Các Quy Định Về Bảo Vệ Môi Trường Đối Với Cảng Biển Trong Pháp Luật Của Việt Nam


Việc tham gia và thực thi các điều ước quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường biển, an toàn an ninh biển là một trong những giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm biển hiện nay, đồng thời là nhiệm vụ quan trọng của hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường biển của Việt Nam. Liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường trong bốc xếp và lưu kho hàng HNS tại cảng biển có hai công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đầy đủ là Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (Công ước Marpol 73/78) và Bộ luật quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển (IMDG Code).

Bảng 1. 7.

Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm đối với cảng biển trong việc tiếp nhận tàu chở hàng HNS của Marpol 73/78


STT

Phụ lục

Công ước

Quy định đối với bến cảng

Quy định với cơ

quan quản lý

Ngày VN

tham gia

1

Phụ lục 1: Ngăn ngừa ô nhiễm do Dầu

Cảng biển phải trang bị những thiết bị để tiếp nhận các cặn, hỗn hợp lẫn dầu còn lại từ các tàu dầu và tàu khác đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của các tàu mà không làm ngừng trệ

tàu không chính đáng.

Kiểm soát các tàu khi ở trong cảng hay bến ngoài khơi thỏa mãn yêu cầu về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu.

18/3/1991

2

Phụ lục 2: Ngăn ngừa ô nhiễn do chở xô

chất lỏng

độc

Cảng dỡ và nhận hàng phải có thiết bị thích hợp để tiếp nhận các cặn, hỗn hợp chứa các chất lỏng độc cần thải từ các tàu mà không làm ngừng trệ tàu không

chính đáng.

Kiểm soát các tàu khi ở trong cảng hay bến ngoài khơi thỏa mãn yêu cầu về ngăn ngừa ô nhiễm do chở

xô hóa chất độc.

18/3/1991

3

Phụ lục 3: Ngăn ngừa ô nhiễm do các chất

độc hại

được chở

dạng bao gói

Không có quy định

Kiểm soát các tàu khi ở trong cảng thỏa mãn yêu cầu về ngăn ngừa ô nhiễm do các chất độc hại được chở dạng bao gói.

19/3/2015

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.


STT

Phụ lục

Công ước

Quy định đối với bến cảng

Quy định với cơ

quan quản lý

Ngày VN

tham gia

4

Phụ lục 4: Ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải

từ tàu

Các cảng và bến phải trang bị những thiết bị tiếp nhận nước thải thỏa mãn nhu cầu của các tàu mà không gây ngừng trệ

tàu không có lý do xác đáng.

Kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận Quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải

cho tàu biển.

19/3/2015

5

Phụ lục 5: Ngăn ngừa ô nhiễm do rác thải

Các cảng và bến phải trang bị những thiết bị tiếp nhận rác thải thỏa mãn nhu cầu thải rác của các tàu mà không gây

ngừng trệ tàu bất hợp lý

Kiểm soát các tàu khi ở trong cảng thỏa mãn yêu cầu về ngăn ngừa ô nhiễm do rác

thải từ tàu

19/3/2015

6

Phụ lục 6: Ngăn ngừa ô nhiễm không khí do tàu gây

ra

Khuyến khích các bến trang bị các hệ thống kiểm soát xả các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi từ các tàu chở hàng lỏng mà không gây ngưng trệ tàu bất

hợp lý

Phê duyệt hệ thống kiểm soát xả hợp chất hữu cơ dễ bay hơi của bến nếu có quy định.

19/3/2015

Công ước về an toàn sinh mạng con người trên biển được xem là một trong những hiệp định quốc tế quan trọng nhất liên quan đến tàu thương mại. Công ước đầu tiên về lĩnh vực này được thông qua năm 1914, được thay đổi, bổ sung vào các năm 1929, 1948, 1960 đến năm 1974 một Công ước hoàn toàn mới đã được thông qua - Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển 1974 (SOLAS74), Công ước SOLAS74 có hiệu lực vào ngày 25/05/1980 và được cập nhật, bổ sung thường xuyên bằng các Nghị quyết.

Chương VII của Công ước Solas 74 yêu cầu áp dụng bắt buộc đối với Bộ luật vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển IMDG code được Ủy ban An toàn Hàng hải của IMO thông qua.

Chương này cùng IMDG code áp dụng cho các hình thức chở hàng nguy hiểm dạng đóng gói, dạng rắn chở xô, chở xô hóa chất lỏng độc hại và chở xô khí hóa lỏng. Các yêu cầu đối với quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển bao gồm hồ sơ hàng nguy hiểm, sổ tay xếp hàng, báo cáo sự cố liên quan đến hàng nguy hiểm.


Chương này cũng yêu cầu các Chính phủ thành viên phải ban hành hoặc yêu cầu ban hành hướng dẫn cụ thể về vận chuyển an toàn hàng nguy hiểm bao gồm hướng dẫn về ứng cứu sự cố.

Chương IX của Công ước Solas 74 yêu cầu áp dụng bắt buộc đối với Bộ luật quản lý an toàn (ISM Code) và đã được phê chuẩn theo nghị quyết của Đại hội đồng IMO trong tháng 11 năm 1993 A.741 (18).

Chương này cùng với Bộ luật ISM yêu cầu một hệ thống quản lý an toàn phải được thiết lập bởi Chủ tàu hoặc bất cứ người nào có trách nhiệm với tàu tương tự như vậy đồng thời phải duy trì, thực hiện hệ thống quản lý an toàn, đáp ứng các đòi hỏi về an toàn và phòng chống ô nhiễm môi trường.

Mục tiêu của quản lý an toàn là:

Thực hành an toàn trong khai thác tàu.

Bảo vệ, ngăn ngừa việc gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Tàu và trang thiết bị được duy trì trong tình trạng an toàn.

Sẵn sàng các quy trình hành động ứng phó với các tình huống khẩn cấp.

"IMDG Code" (International Maritime Dangerous Goods Code) là một bộ luật hướng dẫn và quy định chi tiết về các loại hàng hóa nguy hiểm và các quy tắc về việc đóng gói, đánh nhãn hiệu, chất xếp, cách li, bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu giữ và vận chuyển các hàng nguy hiểm bằng đường biển, nhằm bảo đảm an toàn cho con người, phương tiện vận tải, công trình và hàng hoá; cùng với mức độ cao nhất về việc hợp lí hoá giữa các tập quán và yêu cầu vận chuyển loại hàng nguy hiểm của các Quốc gia khác nhau.

Căn cứ vào các hướng dẫn và quy định của IMDG Code các Quốc gia thành viên công ước ban hành các quy định đối với cảng của mình liên quan tới các loại hàng hoá vận chuyển qua cảng thuộc loại hàng nguy hiểm phù hợp với pháp luật của Thành viên đó.

Các cảng biển có áp dụng trực tiếp các hướng dẫn và quy định của IMDG Code trong hoạt động bốc xếp và lưu kho hàng nguy hiểm để đảm bảo đồng bộ với tàu biển trong hoạt động vận chuyển hàng hóa qua cảng biển và đảm bảo an toàn cho con người, tài sản và môi trường của cảng biển.


1.3.4.2. Các quy định về bảo vệ môi trường đối với cảng biển trong pháp luật của Việt Nam

Hoạt động cảng biển có liên quan đến nhiều lĩnh vực, do vậy chịu sự quy định của nhiều văn bản pháp luật có liên quan. Các quy định về bảo vệ môi trường đối với cảng biển được quy định trong hệ thống các văn bản pháp luật sau:

- Luật bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Luật biển Việt Nam năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001, luật sửa đổi, bổ sung năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Luật Hóa chất năm 2007 và luật sửa đổi, bổ sung năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Luật Tài nguyên nước năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Luật Đa dạng sinh học năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Các quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động của cảng biển trong các văn bản pháp luật Việt Nam đều có sự đồng bộ nhất định. Một số yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cảng biển trong các văn bản pháp luật của Việt Nam được tổng hợp như sau:

- Có đủ các hồ sơ về bảo vệ môi trường, phòng ngừa và ứng phó sự cố đối với cảng biển đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định (Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc hồ sơ tương tương; Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường; Giấy phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận; kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất, cháy nổ).

- Đảm bảo có đầy đủ nhân lực, hệ thống, công trình, thiết bị quản lý và xử lý chất thải phát sinh tại khu vực cảng biển.

- Đảm bảo có đủ các phương tiện tiếp nhận, thu hồi các chất thải từ tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển để xử lý theo quy định của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu gây ra mà Việt Nam là thành viên (Công ước MARPOL).

- Có đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy; trang thiết bị và nhân lực về ngăn ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất theo quy định.


Tiểu kết chương 1:

Trong chương 1 đã nêu được tổng quan về đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển bao gồm: Phân tích các khái niệm và mối quan hệ giữa các thuật ngữ có liên quan đến vấn đề nghiên cứư: Mối nguy, Nguy cơ, Suy thoái môi trường, Nguy cơ gây suy thoái môi trường, rủi ro, đánh giá nguy cơ, đánh giá nguy cơ, Tiêu chí rủi ro và chỉ tiêu đánh giá…; phương pháp và quy trình đánh giá nguy cơ gây suy thoái; Đánh giá rủi ro, nguy cơ bằng tiêu chí; Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; Tổng quan vùng nghiên cứu và hoạt động lưu kho, bốc xếp hàng hóa chất tại cảng biển. Quá trình nghiên cứu tổng quan đã khẳng định được vấn đề đánh giá rủi ro cho hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển cũng đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới, trong đó có những nghiên cứu về thiết lập các tiêu chí đánh giá rủi ro môi trường cho hoạt động cảng biển. Tại Việt Nam vấn đền đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển còn mới và có ý nghĩa thực tiễn cao khi chọn vùng nghiên cứu là nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam, nơi có nhiều cảng biển lớn và điều kiện tự nhiên khu vực có giá trị cao về môi trường, đa dạng sinh học, kinh tế - xã hội, khoa học và giáo dục.


CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TÀI LIỆU


2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án bao gồm:


Các nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường từ quá trình bốc xếp và lưu kho hàng hóa chất độc hại tại các cảng biển bao gồm: Nguy cơ cháy nổ, Nguy cơ tràn dầu, Nguy cơ phát tán hóa chất độc hại và sự kết hợp giữa các nguy cơ này.

Hàng hóa chất độc hại vận chuyển bằng đường biển được quy định trong Công ước quốc tế về trách nhiệm pháp lý và bồi thường thiệt hại liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm và độc hại bằng đường biển (HNS Convention) và không bao gồm hàng hóa thuộc nhóm chất phóng xạ. Danh mục các nhóm hàng HNS và các quy định về các loại hàng của từng nhóm hàng HNS theo HNS Convention được trình bày trong Bảng 1.5.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi không gian

Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam (nhóm 1) theo quyết định số 2376/QĐ-BGTVT ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Bộ Giao thông Vận tải về Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Bắc (nhóm 1) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Bao gồm 4 cảng biển: Cảng Quảng Ninh, Cảng Hải Phòng, Cảng Thái Bình và cảng Hải Thịnh – Nam Định[70].

Phạm vi cảng biển bao gồm vùng đất và vùng nước cảng được quy định tại điều 4 của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam năm 2015.

* Phạm vi thời gian


Hiện trạng lưu thông hàng hóa tại các cảng biển được thống kê từ năm 2016 – 2020 và các rủi ro môi trường được phân tích từ năm 2011 – 2020.

* Phạm vi nội dung


Phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài này bao gồm các nguy cơ gây suy thoái môi trường có liên quan đến hàng hóa chất độc hại tại cảng biển (xếp dỡ, lưu kho, vận chuyển nội bộ) bao gồm: Nguy cơ cháy nổ, Nguy cơ tràn dầu và Nguy cơ phát tán hóa


chất độc hại và các giải pháp bảo vệ môi trường, ngăn ngừa, ứng phó sự cố liên quan đến hàng hóa chất độc hại tại cảng biển.

2.2. Phương pháp nghiên cứu


2.2.1. Cách tiếp cận

Tiếp cận chủ đạo trong nghiên cứu đề tài luận án là Tiếp cận hệ thống. Tiếp cận này là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng, đó là một tiếp cận toàn diện và động. Khi xem xét kỹ hơn môi trường của một hệ thống, sẽ thấy nó lại bao gồm rất nhiều hệ thống tương tác với môi trường của nhiều hệ thống đó. Nếu xem xét một tập hợp các hệ thống mà chúng tương tác với nhau thì tập hợp các hệ thống đó có thể lại được xem là một hệ thống quy mô lớn hơn. Mối quan hệ qua lại giữa các hệ thống thành phần (hệ thống con - phụ hệ - phân hệ) đóng vai trò liên kết các thành phần đó để hình thành một khối - một hệ thống có quy mô lớn hơn[71].

Trong nghiên cứu này, nghiên cứu sinh nghiên cứu, đánh giá hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng hóa tại cảng biển nằm trong tổng thể của hệ thống môi trường cảng biển bao gồm các phân hệ: Phương tiện xếp dỡ; Phương tiện vận chuyển; hệ thống lưu giữ, đóng gói, xuất lẻ hàng hóa; Hạ tầng kỹ thuật và Môi trường tự nhiên. Các phân hệ tương tác qua lại lẫn nhau trong hệ thống và chụi tác động của các yếu tố đầu vào khác nhau như loại hàng hóa, con người, tự nhiên, kỹ thuật…. Thông qua việc phân tích và đánh giá ảnh hưởng qua lại của từng phân hệ và các yếu tố ảnh hưởng sẽ tìm ra các quy luật chung cho phép phân tích dự đoán các yếu tố đầu vào và đầu ra của hệ thống trong các điều kiện khác nhau.

Hình 2 1 Cấu trúc hệ thống cảng biển và các yếu tố đầu vào đầu ra theo 1

Hình 2.1. Cấu trúc hệ thống cảng biển và các yếu tố đầu vào, đầu ra theo cách tiếp

cận hệ thống

53


Hoạt động cảng biển là hoạt động phát triển mang lại lợi ích về kinh tế và xã hội nhưng có nguy cơ gây thiệt hại về môi trường. Do vậy, định hướng phát triển bền vững cũng là cách tiếp cận của đề tài luận án. Mục tiêu của phát triển bền vững là sự hài hòa giữa ba trụ cột Môi trường – Kinh tế - Xã hội trong các hoạt động phát triển của con người. Các kết quả của nghiên cứu này đều hướng tới mục tiêu cân bằng giữa lợi ích về kinh tế với mục tiêu bảo vệ môi trường cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người.

Tiếp cận mô hình Động lực – Đáp ứng (DPSIR) cũng được sử dụng cho nghiên cứu đề tài luận án. Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực – D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) – Áp lực – P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) – Hiện trạng – S (hiện trạng chất lượng môi trường) – Tác động – I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái)

– Đáp ứng – R (các giải pháp bảo vệ môi trường).

Phương pháp Đánh giá Tổng hợp DPSIR do Tổ chức Môi trường Châu Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999 là một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả và các biện pháp ứng phó cần thiết. Cấu trúc của mô hình bao gồm các thông số chỉ thị về điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội của vùng nghiên cứu [72].

Các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội của con người (Động lực – D) là nguyên nhân sâu xa của các biến đổi về môi trường tạo ra các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường (Áp lực – P). Hiện trạng, tình trạng chất lượng môi trường (Tình trạng – S). Tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ, hoạt động phát triển kinh tế – xã hội và môi trường sinh thái (Tác động – I). Các đáp ứng của nhà nước và xã hội để BVMT (Đáp ứng – R)[73].

Trong nghiên cứu này nghiên cứu sinh áp dụng một phần mô hình DPSIR cho quá trình đánh giá nguy cơ suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển trong đó hoạt động giao thương hàng hóa bằng đường biển nói chung và hoạt động lưu kho, bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển nói riêng (D) là nguyên nhân tạo ra các áp lực đối với môi trường do chất thải hay các sự cố môi trường trong quá trình hoạt động (P) chính là những nguy cơ gây suy thoái môi trường. (S) là hiện trạng môi trường khu vực cảng biển. (I) là phân tích, đánh giá khả năng xảy ra và

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 17/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí