Mối Quan Hệ Giữa Các Biện Pháp Phát Triển Trường Tiểu Học Dạy Học 2 Buổi/ngày Vùng Khó Khăn Tỉnh Hòa Bình.

Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi.

Hệ thống các biện pháp liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Do tính chất của các biện pháp khác nhau, có biện pháp liên quan đến các CBQL, GV, cộng đồng, HS. Để kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của hệ thống các biện pháp, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến với CBQL và GV. Các số liệu sau khi thu được đều được xử lý và phân tích tổng hợp kết quả đánh giá của mỗi biện pháp về mức độ cần thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp cho phép đánh giá biện pháp nào cần thiết và có thể áp dụng vào thực tiễn.

3.4.1. Mục đích của khảo nghiệm

Tuy chưa được triển khai sâu rộng trong thực tiễn nhưng thông qua ý kiến đánh giá của các chuyên gia, chúng ta cũng có thể khẳng định về mặt nhận thức mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.

3.4.2. Điều kiện thực hiện

- Khảo nghiệm phải đảm bảo tính khách quan

- Khảo nghiệm phải đảm bảo tính phù hợp: giữa biện pháp với đặc điểm của trường tiểu học.

3.4.3. Quy trình khảo nghiệm

Bước 1: Xây dựng phiếu xin ý kiến chuyên gia (thể hiện trong phụ lục)

Bước 2: Lựa chọn chuyên gia

Chúng tôi tiến hành xin ý kiến bằng phiếu hỏi với 75 chuyên gia, cốt cán của ngành GD&ĐT gồm các CBQL GD&ĐT các cấp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, cụ thể:

- Thành phần: Lãnh đạo Sở GD&ĐT (05 người); Cán bộ, Chuyên viên Sở GD&ĐT (10 người); Cán bộ, Chuyên viên phòng GD&ĐT (30 người); CBQL (30 người).

- Trình độ đào tạo: Thạc sỹ (6 người) Đại học Quản lý GD (4 người); Đại học Sư phạm tiểu học (65 người).

- Thời gian công tác trong ngành trung bình là 12 năm: Thời gian công tác nhiều nhất là 33 năm; Thời gian công tác ít nhất là 14 năm.

Đây là đội ngũ có nhiều năm gắn bó, quản lý, chỉ đạo tại các cơ quan quản lý GD, trực tiếp quản lý nhà trường, quản lý đội ngũ GV tại các cơ sở GD tiểu học, do

đó các ý kiến đánh giá về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn nêu ra trong luận văn có tính tuyết phục và tham khảo khá cao.

Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu một cách độc lập theo mẫu phiếu đánh giá gồm 2 khía cạnh:

- Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất ở 4 mức độ: Rất cần thiết; Cần thiết; ít cần thiết, Không cần thiết.

- Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất ở 4 mức độ: Rất khả thi; Khả thi; Ít khả thi, Không khả thi.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm.

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình


TT


Biện pháp

Tính cần thiết

Rất cần thiết


Cần thiết

Ít cần thiết

Không cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học 2 buổi/ngày cho hệ thống chính trị - xã hội.


61


81.3


8


10.7


6


8.0



-


2

Hoàn thiện quy hoạch phát triển các trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn của Tỉnh Hòa Bình.


69


92.0


3


4.0


3


4.0



-


3

Xây dựng qui trình, các bước lập đề án và các tiêu chí phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn phù hợp với nhiệm vụ phát triển sự nghiệp GD của tỉnh Hòa Bình.


62


82.7


9


12.0


4


5.3



-

4

Đảm bảo số lượng, chất lượng đội ngũ GV tiểu học

72

96.0

3

4.0

0

-


-

5

Tăng cường đầu tư, CSVC, trang thiết bị cho các trường tiểu học

73

97.3

2

2.7

0

-


-

6

Huy động sự tham gia của các lực lượng xã hội trong việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày

59

78.7

8

10.7

8

10.7


-


7

Điều chỉnh kế hoạch, nội dung, chương trình dạy học 2 buổi/ngày theo đặc điểm vùng miền


67


89.3


8


10.7





-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Phát triển trường tiểu học dạy học hai buổi ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay - 15

Kết quả thu được ở bảng 3.1 cho thấy:

Tất cả các biện pháp đề xuất đều được đa số đánh giá là rất cần thiết ở mức độ cao. Biện pháp được đánh giá ở mức độ cần thiết thấp nhất là 78,7%, cao nhất là

97,36%. Điều đó cho thấy, về mặt nhận thức những người được hỏi ý kiến đều thấy cần thực hiện tốt các biện pháp này để phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn. Đồng thời nếu thực hiện tốt các biện pháp này thì chắc chắn công tác phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình sẽ đạt hiệu quả tốt. Đặc biệt là biện pháp 5 “Tăng cường đầu tư, CSVC, trang thiết bị cho các trường tiểu học” chiếm 97,3% ý kiến cho rằng "rất cần thiết". Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc đầu tư bổ sung CSVC các trường vùng khó khăn đảm bảo các điều kiện và tiêu chí tối thiểu để các trường tiểu học vùng khó khăn chuyển đổi sang dạy học 2 buổi/ngày rất quan trọng, cần sự chỉ đạo thống nhất và tham gia quyết liệt của các lực lượng xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng các biện pháp trên chỉ ở mức độ ít cần thiết như: “Huy động sự tham gia của các lực lượng xã hội trong việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày” đạt 10,7%. Theo lí giải của các CBQL, GV này thì đây là những biện pháp mang tính phối hợp với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, có nhiều cấp, ngành và nhiều đối tượng có liên quan khi thực hiện cần có thời gian, nội dung và cách thực hiện ….Thực tế cho thấy, các vùng khó khăn điều kiện kinh tế - xã hội còn kém phát triển, phần lớn là người dân tộc: trình độ dân trí còn thấp, thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sống người dân nghèo. Vì vậy, công tác huy động sự tham gia của người dân vào việc phát triển GD nói chung và thực hiện dạy học 2 buổi/ngày còn hạn chế nhất định.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình


TT


Biện pháp

Tính khả thi

Rất khả thi

Khả thi

Ít khả thi

Không khả thi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học 2 buổi/ngày cho hệ thống chính trị - xã hội.


63


84.0


12


16.0



-



-


2

Hoàn thiện quy hoạch phát triển các trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn của Tỉnh Hòa Bình.


66


88.0


9


12.0



-



-


3

Xây dựng qui trình, các bước lập đề án và các tiêu chí phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn phù hợp với nhiệm vụ phát triển sự nghiệp GD của tỉnh Hòa Bình.


61


81.3


11


14.7


3


4.0



-

4

Đảm bảo số lượng, chất lượng đội ngũ GV

24

32.0

37

49.3

10

13.3

4

5.3

Tăng cường đầu tư, CSVC, trang thiết bị cho các trường tiểu học

16

21.3

45

60.0

11

14.7

3

4.0

6

Huy động sự tham gia của các lực lượng xã hội trong việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày

49

65.3

16

21.3

7

9.3

3

4.0

7

Điều chỉnh kế hoạch, nội dung, chương trình dạy học 2 buổi/ngày theo đặc điểm vùng miền

71

94.7

4

5.3


-


-

5

Kết quả thu được ở bảng 3.2 cho thấy:

Các biện pháp đều được CBQL tán thành với tỉ lệ rất cao nhưng mức độ tính khả thi giữa các biện pháp có khác nhau., trong đó các biện pháp thứ 1,2 và 7 có tỉ lệ là 100% đánh giá mức độ rất khả thi và khả thi, các biện pháp còn lại cũng chiếm tỉ lệ từ 80% trở lên.

Bốn biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao hơn là: Tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học 2 buổi/ngày cho hệ thống chính trị - xã hội; Hoàn thiện quy hoạch phát triển các trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn của Tỉnh Hòa Bình; Xây dựng qui trình, các bước lập đề án và các tiêu chí phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn phù hợp với nhiệm vụ phát triển sự nghiệp GD của tỉnh Hòa Bình; Điều chỉnh kế hoạch, nội dung, chương trình dạy học 2 buổi/ngày theo đặc điểm vùng miền. đây là những biện pháp cần thiết và khả thi hàng đầu vì nó nằm trong tầm quản lí trong ngành GD. Bên cạnh đó các biện pháp này nhằm ổn định về số lượng, đi sâu vào việc nâng cao chất lượng, xây dựng cơ chế, chính sách tác động để đảm bảo phát triển số lượng, chất lượng trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn được bền vững.

Ba biện pháp còn lại được đánh giá có tính khả thi ở mức thấp hơn. Điều này cũng hợp lý vì các biện pháp đòi hỏi có sự tham gia vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền và đông đảo các lực lượng trong xã hội, sự phối hợp hiệu quả giữa các ngành và vai trò của cá nhân trong các trường tiểu học.

