500

Hàng lỏng

Tấn

31.118

177.748

238.000

250.000

220.000

Cảng Nam Định

Tấn

24.415

134.018

150.000

170.000

112.300

Hàng rời

Tấn

24.415

134.018

150.000

170.000

112.300

Qua đặc điểm quy hoạch hệ thống cảng biển và hiện trạng phát triển cho thấy Nhóm cảng biển phía Bắc chủ yếu tập trung tại Quảng Ninh và Hải Phòng là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I và IA) với số lượng 63 bến cảng trên tổng số 67 bến cảng của toàn nhóm. Số liệu thống kê sản lượng hàng hóa thông qua các cảng khu vực phía Bắc cũng cho thấy lượng hàng hóa vượt trội tại các cảng ở Hải Phòng (43,3%) và Quảng Ninh (55,6%) so với các cảng ở Thái Bình và Nam Định chiếm tỷ lệ rất nhỏ (1,1%) và chủ yếu là hàng rời.

1.3.2. Hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển


1.3.2.1.Danh mục Hàng hóa chất độc hại và phân loại Hàng hóa nguy hiểm

a) Danh mục Hàng hóa chất độc hại

Theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành của Luật Hóa chất thì danh mục hóa chất phải khai báo bao gồm 1156 loại hóa chất và 271 danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng biện pháp hay kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất; Theo Quyết định 26/2016/QĐ-TTg ngày 1 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc thì Danh mục các loại hóa chất độc bao gồm 31 loại hóa chất; Theo Thông tư số


52/2013/TT-BTNMT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định vận chuyển hàng nguy hiểm là chất độc hại và chất lây nhiễm thì Danh mục hàng nguy hiểm là chất độc hại và chất lây nhiễm bao gồm 352 loại.

Theo Công ước quốc tế về trách nhiệm pháp lý và bồi thường thiệt hại liên quan đến vận chuyển các chất nguy hiểm và độc hại bằng đường biển (HNS Convention), một chất được phân loại hàng hóa là chất độc hại nếu được đưa vào một hoặc nhiều danh sách trong các Công ước và Mã trong các bộ luật của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) được liệt kê trong Bảng 1. 5

Bảng 1. 5.

Danh sách hàng hóa là hàng hóa chất độc hại theo HNS Convention

2010 [7]


Nhóm hàng HNS

Các loại hàng được quy định cụ thể bởi Công ước/luật

Sản phẩm dầu mỏ chở xô

Phụ chương I của Phụ lục I Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu, năm 1973 được sửa đổi bởi Nghị định thư 1978 (MARPOL73 / 78) Bao gồm: dung dịch asphalt (asphalt solutions), dầu (oils), sản phẩm chưng cất (distillates), gas phân đoạn (gas oil), xăng cấu tử pha trộn (gasoline blending stocks), xăng (gasoline), nhiên liệu (jet fuels), naphtha

Chất lỏng độc hại chở xô

Chương 17 - Bộ luật quốc tế về xây dựng và thiết bị tàu chở hóa chất nguy hiểm chở xô (Mã trong IBC) và Phụ chương II của Phụ lục II – Công ước MARPOL 73/78.

Loại X : các chất lỏng được coi là gây nguy hiểm lớn cho tài nguyên biển hoặc sức khỏe con người và do đó quy định cấm xả thải vào môi trường biển;

Các chất lỏng Y: loại được coi là có thể gây nguy hiểm cho tài nguyên biển hoặc sức khỏe con người hoặc gây hại cho các tiện ích của biển và do đó quy định hạn chế về chất lượng và số lượng của chất thải vào môi trường biển;

• Loại Z: các chất lỏng được coi là có nguy cơ nhỏ đối với tài

nguyên biển hoặc sức khỏe con người và do đó quy định hạn chế ít nghiêm ngặt hơn đối với chất lượng và số lượng xả vào môi trường biển;




• Loại khác: những chất này được coi là nằm ngoài các loại X, Y và Z và được coi là không gây hại cho tài nguyên biển, sức khỏe con người hoặc các mục đích sử dụng khác của môi trường biển.

Khí gas

Chương 19 - Bộ luật quốc tế về xây dựng và thiết bị tàu chở khí hóa lỏng dạng xô (Mã trong IGC): bao gồm 37 loại hàng hóa thuộc đối tượng khí hóa lỏng dạng xô

Chất rắn chở khối lượng lớn


Mã hàng hóa nguy hiểm hàng hải quốc tế (Mã trong IMDG): được phân loại theo bảng 1.6.

Hàng đóng gói

b) Phân loại Hàng hóa nguy hiểm


Quy tắc của IMDG Code phân loại Hàng hóa nguy hiểm vận chuyển trong ngành hàng hải thành 09 (chín) loại với các phân biệt từng nhóm hàng trong chín loại đó như sau:

Bảng 1. 6.

Phân loại Hàng hóa nguy hiểm (DG,HNH) được vận chuyển trong

ngành Hàng hải[8]


Loại

Nhóm

Sản phẩm HNH

Ghi

chú

1

1.x.

Các chất nổ (chia thành 5 nhóm, từ 1.1. đến 1.5.)



1.1.

Những chất và những loại HNH có tính gây nổ hàng loạt



1.2.

Những chất và những loại HNH có tính nguy hiểm gây nổ phát

hỏa nhưng không nguy hiểm gây nổ hàng loạt



1.3.

Những chất và những loại HNH có tính gây cháy nguy hiểm hoặc gây nổ, hoặc gây nổ phát hỏa nhỏ, hoặc bao gồm cả hai

tính chất trên nhưng không có tính gây nổ hàng loạt



1.4.

