Sự Thay Đổi “Góc Nhìn”/“Điểm Nhìn” Của “Chủ Thể Nữ” Trong Văn Xuôi Nữ Đương Đại


trên thế giới, thì yếu tố nội sinh như: ý thức đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người, ý thức đổi mới về kỹ thuật viết, phương thức sáng tác đã tạo nên sự phát triển “đột khởi” của văn học nữ giới ngày nay. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến ý thức nghệ thuật của chủ thể sáng tạo – những người đàn bà viết văn, qua quan niệm sáng tạo văn chương của họ như một tác động trực tiếp trong quá trình vận động nội sinh của văn học dân tộc dẫn đến sự phát triển rực rỡ của văn xuôi nữ Việt Nam đương đại.

Khác với hình tượng nữ giới trong văn chương các nhà văn nam, nữ giới viết về họ trước hết là tiếng lòng, là khát khao của phụ nữ, là bất cứ chuyện gì liên quan đến họ, giúp họ trải nghiệm cuộc sống, khẳng định và giải phóng bản ngã. Động lực thúc đẩy nữ giới cầm bút không đến từ các biến cố xã hội, trào lưu cách mạng như lý do phần lớn nam giới cầm bút. Văn xuôi nữ kể những câu chuyện về tình yêu, hôn nhân, gia đình,... không phải để kể, tả, bình luận từ “bên ngoài” như các nhà văn nam giới, mà kể về những cảm giác, những run rẩy hạnh phúc, đớn đau,... chỉ của phụ nữ. Viết văn với họ trước hết như một sự ký giải cuộc đời mình, được thỏa mãn nhu cầu được nhận thức suy tư, chiêm nghiệm, phơi bày những xúc cảm riêng tư của cá nhân theo cách riêng của giới mình. Nói như Y Ban: “Tôi muốn xã hội hãy đọc tác phẩm của các nhà văn nữ như một sự lắng nghe, một sự thấu hiểu. Vì đó chính là tiếng lòng của họ, là những khát khao tự giải phóng bản thân mình” (Y Ban, 2006). Những người đàn bà viết văn thời hiện đại cũng xuất phát từ ý thức nội tại của cá nhân, đó như là “hành vi xác tín bản ngã” của người nghệ sĩ. Việc ý thức giới trong sáng tạo nghệ thuật đã giúp họ tạo nên một diễn ngôn nghệ thuật cùng tồn tại ngang bằng thậm chí còn vượt trội diễn ngôn nam giới. Xuất phát từ nỗ lực đem lại bình đẳng giới, bảo vệ giới nữ trước những định kiến xã hội, những quan niệm truyền thống vốn coi thường phụ nữ, mặc định phụ nữ phải yếu kém hơn nam giới, ý thức giới (Gender awareness) trong văn học nữ là hệ quả của ý thức hệ nam quyền kéo dài qua nhiều thế kỉ và là kết quả của những cuộc đấu tranh âm thầm của phụ nữ từ trước đến nay. Trước đây, “những gì được những người đàn ông viết về phụ nữ đều phải được xem xét với sự nghi ngờ, bởi vì họ vừa là quan tòa vừa là bè phái” (Dẫn theo Nguyễn Tấn Hùng, 2020), thì bây giờ các nhà văn nữ đã làm cho xã hội phải thay đổi cách nhìn về họ bằng cách khẳng định nhân vị đàn bà qua những diễn ngôn mang đậm chất nữ quyền. Kể từ sau thời kỳ đổi mới, văn học nữ Việt Nam xuất hiện hàng loạt những tác phẩm mang đậm ý thức giới tính. Đó là tiếng nói của nhà văn nữ, của nhân vật nữ, những câu chuyện tự thân của các nhà văn nữ. Với những tiêu đề khẳng định nhân vị đàn bà như: Hành trang của người đàn bà Âu Lạc (Vò Thị Hảo), Người đàn bà ám khói (Nguyễn Thị Thu Huệ), Người đàn bà bí ẩn (Phạm Thị Ngọc Liên), Người đàn


bà bơi trên sóng (Bích Ngân), Người đàn bà kể chuyện, Tiểu thuyết đàn bà, Ba người đàn bà (Lý Lan), Đàn bà xấu thì không có quà, I am đàn bà, Người đàn bà có ma lực (Y Ban), Trên mái nhà người phụ nữ, Gánh đàn bà (Dạ Ngân)... cái tôi bản thể giới nữ được bộc lộ rò nét và sâu sắc. Không chỉ khẳng định bản ngã, các nhà văn nữ còn tự giải phóng bản thân. Chưa bao giờ ý thức về vẻ đẹp nữ giới, ý thức về cái tôi cá thể, về những đòi hỏi bản năng,... xuất hiện với mật độ dày đặc như thế trên các trang viết của các nhà văn nữ. Những trải nghiệm tính dục không còn là nỗi e dè của những phụ nữ viết văn mà đã trở thành niềm kiêu hãnh mang đặc trưng riêng của đàn bà. Việc khám phá bản sắc nữ tính của chính họ cho thấy sự trỗi dậy “ý thức nghệ thuật” của chủ thể sáng tạo nữ.

Ý thức nghệ thuật của chủ thể nữ còn được thể hiện ở cái tôi cá tính, mạnh mẽ, quyết đoán trong văn chương. Không e ngại, rất nhiều cây bút nữ dám thể hiện sự chủ động, thách thức, dám đương đầu với cái mới trong sáng tạo văn chương. Họ đều mang trong mình một ý thức nghệ thuật mạnh mẽ về nghề, về văn chương và con người. Khao khát được khẳng định bản thân đồng thời cũng ý thức được trách nhiệm của người cầm bút mặc dù viết văn với đàn bà vốn là điều chẳng dễ dàng: “Văn chương không phải là nghề như mọi nghề mà đó là con đường khổ ải cho những người đàn bà cầm bút” (Dạ Ngân, 2017). Vò Thị Xuân Hà cũng quan niệm: “Nhà văn là người đấu tranh cho quyền con người, là lương tâm nhân loại”. Những trang viết của chị luôn thường trực khát khao “phải nói một cái gì đó” với chính mình, với thế giới xung quanh: “Những tác phẩm càng giản dị, gần gũi đời thường thì càng chứa đựng tính tư tưởng trong nó...” (Vò Thị Xuân Hà, 2005)

Các nhà văn nữ đã cùng nhau làm nên một dòng văn học nữ giàu bản sắc, tiếp tục cất lên tiếng nói của nữ nhân Việt Nam. Không còn là những tiếng nói cá nhân, nhỏ lẻ như thời kỳ trước, nhờ sự tập hợp đông đảo ấy, các nhà văn nữ Việt Nam đương đại không chỉ khẳng định ý thức giới tính mà còn tạo nên một diễn ngôn của giới mang đậm âm hưởng nữ quyền. Văn học nữ nhờ đó không còn là một bộ phận, một khu vực văn học “ngoại biên” của nền văn học chính thống mà trở thành một bộ phận không thể chia cắt, tách rời của nền văn học Việt Nam đương đại.

3.1.2. Sự thay đổi “góc nhìn”/“điểm nhìn” của “chủ thể nữ” trong văn xuôi nữ đương đại

Mỗi nhà văn đều có góc nhìn/điểm nhìn nghệ thuật về thế giới, con người riêng của mình. Khi xây dựng hình tượng nghệ thuật, mỗi nhà văn đều xuất phát từ góc nhìn riêng ấy của mình: “Theo một cách nhìn hợp lý thì hình tượng tác giả biểu hiện chủ yếu ở cách nhìn riêng, độc đáo nhất quán có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức, thị hiếu…” (Trần Đình Sử, 1998,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

tr.109). Khi nhà văn trình bày cái họ nhìn thấy cho ta thì tức là họ đang dần gợi dẫn ta bước vào tìm hiểu cùng, khám phá cùng hệ ý thức và tư tưởng của họ, để rồi sau đó ta sẽ từng bước nhận ra con người nghệ sĩ của họ, phong cách văn chương của họ. Một tác phẩm văn học không thể thiếu góc nhìn nghệ thuật, nó biểu hiện năng lực tinh thần đặc biệt của nhà văn về việc khả năng lựa chọn, thâm nhập phát hiện đặc điểm thẩm mỹ của sự vật.

Đã có sự thay đổi điểm nhìn khi các tác giả nữ viết về giới mình và tự nhiên. Trước đây, khi đội ngũ văn chương nữ giới chưa được hình thành, hình tượng người phụ nữ Việt Nam đã xuất hiện từ trong văn học trung đại với phẩm chất, đời sống tinh thần và thể xác của họ được nhìn bằng đôi mắt của nam giới. Nhiều tác giả nữ trong văn học trung đại như Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Thị Hinh, Lê Ngọc Hân... mượn lời nam giới để diễn đạt văn chương của mình. Văn học thời kỳ đổi mới đã chứng kiến sự thay đổi to lớn của văn xuôi nữ giới không chỉ ở sự lớn mạnh về đội ngũ mà sự thay đổi trong tư duy nghệ thuật của họ. Thực ra, trước yêu cầu về đổi mới, cách tân trong tư duy nghệ thuật, thì việc viết lại, nhận thức lại thế giới là nhu cầu của của cả nhà văn nam và nhà văn nữ. Chuyển từ không gian văn học thời chiến sang không gian văn học thời bình, cả hai giới đều muốn vùng vẫy, bứt phá ra khỏi điểm nhìn cộng đồng của văn chương kháng chiến để có góc nhìn, tư duy nghệ thuật mới. Họ nhận thức rò rằng: nhu cầu thay đổi cách nghĩ, cách nhìn, cách viết để phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của công chúng và thời đại là một nhu cầu khẩn thiết và bức xúc của các thế hệ nhà văn và đó cũng là yếu tố cơ bản để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, nhu cầu thay đổi này còn phụ thuộc vào chủ thể giới. Chẳng hạn ở các nhà văn nam, hình tượng nghệ thuật thường mang tính khái quát, biểu tượng. Nhân vật nữ trong sáng tác của các tác giả nam đương đại cũng thường được lý tưởng hóa hoặc mang một dáng vẻ độc đáo, khác thường chẳng hạn như: Nguyễn Thị Lộ, Con gái thủy thần, Phẩm Tiết, Chút thoáng Xuân Hương (Nguyễn Huy Thiệp); Mẫu Thượng ngàn, Đôi gạo lên Chùa của Nguyễn Xuân Khánh... Còn các nhà văn nữ khi viết giới mình thì họ có cái nhìn dung dị, trung thực, đa chiều và hài hòa hơn. Góc nhìn về các nhân vật nữ trong các sáng tác của nữ giới đã có sự thay đổi rò rệt so với hình ảnh người phụ nữ trong sáng tác của nam giới trước đây. Vẻ đẹp, phẩm chất của họ không phải hiện lên qua sự mô tả đầy tính qui phạm của diễn ngôn nam giới, mà họ tự viết về mình, về giới của mình với những đặc trưng phái tính và thế mạnh riêng mà nam giới không thể có được. Nhân vật nữ là nội dung tự sự sở trường, là nguồn mạch chủ yếu của nhà văn nữ đương đại. Họ không phải là những khách thể nữa mà thực sự trở thành những chủ thể thẩm mỹ độc lập. Hơn thế, họ đang “cựa quậy” để vượt thoát khỏi những ràng buộc cố hữu đang đè nặng lên đôi vai bé

Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tự nhiên và nữ giới trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái - 13


nhỏ của họ bấy lâu nay và cất tiếng phản kháng lại chế độ xã hội bất công, tư tưởng phụ quyền, thống trị đã hạ thấp và chà đạp lên những giá trị của mình để đòi hỏi sự bình đẳng cho giới nữ. Các cây bút nữ không ngần ngại nói về chính mình và phô diễn vẻ đẹp của giới mình. Rất nhiều các sáng tác của các nhà văn nữ chính là sự hiển hiện thường trực của chân dung cuộc sống cá nhân nhà văn. Người phụ nữ viết văn vừa bộc lộ, giãi bày và thể hiện bản thân, vừa định vị bản thân và sáng tạo ra chính mình thông qua thế giới hình tượng.

Tự nhiên qua góc nhìn của chủ thể nữ cũng mang một tâm thức mới mẻ, chúng là những thực thể tồn tại độc lập, bình đẳng với con người, chúng có sinh mệnh, có số phận, có tính cách riêng. Đã có sự thay đổi điểm nhìn khi các tác giả nữ viết về tự nhiên. Sự khác biệt về điểm nhìn đó đẫn đến sự thay đổi quan niệm về tự nhiên, vai trò của tự nhiên. Các ước lệ tự nhiên bị phá bỏ, thay vào đó là quan niệm về một tự nhiên tự trị, tồn tại bên ngoài con người và không phụ thuộc vào bàn tay của con người. Tự nhiên là một sinh mệnh độc lập với ý muốn của con người, hơn thế, chúng có ngôn ngữ riêng của chúng. Chẳng hạn, ngôn ngữ của loài vịt (Cánh đồng bất tận, Cái nhìn khắc khoải), của loài chim trong (Gió lẻ), tiếng hát của ốc bụt Đồng Nàng (Sông) của Nguyễn Ngọc Tư; Ngôn ngữ của con chó vàng (Chúa đất) của Đỗ Bích Thúy hay ngôn ngữ của cỏ cây hoa lá (Nước mắt hạt bụi, Cỏ hát, Đám cưới cỏ) của Quế Hương. Thiên nhiên trong sáng tác của các nhà văn nữ đương đại không phải chỉ là nền, là cảnh, là phương tiện để biểu hiện tính cách tâm trạng mà chủ thể nữ giới đã tạo một cái nhìn bình đẳng với tạo vật, thể hiện một tư duy đối thoại. Điểm nhìn này thể hiện một cách cảm nhận thế giới mang tính cách tân. Con người từ bỏ cái kiêu ngạo để có một cái nhìn bình đẳng với tạo vật. Coi vạn vật là một sinh thể độc lập. Cách viết này đã tìm về với trái đất hồn nhiên, tìm với tư tưởng “vạn vật hữu linh” nguyên thủy mà người hiện đại đã đánh mất. Mạc Ngôn đã từng nói: “...tôi bỗng thấy cây cỏ quanh mình và cả bò dê nữa, đều có thể trò chuyện với con người, chúng chẳng những có sinh mệnh mà còn có tình cảm nữa” (dẫn theo Trần Thị Ánh Nguyệt, 2014). Với cái nhìn đầm ấm, đậm thiên tính, thế giới loài vật của các nhà văn nữ được khắc họa bằng những chi tiết rất riêng biệt. Chúng có cá tính và đặc điểm nhận diện riêng chứ không phải mang tính chất phổ quát chung chung. Trong cảm quan của các nhà văn nữ, loài vật là loài có tình cảm sâu nặng, có cách cảm nhận đời sống theo cách riêng của nó thậm chí còn có trí khôn, sự thông thái và hiểu biết, vậy nên chúng là bạn, là tri kỷ (Ả Ìa âu?, Thềm nắng, Tre nở hoa – Quế Hương; Con chó và vụ li hôn – Dạ Ngân; Con dại của đá – Vò Thị Hảo...). Tìm đến với giới tự nhiên, lắng nghe tiếng nói của tự nhiên cũng


là cách nữ giới khơi gợi lòng trắc ẩn, bản tính thiện lương, nên giới tự nhiên cũng là một vấn đề được ưa chuộng trong nội dung tự sự của các nhà văn nữ đương đại.