Bảng kết quả trên cũng cho thấy vẫn còn có ý kiến cho rằng các biện pháp trên là ít khả thi và không khả thi đó là biện pháp: Đảm bảo số lượng, chất lượng đội ngũ GV tiểu học; Tăng cường đầu tư, CSVC, trang thiết bị cho các trường tiểu học. Tuy nhiên, điều đó cũng hợp lý với bởi các đối tượng tham gia đánh giá làm việc ở các lĩnh vực và cấp bậc khác nhau (lãnh đạo Sở, cán bộ phòng GD&ĐT, CBQL nhà trường,...), không phải ai cũng hiểu các biện pháp trên phải thực hiện

đồng bộ và theo quy trình trong một thời gian nhất định mới đem lại hiệu quả. Mặt khác thực tế hiện nay việc giao cơ chế tự chủ tài chính và con người đối với ngành GD&ĐT và các nhà trường vẫn còn những bất cập nhất định; Hoạt động quản lí phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn của Sở GD&ĐT bên cạnh những yếu tố chủ quan thì cũng có nhiều yếu tố khách quan tác động vào trong quá trình nhận thức, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá các hoạt động của nhà trường, điều này không phải chỉ tồn tại ở các trường TH vùng khó khăn mà đó là điểm chung của các trường hiện nay.

Tuy có sự chênh lệch nhưng đa số đánh giá các biện pháp phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình đã đề xuất đều có tính khả thi vì đều trên 80% ý kiến cho rằng "rất khả thi và khả thi".

Kết quả trên phù hợp với thực tế phát triển của ngành GD&ĐT tỉnh Hoà Bình cũng như thực tế về công tác quản lí phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn hiện nay.

Qua phiếu hỏi ý kiến kiểm chứng tính cần thiết và khả thi về các biện pháp của 75 chuyên gia, cốt cán của ngành gồm CBQL GD trên địa bàn tỉnh Hoà Bình cho chúng ta thấy dù đang đứng ở các vị trí khác nhau trong công tác quản lý, chỉ đạo của ngành GD&ĐT Hoà Bình song các CBQL của ngành đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hoà Bình, cũng như tính cần thiết và tính khả thi của của một số biện pháp phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hoà Bình. Kết quả khảo nghiệm trên chứng minh tính cần thiết và khả năng thực hiện của một số biện pháp mà chúng tôi đã nghiên cứu, đề xuất trong thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua.


Kết luận chương 3


Trên cơ sở lí luận đã được phân tích và qua khảo sát thực trạng các trường tiểu học vùng khó khăn, tác giả đã đề xuất 7 biện pháp để quản lí phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hoà Bình về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả GD của các nhà trường và đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Qua kết quả khảo nghiệm, chúng ta thấy các biện pháp đề xuất đều nhận được sự đồng thuận cao của đội ngũ CBQL (đa số các biện pháp đều nhận được 100% ý kiến

đánh giá là cần thiết và khả thi, nội dung trả lời “không cần thiết và không khả thi” vẫn còn nhưng số lượng không nhiều). Việc áp dụng và triển khai các biện pháp quản lí phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hoà Bình như đã nêu trên có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong việc mở rộng qui mô trường lớp dạy học 2 buổi/ngày từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới GD trong giai đoạn hiện nay.‌‌


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ nghiên cứu về lý luận cũng như phân tích thực trạng, đề xuất các biện pháp phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hoà Bình, luận văn cơ bản đã hoàn thành được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

Xây dựng phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hoà Bình là nhiệm vụ trọng tâm trong sự tồn tại, phát triển và nâng cao chất lượng GD&ĐT của cấp tiểu học nói chung các và nhà trường vùng khó khăn trong giai đoạn hiện nay.

Luận văn đã khái quát các vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến việc quản lí phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hoà Bình, khảo sát và đánh giá thực trạng về công tác quản lí của Sở GD&ĐT, đồng thời nêu lên những thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu của công tác quản lí phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hoà Bình. Những biện pháp mà các cấp quản lí, các nhà trường đã thực hiện trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả nhất định góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng GD của các nhà trường. Tuy nhiên, so với yêu cầu trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng GD của các trường TH cũng như công cuộc đổi mới GD hiện nay thì công tác quản lí phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hoà Bình còn bất cập cần khắc phục như công tác qui hoạch, lập đề án phát triển trường dạy học 2 buổi/ngày, xây dựng chế độ chính sách riêng của địa phương để tác động hỗ trợ vùng khó chuyển đổi sang dạy học 2 buổi/ngày; công tác tuyên truyền và huy động cộng đồng tham gia các HĐGD trên địa bàn.

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn, đề xuất 7 biện pháp cụ thể để quản lí phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh‌

Hoà Bình. Các biện pháp đề xuất tác động vào tất cả các chủ thể và các khâu của quá trình quản lí từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến kiểm tra đánh giá; tác động vào tất cả các thành tố của quản lí phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn như qui hoạch, lập đề án, đảm bảo điều kiện đội ngũ, CSVC, chế độ chính sách tạo môi trường thuận lợi cho công tác phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày…

Mỗi biện pháp đề xuất đều có mục tiêu, nhiệm vụ và cách thực hiện khác nhau nhưng nhìn chung chúng có mối liên hệ gắn bó, tác động qua lại và bổ trợ lẫn nhau. Vì vậy, các biện pháp đó phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất thì mới đạt kết quả cao, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GD trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, để các biện pháp nêu trên có hiệu quả cần có sự quan tâm, chỉ đạo đồng bộ, thống nhất của các cấp và sự phối kết hợp của các ban ngành, nhưng quan trọng nhất là sự đoàn kết, nhất trí và sự nỗ lực phấn đấu nhaatsCBQL, GV trong ngành GD.

Qua kiểm chứng, cả 7 biện pháp đề xuất đều được CBQL có kinh nghiệm đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi. Nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp này thì sẽ giúp nâng cao chất lượng GD của các nhà trường nói chung và đội ngũ GV nói riêng. Kết quả khảo nghiệm của luận văn một lần nữa cho thấy tính ưu việt cũng như sự cần thiết của việc quản lí phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn trong bối cảnh GD tiểu học nước ta hiện nay và kết quả khảo nghiệm đã khẳng định sự đúng đắn trong việc đề xuất các biện pháp của luận văn.

2. Khuyến nghị

Đối với Bộ GD&ĐT

- Cần sớm tham mưu với chính phủ để có một chính sách tổng thể nhằm đảm bảo các nguồn lực cho việc tổ chức dạy học hai buổi/ ngày ở tiểu học. Chỉ với một kế hoạch có tầm chiến lược của Chính phủ mới có khả năng đáp ứng hàng loạt các yếu tố mà việc tổ chức dạy học hai buổi/ ngày đặt ra: CSVC, thiết bị dạy học; đào tạo, bồi dưỡng GV, CBQL...

- Cần triển khai xây dựng chương trình dành cho dạy học hai buổi/ ngày: thể hiện đầy đủ các chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ (chuẩn năng lực) nhằm thực hiện mục tiêu GD toàn diện ở tiểu học. Cấu trúc thời lượng của chương trình bảo đảm đủ

thời gian thực hiện các yêu cầu của chương trình, không gây tình trạng dồn ép về nội dung, dẫn đến tình trạng quá tải. Trên cơ sở chương trình GD, cần tổ chức biên soạn bộ sách giáo khoa, tài liệu dạy học phù hợp với sự đa dạng vùng miền, điều kiện học tập và trình độ HS.

- Ra soát các chế độ, chính sách, thay thế các qui định không còn phù hợp với tình hình phát triển của xã hội hiện nay. Ban hành các chính sách mới phù hợp với thực tế hoạt động của các trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày: tỷ lệ GV/lớp đối với trường dạy học 2 buổi/ngày cần 1.6 đến 1.7 GV/lớp mới hợp lý, và mới có thể đủ điều kiện cho các nhà trường hoạt động; định biên, luân chuyển công tác, thi đua khen thưởng…Khi ban hành các chính sách hỗ trợ cho các trường vùng khó cần đảm bảo đồng bộ, theo kịp sự phát triển của đất nước.

Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình

- Cần đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền trong ngành GD, các cấp chính quyền và phụ huynh HS về tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học hai buổi/ ngày đối với chất lượng GD tiểu học. Từ đó tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của xã hội nhằm tăng nhanh số lượng trường lớp, HS được học hai buổi/ ngày, đặc biệt là ở vùng khó khăn.

- Hoàn thiện và trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, bán trú tại các trường tiểu học trên địa bàn. Đồng thời triển khai áp dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí trong công tác qui hoạch và lập đề án phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn.

- Chỉ đạo các phòng GD&ĐT huyện, thành phố làm tốt công tác quy hoạch, phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn gắn liền với quy hoạch, quy mô GD – ĐT toàn ngành.

- Cần phối kết hợp với các sở, ban ngành địa phương, xây dựng cơ chế, chính sách riêng của địa phương, tạo điệu kiện tăng cường CSVC, trang thiết bị tốt hơn để nâng cao chất lượng GD.

- Sở GD&ĐT cần tổng kết, đánh giá các hoạt động trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày nói chung và vùng khó khăn nói riêng để ghi nhận và nhân rộng các cách làm hay, hiệu quả sáng tạo của các địa phương, đồng thời điều chỉnh những vấn đề tồn tại trong công tác phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022