Các Phương Pháp Sử Dụng Để Thu Thập, Phân Tích, Đánh Giá Và Tổng Hợp Thông Tin, Số Liệu

54


hậu quả của những nguy cơ đó với sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Trên cơ sở xếp hạng nguy cơ gây suy thoái, các giải pháp phòng ngừa và ứng phó với các sự cố được đề xuất (R) để giảm thiểu những nguy cơ gây suy thoái.

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu


2.2.1.1. Các phương pháp sử dụng để thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin, số liệu

- Phương pháp khảo sát, thu thập thông tin bằng phiếu điều tra: Phương pháp này được sử dụng để thu thập các số liệu liên quan đến hoạt động của cảng biển; số liệu về hàng hóa thông qua cảng; số liệu về cơ sở hạ tầng bến cảng ; Công nghệ, phương tiện, thiết bị lưu kho và xếp dỡ ; các sự cố môi trường liên quan đến hàng hóa chất độc hại (HNS) và các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và ứng phó với các sự cố xảy ra tại các cảng biển. Các thông tin này phục vụ cho quá trình đánh giá các tiêu chí nguy cơ gây suy thoái môi trường tại các cảng có hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại.

Trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh đã xây dựng 01 mẫu phiếu thu thập thông tin. Phiếu thu thập được gửi đến 30 bến cảng có hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng HNS tại nhóm cảng biển phía Bắc (Nhóm 1). Kết cấu và nội dung thu thập thông tin của phiếu điều tra đều bao gồm 15 nội dung gắn liền với 4 tiêu chí của bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển để làm cơ sở số liệu cho việc áp dụng bộ tiêu chí cho nhóm cảng biển phía Bắc :

- Thông tin về cơ sở hạ tầng của bến cảng: thu thập thông tin về sự an toàn của hệ thống cơ sở hạ tầng của bến cảng phục vụ cho hoạt động bốc xếp và lưu giữ hàng hóa chất độc hại như hệ thống cầu cảng, luồng và khu nước trước bến cảng, hệ thống kho chứa, bến bãi; thông tin về sự sẵn sàng đáp ứng của hệ thống bảo vệ môi trường và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tại cảng như hệ thống thu gom, tiếp nhận, lưu giữ, xử lý chất thải tại cảng, hệ thống phòng cháy chữa cháy, trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất.

- Thông tin về công nghệ, phương tiện, thiết bị bốc xếp, lưu kho hàng hóa chất độc hại tại cảng biển: Thu thập thông tin về Công nghệ bốc xếp, lưu giữ và sự an toàn của các phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác lưu kho, bốc xếp và vận chuyển nội bộ hàng HNS tại cảng biển.

55


- Thông tin về quy mô, loại hình bốc xếp, lưu giữ hàng hóa chất độc hại tại cảng biển : Thu thập thông tin về khối lượng, loại hàng hóa chất độc hại bốc xếp, lưu kho lớn nhất tại một thời điển; Loại hình bốc xếp, lưu giữ hàng hóa chất độc hại tại cảng; Hoạt động xử lý hàng hóa chất độc hại tại cảng.

- Thông tin về hoạt động quản lý quá trình bốc xếp, lưu giữ hàng hóa chất độc hại tại cảng: Thu thập thông tin về Quy trình quản lý hàng hóa chất độc hại tại bến cảng; Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố tại bến cảng; Tổ chức đào tạo, tập huấn cho người công nhân về bốc xếp an toàn HNS và ƯPSC; Xây dựng đội ứng phó sự cố tại chỗ và diễn tập ứng phó; Áp dụng công nghệ trong quản lý.

(Mẫu phiếu cung cấp thông tin và Phiếu cung cấp thông tin của một số cảng được đính kèm trong phần phụ lục).

Kết quả thu được phiếu cung cấp thông tin của 30 bến cảng là cơ sở cho quá trình đánh giá hiện trạng hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường của bến cảng cũng như đánh giá các nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng HNS tại các bến cảng này.Ngoài các chuyến khảo sát thu thập thông tin thực tế tại các cảng biển, thông tin còn được thu thập qua đường email giữa nghiên cứu sinh và đại diện các đơn vị quản lý, các cảng biển.

- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: là phương pháp dùng để thu thập các thông tin đã được công bố bởi các nghiên cứu trước và các báo cáo công khai của tổ chức và cá nhân có liên quan. Trong nghiên cứu này các thông tin thứ cấp liên quan đến lượng hàng hóa thông qua cảng, tai nạn, sự cố hàng hải, dữ liệu hiện trạng môi trường, hiện trạng quản lý tại các cảng biển…được thu thập từ các nguồn được công khai như Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, báo cáo hoạt động cảng biển, báo cáo tai nạn hàng hải, các đề tài nghiên cứu đã được nghiệm thu, các bài cáo được công bố…Các số liệu thứ cấp kết hợp với các số liệu điều tra bằng phiếu điều tra sẽ tăng độ tin cậy của các số liệu sử dụng.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các thông tin thu thập được từ phiếu điều tra từ đó tiến hành phân tích các đặc điểm của hàng HNS, hoạt động liên quan đến hàng HNS tại các cảng biển, các sự cố liên quan đến hàng HNS tại cảng biển, dựa trên các kết quả phân tích sẽ tổng hợp thành các mối nguy cơ gây suy thoái môi trường trong quá trình lưu giữ và bốc xếp hàng HNS tại cảng biển,

56


các đặc điểm của các nguy cơ gây suy thoái môi trường liên quan đến hàng HNS tại khu vực nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích thống kê mô tả: được sử dụng để phân tích các số liệu thu thập được liên quan đến hoat động bốc xếp và lưu kho hàng hóa chất độc hại tại cảng biển và những sự cố đã xảy ra để đưa ra những xu hướng và nhận định các nguy cơ gây suy thoái môi trường. Các kỹ thuật thống kê được sử dụng bao gồm: Thống kê bằng đồ thị mô tả dữ liệu; Thống kê bằng bảng tóm tắt dữ liệu và Thống kê tóm tắt mô tả dữ liệu (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất).

- Phương pháp SWOT : SWOT là chữ viết tắt từ các từ tiếng Anh: Strength (điểm mạnh), Weaklless (điểm yếu), Opportunity (cơ hội) và Threat (thách thức). Phân tích SWOT giúp cho việc làm rõ 4 mặt trên đây để lựa chọn phương án hay giải pháp tối ưu, tránh sa vào các quyết định chủ quan. Điểm mạnh và điểm yếu đòi hỏi phải phân tích các nguồn lực bên trong hệ thống bằng cách kiểm kê tài nguyên và vốn của hệ thống, cấu trúc và mạng phản hồi của hệ thống. Các nguồn lực rất đa dạng, nhưng tập trung vào các khía cạnh: nhân lực, tài lực (kinh phí), vật liệu (trang thiết bị, nguyên liệu...), tin lực (thông tin), thời lực (quỹ thời gian), nguồn lực quản lý - lãnh đạo - điều hành. Cơ hội và thách thức là những đánh giá về môi trường bên ngoài hệ thống. Cơ hội chính là những thuận lợi của đầu vào, là mối tương tác thuận lợi với các hệ thống khác, là thời cơ... Thách thức bao gồm các sức ép các cản trở, các khó khăn bên ngoài tác động vào hệ thống... Đó có thể là những thách thức công khai hay tiềm ẩn trong môi trường của hệ thống[71].

Trong nghiên cứu này phương pháp SWOT được sử dụng để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống quản lý cảng đối với hàng nguy hiểm và hóa chất độc hại; phân tích những cơ hội và thách thức trong việc quản lý môi trường trong quá trình bốc xếp và lưu giữ hóa chất độc hại tại cảng biển.

2.2.1.2. Các phương pháp và kỹ thuật để phân tích, đánh giá rủi ro, nguy cơ gây suy thoái 1/ Phương pháp sàng lọc nhị phân

Phương pháp này sử dụng thuật toán “có”, “không” để phân loại các bến cảng biển có hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại. Đối tượng của nghiên cứu này là các bến cảng có hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại do vậy cần sàng lọc các bến cảng tại nhóm cảng biển phía Bắc để xác định các bến có hoạt động này để triển

57


khai nghiên cứu các bước tiếp theo, do vậy phương pháp sàng lọc nhị phân là phương pháp đơn giản và hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ này.

Giá trị ước tính hay giá trị trung bình của một phân phối nhị phân được tính bằng cách nhân số lần thử với xác suất thành công. Phân phối nhị phân thể hiện xác suất để x thành công trong n phép thử, với xác suất thành công p của mỗi phép thử[74].

- Giá trị trung bình của phân phối nhị phân là np.

- Phương sai của phân phối nhị phân là np x (1-p).

Với p = 0,5; phân phối sẽ cân đối quanh giá trị trung bình. Khi p > 0,5; phân phối sẽ lệch về bên trái.

Và khi p < 0,5 phân phối sẽ lệch về bên phải.

2/ Phương pháp danh mục kiểm tra

Danh mục kiểm tra là danh mục các mối nguy, các rủi ro hoặc những sai lỗi trong kiểm soát thường được xây dựng từ kinh nghiệm, cả từ kết quả của đánh giá rủi ro trước đó hoặc từ kết quả của những sai lỗi trong quá khứ.

Một danh mục kiểm tra có thể được sử dụng để nhận biết các mối nguy và các rủi ro hoặc để đánh giá hiệu lực của việc kiểm soát. Chúng có thể được sử dụng ở bất kỳ giai đoạn nào trong vòng đời của sản phẩm, quá trình hoặc hệ thống. Chúng có thể được sử dụng như một phần của những kỹ thuật đánh giá rủi ro khác nhưng hữu ích nhất khi được áp dụng để kiểm tra mọi thứ đã được đề cập đến sau khi một kỹ thuật sáng tạo hơn nhận biết các vấn đề mới được áp dụng.

Phương pháp danh mục kiểm tra có điểm mạnh là dễ dàng sử dụng cả cho những người không có chuyên môn, giúp đảm bảo các vấn đề chung không bị bỏ sót và khi được thiết kế tốt, chúng tích hợp lĩnh vực chuyên môn rộng vào một danh mục dễ dàng để sử dụng hệ thống. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là hạn chế trí tưởng tượng trong việc nhận diện các rủi ro và chỉ đề cấp đến những nguy cơ “đã biết” chứ không phải là những nguy cơ “chưa biết” hay “chưa nhận diện được”[18].

Hoạt động cảng biển đã diễn ra tư rất lâu trên thế giới và Việt Nam do vậy các mối nguy cũng đã được nhận diện và việc sử dụng danh mục kiểm tra để xác định mối nguy được sử dụng phổ biến trong quy trình đánh giá an toàn, an ninh cảng biển do IMO yêu cầu. Do vậy việc áp dụng danh mục kiểm tra trong việc xác định các mối nguy gây suy

58


thoái môi trường trong hoạt động lưu kho, bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển là phù hợp.

Trong nghiên cứu này, danh mục kiểm tra được sử dụng để thiết lập danh mục các chỉ tiêu đánh giá nguy cơ cho từng tiêu chí đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng HNS tại cảng biển.

3/ Phương pháp phân tích sơ bộ mối nguy

Phân tích sơ bộ mối nguy là một phương pháp phân tích quy nạp đơn giản, mục tiêu của phương pháp là nhận biết các mối nguy, các tình huống và sự kiện nguy hại có thể gây hại cho một hoạt động, bộ phận hoặc hệ thống nhất định[18].

Phương pháp này thường được thực hiện ngay khi xây dựng một dự án, khi có ít thông tin về các chi tiết thiết kế hoặc các quy trình vận hành và thường có thể là một yếu tố dự báo để nghiên cứu thêm hoặc để cung cấp thông tin đối với quy định thiết kế một hệ thống. Cũng có thể hữu ích khi phân tích các hệ thống hiện có để thiết lập thứ tự ưu tiên những mối nguy và rủi ro cho việc phân tích thêm hoặc trong các trường hợp ngăn cản việc sử dụng một kỹ thuật rộng hơn[18].

Trong hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển danh mục các mối nguy, các tình huống nguy hại và các rủi ro được hình thành bằng cách xem xét các đặc trưng như:

- Các loại hàng hóa thông qua cảng và đặc tính nguy hại của chúng;

- Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị làm việc;

- Điều kiện môi trường hoạt động;

- Hoạt động liên quan đến hàng hóa chất độc hại;

- Hoạt động kiểm soát

Các phân tích định tính về hệ quả của một sự kiện không mong muốn và xác suất của chúng có thể được thực hiện thông qua việc phân tích sơ bộ mối nguy. Các khuyến nghị về các hình thức chấp nhận, những kiểm soát được khuyến nghị, quy định hoặc các yêu cầu thiết kế cho việc đánh giá chi tiết hơn cũng được xác định bằng phương pháp này.

Trong Luận án này các mối nguy trong hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng HNS như cháy nổ, tràn dầu, tràn đổ hóa chất được phân tích để xác định nguyên nhân ban đầu và

59


nguyên nhân trực tiếp để từ đó xác định các nguy cơ gây suy thoái môi trường từ các mối nguy này.

Phân tích sơ bộ mối nguy thích hợp cho đánh giá các mối nguy gây suy thoái môi trường trong hoạt động bốc xếp và lưu kho hàng hóa chất độc hại tại cảng biển do nó có thể thực hiện khi thông tin còn hạn chế và cho phép xem xét sớm các rủi ro trong chuỗi hoạt động, tuy nhiên nó chỉ cung cấp thông tin sơ bộ cũng như không cung cấp thông tin chi tiết về những rủi ro và cách thức có thể ngăn chặn chúng tốt nhất.

4/ Phương pháp đánh giá nguy cơ

Quy trình đánh giá nguy cơ bao gồm 5 bước cơ bản bao gồm:

- Thu thập thông tin (xác định mối nguy hiểm)

- Đánh giá nguy cơ

- Xây dựng chiến lược rủi ro

- Lựa chọn và tiến hành phương pháp kiểm soát nguy cơ

- Rà soát nguy cơ và các biện pháp kiểm soát nguy cơ

Với mỗi bước thực hiện phương pháp chủ yếu được sự dụng là thu thập, liệt kê và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra sự cố cũng như liên quan đến hậu quả của nó. Trong bước đánh giá nguy cơ chủ yếu sử dụng cách tiếp cận định tính kết hợp với các tham số về khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của hậu quả trong đánh giá nguy cơ, tuy nhiên, các phương pháp định lượng và bán định lượng cũng có thể sử dụng đế đánh giá nguy cơ.

Trong Luận án này, để đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường trong quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển quy trình Đánh giá nguy cơ được áp dụng trong đó:

Bước 1 : Xác định mối nguy được thực hiện bằng việc điều tra, khảo sát, phân tích và tham khảo các nghiên cứu đã thực hiện.

Bước 2 : Đánh giá nguy cơ được thực hiện bằng bảng đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của hậu quả. Các tham số (trọng số) về khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của mỗi mối nguy được xác định bằng phương pháp chuyên gia sử dụng công cụ phân tích đa tiêu chí.

60


Các bước 3,4,5 sử dụng các hướng dẫn, kinh nghiệm quy định của các tổ chức quốc tế có liên quan và các nghiên cứu đã thực hiện để xây dựng và áp dụng cho mỗi cảng biển được tiến hành đánh giá.

5/ Phương pháp đánh giá nguy cơ bằng tiêu chí

Để đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường cho chuỗi hoạt động bốc xếp và lưu kho hàng hóa chất độc hại tại cảng biển Luận án đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá bao gồm các nhóm tiêu chí đánh giá khả năng xảy ra hay xuất hiện mối nguy gây suy thoái môi trường (Tiêu chí nguy cơ gây suy thoái) và các tiêu chí đánh giá mức độ gây suy thoái môi trường (Tiêu chí mức độ gây suy thoái) với mỗi nhóm có một hoặc một số tiêu chí thành phần. Giữa các tiêu chí thường có trọng số thể hiện mức độ khả năng xảy ra hay mức độ nghiêm trọng về thiệt hại của tiêu chí này so với các tiêu chí khác. Để xây dựng các tiêu chí đánh giá và trọng số luận án sử dụng phương pháp chuyên gia thông qua bảng xin ý kiến (Phương pháp delphi) kết hợp phương pháp phân tích đa tiêu chí để xác định trọng số của từng tiêu chí (nhóm tiêu chí).

Giá trị của từng tiêu chí được tính theo công thức

Cn = (1) Trong đó: Cn là giá trị của tiêu chí n,

là trọng số của chỉ tiêu i

là điểm đánh giá của chỉ tiêu i (I từ 1 đến 4) i là số chỉ tiêu của tiêu chí n

Tổng số điểm của các tiêu chí nguy cơ gây suy thoái và tiêu chí mức độ gây suy thoái được tính theo công thức:

P (D) = (2)

Trong đó : P tổng điểm số của các tiêu chí nguy cơ gây suy thoái D tổng số điểm của tiêu chí mức độ gây suy thoái

xn là trọng số của tiêu chí n

là giá trị tiêu chí n

Ma trận rủi ro bán định lượng được sử dụng để phân cấp nguy cơ suy thoái môi trường trong hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại biển trên cơ sở tổ

61


hợp giữa giá trị nguy cơ gây suy thoái và mức độ gây suy thoái (R = P.D) với các cấp độ từ “rất cao” đến “thấp” như trong bảng sau:

Bảng 2.1. Ma trận phân cấp mức nguy cơ gây suy thoái môi trường [75]


Thiệt hại (D)


Nguy cơ (P)

Nhỏ 1

Đáng kể 2

Nghiêm trọng 3

Rất nghiêm trọng

4

Thấp 1

1

2

3

4

Trung bình

2

2

4

6

8

Cao 3

3

6

9

12

Rất cao 4

4

8

12

16

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc tại nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam - 9

Chiến lược quản lý rủi ro được xây dựng trên cơ sở khoảng giá trị nguy cơ gây suy thoái xác định được trong Bảng 2.1 và được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2. Khoảng giá trị nguy cơ gây suy thoái môi trường và yêu cầu kiểm soát[75]


Mức nguy cơ

gây suy thoái (R)

Mức chấp nhận rủi ro

Biện pháp kiểm soát để giảm thiểu nguy cơ

Thấp 1≤ R ≤ 3


Chấp nhận được

Không cần thêm các biện pháp kiểm soát / hành động

phòng ngừa bổ sung nào, nhưng cần cân nhắc các giải pháp hoặc cải tiến hiệu quả về chi phí.

Trung bình 3 < R ≤ 6


Chịu được

Cần nỗ lực để giảm thiểu rủi ro, nhưng chi phí phòng ngừa cần được đo lường cẩn thận và hạn chế. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro thường được thực hiện

trong một khoảng thời gian xác định.

Cao

6 < R ≤ 9


Không thể chịu đựng được

Mức độ rủi ro nên được giảm. Các biện pháp bổ sung nên có hiệu quả về chi phí nhưng giảm rủi ro. Nếu các biện pháp kiểm soát là không thể làm giảm rủi ro, thì công việc không nên lặp lại trong tương lai.

Rất cao 9 < R ≤ 16


Không thể chịu đựng được

Hoạt động không nên tiếp tục cho đến khi mức độ rủi ro đã được giảm. Các biện pháp bổ sung nên có hiệu quả chi phí nhưng giảm rủi ro.

Nếu các biện pháp kiểm soát là không thể giảm rủi ro,

ngay cả với nguồn lực không giới hạn, thì công việc không được bắt đầu.

6/ Phương pháp phân tích đa tiêu chí (AHP):

Phương pháp này được sử dụng để lập ma trận so sánh các tiêu chí nguy cơ gây suy thoái kết hợp cùng phương pháp chuyên gia (Delphi) để xác định các trọng số mức

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 17/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí