Đánh Giá Tính Dễ Bị Tổn Thương Của Môi Trường Để Đảm Bảo Phát Triển Bền Vững Lưu Vực Sông Đồng Nai


Kết quả quan trắc thể hiện ở Bản đồ 3 4 cho thấy 5 12 điểm quan trắc giá 1



Kết quả quan trắc thể hiện ở Bản đồ 3.4 cho thấy 5/12 điểm quan trắc giá trị DO của 5 năm liên tục đều thấp hơn 5 mg/l, đó là điểm ĐN3, SG3, VCĐ1, VCĐ2, VCĐ3 . Các điểm SG1, SG2 cũng có giá trị DO nằm trong giới hạn bị ô nhiễm từ 2 đến 4 năm. Giá trị DO của các điểm quan trắc ĐN1, ĐN2, SB1, SB2 và SB3 trong 5 năm đều vượt GHCP và có xu hướng tăng mức độ ô nhiễm qua các năm. Năm 2015, tại các điểm ĐN1, SB1, SB2 và SB3 giá trị DO đều vượt ngưỡng trên 7 mg/l (ĐN1: 7,66 mg/l; SB1: 7,13 mg/l; SB2: 7,45 mg/l; SB3: 7,38 mg/l). Đây là những điểm thuộc tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai, nơi có các hoạt động phát triển công nghiệp, nông nghiệp rất sôi động, lượng chất thải, nước thải có nguồn gốc hữu cơ nhiều.


3 1 2 5 Tổng chất rắn lơ lửng Tổng chất rắn lơ lửng TSS từ viết tắt của 2



3.1.2.5. Tổng chất rắn lơ lửng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS - từ viết tắt của tiếng Anh Total suspended solids), là các hạt có kích thước nhỏ lơ lửng trong nước, các hạt này có thể là vô cơ (đất sét, phù sa, hạt bùn…) hoặc hữu cơ (sợi thực vật, tảo, vi khuẩn..) hay những hạt chất lỏng không trộn lẫn với nước, là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước.

TSS có ý nghĩa rất quan trọng đến chất lượng nước mặt trong các sông vì nếu TSS cao, vượt GHCP có thể sẽ làm tăng nhiệt độ nước, giảm lượng oxy, ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật thủy sinh như giảm tầm nhìn của cá, nghẽn mang cá, giảm khả năng sinh sản và đề kháng của sinh vật, hạn chế quá trình quang hợp của thực vật dưới nước. TSS có mối quan hệ chặt chẽ với các thông số BOD, COD, độ đục và một số chỉ tiêu khác trong nước, vì thế việc nghiên cứu TSS trong các sông ở LVS Đồng Nai là rất cần thiết để thấy được thực trạng chất lượng nước mặt.

Kết quả quan trắc trong 5 năm từ 2011 – 2015 được thể hiện ở Bản đồ 3.5 cho thấy TSS trong LVS Đồng Nai khá cao, các điểm ĐN1, SG1, SG2, SB1, SB3, VCĐ1 đều vượt GHCP nhiều lần cả 5 năm liên tục, các điểm ĐN2, ĐN3, SG3, SB2, VCĐ2 giá trị TSS có dao động tăng giảm so với GHCP từ 4 mg/l đến 149 mg/l. Duy nhất có điểm VCĐ3 giá trị TSS nằm trong GHCP từ 2011 – 2015, điểm quan trắc ở cuối sông Vàm Cỏ Đông, thuộc Cụm công nghiệp Long Định – Long Cang, Long An. Tỉnh Long An có 30 Khu công nghiệp, 40 Cụm công nghiệp nhưng 100 % các Khu công nghiệp đang hoạt động kinh doanh, sản xuất đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung, vì thế nước thải trước khi thải ra môi trường đã được kiểm soát tốt hơn, TSS nằm trong GHCP theo QCVN. Điểm SG1 (Cầu Tha La, thượng nguồn sông Sài Gòn), SG2 (Cầu Bến Súc, điểm giữa sông Sài Gòn) TSS dao động từ 32 mg/l đến 141 mg/l trong 5 năm, nhưng có xu hướng giảm dần trong những năm cuối tuy vẫn vượt ngưỡng GHCP. Tuy nhiên, điểm SG3 (Cảng Tân Thuận, điểm cuối sông Sài Gòn) TSS năm 2011 và 2012 cao gấp 3 đến 4 lần so với GHCP với giá trị 104,5 mg/l và 127 mg/l nhưng đến 2012 và 2013 thì TSS giảm xuống đột ngột còn 19 mg/l và 21 mg/l, chứng tỏ trong 2 năm này tại khu vực cảng


Tân Thuận đã được chú ý xử lý nguồn thải tốt trước khi chảy ra sông Sài 3



Tân Thuận đã được chú ý xử lý nguồn thải tốt trước khi chảy ra sông Sài Gòn. Năm 2015 thì TSS lại tăng gấp đôi ngưỡng GHCP là 60 mg/l.

Tại điểm SB1, hồ Thác Mơ – Bình Phước, năm 2015 giá trị TSS tăng rất cao, cao nhất trong 12 điểm quan trắc của 5 năm, đạt 250 mg/l, gấp hơn 8 lần so với GHCP. Một trong những nguyên nhân dẫn đến TSS tăng cao bất thường là do tháng 7 năm 2014 công trình thủy điện Thác Mơ mở rộng quy mô, tăng thêm 1 tổ máy với công suất 75MW. Trong quá trình xây dựng, mở rộng công trình thủy điện đã tác động đến diện tích rừng suy giảm, lượng bụi, chất thải rắn, chất thải nguy hại gia tăng, khi gặp mưa hoặc theo dòng chảy từ thượng nguồn đổ về dẫn đến TSS cao hơn rất nhiều so với những năm trước.

Nhận xét về chất lượng nước LVS Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2015:

Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong lưu vực sông Đồng Nai trong những năm gần đây diễn ra rất sôi động nhằm thúc đẩy các quá trình tăng trưởng. Hoạt động ra vào cảng Sài Gòn, Tân Thuận của các tàu biển đã ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng nước sông. Thêm vào đó, các khu công nghiệp dày đặc từ trung đến hạ nguồn các sông lớn trong lưu vực đã góp phần tăng lượng xả thải xuống sông. Việc mở rộng các mô hình nông nghiệp còn thiếu tính bền vững ở nhiều địa phương trong khu vực nghiên cứu cũng làm tăng lượng chất hữu cơ đổ ra sông.

Chất lượng nước lưu vực sông Đồng Nai có sự phân hóa rất rõ giữa các điểm quan trắc theo thượng, trung và hạ lưu của sông. Khu vực thượng nguồn LVS chất lượng nước khá tốt, nước có thể sử dụng cho sinh hoạt. Càng tiến về phía hạ lưu của lưu vực sông thì mức độ ô nhiễm càng tăng do dân số đông, có nhiều khu công nghiệp và cảng biển. Các điểm quan trắc tại các khu công nghiệp, trung tâm các thành phố lớn có mức độ ô nhiễm cao hơn so với những khu vực mật độ dân số thấp, hoạt động phát triển kinh tế còn chưa mạnh.

Hai năm đầu trong chuỗi số liệu quan trắc (2011 và 2012) mức độ ô nhiễm tương đối cao, đặc biệt có những điểm đo vượt giá trị cho phép 3-5 lần. Tuy nhiên, do yêu cầu của tăng trưởng xanh nên các khu công nghiệp cũng có những biện pháp tích cực nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước thông qua việc xử lý chất thải,



nước thải trước khi thải vào môi trường và có kiểm soát tốt hơn nên mức độ ô nhiễm có xu thế giảm dần từ 2013 đến 2015.

3.1.3. Đánh giá tính dễ bị tổn thương của môi trường để đảm bảo phát triển bền vững lưu vực sông Đồng Nai‌

Chỉ số phát triển bền vững tài nguyên nước đã được J.M.Faurès đề cập đến trong các phân tích về đánh giá tài nguyên nước [53]. Các dữ liệu về số lượng và chất lượng nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển các ngành kinh tế bền vững, đặc biệt là đối với ngành nông nghiệp. Các thông tin liên quan đến trữ lượng và khả năng có thể được sử dụng của nước sạch vô cùng quan trọng đối với những khu vực thiếu nước và nhu cầu dùng nước cao [70].

Để đánh giá tài nguyên nước ở cấp quốc gia gặp rất nhiều khó khăn. Trước hết, đó là việc phải quyết định xem những loại tài nguyên nào cần được tính toán. Khó khăn thứ hai đó là tính toán giữa nước mặt và nước ngầm, mặc dù cả hai loại này đều tồn tại trong vòng tuần hoàn nước nhưng cách tính toán cân bằng nước lại không giống nhau do phụ thuộc vào các yếu tố tác động bên ngoài. Khi đánh giá tài nguyên nước mặt phải xem xét theo lưu vực sông còn nước ngầm lại phụ thuộc vào lưu vực ngầm (tầng chứa nước), vì thế sẽ không có phương án chung cho cả hai loại nước này. Đối với tài nguyên nước mặt trong các lưu vực sông thì đánh giá theo mùa sẽ cho những nhận định chính xác hơn là đánh giá trên giá trị đo trung bình cả năm bởi mỗi một lưu vực sông ở từng khu vực địa lý khác nhau sẽ có những cơ chế hoạt động và sự tác động vào dòng nước khác nhau.

Khi tính toán nhu cầu dùng nước giữa các ngành kinh tế và các đối tượng dùng nước khác cho thấy các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dân cư sử dụng nước nhiều nhất, có quá trình tiêu hao nước rõ rệt, trong khi đó các đối tượng dùng nước khác như sinh vật thủy sinh, giao thông đường thủy, du lịch... sự tiêu hao lại không đáng kể. Vì vậy, sử dụng các phương pháp có tính định lượng cao trong đánh gía tài nguyên nước trên cơ sở đánh giá nhu cầu dùng nước rất quan trọng, giúp cho các nhà quản lý có thể đưa ra các giải pháp sử dụng một cách bền vững nhất.



Nước được coi là động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội và cũng là một thành phần không thể thiếu được trong môi trường tự nhiên, vì thế khi đánh giá tài nguyên nước mặt không thể đánh giá độc lập mà phải đặt nước vào trong mối quan hệ tổng thể với các nhân tố khác của môi trường. Do đó, khi phân tích các tác động của các yếu tố tự nhiên như nhiệt độ, lượng mưa, độ che phủ, địa hình, loại đất... đến việc hình thành cũng như sử dụng tài nguyên nước mặt là rất quan trọng.

Thực tế cho thấy để đánh giá tài nguyên nước mặt của các lưu vực sông để phục vụ mục tiêu phát triển bền vững không đơn giản do sự tương tác giữa các thành phần tham gia vào quá trình hình thành nước, đối tượng sử dụng nước đa ngành, đa mục đích nên sử dụng bộ công cụ nào để đánh giá là một thách thức rất lớn.

Trong bối cảnh Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác đang phải đối mặt với những thách thức về nhu cầu dùng nước trong phát triển kinh tế - xã hội, sự khan hiếm nước vào mùa khô và chất lượng nước không đảm bảo cho các đối tượng dùng nước. Nếu chỉ đánh giá chất lượng nước đơn thuần thì Việt Nam cũng đã xây dựng các quy chuẩn về chất lượng nước cho các đối tượng đánh giá khác nhau theo TCVN. Dựa trên số liệu quan trắc nước và đối chiếu với TCVN về nước sẽ đánh giá được nước có bị ô nhiễm hay không. Nhưng để đánh giá tổng thể các đối tượng liên quan đến việc sử dụng nước thì có nhiều phương pháp khác để định lượng hóa các kết quả thực đo.

Để đánh giá tài nguyên nước mặt lưu vực sông có rất nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, tùy vào mục đích nghiên cứu cũng như khả năng ứng dụng trong thực tế mà người ta lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp và hiệu quả nhất, cũng như dựa vào nguồn dữ liệu đầu vào. Sử dụng bộ thông số trong phương pháp đánh giá tính dễ tổn thương của môi trường với nhiều chỉ số, tuy nhiên trong nghiên cứu đánh giá liên quan đến tài nguyên nước mặt của lưu vực sông Đồng Nai, chúng tôi chỉ lựa chọn những chỉ số có liên quan đến nước để đánh giá.

Trong nghiên cứu của Đỗ Đức Dũng và cộng sự [14] đã đánh giá biến động của tài nguyên nước LVS Đồng Nai và vùng phụ cận thông qua các bài toán đánh giá chất lượng và tính cân bằng nước cho LVS.

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 27/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí