22
làm hàng, sự cố môi trường... từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động từ dự án xây dựng cảng biển[48, 49]. Bùi Văn Vượng và nnk (2007), Hà Xuân Chuẩn (2009) đã nghiên cứu và đánh giá những ảnh hưởng của hoạt động nạo vét (luồng tàu, bến nước trước cảng, vũng quay tàu) đến môi trường và các hệ sinh thái biển và đưa ra những kiến nghị để giám sát quá trình nạo vét và giảm thiểu tác động môi trường của các hoạt động này [50, 51].
Hoạt động xếp dỡ và lưu giữ hàng nguy hiểm tại cảng biển cũng bắt đầu được nghiên cứu trong những năm gần đây, Đề tài “Đánh giá thực trạng và xây dựng quy trình kiểm soát, ứng phó sự cố, rủi ro môi trường đối với hàng nguy hiểm tại các cảng biển Việt Nam, áp dụng thử nghiệm tại khu vực cảng Hải Phòng” (2017-2018) đã xác định những nguy cơ xảy ra sự cố rủi ro môi trường liên quan đến hàng nguy hiểm tại các cảng biển bao gồm tràn dầu, cháy nổ và đổ tràn hóa chất, từ đó để xuất quy trình kiểm soát, ứng phó sự cố rủi ro môi trường liên quan đến hàng nguy hiểm tại các cảng biển [52]. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ đưa ra các tiêu chí dự báo các sự cố, rủi ro môi trường từ quá trình xếp dỡ và lưu giữ hàng nguy hiểm tại cảng biển mà chưa đánh giá được nguy cơ xảy ra các sự cố đó cũng như thiết hại nếu sự cố đó xảy ra.
1.2.2.3. Nghiên cứu về đánh giá rủi ro môi trường và kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tại Việt Nam
Tại Việt Nam các nghiên cứu lý thuyết về đánh giá sự cố môi trường cũng đã được một số tác giả thực hiện. Các nghiên cứu này đã phân tích các nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trong các hoạt động của con người, các phương pháp đánh giá và quản lý rủi ro môi trường. Một số nghiên cứu cũng đã đưa ra những cảnh báo về các nguy cơ gây rủi ro môi trường trong lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam. Sau sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung các nghiên cứu về dự báo, đánh giá, phòng ngừa và khắc phục hậu quả mới được quan tâm nghiên cứu bài bản hơn.
a) Các nghiên cứu sử dụng tiêu chí đánh giá rủi ro môi trường biển.
Có nhiều công trình nghiên cứu đã tiến hành đánh giá rủi ro môi trường cho các vùng biển của Việt Nam và rủi ro môi trường cho các hoạt động trên biển như khai thác dầu khí, xây dựng các công trình trên biển. Các nghiên cứu đánh giá rủi ro môi trường biển chủ yếu sử dụng hệ số rủi ro môi trường (RQ) dựa trên các chỉ tiêu chất lượng nước để phân mức rủi ro. Nguyễn Trọng Hoàng và nnk (2016) đã sử dụng hệ số rủi ro môi
23
Có thể bạn quan tâm!
- Nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc tại nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam - 2
- Đánh Giá Nguy Cơ Gây Suy Thoái Môi Trường Từ Quá Trình Lưu Kho Và Bốc Xếp Hàng Hóa Chất Độc Hại (Hns) Tại Cảng Biển
- Nghiên Cứu Về Ảnh Hưởng Đến Môi Trường Từ Hoạt Động Vận Chuyển Hàng Nguy Hiểm, Độc Hại Bằng Tàu Biển
- Hiện Trạng Các Bến Thuộc Nhóm Cảng Biển Khu Vực Phía Bắc
- Hoạt Động Bốc Xếp, Lưu Giữ Hàng Hóa Chất Độc Hại Tại Cảng Biển
- Các Quy Định Về Bảo Vệ Môi Trường Đối Với Cảng Biển Trong Pháp Luật Của Việt Nam
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
trường (RQ) để phân mức rủi ro môi trường vùng ven biển tỉnh Nghệ An và chỉ ra một số khu vực đã có dấu hiệu ô nhiễm nặng[53]. Nguyễn Trâm Anh và nnk (2019) cũng sử dụng phương pháp dùng hệ số RQ để đánh giá mức độ rủi ro vùng biển ven bờ khu vực Mỹ Giang - Hòn Đỏ - Bãi Cỏ tỉnh Khánh Hòa cho thấy môi trường nước biển khu vực nghiên cứu chưa có dấu hiệu ô nhiễm[54].
Một số nghiên cứu tiến hành phân vùng rủi ro môi trường biển theo hướng dẫn tại thông tư 26/2016/TT-BTNMT quy định chi tiết tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo và hướng dẫn phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành cho các vùng biển và ven biển Việt Nam như Phạm Ngọc Sơn và nnk (2017) đã nghiên cứu phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển ven bờ Vịnh Đà Nẵng, kết quả cho thấy chất lượng nước biển và trầm tích Vịnh Đà Nẵng có khu vực đã ở cấp rủi ro ô nhiễm cao như tại cảng Thọ Quang, cửa Sông Hàn[55]; Vũ Quỳnh Chi và nnk (2018) đã tiến hành nghiên cứu phân vùng rủi ro ô nhiễm một số vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cho thấy các khu vực như Trường Sa Lớn, Cụm đá Bãi Tây, Colin – Sinh Tồn – Nam Yết và Song Tử Tây đều có mức độ rủi ro ô nhiễm môi trường thấp [56].
Đỗ Thị Thu Huyền và nnk (2017) đã đề xuất quy trình sàng lọc đối tượng có nguy cơ xảy ra sự cố phát tán hóa chất độc hại trong sản xuất công nghiệp, áp dụng thử nghiệm tại Khu công nghiệp Hiệp Phước, TPHCM. Nguyễn Đình Tuấn và nnk (2018) đã đề xuất phương pháp đánh giá rủi ro môi trường mang tính liên vùng do tràn dầu áp dụng cho khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Cả hai nghiên cứu này đều đề xuất bộ tiêu chí rủi ro và áp dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí (AHP), phương pháp đánh giá rủi ro bằng điểm cho từng tiêu chí, từ đó tính toán mức độ rủi ro tổng cộng của sự cố và giúp xác định các đối tượng có nguy cơ xảy ra sự cố, trên cơ sở đó hỗ trợ công tác quản lý và ứng phó rủi ro một cách hiệu quả[57, 58].
Nguyen, N.T.T và nnk (2018) đã nghiên cứu một cách tiếp cận để thực hiện phân vùng rủi ro khu vực về ô nhiễm môi trường biển và vùng ven biển. Các giá trị chỉ tiêu rủi ro toàn diện được đánh giá dựa trên ba tiêu chí của hệ thống chỉ tiêu rủi ro: mức độ ô nhiễm, mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm và tính dễ bị tổn thương của các đối tượng chịu rủi ro. Các mức độ ô nhiễm được xếp hạng theo giá trị chỉ tiêu rủi ro trong mỗi đơn vị phân vùng. Các giá trị chỉ tiêu rủi ro toàn diện đã được sử dụng để lập bản đồ phân vùng
24
rủi ro định lượng, tạo cơ sở cho việc thực hiện các biện pháp kiểm soát như là một phần của quản lý và phòng ngừa rủi ro môi trường[56].
Việc xây dựng và sử dụng các tiêu chí để xác định và đánh giá rủi ro môi trường đã được áp dụng phổ biến trong nghiên cứu tại Việt Nam, phương pháp này có ưu điểm là dễ dàng áp dụng cho các đối tượng tương tự trong điều kiện số liệu thống kê các sự cố không đầy đủ và chỉ ra những đối tượng có nguy cơ cao cần có giải pháp giảm thiểu.
b) Các nghiên cứu về đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường từ hoạt động của cảng biển
Công tác đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu là việc bắt buộc đối với các cảng biển và các địa phương ven biển Việt Nam theo quy định của Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo do vậy đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện trong lĩnh vực này[41-43, 56, 57, 59].Các nghiên cứu tập trung đánh giá các nguồn phát thải dầu vào môi trường tại cảng biển và nguy cơ, quá trình lan truyền cũng như những thiệt hại do dầu tràn gây ra cho môi trường biển trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp về kỹ thuật, quản lý để ứng phó, giám sát và ngăn ngừa nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu tại khu vực cảng biển.
Một số nghiên cứu đánh giá về rủi ro môi trường tại các cảng biển đã chỉ ra hoạt động hàng hải Việt Nam luôn phải đối mặt với các sự cố gây ô nhiễm môi trường (tràn dầu, cháy nổ, phát tán hóa chất) và thực trạng công tác phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường trong hoạt động hàng hải để giúp các cơ quan quản lý thấy được sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch tổng thể ứng phó sự cố môi trường trong hoạt động hàng hải tại Việt Nam[60]. Việc nghiên cứu phân vùng rủi ro môi trường biển cho vùng nước cảng biển theo Thông tư 26/2016/TT-BTNMT cũng đã được triển khai và đã đề xuất bổ sung các tiêu chí yếu tố gây rủi ro; tiêu chí quản lý hàng hải và rủi ro vào bộ tiêu chí phân vùng rủi ro môi trường biển cho vùng nước cảng biển Hải Phòng [61, 62].
Đối với hoạt động bốc xếp và lưu giữ hàng nguy hiểm tại cảng biển cũng đã được đánh giá về hiện trạng công tác kiểm soát hàng nguy hiểm và công tác ứng phó với các sự cố do hàng nguy hiểm tại các cảng biển, kết quả cho thấy công tác kiểm soát, ngăn ngừa và ứng phó sự cố chủ yếu tập trung vào sự cố tràn dầu và cháy nổ, còn công tác kiểm soát, ngăn ngừa và ứng phó sự cố liên quan đến đổ tràn và phát tán hóa chất chưa được quan tâm và thực hiện đúng tại các cảng biển Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các quy
trình kiểm soát hàng nguy hiểm tại các cảng biển và áp dụng thử nghiệm tại khu vực cảng Hải Phòng[57].
Về các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường tại Việt Nam, Phạm Văn Beo (2016) đã đánh giá các quy định về công tác phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của Việt Nam từ năm 2005 đến 2015 và đã chỉ ra những bất cập và hạn chế trong công tác ban hành, áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này[63]. Lê Hoàng Lan, Nguyễn Văn Tài (2016) đã phân tích, đánh giá công tác ứng phó sự cố môi trường xảy ra tại ven biển miền trung năm 2016 đã chỉ ra những bài học kinh nghiệm từ khâu phòng ngừa đến ứng phó với sự cố và đề xuất các giải pháp để nâng cao công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cũng như công tác bảo vệ môi trường trong tương lai[64, 65]. Đỗ Thanh Bái (2016) đã phân tích các vấn đề liên quan đến luật pháp, trách nhiệm cung cấp thông tin để phục vụ công tác đánh giá rủi ro hóa chất trong quá trình sản xuất, sự tham gia của người sử dụng và công đồng dân cư trong việc ngăn ngừa, ứng phó với rủi ro hóa chất[66].
Như vậy, các công trình trong nước cho thấy các nghiên cứu về ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động hàng hải nói riêng tới môi trường cũng rất được quan tâm. Một số nghiên cứu đã đề xuất các tiêu chí đánh giá hoặc áp dụng các tiêu chí đã được xây dựng để đánh giá rủi ro môi trường. Tuy nhiên, các nghiên cứu này tập trung đánh giá rủi ro cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong đất liền hay sử dụng tiêu chí hiện trạng chất lượng môi trường để phân vùng rủi ro môi trường biển.
Các công trình nghiên cứu về ảnh hướng tới môi trường trong hoạt động hàng hải chủ yếu tập trung đánh giá nguy cơ tràn dầu, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về ảnh hưởng tới môi trường liên quan đến hoạt động vận chuyển, lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại. Một số nghiên cứu ban đầu có liên quan đều là nghiên cứu của Nghiên cứu sinh hay có sự tham gia của Nghiên cứu sinh[57, 60].
Như vậy, việc nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề nghiên cứu là đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa độc hại tại cảng biển và đề xuất các giải pháp quản lý hàng nguy hiểm tại cảng, hướng dẫn đánh giá nguy cơ gây suy thoái và xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất tại cảng biển là có giá trị mới về mặt thực tiễn.
1.3. Tổng quan về nhóm cảng biển phía Bắc và hoạt động vận chuyển, xếp dỡ và lưu kho hàng hóa chất độc hại tại cảng biển
1.3.1. Đặc điểm nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam
1.3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực cảng biển phía Bắc
Nhóm cảng biển phía Bắc nằm trên địa bàn các tỉnh ven biển phía Bắc của Việt Nam bao gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định, các cảng nằm trải dài trên tuyến ven biển từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hải Hậu (Nam Định), trong đó tập trung với mật độ cao các bến cảng và lưu lượng tàu thuyền là khu vực Hải Phòng – Hạ Long. Đây là khu vực với các điều kiện môi trường tự nhiên có giá trị cao về môi trường, sinh thái, kinh tế - xã hội, khoa học và giáo dục.
Hình 1. 2. Sơ đồ vị trí các cảng tại nhóm cảng biển phía bắc
Về giá trị sinh thái: Khu vực ven biển phía Bắc tính đa dạng sinh học rất cao với trên 4900 loài thực vật, động vật, kể cả trên cạn và dưới biển với trên 250 loài quý hiếm trong danh mục sách Đỏ Việt Nam và Danh mục của IUCN, trong đó có gần 200 loài là sinh vật biển. Tại đây cũng là nơi có các hệ sinh thái biển rất quan trọng như rạn san hô, rừng ngập mặn, hồ nước mặn, thảm cỏ biển…Bên cạnh đó khu vực ven biển phía Bắc có khu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà và nằm ngay cạnh Vườn quốc gia Cát Bà, Vườn quốc gia Bái Tử Long, Khu dự trữ sinh quyển châu thổ Đồng Bằng Sông Hồng với lõi là Vườn quốc gia Xuân Thủy. Các hệ sinh thái
biển tại khu vực này rất quan trọng trong sinh tồn và phục hồi trữ lượng hải sản trong cả vùng phía Tây Vịnh Bắc Bộ [67].
Về kinh tế - xã hội: Các tỉnh ven biển phía Bắc đặc biệt là Hải Phòng – Quảng Ninh là hai cực trong tam giác phát triển kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Nhiều hoạt động kinh tế ven biển như khai thác tài nguyên (than đá, đá vôi, khoảng sản), công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng hải sản diễn ra sôi động.
Khu vực Quảng Ninh có trữ lượng than lớn nhất cả nước, sản lượng bốc xếp than qua các cảng biển chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng hàng hóa thông qua cảng Quảng Ninh.
Ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định, rất nhiều khu công nghiệp đang hoạt động và sắp đi vào hoạt động như Quảng Ninh 11 KCN, Hải Phong 19 KCN, Thái Bình 9 KCN, Nam Định 13 KCN là động lực phát triển kinh tế cho các tỉnh ven biển phía Bắc. Ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định cũng tập trung số lượng lớn bến cảng biển (67 bến) đóng vai trò là đầu mối giao thương quan trọng của các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Du lịch ven biển cũng rất phát triển tại khu vực phía Bắc đặc biệt là tại Hải Phòng và Quảng Ninh. Tại đây với nhiều khu du lịch biển nổi tiếng gắn liền với Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà.
Khu vực ven biển phía Bắc cũng là ngư trường đánh bắt thủy sản và vùng nuôi trồng thủy sản lớn của cả nước với trên 2.600 phương tiện đánh bắt ven bờ và hơn 20.000 ha nuôi trồng thủy sản, chủ yếu nuôi tôm xuất khẩu.
Khu vực ven biển phía Bắc là nơi tập trung dân cư có mật độ cao so với cả nước, với 2 đô thị lớn của vùng là thành phố Hạ Long và Thành phố Hải Phòng.
Về khoa học giáo dục: Khu vực ven biển phía bắc có giá trị đặc trưng về mặt khoa học –giáo dục bao gồm:
- Giá trị về cảnh quan, địa chất – địa mạo: với số lượng đảo lớn nhất cả nước, chiếm 2/3 tổng số lượng đảo Việt Nam khu vực Cát Bà – Hạ Long chứa nhiều giá trị ngoại hạng, quốc tế, mang tính toàn cầu về giá trị cảnh quan và địa chất, địa mạo.
- Giá trị về đa dạng sinh học: Khu vực ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh và vùng châu thổ sông Hồng với những hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới, đa dạng thành phần loài, nguồn gen đặc hữu quý hiếm…
28
- Giá trị về văn hóa- lịch sử: Khu vực ven biển phía Bắc là một trong những cái nôi của người Việt Cổ với nhiều nền văn hóa cổ nối tiếp nhau phát triển, là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn liền với cuộc sống của cư dân ven biển.
- Giá trị về bảo tồn biển: Khu vực ven biển phía Bắc có 2 khu bảo tồn quốc tế là khu dự trự sinh quyển Cát Bà và khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng; 3 khu bảo tồn cấp quốc gia là Vườn quốc gia Bái Tử Long, Vườn quốc gia Cát Bà và Vườn quốc gia Xuân Thủy.
Chất lượng môi trường biển: Chất lượng môi trường biển ven bờ các tỉnh phía Bắc đang chịu áp lực rất lớn về ô nhiễm do các hoạt động kinh tế xã hội và khai thác tài nguyên trên lục địa và trên biển. Theo các kết quả nghiên cứu và giám sát về chất lượng môi trường của các cơ quan chức năng cho thấy chất lượng nước biển ven bờ các tỉnh phía Bắc đều gia tăng mức độ ô nhiễm theo từng năm. Các chất gây ô nhiễm chủ yếu cho chất lượng nước ven biển là chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và dầu mỡ [2, 68].
Như vậy, có thể khẳng định nhóm cảng biển phía Bắc nằm tại khu vực có điều kiện kinh tế xã hội phát triển và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển hệ thống cảng biển. Khu vực ven biển phía Bắc cũng là khu vực có giá trị cao về đa dạng sinh thái, cảnh quan và văn hóa cần được bảo vệ. Hoạt động phát triển hệ thống cảng biển trong khu vực sẽ có những tác động tiêu cực đến những giá trị này. Chính vì vậy, khu vực Hạ Long – Cát Bà đang được Chính phủ Việt Nam đề xuất với IMO để trở thành khu vực biển đặc biệt nhạy cảm (PSSA) để bổ sung thêm các công cụ, biện pháp quản lý và giám sát hoạt động hàng hải nhằm bảo vệ môi trường, bảo tồn biển khu vực Hạ Long – Cát Bà, hướng tới mục tiêu phát triển hoạt động hàng hải bền vững.
1.3.1.2. Quy hoạch các cảng biển thuộc nhóm cảng biển phía Bắc
Theo quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2050, các cảng biển khu vực phía Bắc bao gồm:
a) Cảng biển Quảng Ninh là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (Loại I), gồm các khu bến:
- Khu bến Cái Lân là khu bến chính của cảng, chủ yếu làm hàng tổng hợp, container cho tàu trọng tải đến 50.000 tấn, tàu container có sức chở đến 4.000 TEU.
29
Các bến chuyên dùng vệ tinh gồm:
+ Bến xăng dầu B12 cho tàu trọng tải đến 40.000 tấn
+ Các bến chuyên dùng hàng rời của các nhà máy xi măng, nhiệt điện Hạ Long;
+ Bến hành khách đường biển Hòn Gai là đầu mối cho khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng, tiếp nhận được tàu khách du lịch quốc tế đến 100.000 GT và lớn hơn;
- Khu bến Cẩm Phả là khu bến cảng chuyên dùng, có bến làm hàng tổng hợp, container, tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 tấn, tàu hàng lỏng/khí đến 150.000 tấn, tàu hàng rời đến 200.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện;
- Khu bến Hải Hà là khu bến chuyên dùng có bến tổng hợp, phục vụ trực tiếp cho khu công nghiệp Hải Hà và khu vực kinh tế cửa khẩu, cỡ tàu tổng hợp, tàu container, tàu hàng lỏng/khí, hàng rời trọng tải từ 30.000 tấn đến 80.000 tấn;
- Bến cảng Vạn Gia là bến cảng tổng hợp địa phương;
- Khu bến Vạn Ninh, Vạn Hoa là bến cảng địa phương;
- Khu bến Yên Hưng là khu bến cảng chuyên dùng, có bến tổng hợp, container, tiếp nhận tàu trọng tải từ 10.000 đến 40.000 tấn hoặc lớn hơn, phục vụ chủ yếu cho khu công nghiệp Yên Hưng - Đầm Nhà Mạc, đóng sửa tàu thuyền, tiếp nhận cung ứng sản phẩm dầu (phục vụ di dời bến xăng dầu B12 tại Cái Lân);
- Các bến tại huyện đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ là các bến cảng vệ tinh, đầu mối giao lưu với đất liền, kết hợp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh.
Theo quy hoạch các khu vực cảng tại Quảng Ninh có hoạt động bốc xếp hàng nguy hiểm sẽ tập trung tại các khu vực gồm: Khu bến Cái Lân với các cảng xăng dầu, cảng container đều đang có hoạt động lưu giữ và bốc xếp hàng hóa nguy hiểm, độc hại; Khu bến Cẩm Phả với bến làm hàng tổng hợp và hàng container, tuy nhiên hiện nay các bến này chưa được xây dựng, tại đây chỉ có bến chuyên dùng của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam với chức năng xuất than và khoáng sản. Khu bến Hải Hà và khu bến Yên Hưng với các bến khí hóa lỏng, bến xăng dầu và hàng tổng hợp, tuy nhiên, đây là hai khu bến được quy hoạch chưa xây dựng. Như vậy, hiện tại Quảng Ninh chỉ có khu bến Cái Lân với các bến Xăng dầu B12, Xăng dầu Cái Lân, Bến container quốc tế Cái Lân có hoạt động bốc xếp hàng hóa nguy hiểm, độc hại.