Thiết lập góc nhìn mới về “tự nhiên” và “nữ giới” trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại chính là một trong những phương thức mà các nhà văn nữ thực hiện để chuộc lỗi trước tự nhiên, khôi phục vẻ đẹp, sức sống và khẳng định vị thế “chủ thể” tự nhiên và nữ giới. Dường như chủ thể diễn ngôn đã thẳng thắn hơn trong việc thể hiện thái độ phản kháng tư tưởng nam giới trung tâm luận. Họ đã có thể nói lên tiếng nói khẳng định mình, đồng thời, họ cũng bày tỏ sự đồng cảm, nuối tiếc, thấu hiểu những mất mát của tự nhiên, phơi bày những cung bậc sợ hãi, ám ảnh trong thế giới phi nhân loại bằng một thái độ chân thành, chia sẻ. Sự thấu hiểu, chia sẻ hay thái độ phản tư đó mở ra nhiều hàm ẩn tương đồng về vẻ đẹp cũng như vị trí thân phận của nữ giới và tự nhiên.

3.2. Nét tương đồng về vẻ đẹp của “tự nhiên” và “nữ giới” qua điểm nhìn của chủ thể nữ

3.2.1. Vẻ đẹp phồn thực

Theo “Hán Việt từ điển” của Đào Duy Anh “phồn” có nghĩa là “cỏ tốt”, đông đúc, nhân lên nhiều, thực là gây giống (sinh thực khí). Như vậy, phồn thực có nghĩa là nảy nở ra nhiều, sự hòa hợp âm dương giữa trời và đất, nước và đất. Vẻ đẹp phồn thực là một vẻ đẹp tượng trưng cho khát vọng về cuộc sống con người và thiên nhiên nảy nở, sinh sôi, viên mãn, trường tồn. Phồn thực hiểu theo nghĩa rộng không chỉ là là sự giao thoa đực cái, sự sinh sôi nòi giống, hay tượng trưng cho sự giao hòa nam nữ mà còn là sự mong muốn khao khát cuộc sống no đủ, sung túc, sinh sôi nảy nở, mùa màng tươi tốt, cây cỏ xanh tươi, hoa quả nặng trĩu cành. Phồn thực trở thành một nhu cầu lành mạnh cho sự phát triển trường tồn và bền vững của con người.

Văn xuôi nữ đương đại chú ý miêu tả vẻ đẹp phồn thực của nữ giới như vẻ đẹp của bầu ngực, tấm lưng, đôi chân, mái tóc… như là một sự ý thức về vẻ đẹp thân thể của giới mình. Lối miêu tả này xuất hiện đậm đặc và trở thành một phương thức tự sự đặc trưng của các cây bút nữ mà chúng ta còn gọi đó là lối viết thân thể (body writting). Một trong những yếu tố thúc giục người phụ nữ cầm bút đó là lắng nghe bản thân và ý thức về thân thể. Từ diễn ngôn thân thể, vẻ đẹp của các nhân vật nữ được mô tả một cách trực diện, lộ thiên và cực kì táo bạo. Nếu như các nhà văn nam mô tả vẻ đẹp phồn thực của nữ giới từ góc độ của người “ngắm nhìn”, vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ vừa là đối tượng phản ánh, hiện thực được phản ánh dựa trên cái nhìn khách quan chiêm ngưỡng tự bên ngoài thì các nhà văn nữ viết về vẻ đẹp hình thể người nữ dựa trên hành trình tự cảm nghiệm bản thể. Họ chủ


trương miêu tả vẻ đẹp ngoại hình một cách rò nét, sinh động, đó là vẻ đẹp tự nhiên đầy sức sống, mạnh mẽ, rực rỡ. Góc nhìn về vẻ đẹp của tự nhiên của chủ thể nữ cũng thay đổi, các ước lệ về nó cũng bị phá vỡ, tự nhiên mang tâm thức đương đại, nó không chỉ là nền cảnh, phụ thuộc vào bàn tay của con người mà có sinh mệnh độc lập có số phận, tính cách, tâm hồn và hiện lên với tất cả vẻ đẹp nguyên sơ, hoang dại như vốn có của nó. Từ điểm nhìn của chủ thể nữ, có sự tương đồng về vẻ đẹp và sức sống nhân vật nữ và tự nhiên – một vẻ đẹp vượt thoát khỏi mọi khuôn khổ, quy chuẩn và sự lệ thuộc, một vẻ đẹp của sự cứu rỗi.

Vẻ đẹp sức sống nguyên sơ, hoang dại này được Đỗ Hoàng Diệu lột tả qua nhân vật H’Linh (Hoa Máu):“Bỗng chòm hoa rừng lay động. Cách Nam mươi bước chân, một cô gái đẹp như tiên giáng thế, hai tay hai bầu nước bước lên từ lòng suối lay động. Bộ ngực trần lúc lắc theo bước chân chắc hoang đàn. Mái tóc đen tràn phủ bờ vai” (Đỗ Hoàng Diệu, 2018b). Vẻ đẹp “hoang sơ, rực nhưng trầm” của nàng là biểu tượng của sự sống nơi chốn đại ngàn, nàng là báu vật của “Thần núi ban tặng nơi rừng sâu gió ngút”. Vẻ đẹp của tấm lưng trần dưới suối, bước chân của loài hoẵng tơ, bộ ngực trần lúc lắc... hoàn toàn khác xa với vẻ đẹp của những người mẫu, diễn viên mà anh đã từng nhìn thấy ở chốn phồn hoa đô thị. Chính vẻ đẹp đó đã cứu rỗi cuộc đời của Nam, tiếp thêm nguồn sống cho anh, giúp anh xa lánh và lãng quên phố thị ồn ào để được hồi sinh với bình yên với nắng sáng gió hiền. Vẻ đẹp của con gái Mường trong truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh thường được ví với những bông hoa của núi rừng hoang sơ, khoẻ khoắn không kém phần rực rỡ: "Nàng đẹp như bông hoa Xảnh Canh trên núi cao. Nàng đẹp như Nàng Nga trong truyện thơ cổ của người Mường" (Hà Thị Cẩm Anh, 2016, tr.331). Vẻ đẹp của bản năng yêu, bản năng sống, khả năng tồn tại trong bất cứ môi trường hoàn cảnh nào cũng được bà miêu tả không e dè: “Người thiếu nữ Mường Dồ nhỏ nhắn, xinh đẹp, có mùi thơm da thịt nồng nàn, thân thể mượt mà và trắng tinh. Đôi vú đầy đặn, với hai núm vú đỏ hồng ngập trong cánh hoa mầu nắng sáng. Chỗ eo bụng thon nhỏ với những đường cong thánh thiện của người thiếu nữ” (Hà Thị Cẩm Anh, 2016, tr.331). Vẻ đẹp của cung nữ Ngạn La trong Giàn thiêu của Vò Thị Hảo là một biểu tượng về vẻ đẹp phồn thực, "sầu dung mãn diện”, với sức hấp dẫn của một yêu nữ: “Ma quái, hoang dại, rực hồng rạng ngời như ánh chiều” và gắn với cái đẹp thiên nhiên: “đôi chân hơi thô màu nâu hồng”, “con mắt mèo hoang” và “những giọt mồ hôi thoảng mùi hoa lúa”. Vẻ đẹp của nàng hòa làm một với đất trời cây cỏ. Trải qua bao đọa đầy trong cung cấm, bao mưu đồ và tội lỗi ở chốn cung đình nàng vẫn giữ được vẻ đẹp trinh nguyên, hoang dại vốn có của cô gái quê xắn váy, lưng đeo giỏ lội ruộng bắt cua. Vẻ đẹp ấy đã đánh thức và đưa vua


