Đánh Giá Nguy Cơ Gây Suy Thoái Môi Trường Từ Quá Trình Lưu Kho Và Bốc Xếp Hàng Hóa Chất Độc Hại (Hns) Tại Cảng Biển


trường nước, rách vỡ bao bì chứa hóa chất độc hại làm thất thoát chúng ra môi trường hay do sự tích lũy của các chất ô nhiễm có trong nước thải vệ sinh thùng chứa hàng, phương tiện bốc xếp chứa hóa chất độc hại không/chưa xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

6/ Rủi ro (risk): là sự kết hợp xác suất/khả năng xảy ra sự kiện nguy hiểm hoặc sự tiếp xúc với các yếu tố có hại sẽ dẫn đến một hậu quả tiêu cực [9, 10, 12].

Nguy cơ và rủi ro được sử dụng trong các bối cảnh khác nhau. Nguy cơ là một tình huống hiện có, có khả năng gây ra thiệt hại hoặc tổn hại. Rủi ro là một tác hại hoặc nguy hiểm tiềm tàng được dự đoán trong tương lai, có thể được giảm thiểu hoặc tránh.

7/ Đánh giá nguy cơ: Một quá trình thu thập thông tin có hệ thống, đánh giá khả năng xảy ra và hậu quả của việc tiếp xúc với mối nguy hoặc phát tán (các) mối nguy hiểm cũng như xác định các biện pháp kiểm soát nguy cơ thích hợp nhằm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được[11].

8/ Đánh giá rủi ro: là quá trình tổng thể ước tính nhằm xác định mức độ rủi ro của một nguy cơ cụ thể[13]. Đánh giá rủi ro là quá trình bao gồm một số hay toàn bộ các nội dung sau đây: Xác định nguy cơ; đánh giá ảnh hưởng; đánh giá tiếp xúc và lượng hóa rủi ro [14].

Như vậy, đánh giá rủi ro và đánh giá nguy cơ có sự tương đồng về nội hàm và mục đích. Tuy nhiên, đánh giá rủi ro là quá trình lượng hóa các đánh giá và xác định một mức độ rủi ro cụ thể, còn đánh giá nguy cơ không nhất thiết phải lượng hóa các đánh giá mà có thể đánh giá một cách đính tính bằng các nhận định và đối sánh.

Mối nguy là các mối đe dọa tiềm tàng, trong một điều kiện cụ thể sẽ xảy ra và dẫn đến hậu quả là các tác động xấu đến môi trường và con người. Các tác động xấu đến môi trường có thể từ mức độ thấp (chưa gây ô nhiễm) đến mức độ cao hơn là „„Ô nhiễm môi trường” và có thể đến mức „„Thảm họa môi trường”, gọi chung là „„Suy thoái môi trường”.

Khi xác định được khả năng một „„Mối nguy” có thể xảy ra (Nguy cơ) và mức độ tác động xấu đến môi trường thì được gọi là „„Rủi ro môi trường”.

Khi một „„Mối nguy” xảy ra làm biến đổi hoặc suy thoái môi trường nghiêm trọng diễn ra do một tai nạn (sự cố) thì được gọi là „„Sự cố môi trường”

7


Trong các nghiên cứu về đánh giá rủi ro môi trường liên quan đến hoạt động cảng biển và hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển người ta quan tâm nhiều đến các nguy cơ xảy ra sự cố như đâm va, rơi kiện hàng, bục vỡ đường ống dẫn, thùng hàng

…dẫn đến các sự cố như tràn dầu, cháy nổ, phát tán các hóa chất độc hại vào môi trường gây suy thoái môi trường.

Như vậy, đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường từ hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển bao gồm đánh giá rủi ro do các sự cố gây ra và do sự tích lũy của các chất ô nhiễm liên quan đến hoạt động này.

6/ Tiêu chí rủi ro và chỉ tiêu đánh giá

- Tiêu chí rủi ro là một hoặc một nhóm các chỉ tiêu cho phép xác định, đo lường, đánh giá và phân loại mức độ rủi ro của đối tượng được đánh giá rủi ro [15].

- Chỉ tiêu đánh giá là công cụ đo lường một khía cạnh cụ thể của tiêu chí, được thể hiện bằng con số, tỷ lệ, tỷ số, tỷ suất… Chỉ tiêu được tính toán thông qua việc thu thập, phân tích số liệu. Các chỉ tiêu giúp đo lường và chỉ ra mức độ chất lượng đạt được của tiêu chí [16].

1.1.2. Đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại (HNS) tại cảng biển

Đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển nhằm trả lời cho câu hỏi “Có bằng chứng nào về các mối nguy hiểm đối với các thành phần môi trường do hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại khu vực cảng biển?” và “Những vấn đề gì có thể xảy ra, như là hậu quả của điều kiện hiện tại hay điều kiện có thể có trong tương lai?”

Để trả lời cho các câu hỏi trên cần xác định các mối nguy trong hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển và đánh giá nguy cơ xảy ra của các mối nguy đó cũng như dự báo hậu quả xấu về môi trường do mối nguy đó tạo thành.

Chuỗi vận chuyển hàng hóa chất độc hại bao gồm một loạt các hoạt động mang tính hệ thống bao gồm lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển chất độc hại và xử lý chất thải. Việc vận chuyển và lưu giữ hàng hóa chất độc hại bao gồm nhiều yếu tố trong các mối quan hệ phức tạp, phụ thuộc lẫn nhau và năng động. Hệ thống bao gồm các đối tượng vận tải (hàng hóa và con người), phương tiện kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cảng/bến, cơ sở quản lý và


vận hành, tài liệu hướng dẫn và nguồn nhân lực. Yếu tố con người rất quan trọng để đánh giá trong hệ thống vì họ thiết kế, phát triển, xây dựng, vận hành, quản lý, điều chỉnh và tương tác với các yếu tố khác của hệ thống[13].

Bảng 1. 1. Mối quan hệ giữa ―Mối nguy‖ – ―Nguy cơ‖ – ―Rủi ro‖ và ―Suy

thoái môi trường‖ trong hoạt động bốc xếp, lưu kho và xử lý hàng hóa chất độc hại tại cảng biển


Các mối nguy

Các nguy cơ gây suy thoái môi trường

Môi trường bị suy thoái

Đánh giá nguy cơ

Tai nạn hàng hải (mắc cạn, đâm va trong phạm vi cảng)

Tràn dầu, đổ tràn hóa chất, phát tán khí độc, cháy nổ phát tán khí độc

- Môi trường nước bị suy thoái bởi dầu, hóa chất

- Môi trường không khí bị suy thoái bởi hóa chất bay hơi, khí độc hình thành do cháy

- Thiệt hại về sức khỏe con người và sinh vật

- Thiệt hại về kinh tế xã hội

- Đánh giá khả năng xảy ra tai nạn,

- Xác định lương, loại hàng hóa chất vận chuyển và độc tính của hóa chất,

- Xác định đối tượng môi trường chịu tác động

Chất lượng hạ tầng cảng (cầu bến, kho bãi) không đảm bảo an toàn dẫn đến tai nạn

Chất thải là hóa chất độc hại phát sinh trong quá trình bốc xếp, lưu kho, xử lý hàng hóa tại cảng không được thu gom hoặc không xử lý đạt quy chuẩn môi trường

Chất thải là hóa chất xâm nhập vào môi trường

- Môi trường nước bị suy thoái bởi dầu, hóa chất

- Xác định lượng chất thải pháp sinh

- Đánh giá khả năng quản lý chất thải

- Xác định đối tượng môi trường chịu tác động bởi chất thải

- Rò rỉ tại van, bơm, vỡ đường ống dẫn

- Rơi vỡ, va chạm làm bục, vỡ kiện hàng hóa trong quá trình bốc xếp, lưu giữ và xử lý hàng hóa

Tràn dầu, đổ tràn hóa chất, phát tán khí độc, cháy nổ phát tán khí độc

- Ô nhiễm môi trường nước bởi (dầu, hóa chất)

- Ô nhiễm không khí bởi (hóa chất bay hơi, khí độc hình thành do cháy)

- Thiệt hại về sức khỏe con người và sinh vật

- Thiệt hại về kinh tế xã hội

- Đánh giá khả năng xảy ra tai nạn,

- Xác định lương, loại hàng hóa chất bốc xếp, lưu giữ và độc tính của hóa chất,

- Xác định đối tượng môi trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc tại nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam - 3


Các mối nguy

Các nguy cơ

gây suy thoái môi trường

Môi trường bị suy thoái

Đánh giá nguy cơ




chịu tác động

Các tai nạn trong quá trình đóng, rút hàng, vệ sinh container chứa hóa chất

Rơi vãi, đổ tràn, cháy nổ, phat sinh chất thải nguy hại

- Ô nhiễm môi trường nước bởi (dầu, hóa chất)

- Ô nhiễm không khí bởi (hóa chất bay hơi, khí độc hình thành do cháy)

- Thiệt hại về sức khỏe con người và sinh vật

- Thiệt hại về kinh tế xã hội

- Đánh giá khả năng xảy ra sự cố,

- Xác định lương, loại hàng hóa chất và độc tính của hóa chất,

- Xác định đối tượng môi trường chịu tác động

Như vậy đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường trong hoạt động lưu kho, bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển là việc xác định khả năng các mối nguy trong chuỗi các hoạt động có liên quan đến hàng hóa chất độc hại tại cảng biển bao gồm lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển nội bộ và xử lý chất thải và xác định mức độ thiệt hại môi trường nếu các mối nguy đó xảy ra.

Khi tiến hành xác định các nguy cơ gây suy thoái môi trường đối với hàng hóa chất độc hại, điều quan trọng là phải xem xét các đặc tính hóa học và vật lý cũng như các phản ứng chính và hành động liên quan đến lưu giữ, bốc xếp và vận chuyển. Rủi ro, liên quan đến hàng hóa chất độc hại đối với môi trường, là xác suất hàng hóa chất độc hại gây ra thiệt hại hoặc tổn hại không đáng có cho môi trường. Đối với con người, đây là xác suất của hàng hóa chất độc hại gây ra cái chết hoặc thương tật cho một hoặc nhiều cá nhân. Xác định nguy cơ gây suy thoái môi trường, liên quan đến hàng hóa chất độc hại được bốc xếp hoặc lưu giữ tại cảng, bến hoặc được vận chuyển bằng tàu, phải là những đánh giá chi tiết như sau[13]:

- Xác định tất cả các mối nguy liên quan đến hàng hóa chất độc hại tại địa điểm;

- Đối với mỗi mối nguy, xác định nguy cơ mối nguy đó gây ra sự cố đối với hàng hoá chất độc hại;

- Bản chất của thiệt hại đối với con người và môi trường do sự cố đó xảy ra; và

- Đối với mỗi mối nguy, xác định các biện pháp kiểm soát;


1.1.3. Quy trình đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển

Nelly Moreno Parra và nnk (2018) đã tham khảo 58 nghiên cứu liên quan đến đánh giá rủi ro cảng biển và hướng dẫn của Cục Hàng hải Hoa Kỳ đã đề xuất quy trình đánh giá rủi ro chung trong hoạt động cảng biển tuân thủ số bước cơ bản như được trình bày trong Hình 1. 1.


Likelihood determination/ Xác định nguy cơ Determine the risk rating/Xác định mức độ rủi ro Risk classification/phân cấp rủi ro


Hình 1. 1. Quy trình đánh giá rủi ro môi trường cảng biển [10]


1. Xác định nguồn gốc của mối nguy: tổng hợp cơ sở kiến thức cần thiết để đưa ra phán đoán về các mối đe dọa tiềm ẩn có thể làm phát sinh mối nguy và dẫn đến sự cố hoặc yếu tố gây hại ban đầu;

2. Xác định thiệt hại: xác định đối tượng bị tác động, tổng hợp thông tin có sẵn để ghi nhận những đối tượng có thể bị tổn hại và dự đoán các thiệt hại.

3. Xác định nguy cơ xảy ra: tính toán xác suất của các mối đe dọa này để dẫn đến các sự cố hay phát sinh yếu tố gây hại.

4. Xác định mức độ rủi ro: là sự kết hợp giữa khả năng xảy ra và mức độ thiệt hại có thể xảy ra.

5. Phân cấp rủi ro: các cấp rủi ro khác nhau được xác định dựa trên mức độ rủi ro đã được xác định.


a) Nhận dạng rủi ro môi trường

Xác định rủi ro môi trường là bước đầu tiên và là bước quan trọng nhất trong đánh giá nguy cơ suy thoái môi trường cảng biển. Một rủi ro bị bỏ qua có khả năng đưa ra nhiều lỗi vào ước tính rủi ro tổng thể hơn là không chính xác trong đánh giá thiệt hại hoặc ước tính tần suất. Do đó, mục đích của việc xác định rủi ro là tạo ra một danh sách toàn diện về tất cả các rủi ro có thể xảy ra [17].

b) Đánh giá rủi ro và thiệt hại

Xác định mối nguy là một bước quan trọng cần phải tuân thủ để đánh giá phát hiện các lỗ hổng, mối đe dọa và các rủi ro tiềm ẩn trong cảng biển. Nếu một mối nguy nào đó bị bỏ qua hoặc bị đánh giá thấp, nó có thể tạo ra một sự cố lớn không được mong đợi. Đây là một lý do tại sao, việc xác định mối nguy cực kỳ quan trọng để tạo ra một danh sách toàn diện các mối nguy có thể thấy trước. Đặc biệt liên quan đến cảng biển hoặc kết cấu hạ tầng tương tự, bởi vì đây là những hệ thống quan trọng trong đó một loạt các vụ tai nạn hoặc sự kiện thảm khốc có thể gây nguy hiểm cho cuộc sống và hoạt động của người dân và môi trường sinh thái [9, 10].

Để xác định nguồn phát sinh mối nguy có thể sử dụng phương pháp danh mục kiểm tra để đánh giá các khả năng phát sinh mối nguy từ từng nguồn trong chuỗi hoạt động hoặc sử dụng phương pháp phân tích sơ bộ mối nguy để phân tích quy nạp đơn giản các mối nguy, mục tiêu của phương pháp là nhận biết các mối nguy, các tình huống và sự kiện nguy hại có thể gây hại cho một hoạt động, bộ phận hoặc hệ thống nhất định[18].

Xác định thiệt hại là việc xác định các đối tượng có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực nếu các mối nguy tạo ra sự cố. Các đối tượng chịu thiệt hại có thể là sức khỏe con người, chất lượng môi trường và hệ sinh thái, hoạt động kinh tế xã hội của khu vực. Việc xác định đối tượng chịu thiệt hại từ các mối nguy có thể bằng phân tích mối quan hệ “Nguyên nhân – Hậu quả” hay từ các sự cố tương tự đã xảy ra trong quá khứ.

Xác định nguy cơ là bước tính toán giá trị nguy cơ và mức độ thiệt hại đây là công đoạn chính của quá trình đánh giá rủi ro. Quá trình xác định nguy cơ có thể được thực hiện bằng các kĩ thuật định tính đơn giản như sử dụng kinh nghiệm và khả năng tổng hợp thông tin của người đánh giá, hay bằng kĩ thuật định lượng cho kết quả tin cậy hơn như sử dụng các mô hình, phân tích dựa trên số liệu thống kê hoặc có thể sử dụng kĩ thuật bán định lượng là kết hợp giữa đánh giá định lượng và đánh giá định tính. Cách tiếp cận được


lựa chọn phụ thuộc vào thông tin có sẵn, mức độ định lượng mong muốn và mức độ phức tạp của tình huống[19].

Xác định mức độ rủi ro là sự tổ hợp giá trị của nguy cơ và mức độ thiệt hại theo một phương pháp được thống nhất. Phương pháp phổ biến để xác định mức độ rủi ro là sử dụng ma trận rủi ro trong đó điểm rủi ro được biểu diễn dưới dạng biểu đồ có tần suất rủi ro và mức độ nghiêm trọng của hậu quả. Sau đó, việc xác định mức rủi ro được thực hiện, bằng cách tổ hợp của xác suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng để đưa ra một giá trị chung. Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp trọng số để xác định mức độ rủi ro, các giá trị nguy cơ và mức độ thiệt hại được xác định bằng các giá trị thành phần được gán với các trọng số khác nhau để thể hiện mức độ quan trọng của từng giá trị thành phần. Giá trị mức độ rủi ro được xác định là tổng của các giá trị thành phần của nguy cơ và mức độ thiệt hại với các trọng số của từng giá trị.

Phân cấp rủi ro là quá trình phân loại rủi ro dựa trên giá trị rủi ro xác định được. Rủi ro thường được phân cấp thành các cấp độ “Rất cao”, “Cao”, “Trung bình”, “Thấp” và “Rất thấp” ứng với khoảng giá trị điểm số của mức độ rủi ro. Tương ứng với các cấp độ rủi ro sẽ xác định các mức độ ưu tiên tiến hành các giải pháp giảm thiểu rủi ro tương ứng.

c) Giảm thiểu rủi ro

Giảm thiểu rủi ro là các giải pháp thực hiện nhằm kiểm soát rủi ro trong giới hạn chấp nhận được. Các giải pháp kiểm soát rủi ro có thể áp dụng bao gồm:

- (1) Loại bỏ rủi ro là các giải pháp nhằm loại bỏ các nguồn gây ra các rủi ro hay giảm khả năng xảy ra các sự cố ngay từ nguồn pháp sinh.

- (2) Ngăn ngừa tổn thất là các giải pháp giảm thiểu tối đa những thiệt hại do sự cố gây ra đối với các đối tượng chịu ảnh hưởng.

1.1.4. Tổng quan về đánh giá rủi ro, nguy cơ gây suy thoái môi trường bằng tiêu chí

1/ Thiết lập tiêu chí đánh giá

Tiêu chí đánh giá là các yếu tố được sử dụng để xác định mức độ đáp ứng các yêu cầu của đối tượng được đánh giá theo một chuẩn mực nhất định đã được thống nhất. Để thiết lập các tiêu chí đánh giá hiệu quả, phải xác định rõ các yếu tố liên quan đến việc đối tượng được đánh giá và sau đó sắp xếp thứ tự ưu tiên hoặc xếp thứ tự các yếu tố theo tầm quan trọng của chúng trong việc đáp ứng yêu cầu của chuẩn mực. Cùng với đó, việc xác


định và cân nhắc hợp lý các tiêu chí đánh giá cùng với sự nhất trí về các chỉ tiêu đánh giá sẽ tạo thành một kế hoạch đánh giá cung cấp cho người sử dụng một tiêu chuẩn chung để đánh giá mức độ đáp ứng của các đối tượng được lựa chọn đánh giá. Điều này cho phép xếp hạng các đối tượng được đánh giá đồng thời cung cấp cho người sử dụng một cơ sở công bằng để so sánh[20].

Để các tiêu chí có hiệu quả, chúng phải có các đặc điểm sau[20]:

- Rõ ràng: Các tiêu chí phải thể hiện rõ yêu cầu không phụ thuộc vào nhiều cách diễn giải, không mơ hồ.

- Đầy đủ: Các tiêu chí đánh giá phải bao hàm tất cả các yếu tố chính của yêu cầu đánh giá và phải liên quan đến đối tượng đánh giá.

- Phân lớp: Các chỉ tiêu phải phân rõ các mức đánh giá tốt nhất, trung bình và yếu

hơn.


- Có thể đo lường: Các mức đánh giá có thể lượng hóa cụ thể theo các chỉ tiêu

- Tiết kiệm: sử dụng các tiêu chí không được tiêu tốn một lượng thời gian hoặc

nguồn lực bất hợp lý.

- Có thể chứng minh: Các chỉ tiêu đánh giá có cơ sở và có thể được biện minh trên cơ sở thông thường, kỹ thuật và pháp lý; các tiêu chí bắt buộc và có trọng số cao phải được chứng minh.

- Thực tế: Các tiêu chí đánh giá dựa trên bản chất hoạt động của đối tượng.

- Có trọng số: giữa các tiêu chí đánh giá nên có trọng số để phản ánh tầm quan trọng tương đối của chúng.

Trọng số của tiêu chí đánh giá rủi ro, nguy cơ gây suy thoái môi trường là hệ số phản ánh mức độ rủi ro, mức độ gây suy thoái môi trường của tiêu chí so với mức rủi ro, mức độ gây suy thoái của tiêu chí khác.

Lập phương pháp tính điểm và công thức tính điểm:

Việc thiết lập một phương pháp cho điểm và các công thức tính sẽ dẫn đến một cách tiếp cận tiêu chuẩn để cho điểm. Điều này sẽ loại bỏ một số thành kiến cá nhân và loại bỏ một số tùy tiện trong việc ghi điểm. Để đảm bảo độ khách quan cần thiết lập một chỉ dẫn tốt cho từng phạm vi điểm số.

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 17/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí