- Đã sử dụng nguồn quỹ và vốn đầu tư bảo vệ môi trường vào xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, chủ động phòng ngừa ô nhiễm, khắc phục sự cố môi trường, suy thoái môi trường.
- Xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm là một trong các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn. Hàng năm Phòng đã xây dựng kế hoạch tài chính và tiến hành cho khảo sát, đo đạc, quan trắc chất lượng môi trường phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng môi trường thành phố, nhất là những vùng nhạy cảm và có khả năng gây ô nhiễm.
- Năng lực quản lý chất thải đô thị được nâng cao, Công ty CP Môi trường - Công trình đô thị Uông Bí đã thu gom và xử lý khoảng 60 tấn rác/ngày tại bãi chôn lấp rác phường Vàng Danh, đạt tỷ lệ 90% ở khu đô thị, 80% ở khu vực nông thôn, miền núi. Để thực hiện việc xử lý rác theo công nghệ hiện đại, Uông Bí đang chuẩn bị triển khai xây dựng Nhà máy xử lý rác Bắc Sơn, dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng trong năm tới.
- Công tác bảo vệ môi trường ở các khu di tích, khu du lịch như: Yên Tử, Hang Son, Lựng Xanh, hồ Yên Trung được quan tâm đúng mức. Công ty CP Phát triển Tùng Lâm đã tích cực đầu tư xây dựng các công trình vệ sinh môi trường; các hoạt động như: Thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt được thực hiện thường xuyên góp phần giảm thiểu ô nhiễm được du khách hoan nghênh. Các đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ như: Nhà hàng, khách sạn, các nhà trọ, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đã cơ bản thực hiện việc lập bản cam kết bảo vệ môi trường và từng bước thực hiện theo cam kết. Việc thu gom, xử lý chất thải nguy hại đặc biệt được quan tâm, cơ bản các cơ sở có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại đã thực hiện việc ký hợp đồng với các đơn vị chức năng để vận chuyển và xử lý theo quy định...
- Về bảo vệ môi trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp: các doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm cao cũng đã có những biện pháp tích cực để xử lý. Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí vốn có lượng chất thải công nghiệp lớn đã có hồ xử lý xỉ thải. Thực hiện các biện pháp xử lý khí thải, Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí
110MW đã lắp đặt và đưa vào sử dụng 4 bộ lọc khử bụi tĩnh điện, đạt hiệu suất khử bụi trên 90%. Do vậy, năm 2011, đơn vị đã được Sở Tài nguyên - Môi trường chứng nhận ra khỏi danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các nhà máy xi măng Lam Thạch I, II và nhà máy II mở rộng với tổng công suất trên 1,2 triệu tấn xi măng/năm hiện nay đều xử lý bụi bằng việc sử dụng hệ thống lọc khử bụi tĩnh điện, giảm đáng kể lượng bụi phát tán ra môi trường.
Các cơ sở khai thác than đã cơ bản xây dựng và đưa vào sử dụng các bãi thải đất đá theo quy định. Việc đổ thải được thực hiện đảm bảo theo thiết kế nhằm hạn chế các tác động đến môi trường, đặc biệt là nguồn nước đầu nguồn.
- Về truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường cũng được các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị doanh nghiệp trong thành phố quan tâm thực hiện thường xuyên và có hiệu quả tốt. Các phong trào bảo vệ môi trường hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường từ ngày 29/4 đến 6/5, ngày Đất Ngập nước, ngày Môi trường Thế giới 5/6, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn hàng năm ở tỉnh được phát động và thực hiện sâu rộng, mạnh mẽ, đạt kết quả tốt. Các hoạt động này góp phần rất lớn cho việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về BVMT của các cấp chính quyền và đông đảo các tầng lớp nhân dân trong thành phố Uông Bí. Công tác tổ chức tập huấn về quản lý Nhà nước và nghiệp vụ quản lý môi trường cho cán bộ quản lý môi trường các cấp ngành, địa phương trong thành phố được tổ chức thực hiện thường xuyên hàng năm theo kế hoạch.
2. Những bất cập và khó khăn trong công tác quản lý môi trường
Hệ thống cơ quan quản lý môi trường phát triển chậm và hạn chế về năng lực. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về môi trường của Uông Bí còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, còn thiếu về số lượng và chất lượng, chưa được đào tạo bài bản, nhất là các cán bộ cấp xã, phường.
Các chế tài áp dụng chưa có sức răn đe với các đơn vị gây ô nhiễm môi trường.
Công tác vệ sinh môi trường đã được từng bước quan tâm, tuy nhiên vẫn còn địa phương chưa có bãi chôn lấp, xử lý. Năng lực của các bãi rác hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Công tác bảo vệ môi trường của thành phố dù đã được quan tâm nhiều hơn trong thời gian qua, tuy nhiên nguồn ngân sách cho công tác này còn hạn chế. Thực tế trong thời gian qua, do nguồn kinh phí hạn hẹp nên việc định kỳ lấy mẫu các thành phần môi trường cũng không thường xuyên mà phải phân bổ ưu tiên từng hạng mục. Vì vậy các kết quả đánh giá diễn biến chất lượng môi trường các năm mới chỉ dừng lại ở các số liệu đã có nên mức độ chính xác tuyệt đối chưa thể đạt được.
Ngoài ra nguồn tài chính hạn hẹp cũng ảnh hưởng nhiều đến việc đầu tư vào hệ thống quan trắc môi trường trên địa bàn tthành phố như trang thiết bị, hay thiết lập mạng lưới quan trắc trên địa bàn thành phố.
Hiện nay tại địa phương công tác quản lý môi trường dựa vào cộng đồng còn nhiều hạn chế. Do chưa có phương thức thực hiện phù hợp, chưa tạo lập mối quan hệ giữa cơ quan quản lý môi trường với cộng đồng dân cư.
Thực tế địa phương cũng cho thấy, để giải quyết triệt để các vấn đề về môi trường với Uông Bí còn không ít khó khăn. Hiện nay, ô nhiễm môi trường không khí chưa được khắc phục triệt để, hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung chưa được đầu tư thoả đáng để nhanh chóng đưa vào sử dụng. Việc triển khai thực hiện quy hoạch nhà máy xử lý rác, nghĩa trang nhân dân thành phố còn chậm. Chất lượng nước sinh hoạt còn thấp, ở một số khu vực nông thôn, nước sinh hoạt chưa đảm bảo tiêu chuẩn, nhân dân vẫn phải sử dụng nguồn nước suối Vàng Danh...
Hiện nay, thành phố đang gặp khó khăn trong việc xử lý rác tại bãi rác Vàng Danh do việc giảm đơn giá xử lý rác từ 65.000 đồng/tấn rác xuống còn 32.164 đồng/tấn rác; nhân dân sống gần khu vực bãi rác Vàng Danh bức xúc về tình trạng ô nhiễm, từng ngăn không cho các xe chở rác tiếp tục đổ rác tại đây. Việc thu gom rác về đây hiện đã tạm dừng để tìm phương án khác tối ưu hơn... Bên cạnh đó, một số công trình, dự án bảo vệ môi trường và khắc phục ô nhiễm môi trường trong vận
chuyển than thực hiện chậm, như việc dừng vận chuyển than bằng đường bộ vào cuối năm 2011của Vinacomin chưa thực hiện được mà lùi lại đến cuối tháng 6 tới; tiến độ xây dựng một số công trình xử lý nước thải hầm lò của ngành than còn chậm và chưa đầy đủ. Trong khi đó, kinh phí đầu tư cho các dự án công trình bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường chưa đáp ứng yêu cầu phát triển chung của thành phố.
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý
3.2.1. Xu thế biến đổi môi trường nước thải, rác thải rắn đến năm 2020
Việc dự báo xu thế biến môi trường có liên quan mật thiết với quy hoạch sử dụng lãnh thổ khu vực nghiên cứu. Quá trình mở rộng sản xuất, phát triển dân cư luôn kèm theo những tác động tích cực hoặc tiêu cực lên môi trường. Dựa trên đặc trưng về sản xuất, sử dụng lãnh thổ, phân bố dân cư và điều kiện cơ sở hạ tầng có thể dự đoán được diễn biến môi trường nước, chất thải rắn khu vực nghiên cứu trong cùng thời kỳ.
1. Xu thế biến đổi môi trường nước
a/ Xu thế biến đổi chất lượng môi trường nước mặt phục vụ cấp sinh hoạt
Theo kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt ở trên thì môi trường nước máy đều đạt QCVN, còn môi trường nước mặt ở sông, suối phục vụ cấp nước sinh hoạt hiện nay đang bị ô nhiễm ở chỉ tiêu hàm lượng chất rắn lơ lửng và COD, BOD5, một trong những nguồn gây ô nhiễm là từ nước thải sinh hoạt. Dựa vào kết quả quan trắc năm 2012, có tính đến hệ số áp lực quy hoạch, đã tính toán dự báo thành phần gây ô nhiễm nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt thành phố Uông Bí như sau (bảng 3.1):
Bảng 3.9. Dự báo thành phần ô nhiễm trong nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt
Chất ô nhiễm | Đơn vị | Trung bình 2012 | Năm 2015 | Năm 2020 | Năm 2030 | |
HSALQH 2,48 | HSALQH 4,63 | HSALQH 4,68 | ||||
1 | COD | mg/l | 6,924 | 17,173 | 32,060 | 32,406 |
2 | BOD | mg/l | 4,035 | 10,006 | 18,681 | 18,883 |
3 | TSS | mg/l | 9,407 | 23,330 | 43,555 | 44,026 |
4 | As | mg/l | 0 | 0,000895578 | 0,001671986 | 0,001690042 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Quan Trắc Môi Trường Nước Thải Sinh Hoạt [16]
- Khu Vực Cáp Treo: Công Ty Cổ Phần Phát Triển Tùng Lâm Quản Lý (Thuộc Sở Thương Mại Quảng Ninh, 51% Ngân Sách Nn), Cổ Phần Hoá Từ 2000, Bắt Đầu Hoạt
- Nhận Xét Chung Về Công Tác Thu Gom Và Xử Lý Chất Thải Rắn
- Dự Báo Tổng Lượng Chất Thải Rắn Công Nghiệp Của Thành Phố Uông Bí
- Đánh giá hiện trạng môi trường thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý - 13
- Đánh giá hiện trạng môi trường thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý - 14
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Cd | mg/l | 0 | 0,00022816 | 0,00042596 | 0,00043056 | |
6 | Pb | mg/l | 0 | 0,01000928 | 0,01868668 | 0,01888848 |
7 | Hg | mg/l | 0 | 0,000015872 | 0,000029632 | 0,000029952 |
8 | Coliform | MNP/100ml | 46,3 | 114,874 | 214,462 | 216,778 |
9 | Dầu | mg/l | 0,02 | 0,041 | 0,076 | 0,077 |
(HSALQH: Hệ số áp lực quy hoạch)
Nhận xét, trong những năm tới do áp lực quy hoạch thì dự kiến các chỉ tiêu COD, BOD, TSS và Dầu trong nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt sẽ có khả năng ô nhiễm, còn các chỉ tiêu về hàm lượng kim loại nặng thì chưa có dấu hiện ô nhiễm. Thực tế thì việc ô nhiễm hầu như là ô nhiễm ở các sông, suối phục vụ cấp nước sinh hoạt, nguồn ô nhiễm là từ nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp. Trong quy hoạch vấn đề xử lý nước thoát từ các khu dân cư tập trung này còn gặp khó khăn vì các khu này nằm trong địa phận xã, do vậy cần nâng cao ý thức giữ vệ sinh chung cho dân để giảm được lượng chất ô nhiễm từ nguồn. Vì vậy trong quy hoạch cần đề xuất việc thu gom xử lý nước thải sinh hoạt cũng như nước thải công nghiệp.
250
200
150
100
Năm 2015
Năm 2020
Năm 2030
50
0
COD (mg/l) BOD (mg/l) TSS (mg/l)
Coliform (mg/l)
Dầu (mg/l)
Hình 3.13. Xu thế biến đổi một số thành phần chất gây ô nhiễm trong nước mặt cấp nước phục vụ sinh hoạt
b/ Dự báo lượng nước thải của các khu đô thị, khu dân cư
Các khu đô thị là nơi thải ra một lượng lớn nước thải sinh hoạt do trong khu
đô thị thường có rất nhiều hoạt động dịch vụ thương mại, một số cơ sở sản xuất nhỏ nằm trong khu đô thị, đời sống sinh hoạt người dân cao hơn các khu vực khác vì vậy nhu cầu sử dụng nước cao và lượng nước thải cũng tăng.
Khối lượng nước thải phụ thuộc vào tiêu chuẩn cấp nước. Thông thường lượng nước thải bằng khoảng 80 – 90% lượng nước cấp, theo WHO, 1985 lượng nước thải sinh hoạt bằng khoảng 85% nhu cầu cấp nước. Do đó dễ dàng chúng ta tính được tổng lượng nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn thành phố như sau:
Bảng 3.10. Ước tính lượng nước thải sinh hoạt TP. Uông Bí đến năm 2030
Tổng lượng thải (m3/ngày.đêm) | |||
Đô thị | Nông thôn | Toàn Thành phố | |
2015 | 13495,875 | 589,050 | 14084,925 |
2020 | 18865,750 | 686,205 | 19551,955 |
2030 | 20695,460 | 752,760 | 21448,220 |
Như vậy đến năm 2020 tổng lượng thải của khu đô thị và dân cư toàn thành phố Uông Bí ước tính là 19.551,955 m3/ngày.đêm, tương đương với 7.136.463,575 m3/năm.
c/ Dự báo lượng nước thải do quy hoạch phát triển công nghiệp
Thành phần nước thải từ các cụm, điểm công nghiệp rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào loại hình các cơ sở sản xuất, dây truyền công nghệ, thành phần nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm… Trong nước thải từ cụm, điểm công nghiệp, ngoài các loại cặn lơ lửng, còn nhiều chất hoá học khác nhau như: các chất hữu cơ (axit, este, phenol, dầu mỡ, chất hoạt tính bề mặt…), các chất độc (asen, thuỷ ngân, muối đồng…), các chất gây mùi, các loại muối khoáng.
Để tính toán tổng lượng nước thải công nghiệp, giả định đến năm 2020 các nhà máy, xí nghiệp trong các cụm, điểm công nghiệp của thành phố Uông Bí đều có tuần hoàn nước làm nguội trong hệ thống sản xuất và lượng nước thải sản xuất đổ ra bên ngoài chiếm 10% tổng lượng nước cấp cho sản xuất. Như vậy lượng nước thải công nghiệp ước tính cho các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố tới năm 2020 được dự báo theo kết quả dưới đây (bảng 3.11).
Bảng 3.11. Dự báo lượng nước thải của các khu công nghiệp năm 2020
Tên CCN | Quy mô (ha) | Nhu cầu cấp nước đến 2020 (m3/ngày đêm) | Lượng nước thải m3/ngày đêm | |
1 | CCN phường Bắc Sơn | 60 | 1800 - 3000 | 180 - 300 |
2 | CCN khai thác mỏ (phía Bắc thành phố) | 200,49 | 6014,7 - 10024,5 | 601,47-1002,45 |
3 | CCN-TTCN làng nghề tại P. Phương Đông | 20 | 600 - 1000 | 60 - 100 |
4 | Khu công nghiệp Phương Nam | 700 | 21000 - 35000 | 2100 - 3500 |
5 | Khu công nghiệp Yên Thanh | 6,1 | 183 - 305 | 18,3 - 30,5 |
Tổng tải lượng | 29597,7 - 49329,5 | 2959,77 - 4932,95 |
Nước thải công nghiệp có mức độ ô nhiễm rất cao, do đó cần phải có quy trình xử lý nước thải từ nguồn thải trước khi thải vào hệ thống sông, hồ. Theo quy định của luật BVMT, trước khi thải ra môi trường, nước thải của cụm, điểm công nghiệp phải đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 (Tiêu chuẩn thải, quy định nồng độ tối đa cho phép của các chất độc hại trong nước thải trước khi thải vào các thuỷ vực tiếp nhận). Do vậy, quy hoạch đến năm 2020, các cụm, công nghiệp tại Uông Bí cần phải có hệ thống xử lý nước thải đồng bộ.
2. Xu thế biến đổi môi trường rác thải rắn
a/ Xu thế biến đổi chất thải rắn sinh hoạt từ khu đô thị, khu dân cư
Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Uông Bí tới năm 2020, dân số của thành phố tăng lên khá nhanh chóng đặc biệt là dân số tại các khu đô thị. Do vậy lượng rác thải sinh hoạt tại các đô thị và các khu dân cư nông thôn tăng lên rất nhiều. Bài toán dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị và khu dân cư nông thôn được tính thông qua dự báo tăng trưởng dân số đô thị và dân số nông thôn của thành phố Uông Bí.
Hệ số thải rác thải được ước tính như trong bảng 3.12 dưới đây:
Bảng 3.12. Hệ số thải rác thải sinh hoạt
Đô thị (kg/người/ngày) | Nông thôn (kg/người/ngày) | Rác khó phân hủy (% tổng số) | |
2010 | 0,9 | 0,54 | 20 |
2015 | 1,1 | 0,67 | 20 |
2020 | 1,3 | 0,80 | 20 |
2030 | 1,3 | 0,80 | 20 |
(Nguồn: Tổng hợp theo Quy hoạch rác thải Hà Nội, Quảng Ninh, Vinh, Thái Bình, Quảng Ngãi)
Với hệ số thải như ước tính ở bảng trên và theo dự báo quy mô dân số, tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 thành phố Uông Bí, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh và lượng rác thải khó phân hủy trên địa bàn thành phố được ước tính như kết quả tính toán trong bảng 3.13 sau đây:
Bảng 3.13. Dự báo lượng rác thải sinh hoạt thành phố Uông Bí đến năm 2020
Dân số (người) | Rác thải (tấn/năm) | |||||
Tổng | Đô thị | Nông thôn | Đô thị | Nông thôn | Tổng | |
2015 | 113.550 | 105.850 | 7.700 | 42498,775 | 1883,035 | 44381,810 |
2020 | 119.048 | 110.975 | 8.073 | 52657,638 | 2357,316 | 55014,954 |
2030 | 130.594 | 121.738 | 8.856 | 57764,681 | 2585,952 | 60350,633 |
Theo bảng dự báo nhận thấy lượng rác thải sinh hoạt trong tương lai tăng dần lên theo quy mô tăng dân số. Năm 2020 tổng lượng CTR dự báo là 55.014,954 tấn/năm.
Thành phần rác thải sinh hoạt khu đô thị và khu dân cư là những chất thải liên quan đến hoạt động của người dân bao gồm chủ yếu là thực phẩm dư thừa, xác động vật, vỏ rau củ quả, một số mảnh kim loại, sành sứ, thủy tinh, đất, đá, túi nilon
…
Hình 3.14. Xu thế biển đổi lượng rác thải rắn khu vực đô thị và nông thôn đến năm 2030