Tỷ Lệ Các Nguồn Thải Chính Gây Ô Nhiễm Môi Trường Lưu Vực Sông Nhuệ Và Sông Đáy.



thủ công nghiệp


Nông nghiệp:


- Sử dụng phân bón

- Phú dưỡng

- Thuốc trừ sâu, cỏ

- Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật

- Khai hoang

- Chua hoá (axit hoá)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.


Thống kê sơ bộ trong lưu vực có 257 cơ sở chính ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường, trong đó nhiều nguồn thải chứa các chất thải nguy hại và khó phân huỷ như kim loại nặng, dầu mỡ, dung môi hữu cơ... Tỷ lệ các loại nguồn thải đổ ra lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy được trình bày trong bảng 1.5.

Bảng 1.5 Tỷ lệ các nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy.

Số TT

Ngành sản xuất

Số nguồn

Tỷ lệ (%)

1

Ngành công nghiệp - cơ khí

70

27,24

2

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm

33

12,84

3

Ngành công nghiệp dệt nhuộm

29

11,28

4

Công nghiệp hoá chất và giấy

18

7

5

Nguồn vật liệu xây dựng

28

10,89

5

Nguồn thuộc các ngành sản xuất khác

40

15,56

6

Nguồn thải bệnh viện

39

15,17


Bảng 1.6 Lượng nước thải đổ ra lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy


Số TT


Tỉnh

Lượng nước thải (103 m3/ngày, đêm)

Sinh hoạt

Công nghiệp

Tổng số

1

Hoà Bình

2

1

3



2

Hà Nội

280

75

355

3

Hà Tây

35

10

45

4

Hà Nam

19

6

25

5

Nam Định

30

30

60

6

Ninh Bình

14

3

17


Có thể thấy rằng, tỷ lệ các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu thông qua đường nước thải ở lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy là khá lớn, cụ thể riêng 3 loại nguồn có tính chất gây ô nhiễm nước thải cao như cơ sở sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, dệt nhuộm, các nguồn thải bệnh viện... Đây cũng chính là một trong những đặc điểm về việc ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ và sông Đáy.

Ngoài 257 nguồn thải chính và tập trung nêu trên còn có các loại nguồn thải khác gây ô nhiễm môi trường chưa được xử lý và chưa được kiểm soát cả về số lượng và chất lượng trước khi thải vào sông là: Nguồn thải do hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt.

1.5.2. Hiện trạng chức năng môi trường nước lưu vực sông


Lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy nói chung, các đoạn sông của lưu vực nói riêng đang phải gánh chịu các chức năng không phù hợp và trái ngược nhau. Điển hình là vấn đề sông Nhuệ - sông Đáy là nguồn nước cấp sinh hoạt cho tỉnh Hà Nam song lại là nơi chứa nước thải, rác thải, đặc biệt từ các nguồn thải ở ngoài tỉnh nằm ở phía thượng lưu sông Nhuệ là Hà Nội và Hà Tây.

- Tại Hà Nội: Sông Tô Lịch đón nhận toàn bộ nước thải của thành phố.


- Tại Hà Tây: Sông Nhuệ - sông Đáy đón nhận nước thải của các làng nghề, bệnh viện 103, các trụ sở Ban, Ngành và nước thải sinh hoạt của dân.

- Tại Hà Nam: Ngay tại tỉnh Hà Nam cũng có nhiều nguồn thải góp phần gây ô nhiễm, tiêu biểu là: Rác thải từ các các khu chợ (chợ Mới, chợ Bầu) bị đổ thẳng xuống sông. Nước thải sinh hoạt của đa phần các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm


ven sông Đáy chỉ được xử lý sơ bộ rồi được thải thẳng ra sông Đáy. Hiện tại 3 cơ sở sản xuất tại khu công nghiệp Đồng Văn, nước thải từ các bệnh viện, trường học đang xả nước thải trực tiếp ra sông Nhuệ, không qua xử lý.

Sau đây là hiện trạng phân vùng chức năng môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy và khả năng đáp ứng cho các đối tượng dùng nước trong khu vực nghiên cứu (bảng 1.7, bảng 1.8).

TT

Đoạn

Chất lượng nước

Hiện trạng sử dụng

1

Cầu Diễn, Hà Đông

Nước ô nhiễm trung bình và nặng

Tưới tiêu cho nông nghiệp, nuôi thuỷ sản, chứa nước thải

2

Đập Thanh Liệt

Nước ô nhiễm nặng

Tưới tiêu cho nông nghiệp, nuôi thuỷ sản, chứa nước thải

3

Khe Tang

Nước ô nhiễm trung bình

Tưới tiêu cho nông nghiệp, nuôi thuỷ sản, chứa nước thải

4

Ba đa

Nước ô nhiễm trung bình

Tưới tiêu cho nông nghiệp, nuôi thuỷ sản, chứa nước thải

Bảng 1.7 Hiện trạng phân vùng chức năng môi trường nước trên toàn bộ lưu vực sông Nhuệ


Bảng 1.8 Hiện trạng phân vùng chức năng môi trường nước trên

lưu vực sông Đáy


TT

Đoạn

Chất lượng nước

Hiện trạng sử dụng


1

Cầu Mai Lĩnh - Thanh Oai (Hà Tây)

Nước ô nhiễm nặng

Tưới tiêu cho nông nghiệp, nuôi thuỷ sản, cấp nước cho làng nghề, chứa nước thải




2


Tế Tiêu - Mỹ Đức (Hà Tây)


Nước ô nhiễm trung bình

Tưới tiêu cho nông nghiệp, nuôi thuỷ sản, chăn nuôi, cấp nước cho làng nghề, cấp nước cho sinh hoạt, giao thông thuỷ, chứa nước thải


3

Cầu Quế - Kim Bảng (Hà Nam)


Ô nhiễm nhẹ

Tưới tiêu cho nông nghiệp, nuôi thuỷ sản, chăn nuôi, giao thông thuỷ, chứa nước thải


4

Đập Phùng - Đan Phượng - Hà Nội


Ô nhiễm nặng

Tưới tiêu cho nông nghiệp, chứa nước thải, cấp nước cho làng nghề


5

Cầu Đọ - Hà Nam


Ô nhiễm nặng

Tưới tiêu cho nông nghiệp, nuôi thuỷ sản, chăn nuôi, giao thông thuỷ, chứa nước thải


CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các mẫu đất, mô tả vị trí lấy mẫu được đưa ra ở bảng 2.1.

Bảng 2.1 Mô tả vị trí lấy mẫu đất


Loại đất

Vị trí lấy mẫu

Đất trồng rau cải Ngồng

(ĐA) Đông Anh - Hà Nội

Đất trồng rau cải Canh

(ĐA) Đông Anh - Hà Nội

Đất trồng rau Muống Cạn

(ĐA) Đông Anh - Hà Nội

Đất trồng rau Muống Cạn

(TL) Thanh Liệt - Hà Nội

Đất trồng rau Muống Cạn

(CD) Cầu Diễn - Hà Nội


Hình 2 1 Bản đồ vị trí lấy mẫu đất Các mẫu trầm tích mô tả vị trí 15

Hình 2.1 : Bản đồ vị trí lấy mẫu đất


- Các mẫu trầm tích, mô tả vị trí lấy mẫu được đưa ra ở bảng 2.2.


Bảng 2.2 Mô tả vị trí lấy mẫu trầm tích



Điểm lấy mẫu

Địa giới

hành chính


Vị trí lấy mẫu

Cầu Diễn

Hà Nội

Sông Nhuệ

Thanh Liệt

Hà Nội

Điểm giao cắt giữa sông Nhuệ và Tô Lịch

Khe tang

Hà Nội

Sông Nhuệ


Ba Đa


Hà Nam

Sông Nhuệ, trước điểm giao nhau giữa sông

Đáy và sông Nhuệ.

Mai lĩnh

Hà nội

Sông Đáy

Tế tiêu

Hà Nội

Sông Đáy

Đập Phùng

Hà Nội

Sông Đáy

Cầu Quế

Hà Nam

Sông Đáy, trước khi hợp lưu với sông Nhuệ


Cầu Đọ


Hà Nam

Sông Đáy, sau điểm giao nhau giữa sông

Đáy và sông Nhuệ



Hình 2 2 Bản đồ vị trí lấy mẫu trầm tích 2 2 Nội dung nghiên cứu Xây dựng 16


Hình 2.2 Bản đồ vị trí lấy mẫu trầm tích


2.2 Nội dung nghiên cứu

- Xây dựng đường chuẩn định lượng cadimi và chì.

- Bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử với kĩ thuật nguyên tử hóa ngọn lửa.

+ Khảo sát ảnh hưởng của nền đến phép đo.

+ Khảo sát các điều kiện đo phổ: Tỉ lệ khí cháy, tốc độ hút mẫu, chiều cao ngọn lửa.

+ Khảo sát giới hạn phát hiện của phương pháp.

- Với kĩ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa: Khảo sát giới hạn phát hiện của phương pháp.


- Tiến hành phân tích theo quy trình đã nghiên cứu thử nghiệm.

- Phân tích hàm lượng tổng và dạng Cd và Pb trong mẫu trầm tích và mẫu đất bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.

- Xử lý và đánh giá kết quả thực nghiệm.

- Đánh giá độ chính xác của phương pháp.

2.3 Lấy mẫu và xử lý mẫu

2.3.1 Lấy mẫu [19, 20]

- Mẫu đất: Được lấy bằng xẻn nhựa ở độ sâu 30 cm.

- Mẫu trầm tích: Được lấy bằng gầu chuyên dụng Eckman với độ sâu 20 cm từ bề mặt của trầm tích.

Mẫu được lấy khoảng 500g cho vào bình PE. Mẫu được bảo quản lạnh trong khi vận chuyển.

2.3.2 Gia công mẫu [21]

- Các mẫu được nhặt sạch rễ, lá, gạch đá… rồi nghiền trong cối sứ, sau đó đem phơi nơi không có nắng, thoáng gió trong khay nhựa sạch trong 72 giờ.

- Mẫu sau khi khô được nghiền lại và rây qua rây cỡ lỗ 2 mm, sau đó mẫu tiếp tục được nghiền mịn đến qua rây cỡ 0,16 mm.

- Sau khi nghiền đất đến < 0,16 mm, đất được đem trộn và chia nhỏ bằng tay để lấy mẫu đại diện dùng làm thí nghiệm bằng phương pháp ¼ hình nón đến khi đạt khối lượng đất mong muốn (tối thiểu 250g).

2.4 Trang thiết bị và hóa chất

2.4.1 Trang thiết bị

- Hệ thống máy đo AAS-3300 của hãng Perkin-Elmer.

- Máy lắc JSOS-500 của hãng JS Research Inc.

- Máy đo pH 691 PH Meter Metrolm.

- Cân phân tích chính xác đến 10-5 g của Satorius.

- Máy ly tâm JANETZKI-T32A.

- Các loại pipet, cốc, bình định mức, ống chiết li tâm polyme 50ml.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022