Thần Tông ra khỏi những u mê, dục vọng của chốn cung đình. Được Ngạn La dẫn vào thế giới của thiên nhiên ao hồ tinh khôi và kỳ thú, Thần Tông như “quên hết cả phiền muộn, lây hào hứng của nàng. Vua cởi phắt áo bào ném xuống cỏ, bỏ cả vương miện cồng kềnh trên đầu... ” (Vò Thị Hảo, 2005c). Rò ràng, vẻ đẹp và sức sống của tự nhiên và nữ giới có khả năng cảm hóa được những dục vọng quyền lực: “Những giọt nước mắt nối nhau tuôn rơi trên gò má trẻ trung mới ngoài hai mươi tuổi mà đã chảy xệ những nếp thịt do cuộc sống trụy lạc và tật bệnh chốn cung đình. Nước mắt chảy đến đâu, trong lòng chàng như được gột sạch đến đó” (Vò Thị Hảo, 2005c).

Khi miêu tả vẻ đẹp của nữ giới, các nhà văn nữ thường chú ý đến vẻ đẹp của bầu ngực. Là biểu tượng cho sức sống, sự sinh sôi nảy nở, hồi sinh nên hầu như không có cây bút nữ nào bỏ qua vẻ đẹp thiên phú mà tạo hóa đã ban tặng cho giới nữ này. Đó luôn là điểm thu hút đàn ông và niềm kiêu hãnh của phái nữ. Vò Thị Hảo cũng không ngoại lệ khi khắc họa vẻ đẹp này của người con gái Tây Nguyên sinh ra trên mảnh đất Tây Nguyên trong Gió hoang: “Thiếu nữ nâu hồng đang ngủ. Nàng nằm dưới tán cây cà phê xòa rộng, ngực trần và váy quấn dịu dàng đổ nghiêng trên tấm thảm bập bồng được dệt bởi những chiếc lá rụng đã khô cong và cuộn tròn thành vô số hình con cu li bé xíu ngộ nghĩnh. Bộ ngực trinh nữ với đôi núm vú nhỏ hơi lũm giữa êm ả áp xuống mặt lá” (Vò Thị Hảo, 2005a, tr.24). Vẻ đẹp hoang sơ, hồn nhiên của nàng như hòa điệu với thiên nhiên, đất trời đã làm anh rung động. Anh thành kính ngắm nhìn nàng. Trái tim như muốn tan ra thành nước, bởi thiên nhiên và nàng đã làm nên một bức tranh tuyệt mỹ. Từ những chi tiết như đôi mắt to với hàng mi nâu hoang dã, bàn chân đáng yêu lấm láp bụi đỏ, bắp chân thon, giọng ngực trầm đã kết thành vẻ đẹp tinh khôi, hoang đàng như một “giọt sương nâu hồng kì ảo của cao nguyên”. Giọt sương ấy càng thêm óng ảnh bởi khung cảnh của đất trời tô điểm, đó là những cánh bướm vàng rập rờn, đỏng đảnh như một tấm choàng hoa sống động quanh nàng, là đồi cà phê mớt mải xanh, là gió, là nắng ở vùng đất bazan vàng đỏ, tất cả đã giải phóng anh ra khỏi cảm giác “bị giam hãm mòn mỏi trong những thiết bị điện tử thị thành”. Rò ràng, thiên nhiên và nữ giới dưới góc nhìn của của tác giả đã có sự hòa quyện, tương đồng, tô điểm cho nhau để dệt nên một bức tranh tuyệt mỹ của chốn đại ngàn. Có thể thấy, các nhà văn nữ đã tạo nên một lối viết nude tràn đầy cảm xúc nữ tính trong sự hòa hợp với tự nhiên. Motif “ngực trần” không chỉ được các tác giả sử dụng như một cách thức ngợi ca vẻ đẹp, sức sống của nữ giới mà còn là một gợi mở về sự tính giao hòa tuyệt đối giữa nữ giới và tự nhiên, đất trời. Trước thiên nhiên trong trẻo tinh khôi, dường như nữ giới không cần một phục trang che chắn, bảo vệ


nào vì họ được bao bọc nâng đỡ trong vòng tay dịu dàng của bà mẹ thiên nhiên. Vậy nên, H’ Linh trong Hoa máu (Đỗ Hoàng Diệu), cô gái trong Gió hoang (Vò Thị Hảo) hoàn toàn vô tư phơi bày “ngực trần”. Hơn thế, để nhấn mạnh vẻ đẹp phồn thực của nữ giới cũng như tự nhiên, các tác giả nữ còn để nhân vật của mình hoàn toàn “trần truồng” trong tư thế hòa quyện tuyệt đối với tự nhiên như: Niệm trong Trong nước giá lạnh tự do với sự nâng đỡ của tự nhiên: “Tôi ngủ trên cỏ, trần truồng, thích thú... Những giọt nước trời đem cái ẩm ướt, quyến rũ mê hoặc sự yếu đuối. Cái ẩm ướt đồng lòa với sự trần tục” (Vò Thị Xuân Hà, 2016), người đàn bà trong Tịnh Tâm Viên cũng lòa thể với hoa cỏ đất trời: “Bà ta cầm hai vạt áo bứt mạnh. Dãy khuy đứt phừng phực tựa như tiếng xé thịt. Một mảnh hình hài trắng phau, đẹp phai tàn lộ ra trước mắt” (Quế Hương, 2018), cô gái trong Khúc chiều tà hồn nhiên trong vòng tay che chở của thiên nhiên : “Hàng dâm bụt đầy hoa như lồng đèn ngày cưới nàng, một bầy con nít cả trai lẫn gái. Chúng cởi quần thi đái, nàng cũng đái. Hồn nhiên, trắng nòn, sáng rực. Chỉ có còi hoang sơ mới có vẻ đẹp ấy” (Quế Hương, 2018). Mô tả những vẻ đẹp “trần trụi” của nhân vật nữ như là một nỗ lực xóa bỏ đường biên phân cách giữa nữ giới và tự nhiên, các nhà văn nữ đã xóa nhòa đi khoảng cách giữa nhân loại và thế giới phi nhân. Mặt khác, điều này chứng minh rằng không hẳn không gian văn hóa mà con người cố gắng tạo ra để làm nên sự cách biệt với thế giới tự nhiên hoang dã thì sẽ là nơi chúng ta cảm thấy thoải mái nhất và dễ chịu nhất. Nhiều nhân vật nữ đều tìm thấy cảm giác kì diệu và bí ẩn sâu sắc trong tự nhiên, được tự nhiên bao bọc và che chở, điều mà họ không thể tìm thấy trong cuộc sống được bao quanh bởi các công trình nhân tạo. Vì vậy nên lối viết nude này cũng là một cách để đánh thức sinh thái tinh thần của con người từ đó duy trì quan hệ bình đẳng của muôn loài sống trên trái đất.

Vẻ đẹp của các nhân vật nữ thường được đặt trong tính chất nguyên thủy, ban sơ của loài người không theo một quy chuẩn cụ thể nào. Đó là một vẻ đẹp tự nhiên, không trau chuốt nhưng “người mẫu, diễn viên nổi tiếng chưa ai đẹp như thế” (Đỗ Hoàng Diệu, 2018b). Tương tự như vậy, các nhà văn nữ cũng xây dựng một không gian thiên nhiên nguyên sơ, tinh khôi để ở đó nữ giới được sống đúng với chính mình, được cởi trói khỏi mọi ràng buộc và lắng nghe những sức mạnh, những khả năng tiềm ẩn của bản thân. Tất nhiên vẻ đẹp của không gian thiên nhiên đó cũng được mô tả trong tính chất nguyên thủy của nó, không qua bàn tay đẽo gọt và sự tồn tại của thế giới tự nhiên cũng không phụ thuộc vào bàn tay của con người. Chẳng hạn, Y Ban cũng nhiều lần đề cập đến vẻ đẹp cơ thể của Linh Lang trong tiểu thuyết ABCD, vẻ đẹp ấy luôn được đặt trong một bối cảnh khu vườn

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí