) Vấn Đề Môi Trường Của Các Lưu Vực Sông Cửu Long Và Sông Hồng

Kèm theo sự gia tăng nhu cầu sử dụng năng lượng, nguyên liệu trong phát triển công nghiệp thì lượng các chất phế thải trong công nghiệp, tiêu dùng cũng tăng lên nhanh chóng ở cả 3 dạng vật chất (lỏng, khí, rắn). Các chất phế thải này đã, đang và sẽ là hiểm hoạ đe doạ nghiêm trọng đối với môi trường nước ta. Đáng lưu ý, nước ta là nước nông nghiệp, đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên ngành công nghiệp nước ta đang trong giai đoạn củng cố phát triển để nước ta căn bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Nền công nghiệp nước ta hiện nay vẫn còn ở trong tình trạng kém phát triển với quy mô vừa và nhỏ là chính, lại chưa được quy hoạch xây dựng ở những địa điểm thích hợp, phần lớn đều phân bố tập trung tại những khu dân cư đông, trung tâm đô thị. Thiết bị, công nghệ sản xuất vừa cũ, vừa lạc hậu với 80% thiết bị sản xuất thuộc thế hệ những năm 1980. Gần đây một số xí nghiệp được trang bị lại khá hiện đại, song cũng chỉ đạt trình độ hiện đại trung bình của thế giới và chiếm khoảng 20%, chỉ một số rất ít, không đáng kể thiết bị và công nghệ sản xuất đạt trình độ công nghệ tiên tiến. Có tới 80% nhà máy công nghiệp chưa có hệ thống xử lý chất phế thải, số còn lại có hệ thống xử lý chất phế thải nhưng chưa hoàn chỉnh. Nhiều nhà máy quy tụ vào một số vùng và trùng với sự phân bố chung của các nhà máy thuộc các nhóm sản xuất công nghiệp khác nhau khiến cho mức độ ô nhiễm tại một nơi nào đó (thường là các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung) càng tăng lên. Tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp đặc biệt nghiêm trọng, tập trung ở một số đô thị, khu công nghiệp lớn.

Tình trạng nước thải do sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nước ta hiện đang là vấn đề nghiêm trọng và bức xúc. Nước thải của hơn 3000 công ty, nhà máy trong cả nước mới chỉ có khoảng một nửa được xử lý một cách không hoàn chỉnh. Ở Hà Nội có từ 100 – 150 nghìn m3 nước thải công nghiệp mỗi ngày không qua xử lý được xả trực tiếp xuống các sông Kim Ngưu, Tô Lịch khiến cho nước ở các sông này bị ô nhiễm nặng [16]. Với tốc độ phát triển công nghiệp và thương mại như hiện nay thì ước tính sau 15 năm nữa, lượng chất thải trên sẽ tăng lên gấp 10 lần nếu không có giải pháp hữu hiệu và kịp thời.

Trong công nghiệp sản xuất giấy, ngay cả những nhà máy xí nghiệp lớn, được trang bị công nghệ trong giai đoạn 1975 – 1980 như Bãi Bằng, Cogido, Tân Mai cũng đã thải xuống sông một lượng độc tố (Lignin) có hàm lượng cao và thải vào khí quyển H2, H2S, SO2, bụi Na2SO4, Na2CO3, CH3CH (Metyl veercaptan),…

với hàm lượng lớn hơn mức cho phép nhiều lần, gây nguy hại cho môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

Công nghiệp sản xuất mía đường, thuộc da cũng làm ô nhiễm môi trường do lượng nước bùn, khí và chất thải rắn, những phế thải này không chỉ gây tác hại cho môi trường dưới tác động hoá học mà còn cả tác động sinh học làm bẩn môi trường (vi sinh vật lên men, gây thối).

Có thể nói hầu như không một ngành sản xuất công nghiệp, một xí nghiệp công nghiệp nào mà trong quá trình hoạt động, sản xuất, phát triển mà không hề gây ra tác động tiêu cực đến môi trường. Trong quá trình sản xuất, nếu các nhà máy – xí nghiệp không được đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu thành các dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại, không bổ sung thêm hệ thống xử lý các chất thải hoàn chỉnh, thích hợp thì các tác động lên môi trường ngày càng gia tăng. Nhà nước cần có chính sách, giải pháp và bước đi thích hợp nhằm giải quyết hậu quả của các ngành công nghiệp thâm dụng tài nguyên và sinh ra chất thải, bảo đảm duy trì mức tăng trưởng công nghiệp nhanh và vẫn bảo vệ được môi trường. Những tác động của quá trình phát triển công nghiệp tới môi trường cần được quan tâm có thể phân chia như sau:

- Những ngành công nghiệp, có khả năng tạo ra nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;

- Những khu công nghiệp mà ở đó sẽ xây dựng thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp mới và có khả năng phát triển nhanh trong tương lai;

- Những khu công nghiệp có khu dân cư đô thị tập trung xen lẫn các cơ sở sản xuất công nghiệp;

- Những ngành công nghiệp thâm dụng tài nguyên. Cụ thể là các ngành khai thác năng lượng, khoáng sản (dầu, than, điện, quặng các loại), ngành công nghiệp sản xuất phân bón, hoá chất, xi măng, nhựa; ngành công nghiệp khai thác chế biến gỗ và các sản phẩm lâm sản; ngành công nghiệp chế biến hải sản, cao su và các loại nông thổ sản; ngành công nghiệp sản xuất giấy, diêm; ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim; ngành công nghiệp sản xuất mía đường; ngành công nghiệp thuộc da và một số ngành công nghiệp sản xuất đồ da dụng khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Các khu công nghiệp và đô thị ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Việt Trì,… và các khu công nghiệp tập

trung, đô thị mới sẽ được hình thành trong thời gian sắp tới phải được đặc biệt chú trọng giải quyết những vấn đề môi trường ngay từ đầu.

Môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam - 7

5) Tác động của quá trình phát triển nông nghiệp tới môi trường

Nông nghiệp cũng là ngành sản xuất chính có tác động mạnh mẽ đến chất lượng môi trường. Trên phạm vi toàn cầu, (kể cả một số nước có nền kinh tế phát triển), hoạt động của các ngành sản xuất nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng đã và đang làm cho chất lượng môi trường suy giảm. Nông nghiệp nước ta đang phát triển từ một nền nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, kỹ thuật sản xuất còn bị hạn chế, kiến thức nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân (đặc biệt là người nông dân) chưa cao nên tác động của quá trình hoạt động nông nghiệp tới chất lượng môi trường còn khá nặng nề.

Hiện nay, cả nước mới chỉ có 21,13% diện tích tự nhiên được sử dụng vào nông nghiệp, với tổng diện tích 6.933.000 héc ta, trong đó diện tích để trồng cây hàng năm là 76,34%, cây lâu năm là 14,95%, đồng cỏ chăn nuôi là 4,9% và mặt nước có nuôi trồng thuỷ sản là 3,8%. Khả năng tận dụng tối đa để đưa vào sản xuất nông nghiệp vào khoảng 11 triệu héc ta. Số đất có khả năng tận dụng đưa vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất bạc màu phải cải tạo, đất trồng cây công nghiệp lâu năm và đồng cỏ chăn nuôi. Diện tích đất trồng cây công nghiệp dài ngày mới sử dụng được khoảng 50% diện tích có khả năng khai thác [19].

Việc sử dụng phân bón, các loại thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng một cách bừa bãi, thái quá trong phát triển nông nghiệp ở nước ta đã là một trong những nguyên nhân làm giảm đi số lượng loài sinh vật có ích, giảm tính đa dạng sinh học, làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, gây ô nhiễm đất nước, không khí.

Do việc sử dụng cả loại thuốc bảo vệ thực vật đã bị cấm, sử dụng với liều lượng quá cao, sử dụng vào thời gian không thích hợp (ngay trước thời gian thu hái) nên đã gây tác hại không nhỏ đến môi trường và sức khoẻ con người. Bên cạnh đó, việc sử dụng một cách tuỳ tiện không được phép của Bộ Y tế đối với các loại hoá chất, phẩm màu trong chế biến lương thực – thực phẩm cũng khá phổ biến làm ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường.

6) Tác động của các hoạt động giao thông vận tải tới môi trường

Trong những năm gần đây, đặc biệt tại các thành phố lớn đông dân cư có sự tăng vọt số phương tiện giao thông vận tải, chủ yếu là ô tô và xe máy, gây ô

nhiễm môi trường do bụi, khí, và tiếng ồn. Tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, và một số thành phố khác có lượng ô tô và xe máy hoạt đông đã gây ô nhiễm bụi, khí độc, tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Riêng Hà Nội, hàng ngày trên đường phố có khoảng 9000 ô tô và 100.000 xe máy hoạt động, độ ồn trung bình của Hà Nội là 75 – 79 đêxiben [13]. Hằng năm toàn thành phố tiêu thụ khoảng 21 ngàn tấn xăng dầu cho các loại phương tiện giao thông nói trên. Đáng chú ý là số lượng ô tô, xe máy được sử dụng ở nước ta có nhiều xe cũ nên lượng khí độc, tiếng ồn cao. Trong thời gian tới, các loại phương tiện như ô tô, xe máy ở nước ta đang có xu hướng tăng, do đó tác động của hoạt động giao thông vận tải đối với môi trường cũng là vấn đề cần được quan tâm đầy đủ. Cần ngăn chặn hiện tượng nhập khẩu các loại xe ô tô, xe máy quá cũ vào làm ảnh hưởng tới môi trường của nước ta.

7) Tác động của môi trường toàn cầu đối với môi trường Việt Nam

Môi trường là vấn đề có tính liên ngành, liên vùng và toàn cầu. Vì vậy môi trường của nước ta cũng chịu tác động bởi môi trường toàn cầu và môi trường xuyên biên giới với các quốc gia láng giềng. Những tác động chính dưới đây cũng là những thách thức mà cần phải giải quyết:

7.1) Vấn đề môi trường của các lưu vực sông Cửu Long và sông Hồng

Châu thổ sông Cửu Long là hạ lưu của năm nước khác. Châu thổ Cửu Long tạo ra 40% yêu cầu lương thực của nước ta, cho nên bất kỳ một hoạt động nào trên thượng lưu đều tác động trực tiếp đến môi trường và tình hình kinh tế – xã hội của đất nước. Sông Hồng là con sông chung với Trung Quốc và những hoạt động thượng nguồn của sông Hồng đều có các môi liên quan với khu vực đông dân nhất nước ta.

7.2) Vấn đề bảo vệ môi trường của các vùng rừng xuyên biên giới

Các cánh rừng cũng là những hệ thống cùng chia sẻ chung và các tài nguyên đa dạng sinh học quan trọng cần được bảo vệ vì quyền lợi chung. Khai thác gỗ bất hợp pháp, buôn bán săn bắt động vật hoang dã trong các vùng có chung biên giới Trung Quốc, Lào và Campuchia, đang gây ra huỷ hoại môi trường có ý nghĩa quan trọng toàn cầu.

7.3) Vấn đề mưa a-xít

Mưa a-xít có nguyên nhân từ SO2 và NOx do các ngành công nghiệp thải ra môi trường không khí. Các chất khí này kết hợp với hơi nước tạo thành các

dạng a-xít sulfuric và nitric. A-xít theo nước mưa, tuyết, sương, rơi trở lại mặt đất. Mưa a-xít có thể tạo ra ô nhiễm xuyên biên giới, khi di chuyển cùng gió và mây từ vùng này sang vùng khác. Những báo cáo của mạng lưới quan trắc quốc gia cho thấy: mưa a-xít phá huỷ cây trồng, rừng và làm giảm sản lượng nông nghiệp, ô nhiễm các dòng sông, các hồ ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản và các sinh vật khác, phá huỷ các công trình kiến trúc.

7.4) Ô nhiễm tầng khí quyển và hiệu ứng nhà kính

Khí thải công nghiệp, khí thải của các phương tiện giao thông có động cơ, khí thoát ra từ các quá trình sinh học đã là các nguồn chủ yếu gây ô nhiễm môi trường không khí. Hàm lượng ngày càng tăng của loại khí CO2, CH4,… là loại khí thải do các ngành công nghiệp có sử dụng nhiên liệu hoá thạch thải ra đã gây hiệu ứng nhà kính với hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả của nó được thể hiện ở hai dạng:

Sự thay đổi khí hậu của trái đất dẫn đến sự mất cân bằng của hệ sinh thái, gây nên hiệu ứng dâng cao mực nước biển. Theo dự báo đến giữa thế kỷ 21 nhiệt độ không khí bình quân trên trái đất sẽ tăng thêm từ 1,5 – 4,5oC và mực nước biển trên toàn cầu sẽ dâng thêm từ 0,25 – 1,4m.

7.5) Ô nhiễm biển và đại dương

Theo tính toán tổng lượng chất phóng xạ có trong đại dương vào năm 2000 đã tăng gấp nhiều lần so với năm 1970, trong đó các chất thoát biến và chất phóng xạ sẽ tăng lên 100 lần, chất triti (hidro siêu nặng) sẽ tăng 1000 lần. Lượng dầu do đắm tàu, rò rỉ trong vận chuyển và phun ra từ các giếng khai thác vào các đại dương là từ 5 - 10 triệu tấn/năm, số dầu do các xí nghiệp công nghiệp thải từ 3 - 5 triệu tấn/năm [12]. Các chất hữu cơ, kim loại nặng, các nguồn chất thải từ đất liền đã gây ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.

Biển Đông hiện cũng đang nằm trong tình trạng chung như các đại dương và biển khác.

7.6) Thủng tầng ôzôn

Sự hủy hoại tầng ôzôn là một trong những nguy hại rất lớn đối với con người và thiên nhiên. Nguyên nhân của sự phá hoại tầng ôzôn là do sử dụng và thải chất CFC, ngoài ra còn do các hợp chất ôxy nitrơ được tạo ra trong khí thải của máy bay phản lực cỡ lớn và của các loại máy bay khi bay vào tầng cao làm phân giải khí ôzôn. Theo ước tính các loại máy bay cỡ lớn bay ở tầng bình lưu sẽ

tiêu hao hàng chục vạn tấn xăng dầu chúng sẽ thải ra một lượng lớn oxit nitrơ, có thể gây hại tới tầng ôzôn khá mạnh.

7.7) Chuyển dịch ô nhiễm

Theo tài liệu về quy hoạch môi trường của Liên Hợp Quốc, mỗi năm toàn cầu có 500 triệu tấn rác thải nguy hại, trong đó có 98% là của các nước phát triển. Việc một số nước phát triển chuyển dịch công nghệ lạc hậu và các chất thải dưới nhiều hình thức khác nhau sang các nước đang phát triển là một vấn đề cần được chú trọng.

2.1.3. Các vấn đề kinh tế - môi trường cấp bách ở Việt Nam hiện nay


Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với tốc độ cao. Mức tăng trưởng bình quân hàng năm trong thời gian qua đạt mức cao trên thế giới và khu vực. Với mục tiêu phấn đấu của Đảng và Nhà nước ta là “từ nay đến 2020, ra sức phấn đấu để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”, dự kiến theo quy hoạch đến năm 2010, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ hình thành khoảng 50 khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất trên diện tích khoảng 23.000 héc ta.

Sự tăng trưởng với tốc độ cao như vậy, một mặt tạo điều kiện cho đất nước nhanh chóng phát triển, hoà nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Nhưng đồng thời với sự phát triển với tốc độ đó cũng có nghĩa là một khối lượng lớn tài nguyên thiên nhiên được khai thác để chế biến và một khối lượng lớn chất thải từ sản xuất và tiêu dùng được thải vào môi trường ngày càng tăng. Như phân tích ở trên, các môi trường nước, không khí, đất ngày càng bị suy thoái do ô nhiễm từ các chất thải của các nhà máy, các khu công nghiệp. Nồng độ các chất độc hại có trong môi trường đã vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép.

Theo tính toán, với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay thì mức độ ô nhiễm môi trường vào năm 2020 có thể gấp 4 đến 5 lần mức ô nhiễm hiện nay. Theo ước tính của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới, nếu không có các biện pháp thích hợp thì những ô nhiễm công nghiệp của Việt Nam sẽ tăng với chỉ số 3,8, tương đương với với 14% tăng trưởng kinh tế vào năm 2010. Tổn thất kinh tế do ô nhiễm công nghiệp tác động tới sức khoẻ con người ước tính khoảng hơn 3% GDP hiện tại của đất nước và tới năm 2010 sẽ tăng lên đến 12% [12]. Kinh nghiệm của các nước cũng cho thấy, tính trung bình trong 10 năm, nếu tổng sản phẩm quốc dân của các nước châu Á tăng lên 2 lần thì mức độ ô nhiễm sẽ tăng

lên 5 lần. Tỷ lệ này ở Việt Nam cũng tương tự nếu không có những nỗ lực đặc biệt trong bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ [12].

Báo cáo hiện trạng môi trường Việt nam được thực hiện hàng năm đều chỉ ra sự suy thoái và ô nhiễm tất cả các thành phần môi trường, cụ thể:

Suy thoái và ô nhiễm môi trường đất Suy thoái rừng

Suy thoái và ô nhiễm nước mặt Suy thoái và ô nhiễm nước ngầm Suy thoái và ô nhiễm không khí

Suy thoái và ô nhiễm môi trường biển Suy giảm đa dạng sinh học

Suy thoái và ô nhiễm môi trường đô thị, công nghiệp Suy thoái và ô nhiễm môi trường nông thôn

Ô nhiễm môi trường lao động

Những dự báo thận trọng nhất cũng chỉ ra xu hướng, trong đó chất lượng của môi trường tiếp tục diễn biến ngày càng phức tạp và theo hướng xấu đi của cơ cấu kinh tế (sản xuất) còn nặng về khai thác và sơ chế, cơ cấu sản phẩm có hàm lượng nguyên vật liệu, năng lượng cao và trình độ khoa học công nghệ lạc hậu.

Đứng trước những thách thức đó, chính phủ Việt Nam với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế đã xác định 8 vấn đề môi trường cấp bách nhất cần được ưu tiên giải quyết hiện nay. Nếu những vấn đề này không được giải quyết một cách hiệu quả thì sẽ gây những hậu quả lớn cho nền kinh tế, đó là:

Nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe doạ cả nước, và trong thực tế tai hoạ mất rừng và cạn kiệt tài nguyên rừng đã xảy ra ở nhiều vùng, mất rừng là một thảm hoạ quốc gia.

Sự suy thoái nhanh của chất lượng đất và diện tích đất canh tác theo đầu người, việc sử dụng lãng phí tài nguyên đất đang tiếp diễn.

Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật biển ở ven bờ đã bị suy giảm đáng kể, môi trường biển bắt đầu bị ô nhiễm, trước hết là do dầu mỏ.

Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái, v.v… đang được sử dụng không hợp lý dẫn đến sự cạn kiệt và làm nghèo tài nguyên thiên nhiên.

Sự ô nhiễm môi trường, trước hết là môi trường nước, không khí và đất đã xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc đến mức trầm trọng, nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường phức tạp đã phát sinh ở các khu vực thành thị, nông thôn.

Tác hại của chiến tranh, đặc biệt là các hoá chất độc hại đã và đang gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với môi trường thiên nhiên và con người Việt Nam.

Việc gia tăng quá nhanh dân số cả nước, sự phân bố không đồng đều và không hợp lý lực lượng lao động giữa các vùng và các ngành khai thác tài nguyên là những vấn đề phức tạp nhất trong quan hệ dân số môi trường.

Thiếu nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ và luật pháp để giải quyết các vấn đề môi trường, trong khi nhu cầu sử dụng hợp lý tài nguyên không ngừng tăng lên, yêu cầu về cải thiện môi trường và chống ô nhiễm môi trường ngày một lớn và phức tạp.‌


2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRƯỚC YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


2.2.1. Các chính sách môi trường của Việt Nam liên quan đến phát triển kinh tế

Vấn đề bảo vệ môi trường hiện đang được đặt ra là một trong những ưu tiên cần được chú trọng và xử lý trong quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường khi tất cả các hoạt động đều hướng đến lợi nhuận cao nhất, tự thân thị trường không có khả năng giải quyết suy thoái môi trường. Việc khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên, gây suy thoái môi trường bởi các chất thải đang là những thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia cũng như Việt Nam. Việc xây dựng các chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường đang trở nên cấp thiết. Điều này không chỉ giúp cho việc hoạch định chính sách ở cấp Nhà nước, mà còn giúp cho việc hoạch định chính sách kinh doanh của từng doanh nghiệp. Nếu hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam không thân thiện với môi trường, thì

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023