Cá Nhân Có Quyền Yêu Cầu Tổ Chức, Cá Nhân Lưu Trữ Thông Tin Cá Nhân Của Mình Trên Môi Trường Mạng Thực Hiện Việc Kiểm Tra, Đính Chính Hoặc Hủy Bỏ

c) Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.


Điều 22 Lưu trữ, cung cấp thông tin cá nhân trên môi trường mạng


1 Cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân lưu trữ thông tin cá nhân của mình trên môi trường mạng thực hiện việc kiểm tra, đính chính hoặc hủy bỏ thông tin đó.

2. Tổ chức, cá nhân không được cung cấp thông tin cá nhân của người khác cho bên thứ ba, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc có sự đồng ý của người đó.

3. Cá nhân có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm trong việc cung cấp thông tin cá nhân.

Điều 72. Bảo đảm an toàn, bí mật thông tin


1. Thông tin riêng hợp pháp của tổ chức, cá nhân trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng được bảo đảm bí mật theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

2. Tổ chức, cá nhân không được thực hiện một trong những hành vi sau đây:


Quyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - 8

a) Xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng;

b) Cản trở hoạt động cung cấp dịch vụ của hệ thống thông tin;


c) Ngăn chặn việc truy nhập đến thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng, trừ trường hợp pháp luật cho phép;

d) Bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng;

đ) Hành vi khác làm mất an toàn, bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân khác được trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng.”

Và hàng loạt các đạo luật chuyên ngành có thể kể đến như:


Luật quản lý thuế năm 2006 quy định về bảo mật thông tin người nộp thuế (Điều 73). Và chỉ công khai thông tin vi phạm pháp luật thuế trong một số trường hợp (Điều 74) : “Cơ quan quản lý thuế được công khai các thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế trên phương tiện thông tin đại chúng trong các trường hợp sau đây:

1. Trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không nộp tiền thuế đúng thời hạn;


2. Vi phạm pháp luật về thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của tổ chức, cá nhân khác;

3. Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.”

Luật nơi cư trú: việc xác định khái niệm nơi ở và chỗ ở hợp pháp (Điều

12) có ý nghĩa trong việc xác định phạm vi bảo vệ quyền về sự riêng tư.


2.2.2.7. Quyền riêng tư của một số nhóm người yếu thế ( Trẻ em):


Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990. Hơn nữa Luật trẻ em 2016 quy định tại Điều 21: “Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư”. Và trong điều 6 cũng quy định nghiêm cấm : “Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.”

Tiếp theo là trong nghị định 56/2017-NĐ Điều 33 tiếp tục liệt kê ra những gì được cho là quyền riêng tư của trẻ “Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.”

2.2.3. Quy định về biện pháp bảo vệ quyền về sự riêng tư


Cũng như pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định về biện pháp bảo vệ quyền về sự riêng tư, có thể phân loại như sau:

*Biện pháp dân sự:


Quyền về đời tư là một trong những quyền nhân thân cơ bản của con người vì vậy quy định về biện pháp bảo vệ quyền nhân thân trong BLDS 2015 có thể áp dụng chung cho bảo vệ quyền về sự riêng tư:

- Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai. Trong trường hợp người vi phạm không thực hiện thì người bị xâm phạm có thể khởi kiện tại Tòa, yêu cầu người vi phạm thực hiện những hành vi đó.

- Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại. Nếu hành vi xâm phạm quyền về sự riêng tư gây ra thiệt hại cho người bị xâm phạm thì họ có quyền yêu cầu người xâm phạm bồi thường thiệt hại. Thiệt hại có thể là thiệt hại về vật chất hoặc thiệt hại về tinh thần.

*Biện pháp hành chính:


Bao gồm xử lý kỷ luật và xử lý vi phạm hành chính.


- Xử lý kỉ luật đối với cán bộ, công chức, người lao động khi các chủ thể này xâm phạm quyền về sự riêng tư của người khác ( theo quy định của Luật Công Chức, Viên Chức, Luật Lao Động).

- Nếu hành vi xâm phạm quyền về sự riêng tư chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử lý theo vi phạm hành chính. Nguyên tắc, trình tự xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo Luật xử lý vi phạm hành chính. Tính chất, mức độ của hành vi vi phạm cũng như các biện pháp xử lý được quy định tại nhiều văn bản chuyên ngành khác nhau.

Chẳng hạn, đối với hành vi vi phạm quyền riêng tư của trẻ em trên môi trường mạng, có thể căn cứ vào Nghị định 174/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện (sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 49/2017). Theo đó, đối với vi phạm về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp liên quan đến hành vi tiết lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức có liên quan trừ trường hợp pháp luật quy định thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (khoản 2, Điều 64).

Đối với vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội liên quan đến hành vi tiết lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức có liên quan trừ trường hợp pháp luật quy định thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến

30.000.000 đồng.

Đối với vi phạm của thành viên gia đình tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình (trong đó có trẻ em) nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình; phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân thì bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm - khoản 2 Điều 51 Nghị định 167/2013.

*Biện pháp hình sự:


Biện pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền về sự riêng tư khi quy định các hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm khi các hành vi đó xâm phạm tới quyền về sự riêng tư.

Tùy tính chất, mức độ, hành vi vi phạm quyền về riêng tư có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác; tội làm nhục người khác… theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

Chẳng hạn như: Tội xâm phạm chỗ ở của người khác (Điều 158), Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác(Điều 159), ...

Tùy tính chất, mức độ nặng nhẹ của hành vi xâm phạm mà sẽ có hình phạt hợp lý.

2.3. Đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền về sự riêng tư

Hệ thống pháp luật Việt Nam đã tương thích với những tiêu chuẩn cơ bản của pháp luật quốc tế (các điều ước quốc tế song phương, đa phương) bảo đảm quyền về sự riêng tư.

Trong pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam chưa đưa ra được một khái niệm cụ thể khái quát quyền về sự riêng tư do quyền riêng tư có tính trừu tượng, phức tạp; nó bao trùm lên nhiều quyền năng khác của con người. Các văn bản pháp luật chỉ quy định những khía cạnh của quyền này như danh dự, uy tín, nhà ở, thư tín, điện tín,...

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định quyền về sự riêng tư qua các khía cạnh như quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 20); quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình (Điều 21); Quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22). Đó là những khía cạnh thuộc nội hàm của quyền riêng tư, chứ không có một điều luật nào định nghĩa cụ thể về quyền của sự riêng tư. Điều này cCũng tương tự với Điều 12 UDHR, Điều 17 ICCPR.

Bộ luật dân sự 2015 quy định các khía cạnh của quyền riêng tư nhìn chung phù hợp với Điều 12 UDHR và Điều 17 ICCPR.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng có một số điểm khác biệt đáng chú ý so với hệ thống pháp luật quốc tế:

(1) Pháp luật Việt Nam có sự mở rộng hơn so với pháp luật quốc tế ở một vài khía cạnh:

- Pháp luật Việt Nam bảo vệ quyền về sự riêng tư không chỉ khi cá nhân sống mà còn bảo vệ quyền này ngay cả khi họ chết (Điều 34 BLDS 2015), còn trong pháp luật quốc tế chưa đề cập tới vấn đề này: “Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”.

- Khái niệm “nhân phẩm” do pháp luật Việt Nam sử dụng trong Hiến pháp năm 2013 và BLDS năm 2015 có nghĩa rộng hơn so với khái niệm “danh dự”, “uy tín” tại Điều 12 UHDR và Điều 17 ICCPR.

(2) Văn bản pháp luật quốc tế luôn nhấn mạnh sự xâm phạm quyền về sự riêng tư thể hiện ở sự can thiệp tùy tiện và trái pháp luật. Pháp luật Việt Nam lại quy định “ Quyền về sự riêng tư là quyền bất khả xâm phạm” nhưng có thể bị hạn chế trong một số trường hợp: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.” Do tính trừu tượng của quy định này mà có thể xem sự tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế cao hơn Việt Nam.

Như vậy, quy định về bảo vệ quyền về sự riêng tư trong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế tương đối, chỉ có một vài điểm khác biệt nhỏ. Ngoài những điểm chung tương đồng thì pháp luật Việt Nam có mở rộng hơn một số khía cạnh. Song pháp luật Việt Nam vẫn còn khá nhiều hạn chế cần phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ QUYỀN VỀ SỰ RIÊNG TƯ Ở VIỆT NAM

3.1. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc bảo vệ quyền về sự riêng tư ở Việt Nam

Việt Nam là một nước đang phát triển, đang trong thời đại khoa học kỹ thuật công nghệ nên không thể tránh khỏi vấn đề quyền về sự riêng tư bị xâm phạm. Những hạn chế trong việc bảo vệ quyền về sự riêng tư ở Việt Nam có khá nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến như:

Nguyên nhân chủ quan chủ yếu chính là thái độ, nhận thức và nhu cầu của các chủ thể. Đầu tiên có thể các chủ thể chưa nhận thức đúng và đầy đủ được các vấn đề xoay quanh quyền về sự riêng tư. Nhận thức của đại bộ phận người dân Việt Nam về quyền riêng tư còn hạn chế. Đa số người dân mới chỉ có những hình dung cơ bản về quyền riêng tư mà chưa có hiểu sâu về nội hàm của quyền riêng tư. Chính vì sự nhận thức chưa chính xác về quyền riêng tư dẫn đến nhiều hành vi xâm phạm quyền riêng tư một cách ngang nhiên. Song đó cũng không phải lí do duy nhất: Một số chủ thể khác mặc dù hiểu rõ quyền về sự riêng tư song do ý chí chủ quan của bản thân mà vẫn xâm phạm quyền về sự riêng tư của người khác (ví dụ như tính tò mò, vì nhu cầu của bản thân,…), cũng có trường hợp chủ thể xâm phạm quyền riêng tư không vì một lý do gì.

Thứ hai, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ. Khoa học kỹ thuật mang mang lại nhiều lợi ích cho con người như tiếp cận, thu thập, truyền đạt và lưu giữ thông tin nhưng bên cạnh đó cũng phần nào xâm phạm quyền về sự riêng tư. Các phương tiện kĩ thuật hiện đại cho phép con người

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2023