Chỉ Đạo Đổi Mới Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Dạy Học Môn Toán Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Trường Thcs Vùng Đặc Biệt Khó

+ Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống....;

+ Năng lực cốt lõi: Năng lưc tính toán; năn lực tư duy (tư duy kinh nghiệm, tư duy logic, tư duy sáng tạo, tư duy đột phá); Năng lực tự học; năng lực hợp tác; làm chủ bản thân; sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ toán học....

* Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Giáo viên dựa trên mục tiêu bài học và các năng lực cần hình thành chuẩn bị các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với bài học.

* Chuỗi các hoạt động: Giáo viên xây dựng kế hoạch và chuỗi các hoạt động dựa trên bản mô tả các kiến thức thực hiện trong bài học. Hoạt động hình thành kiến thức soạn có thể 1 cột, 2 cột, 3 cột, 5 cột nhưng thể hiện được phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học tích cực.

- Hoạt động luyện tập và Hoạt động vận dụng có thể đưa vào một bước (Hoạt động luyện tập - vận dụng.

- Hoạt động tìm tòi mở rộng: hướng dẫn học sinh học ở nhà, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Chú ý giờ dạy dành thời gian hợp lý cho hoạt động luyện tập và vận dụng.

* Thiết kế môi trường học tập:

Bản chất của việc thiết kế môi trường học tập là tổ chức tất cả những yếu tố đã thiết kế trên thành hệ thống các tình huống vật chất mà người dạy và người học trực tiếp tác động đến và qua đó tác động với nhau. Có nhiều kiểu môi trường, song kiểu nào cũng phải bao quát mục tiêu, nội dung, hoạt động, phương tiện và nguồn lực đã thiết kế. Cấu trúc của môi trường tùy thuộc kiểu môi trường, và nó đòi hỏi những kĩ năng quản lí, giao tiếp cụ thể của giáo viên. Có thể kể đến những kiểu môi trường sau đây.

1. Giờ lên lớp - là môi trường rất truyền thống và quen thuộc, nhưng không dễ tổ chức hoạt động nếu thiết kế không phù hợp. Trong môi trường lớp học, có thể thiết kế môi trường làm việc theo nhóm, tổ, môi trường thực hành cả lớp, môi trường tiết học trong đó người học tự nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Điều này qui định cách bố trí bàn ghế, bảng, bàn thí nghiệm, dụng cụ thực nghiệm, máy tính v.v…theo những sơ đồ khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

2. Môi trường dã ngoại - là tất cả những môi trường bên ngoài lớp học, nhà máy, địa điểm tham quan như bảo tàng, di tích lịch sử,cảnh quan địa lí, danh thắng văn hóa v.v… Chúng đòi hỏi cấu trúc và cách thiết kế khác hẳn môi trường lớp học, đặc biệt là yếu tố thời gian và vận động trong học tập.

3. Môi trường trò chơi - là môi trường không được tổ chức theo bài bản như giờ lên lớp, mang tính chất tự do và khoáng đạt hơn rất nhiều. Mặc dù vậy, môi trường chơi vẫn có thể được tổ chức ở bất cứ đâu: trong lớp, ngoài lớp, ở nhà. Những yếu tố đáng lưu ý nhất ở môi trường này là kĩ năng điều hành, thiết kế phương tiện, đồ chơi và kịch bản hoạt động.

Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng - 13

4. Môi trường thực tiễn –tức là môi trường công việc thật sự, chẳng hạn như lao động vật chất, bảo vệ môi trường sống, giữ gìn và điều khiển các phương tiện giao thông, giúp đỡ người khuyết tật, tình nguyện viên trong các hoạt động xã hội và văn hóa quần chúng, làm việc ở gia đình, giao tiếp xã hội v.v…

Thiết kế môi trường học tập, các hoạt động của người học và phương tiện, học liệu được thực hiện cùng lúc, dựa vào sự lựa chọn, cân nhắc những nguồn lực và điều kiện cụ thể mà giáo viên nắm được tại mỗi bài học. Toàn bộ những thiết kế này trên cơ sở thiết kế mục tiêu, nội dung học tập tạo nên thực chất của việc lựa chọn phương pháp luận dạy học và thựchiện phương pháp dạy học của giáo viên trên bài học. Môi trường học tập được xem là thiết kế tốt nếu những yếu tố và tình huống cấu thành nó tạo ra được hoặc kết nối được những liên hệ nhất định với kinh nghiệm cá nhân của người học, trên mọi phương diệncó thể có: nhận thức, tình cảm, vận động, văn hóa, đạo đức, trí tuệ, logic, lịch sử v.v…

* Thẩm định đánh giá của tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn có chức năng nhiệm vụ được qui định theo thông tư của Bộ GD và ĐT. Vì vậy, các hoạt động chuyên môn của GV đều phải qua sự thẩm định, đánh giá của tổ chuyên môn mới có giá trị. Việc thiết kế bài học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực được đánh giá và thẩm định dựa trên những qui định chung của trường và của ngành do tổ chuyên môn đánh giá dựa vào các tiêu chí. Cụ thể, việc thiết kế bài học cần đáp ứng được những yêu cầu về hiệu quả giảng dạy của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh, và phong trào chung của nhà trường.

c) Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện được, lãnh đạo nhà trường cần:

* Một là, Hướng dẫn GV tự chủ trong việc lựa chọn phương pháp dạy học theo hướng chủ động, tích cực của học sinh.

Việc lựa chọn phương pháp dạy học phụ thuộc vào năng lực, trình độ, sở trường của giáo viên và đối tượng học sinh. Trong quá trình dạy học, giáo viên được chủ động lựa chọn các hình thức dạy học, kết hợp các phương pháp dạy học sao cho học sinh tích cực tham gia bài học. Trong cùng một bài dạy hay một nội dung dạy học của cùng một tiết học, mỗi giáo viên lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học khác nhau.

* Hai là, Chỉ đạo GV tự chủ về thời lượng dạy học.

Thời lượng dạy học được quy định cho từng môn học, tiết học chỉ mang tính tương đối. Trong quá trình dạy học, giáo viên được quyền chủ động tăng hoặc giảm thời lượng một số bài học trên cơ sở không tăng hoặc giảm tổng thời gian dạy học trong ngày.

* Ba là, nâng cao năng lực tự chủ cho giáo viên trong việc thực hiện chương trình giáo dục.

Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực tự chủ cho giáo viên:

- Thực hiện tốt công tác đánh giá giáo viên hàng năm theo “chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS”, trên cơ sở đó xác định yêu cầu tự bồi dưỡng của từng giáo viên để đáp ứng các tiêu chí của chuẩn nhằm tư vấn định hướng công tác tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên.

- Tổ chức hội thảo về nâng cao năng lực tự chủ trong việc thực hiện chương trình giáo dục. Giao cho giáo viên giỏi, giáo viên có năng lực chịu trách nhiệm trong việc đề xuất những cách làm hay để giáo viên cùng thảo luận và đi đến kết luận về biện pháp thực hiện.

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung dự giờ dạy minh hoạ ở nhiều lớp khác nhau nhằm giúp giáo viên có thể học tập lẫn nhau, tạo điều kiện để từng người rút ra những kinh nghiệm cho riêng mình và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho đối tượng học sinh của lớp mình.

* Bốn là, Tăng cường tính tự chủ trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm

- Hoạt động ngoài giờ lên lớp có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống và hình thành nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

- Giáo viên được chủ động trong việc bố trí thời gian, nội dung và hình thức hoạt động theo điều kiện của lớp, của trường.

- Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, giáo viên cần lựa chọn những nội dung để học sinh cả lớp được tham gia; khuyến khích, động viên và tạo cơ hội để các em được tham gia bàn bạc từ khâu chuẩn bị đến khâu thực hiện và có viết thu hoạch cho bản thân sau mỗi hoạt động. Có làm như vậy, mới hình thành được ở các em năng lực phán đoán, óc tổ chức, năng lực tổng kết đánh giá cũng như các phẩm chất tự tin, tự chịu trách nhiệm, tinh thần hợp tác chia sẻ.

* Năm là: Hướng dẫn GV Làm tốt công tác chẩn đoán

- Hiện tượng học kém thường bắt buộc bao hàm những lỗ hổng kiến thức, kĩ năng và thói quen học tập, vì thế trong hệ thống các biện pháp khắc phục phải có việc thanh toán các lỗ hổng đó. Cần làm rõ tính chất và độ sâu của các lỗ hổng, làm rõ các

lỗ hổng nằm ở chương nào, về kiến thức nào, hoặc kĩ năng vận dụng những điều đã học vào công tác thực hành, vào việc giải bài tập... Để làm việc này, các giáo viên cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Ra bài kiểm tra chẩn đoán, trao đổi với học sinh nhằm mục đích chẩn đoán.

- Phân tích một cách có hệ thống những sai sót điển hình, những khó khăn điển hình bộc lộ ra trong qua trình hỏi bài thường ngày, trong khi học sinh làm bài viết ở trường và ở nhà.

Sau khi xác định được những hạn chế và nguyên nhân những thiếu sót của học sinh, giáo viên vạch ra kế hoạch giúp các em nhanh chóng khắc phục. Trong việc đặt kế hoạch giúp đỡ học sinh học kém, giáo viên cần suy nghĩ về một hệ thống bài tập tổng hợp mà với số lượng không nhiều, học sinh cũng đủ nắm được các phương pháp làm các bài tập cùng loại. Tránh việc ra quá nhiều bài tập gây ra sự làm việc quá sức, làm học sinh nản lòng và không tin tưởng ở khả năng khắc phục sự học kém của mình. Giáo viên có thể ra bài tập theo phương pháp chương trình hóa, nghĩa là một vấn đề nào đó được chia nhỏ thành từng phần để học sinh tự giải quyết. Giáo viên sẽ kiểm tra việc nắm kiến thức từng phần một cách có hiệu quả hơn là bắt học sinh nắm toàn bộ vấn đề cùng một lúc.

3.2.4. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn của giáo viên

a). Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra là một trong bốn nội dung, chức năng của người cán bộ quản lý trong công việc quản lý nhà trường. Trong nhà trường thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra chính là nhắc nhở mọi người làm việc đúng đồng thời phất hiện những mặt tốt để phát huy, tìm ra những mặt hạn chế để khắc phục. Làm tốt công tác kiểm tra sẽ tạo nên hiệu quả đích thực.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên trong nhà trường là một nội dung quan trọng trong quản lý trường THCS, nó tạo ra một nền tảng vững chắc về trật tự kỷ cương tạo môi trường làm việc nghiêm túc, tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

b) Nội dung và cách thức thực hiện

* Nội dung thực hiện:

- Yêu cầu đi sâu vào các nội dung công việc cụ thể và năng lực sư phạm của từng giáo viên, giúp họ làm tốt công tác chuyên môn, đồng thời xây được không khí sư phạm, thực hiện mục tiêu giáo dục một cách đồng bộ. Công tác kiểm tra đó là:

Kiểm tra kế hoạch giảng dạy, kiểm tra kỹ năng chuẩn bị bài dạy, nội dung, chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy, cách thức kiểm tra, đánh giá học sinh,…

- Lãnh đạo Nhà trường thường xuyên tổ chức kiểm tra công tác này. Cần phân công lãnh đạo dự giờ dạy của 100% giáo viên (mỗi giáo viên ít nhất được dự 2 tiết) để trao đổi rút kinh nghiệm giảng dạy, phương pháp sư phạm với từng giáo viên. Thực hiện các yêu cầu về soạn bài, chú ý trao đổi kinh nghiệm về những bài có nhiều nội dung kiến thức mới, bài khó, bài thí nghiệm thực hành, sử dụng đồ dùng dạy học và yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, dự giờ đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên.

- Kết quả kiểm tra là căn cứ chủ yếu để đánh giá khen thưởng, kỉ luật, xét nâng bậc lương hàng năm, bố trí phân công tổ trưởng chuyên môn, giáo viên hợp lý.

- Kiểm tra, đánh giá và tìm ra nguyên nhân của thiếu sót của giáo viên, cũng như của nhà trường trong việc tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề ra những biện pháp khắc phục, điều chỉnh nhằm giúp đỡ giáo viên nâng cao chuyên môn cũng như chất lượng thực hiện hoạt động dạy học.

* Các thực hiện:

- Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kế hoạch hoạt động cả năm học của trường, kế hoạch dạy học để xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác kiểm tra đánh giá.

- Trong kiểm tra đánh giá GV, Hiệu trưởng phải thực sự khách quan, vô tư, vì mục đích chung của nhà trường. Tránh tình trạng cá nhân chủ nghĩa trong công tác kiểm tra đánh giá nói chung, kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học nói riêng.

- Cần phải đẩy mạnh hơn nữa, nhanh hơn nữa cải tiến nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên, và việc thi cử, đánh giá kết quả học tập của học sinh, nhằm mục đích đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác, thúc đẩy tinh thần thi đua dạy tốt, phát huy tính sáng tạo không ngừng vươn lên của đội ngũ thầy cô giáo, tinh thần học tập, phấn đấu toàn diện của học sinh.

- Tạo động lực tốt thúc đẩy mọi hoạt động dạy và học của giáo viên cùng với học sinh nhằm đưa chất lượng của nhà trường ngày tốt hơn.

- Công việc kiểm tra đánh giá phải được thực hiện cả hai phía đó là: Kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên và kết quả học tập của học sinh. Đặc biệt tăng cường đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, cán bộ quản lý không chỉ đơn thuần là ghi nhận thực trạng công việc của giáo viên cũng như kiến thức kỹ năng, thái độ của học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục, mà còn đề xuất những cách thức, quyết định để cải tạo thực trạng, nâng cao chất lượng giáo dục.

- Đối với công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên, hiệu trưởng nhà trường cần tổ chức cho giáo viên học tập, nghiên cứu các văn bản, hướng dẫn về công tác chuyên môn, quy chế chuyên môn, nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra, đánh giá, thống nhất kế hoạch, nội dung và hình thức kiểm tra, xây dựng được chuẩn đánh giá cho từng hoạt động cụ thể của giáo viên, đồng thời quán triệt việc tổ chức, thực hiện trong hội đồng giáo dục từ đầu năm và mỗi học kỳ.

- Kiểm tra đánh giá trình độ nghiệp vụ, năng lực sư phạm thông qua việc đánh giá các giờ thao giảng, dự giờ của giáo viên.

- Thực hiện kiểm tra quy chế chuyên môn: Lập kế hoạch và chương trình giảng dạy, soạn bài và các hồ sơ chuyên môn nghiệp vụ, việc sử dụng đồ dùng dạy học và việc thực hành thí nghiệm, việc ra đề, chấm bài, trả bài kiểm tra, kiểm tra tiến độ cho điểm, thời gian kiểm tra, cho điểm, việc cho điểm có đúng quy chế của Bộ, Sở hay không.

- Kết quả thực hiện quy chế chuyên môn gồm: Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, Ban thanh tra nhân dân, Tổ trưởng tổ chuyên môn, nhóm trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán và đại diện các đoàn thể. Kiểm tra chéo giữa các tổ chuyên môn và các loại hồ sơ theo quy định chung như: Sổ đầu bài, sổ điểm, sổ dự giờ, sổ báo giảng, sổ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch giảng dạy, sổ chủ nhiệm, sổ tổ trưởng, sổ nhóm trưởng...

- Kiểm tra giờ dạy trên lớp: Thông qua dự giờ phân tích sư phạm, rút kinh nghiệm, đánh giá cho điểm giờ dạy theo tiêu chuẩn đã quy định thông qua kiểm tra khảo sát, phỏng vấn học sinh, nhất là kết quả điểm bài kiểm tra và điểm thi học kỳ.

- Kiểm tra kế hoạch thường kỳ hoặc đột xuất.

- Tổ chức lãnh đạo nghiêm túc, công tác thi cử kiểm tra dưới nhiều hình thức: Kiểm tra miệng, kiểm tra viết (trắc nghiệm, tự luận)...

- Phân công và kiểm tra chặt chẽ ý thức và trách nhiệm của giáo viên trong các khâu: Ra đề, coi thi, chấm chéo, nộp kết quả và thông báo kết quả tới học sinh.

- Tiến hành tổng kết và rút kinh nghiệm qua mỗi lần kiểm tra, đánh giá, động viên khen thưởng đúng mức, khách quan những giáo viên thực hiện tốt yêu cầu về chuyên môn, phát hiện kịp thời những thiếu xót, lệch lạc, giúp giáo viên khắc phục và sửa chữa.

- Lấy ý kiến đánh giá từ phía học sinh: Để đánh giá giáo viên, Hiệu trưởng cũng cần phải nắm bắt từ nhiều nguồn thông tin, mà trong đó có nguồn thông tin từ phía học sinh. Để thăm dò được ý kiến của học sinh một cách khách quan, cần thiết

kế phiếu lấy ý kiến thăm dò cho học sinh có thể trả lời một cách vô tư, không thành kiến, có thể tự do thể hiện sự đánh giá của mình một cách công bằng khách quan.

- Ngoài ra để đánh giá giờ dạy của giáo viên còn có thể thông qua các thông tin khác như : vở ghi của học sinh, sổ ghi đầu bài, sự tập trung chú ý trong giờ học của học sinh...

Hồ sơ kiểm tra chuyên môn phải được lưu trữ, làm cơ sở đánh giá kiểm tra những lần kiểm tra sau. Sau mỗi đợt kiểm tra, kết quả đánh giá xếp loại phải được công khai đầy đủ, là căn cứ để xếp thi đua và đánh giá phân loại giáo viên. Từ đó Hiệu Trưởng có phương thức sử dụng giáo viên có hiệu quả nhất trong công tác quản lý nhà trường.

c) Điều kiện thực hiện biện pháp

- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật để công tác đánh giá hoạt động dạy học của GV đạt hiệu quả cao nhất.

- Giáo viên phải tâm huyết với nghề, với việc nâng cao chất lượng dạy học theo tinh thần đổi mới.

- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cần thực hiện đúng theo quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục THCS, phù hợp điều kiện nhà trường và tình hình phát triển kinh tế của địa phương huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, nhà trường, gia đình và xã hội.

3.2.5. Chỉ đạo và tổ chức xây dựng cơ chế phối hợp trách nhiệm giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tạo động lực cho GV và HS ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn

a) Mục tiêu của biện pháp

- Tạo mối liên hệ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhà trường với các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội để tìm tiếng nói chung, sự đồng thuận trong các HĐGD. Hội cha mẹ HS có kế hoạch phối hợp trong quản lý giờ tự học, kế hoạch, nội dung học tập của HS.

- Góp phần thực hiện đào tạo thế hệ trẻ thông qua môi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội.

- Huy động được cộng đồng sẽ góp phần nâng cao chất lượng GDĐT nói chung vàchất lượng môn Toán nói riêng đặc biệt phát huy sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình đối với học sinh xa nhà, trọ học.

b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Xây dựng chương trình, kế hoạch HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học cụ thể chi tiết nằm trong kế hoạch dạy học chung của

trường, triển khai kế hoạch, báo cáo với Lãnh đạo Phòng GD&ĐT, với chính quyền địa phương, thông báo với PHHS để huy động sự ủng hộ, phối hợp của gia đình và toàn xã hội.

- Xây dựng phong trào học tập nói chung và HĐDH môn Toán nói riêng theo hướng phát triển năng lực học sinh.

- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh tạo điều kiện để toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, tạo điều kiện phát hiện, bồi dưỡng nhân tài trên bình diện xã hội hóa giáo dục.

- Đa dạng hoá các nguồn lực cho giáo dục, cho HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Phối hợp với chính quyền địa phương, với hội PHHS thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho GV để họ toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Quan tâm và hỗ trợ kịp thời vả về vật chất và tinh thần cho HS nhất là học sinh xa nhà, thiếu thốn tình cảm gia đình phải trọ học.

- Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội tạo nên môi trường giáo dục rộng khắp, quy mô.

- Phối kết hợp chặt chẽ với các lực lượng xã hội để bảo vệ an ninh trường học nhất là địa điểm học sinh trọ học.

- Các cơ quan, ban ngành thuộc hệ thống quản lí nhà nước tăng cường nhiều hình thức liên kết, hợp đồng trách nhiệm theo từng kỳ, từng năm. Có tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc đã làm và đề ra biện pháp tiếp theo.

- Việc huy động cộng đồng tham gia vào HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn phải làm những gì? Phải bắt đầu từ đâu là cách làm của mỗi người quản lí. Từ nguyên nhân không thành công của một số đơn vị và từ đặc điểm riêng của mỗi nhà trường nổi lên những khó khăn của công tác này như sau:

Một là, cộng đồng chưa thực sự coi nhiệm vụ HĐDH nói chung và môn Toán nói riêng theo hướng phát triển năng lực học sinh của nhà trường là nhằm phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Hai là, điều kiện CSVC trường học chưa đủ đáp ứng yêu cầu HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Ba là, nguồn kinh phí hỗ trợ GV trực tiếp HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh còn hạn hẹp, không thường xuyên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/07/2023