Những chất và loại HNH không có tính nguy hiểm trầm trọng



1.5.

Những loại HNH và chất rất ít hoạt tính, mà lại có tính nguy

hiểm gây nổ hàng loạt


2

2.x.

Chất khí gas (nén, hóa lỏng, hòa tan dưới áp suất…)



2.1.

Gas (khí) dễ cháy



2.2.

Gas không cháy



2.3.

Gas độc (khí gas có chứa chất độc hại)


3

3.x.

Các chất lỏng dễ cháy



Loại

Nhóm

Sản phẩm HNH

Ghi

chú


3.1.

Nhóm chất lỏng có tính chớp lửa cao/nhanh (điểm cháy thấp)



3.2.

Nhóm chất lỏng có nhiệt độ chớp lửa trung bình (điểm cháy ở

mức trung bình) - tính chớp lửa ở mức vừa phải/trung bình



3.3.

Nhóm chất lỏng có khả năng chớp lửa thấp/nhỏ (điểm cháy

cao/chậm - nhiệt độ chớp cháy cao hơn nhiệt độ môi trường)


4

4.x.

Các sản phẩm và các chất thể rắn dễ cháy



4.1.

Các chất thể rắn dễ cháy



4.2.

Các sản phẩm và các chất thể rắn có thể tự bốc cháy



4.3.

Các sản phẩm và các chất thể rắn khi tiếp xúc với nước thì sinh

ra khí gas có thể cháy


5

5.x.

Các chất oxi hóa (các chất có hoạt tính cao, chất tác nhân hoạt

tính) và các chất peroxit hữu cơ

Hoạt

chất


5.1.

Các chất oxi hóa (hoạt chất cao)



5.2.

Các chất peroxit hữu cơ


6

6.x.

Các chất độc và các chất nhiễm độc



6.1.

Các chất độc



6.2.

Các chất nhiễm độc


7


Các chất phóng xạ


8


Các chất ăn mòn


9


Các chất, các sản phẩm hàng hóa có chứa hàng nguy hiểm nhưng

không thuộc 8 (tám) loại hàng hóa, từ loại 1.x đến loại 8.x.


1.3.2.2. Các hình thức vận chuyển hàng hóa chất độc hại bằng tàu biển

Hàng hóa chất độc hại (HNS) có thể được vận chuyển bằng đường biển theo hai cách: (1) dạng khối (chất lỏng hay chất rắn chở xô) hoặc (2) dạng đóng gói. Một số loại phương thức vận chuyển hàng HNS khác nhau, như sau[69]:

- Vận chuyển hàng rời: Chất rắn số lượng lớn được vận chuyển bởi tàu chở xô hàng rời có tải trọng nằm trong khoảng từ 35.000 đến gần 400.000 tấn. Mối nguy hiểm chính với loại tàu này là làm hỏng cấu trúc của nó do áp lực nghiêm trọng gây ra trong quá trình vận chuyển và bốc dỡ, hoặc do điều kiện thời tiết khắc nghiệt. ví dụ quặng sắt, đá phốt phát, Niken, lưu huỳnh. Phương thức này ít sử dụng để vận chuyển hàng có tính độc hại. (Hình 1. 3)


- Vận chuyển khối lượng lớn: Những con tàu này được thiết kế để vận chuyển hàng hóa chất độc chở xô hoặc tàu dầu chúng có trọng tải chuyên chở nằm trong khoảng từ 3.000 đến 50.000 tấn đối với tàu chở hóa chất độc và có thể đến 120.000 tấn đối với tàu dầu. Hầu hết các tàu chở hóa chất đều có bể chứa bằng thép không gỉ (có thể có tới 40 bể trên mỗi tàu) hoàn toàn tách biệt với nhau nên cho phép vận chuyển đồng thời nhiều chất không tương thích với nhau. (Hình 1. 4).

Hình 1 3 Tàu chở hàng rời Hình 1 4 Tàu chở hóa chất lỏng Vận chuyển khí 1Hình 1 3 Tàu chở hàng rời Hình 1 4 Tàu chở hóa chất lỏng Vận chuyển khí 2


Hình 1. 3. Tàu chở hàng rời

Hình 1. 4. Tàu chở hóa chất lỏng


- Vận chuyển khí: Tàu được thiết kế để vận chuyển khí hóa lỏng dưới áp suất và / hoặc nhiệt độ giảm được gọi là "tàu chở khí" hoặc đôi khi là "tàu chở dầu LNG". (Hình 1. 5). Năng lực của các tàu này là khác nhau và phụ thuộc về phương pháp hóa lỏng. Một tàu làm lạnh có thể vận chuyển tới 225.000 m3 khí hóa lỏng, trong khi các tàu có kho chứa với áp suất cao có sức chứa tối đa 6.000 m3 gas dạng lỏng vì các bể được chế tạo chịu áp lực cao nên chúng rất nặng.

- Vận chuyển container (Hình 1. 6) - vận chuyển hàng hóa được đóng gói trong các container đa phương thức cho phép tải và giảm tải hiệu quả. Kích cỡ của một tàu container thường được tính bằng số đơn vị TEU (đơn vị tương đương hai mươi feet), tối đa mà tàu có thể vận chuyển, là số lượng các container có kích thước tiêu chuẩn mà tàu có thể mang theo. Một tỷ lệ nhỏ của các container được vận chuyển là các phi tiêu chuẩn hoặc “tanktainers”, để vận chuyển chất lỏng số lượng lớn. Khi tàu chở các container chứa HNS khác nhau, những container như vậy sẽ được đặt cách xa nhau do không tương thích về tính chất giữa các chất. Đây là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch xếp hàng của tàu container.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2022