Nữ Giới Và Tự Nhiên – Hiện Thân Cho Sự Nô Lệ Và Vị Trí “Ngoại Biên”


dám trồng cây lương thực, muốn có lương thực để ăn người dân phải lén lút trồng ngô ở những rẻo nút khuất. Ai muốn làm gì cũng phải thông qua ý chúa, mạng sống của mỗi người cũng năm trong tay chúa đất:“Chúa đất bảo sống thì muốn chết cũng không được chết, chúa đất bảo chết thì nhất định không được mở mắt ra thêm một lần nào nữa” (Đỗ Bích Thúy, 2015, tr.11). Và càng nắm trong tay lợi ích tối cao về kinh tế và chính trị hắn càng trở nên độc ác: “Chúa đất nổi tiếng khắp cả vùng cao nguyên vì sự độc ác, hung bạo. Kiến nhìn thấy chúa đất cũng phải tìm một gốc cỏ mà nấp. Suối nghe thấy tiếng bước chân của chúa đất cũng phải ngừng chảy. Gió rừng nghe tiếng ngựa của chúa đất hí vang cũng phải đứng lại nín thở trên ngọn cây” (Đỗ Bích Thúy, 2015, tr.11).

Tư tưởng nam quyền thống trị còn thể hiện cách mà Đà phân công lao động trong dinh cơ của hắn: “những việc quan trọng nhất trong nhà chúa bao giờ cũng chỉ có đàn ông làm” (Đỗ Bích Thúy, 2015, tr.87). Đàn bà chỉ lo việc bếp núc, ruộng nương và thu hoạch anh túc. Bourdieu cho rằng:

Trật tự xã hội vận hành như một cỗ máy tượng trưng vô cùng lớn lao nhằm phê chuẩn sự thống trị của nam giới là cơ sở trên đó trật tự này được thiết lập: đó là sự phân chia lao động theo giới, phân phối các nơi chốn, các thời điểm, các phương tiện của họ, đó là cấu trúc không gian, với sự đối lập giữa nơi nghị hội và thương trường, dành cho đàn ông, và ngôi nhà dành cho đàn bà, hoặc, ở bên trong nhà, giữa phần của nam giới, với bếp lò, và phần của phụ nữ, với chuồng bò, nước và thảo mộc. (Bourdieu, P., 2010, tr.9).

Người đàn ông luôn đặt ra những qui tắc để vận hành cái trật tự của “phân công lao động theo giới’. Đối với họ thì: “Đàn bà mắt bé như hạt thóc, chỉ nhìn qua ngưỡng cửa” (Đỗ Bích Thúy, 2006, tr.130). Trong mối quan hệ với tự nhiên, Chúa Đà cũng lộ rò bản chất thống trị của mình, đó là bản tính kiêu ngạo, là khát vọng tất cả phải tuân phục theo ý chí của mình. Nhìn tiểu thuyết này dưới đôi mắt của nữ quyền sinh thái, chúng ta sẽ thấy hành trình bóc lột tự nhiên luôn gắn với hành trình bóc lột phụ nữ. Hình tượng bà Cả cũng như con Sùng Cắt luôn luôn trung thành như một biểu tượng cho cặp song hành thống trị – bị trị. Rò ràng, quyền lực, sự thống trị của Đà ngày càng lớn mạnh không đơn thuần từ văn hóa tôn sùng chúa đất mà còn một phần từ sự thỏa hiệp, lệ thuộc và đồng hóa của số phận nhược tiểu, đặc biệt là nữ giới.

Khẳng định vị trí độc tôn có thể coi là một đặc tính nam bởi không chỉ những người tàn bạo, độc ác, hung hãn như Sùng Chúa Đà, mà với một thanh niên hiền lành chất phác như Phù trong Bóng của cây sồi (Đỗ Bích Thuý) cũng luôn giữ một vị thế quyền uy trong cộng đồng và gia đình. Điều đó đã hình thành nên một hệ tư tưởng, buộc thế hệ trẻ dù muốn hay không cũng phải tuân thủ. Chính điều này làm nên bi kịch cuộc đời của


trưởng thôn trẻ tuổi - Phù. Anh yêu Kim nhưng chính vì những ràng buộc của vai trò vị thế của một người đàn ông duy nhất trong dòng họ mà không lấy được Kim, để suốt đời bị giày vò không yên. Những giây phút ở bên Kim, cơ thể anh như nóng lên bừng bừng, nhưng những khao khát mãnh liệt với Kim đó đều được dằn lại bởi vì: “nếu không trong rừng mả của họ Nông kia bố Phù sẽ thức dậy mất. Điều gì cũng có thể quên trừ lời bố nói, sống nhớ trong lòng, chết mang xuống đất. Giá như Phù không phải là người đàn ông duy nhất trong ngôi nhà lớn kia” (Đỗ Bích Thúy, 2006, tr.74). Phản gỗ lim trước bàn thờ là vị trí ngồi thể hiện vai trò làm chủ của một người đàn ông trong gia đình mà nhà có bao nhiêu người con gái cũng không thay thế được, chính vì cái vị thế đó, mà Phù yêu đến mấy cũng không thể lấy một cô gái không có cha, có dòng “máu đen” làm vợ, cho dù cô ấy là người giỏi giang, chăm chỉ, xinh đẹp nhất làng. Những lời căn dặn được truyền từ đời này sang đời khác về vai trò của người đàn ông “ông nội Phù nói với bố Phù, bố Phù nói với Phù” trở thành một thiết chế quyền lực ràng buộc, nên có nhiều lúc Phù ước được mặc kệ tất thảy, vượt qua những bóng cây sồi cổ thụ để làm những gì mình muốn nhưng rút cuộc anh thót ruột để lại hình bóng người con gái trong căn nhà lạnh lẽo bé tí tẹo kia. Cuối cùng để giữ gìn tôn nghiêm và danh dự của dòng họ anh đã lấy Mai con gái ông Huyện, từ cuộc hôn nhân không có tình yêu, Phù cũng bị biến thành một người đàn ông gia trưởng độc đoán trong cách ứng xử với mẹ, với vợ. Khi mẹ lo lắng vì cái chức trưởng thôn được đặt lên đôi vai của cậu con trai còn trẻ người non dạ, Phù gắt gỏng: “Con biết rồi. Mẹ thì... chỉ nhìn thấy cái ngưỡng cửa”. Mặc dù ý thức số phận tiểu nhược của mình, đàn bà ở Lao Chải chấp nhận phục vụ cho một hệ thống nam quyền đó như một thói quen không thể thay đổi: “Đàn bà Lao Chải như tấm chiếu trải dưới lưng chồng, ai cũng giống ai chẳng bao giờ kêu khổ, cũng chẳng bao giờ muốn khác đi” (Đỗ Bích Thúy, 2006, tr.193). Như vậy, sự thống trị của đàn ông được hậu thuẫn bởi tư tưởng nhẫn nhịn chịu đựng của đàn bà. Thực tế là người đàn bà muốn phản kháng cũng khó có thể làm được vì nó đã hình thành lề lối, nếp sống, kỉ cương dòng họ của người dân Lao Chải, muốn thay đổi không chỉ cá nhân nào đó làm được mà cần thay đổi cả một kiến trúc thượng tầng. Sự khiếp nhược của bà Tần đối với chồng cũng xuất phát từ lí do này: “Ông Tần là trưởng họ, mấy chục gia đình ở Lao Chải đều phải nghe lời ông, nói gì đến một mình bà” (Đỗ Bích Thúy, 2006, tr.130). Cứ vậy, sự chuyên quyền thống trị của nam giới như bóng dáng những cây sồi lớn ôm trùm lên hầu hết cuộc đời của những người đàn bà ở Lao Chải.

Truyện ngắn của Vò Thị Xuân Hà thì lại vén cho chúng ta một bức màn về hiện thân cho quyền lực và sự thống trị ở những vùng nông thôn Việt Nam, nơi người phụ nữ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

nông dân ngày này qua ngày khác tối tăm mặt mày với đồng ruộng, lúa má. Đàn bà cũng như thân cây lúa và đất đai, ruộng đồng đều trở thành đối tượng phục vụ, là vật hy sinh của nam giới. Có lẽ vì “Nam giới xuất hiện trên trái đất với vai trò săn bắn, là kẻ thù của tự nhiên. Phụ nữ sống trong sự hài hòa với thiên nhiên. Vì vậy, phụ nữ phù hợp hơn nam giới để đấu tranh cho việc bảo vệ thiên nhiên, nhiều trách nhiệm hơn với thiên nhiên” (Đỗ Thị Ánh Nguyệt, 2016, tr.146). Người phụ nữ trong Lúa và đất cảm thấy ruộng đất như là sinh mệnh nên “yêu mảnh ruộng của mình tha thiết” thì người chồng lại cho rằng: “Sao không bảo vác chiếu ra ngoài ấy mà ngủ? Suốt ngày lúa với chả lúa. Ăn thua mẹ gì”. Chị cảm thấy gắn bó ơn nghĩa với vật nuôi nhưng người chồng lại coi nó như một món hàng hóa đổi chác: “Cô rên cái gì. Đổi đời rồi, cô không thích à ? Chỉ cần một vài mẻ sét trắng là tôi sẽ chuộc được con Nâu cho cô. Cô chớ có hở ra đấy, nghe chưa” (Vò Thị Xuân Hà, 2002, tr.160). Diễn ngôn đậm tính nam quyền đó khẳng định vị trí bên lề của nữ giới và tự nhiên. Đôi khi diễn ngôn đó lại được hiện thực hóa trong lời nói của những người phụ nữ. Người chồng trong Lúa hát qua lời miêu tả của vợ cũng là một người đàn ông độc đoán gia trưởng: “Tối đến thì cánh đàn ông tụ tập hút thuốc vê với nốc rượu. Lúc anh ấy tức lên thì cũng rút rào cho tôi với thằng cu Lim một trận tím người” (Vò Thị Xuân Hà, 2002, tr.148). Người đàn bà với tất cả lòng yêu thương, sự chăm bẵm để có một đồng đất mặn mòi và ruộng lúa xanh mướt, kết quả lúa đã không phụ lòng người, nhưng người lại phụ người, có bao nhiều tiền bạc dành dụm được từ giá trị lao động của vợ, người chồng đều đã nướng vào chiếu bạc. Bị ràng buộc bởi những chuẩn mực đạo đức, tình yêu và trách nhiệm đối với con cái, chị cam chịu tất cả. Mẹ chị cũng đã sống một cuộc đời như thế. Đức tính chịu đựng, nhẫn nhịn, hy sinh này được truyền từ đời này đến đời khác. Trong nỗi nhớ về người mẹ, cô cũng bị ám ảnh bởi sự bạo lực của người cha:“Mẹ con là người đàn bà hiền lành, suốt ngày bị cha con chửi, thỉnh thoảng ông túm tóc mẹ quật xuống đất. Chúng con khóc xin cha tha cho mẹ nhưng ông không tha. Ông bảo giống đàn bà chúng con là giống hư hỏng và bẩn thỉu” (Vò Thị Xuân Hà, 2002, tr.150). Cuộc sống hiện tại cũng là những chuỗi ngày chịu đựng sự vũ phu và thói cờ bạc của chồng cô, và đến hình dung của cô về tương lai của thằng Lim – con trai cô cũng không khác gì cha nó: “thằng Lim rồi thì cũng giống như cha nó thôi, hôm nọ nó núp ở bờ rào xem con Sâm tắm. Xin đức Phật từ bi sửa lỗi cho nó” (Vò Thị Xuân Hà, 2002, tr.151). Rò ràng, quyền lực của đàn ông và sự nô lệ của phụ nữ có tính kế tục, sự áp chế đó không chỉ là ở một số phận nào cụ thể mà nó được nuôi dưỡng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những thiết chế kiềm tỏa nữ giới trong tư tưởng nho giáo đã cấp cho nam giới những quyền lực tất yếu mà phụ


Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tự nhiên và nữ giới trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái - 15

nữ mặc nhiên phải công nhận và có bổn phận phải hy sinh. Mặc dù chút “lửa” khơi gợi mà người lái xe cho cô khi cô đi nhờ xe ra thành phố làm cô chợt tỉnh nhưng cuối cùng cô gái trong Lúa Hát vẫn bước chân về ngồi nhà của mình. Khuôn mặt cô tối sầm lại khi nhìn đồng lúa xanh mướt hứa hẹn bội thu mà nghĩ đến món nợ bạc của chồng. Rút cuộc cô vẫn hài lòng về tổ ấm của mình trong sự cam phận:“Cô cúi xuống lén lau những giọt nước mắt lăn trên gò má, đôi gò má lẽ ra thắm đỏ thì nay sạm nám vì mưa nắng trên đồng lúa” (Vò Thị Xuân Hà, 2002, tr.152). Simone de Beauvoir đã từng phân tích nguồn gốc của sự thống trị của nam giới trong chế độ gia trưởng:

Người đàn bà xuất hiện trước hết với tư cách là người vợ trước khi là mẹ của loài người. Eva là người bạn đời của Adam, là người sinh ra để cho đàn ông chiếm đoạt và làm cho sinh sôi nảy nở, như họ chiếm đoạt đất đai và làm cho đất đai sinh sôi nảy nở. Qua người đàn bà, đàn ông biến thiên nhiên thành vương quốc của mình. Đàn ông không chỉ tìm kiếm trong giao hợp một khoái cảm chủ quan và thoáng qua, họ muốn nắm bắt, chinh phục sở hữu. Có một người vợ tức là chiến thắng người đó, thâm nhập vào người đó như chiếc lưỡi cày thâm nhập vào luống cày, biến người đó thành của riêng mình cũng như biến mảnh đất anh ta cày bừa thành tài sản riêng. (Beauvoir, S. D., 1996a, tr.192).

Như vậy, che chở cho những sinh linh bé nhỏ dường như là thiên tính bẩm sinh của nữ giới, ngược lại, đàn ông – kẻ thống trị trở thành đối tượng đáng bị lên án vì cách hành xử ích kỉ, thô bạo và tàn nhẫn với giới tự nhiên. Từ cái nhìn của chủ thể nữ, tự nhiên và nữ giới trong sáng tác của các nhà văn nữ đương đại đang hứng chịu sự độc đoán, gia trưởng của nam giới. Điều này được lột tả sinh động trong những tác phẩm lấy bối cảnh ở miền núi hoặc nông thôn hẻo lánh, những vùng đất xa ánh sáng của đời sống văn minh hiện đại thì thành trì của quyền lực nam giới luôn vây bủa và tỏa chiết lên những số phận nữ giới cam chịu, hy sinh, nhẫn nhịn.

3.3.2.2. Khẳng định khả năng chinh phục và chiếm hữu

Chính những đặc tính của nam giới như: Coi thường, kiểm soát, tự cao tự đại, hẹp hòi, tự nhận mình là duy nhất... theo như Daniel Pérez Marina đã mô tả ở trên, mà họ thường không chấp nhận một thế giới vận hành trái với mong muốn của mình. Họ luôn muốn khẳng định khả năng chinh phục và chiếm hữu đối với nữ giới và tự nhiên, đồng thời, họ không chấp nhận sự chống đối nào diễn ra. Nhân vật Sùng Chúa Đà trong Chúa đất là một điển hình. Cai trị bằng cách độc quyền về sinh thái – kinh tế đã giúp Chúa Đà ngày càng giàu có. Đối với phụ nữ, Chúa Đà xem họ như là một vật sở hữu, một công cụ để thỏa mãn khoái cảm chinh phục và che đậy khiếm khuyết về giới tính đàn ông của hắn. Sự tàn bạo của Chúa Đà ngày càng khủng khiếp phần lớn cũng đến từ sự bất lực, không


toàn vẹn của một người đàn ông thực thụ. Đêm đầu tiên với bà Cả, hắn đã phải nhận sự ề chề bởi sự “tật nguyền” chức năng đàn ông: “Con bò đực là Đà hộc lên như bị chọc một nhát vào cổ, rồi nằm vật ra”, từ đó hắn ngày càng điên cuồng và hung hãn trong tham vọng đạt lấy phẩm tính hoàn hảo của người đàn ông. Hắn tìm khắp Đường Thượng những cô gái xinh đẹp và tràn trề sức sống: “đi đâu, thấy gái đẹp là bắt về hết” để rồi chôn vùi thanh xuân của họ theo năm tháng. Hắn dựng một cây cột đá để trừng trị những kẻ phản hắn và cả những người đàn ông nào dám liếc nhìn những người đàn bà của hắn. Không thỏa mãn trong tình yêu hôn nhân, hắn tìm cách cản phá những tình yêu của trai gái trong bản. Bởi bản tính độc tài chiếm hữu nên nếu Đà không thể ân ái với người đàn bà đẹp nào thì trai bản cũng không có quyền sở hữu một người đàn bà đẹp nào ngoài hắn. Đà chưa bao giờ biết yêu thương phụ nữ, hắn chỉ tin cậy bà Cả như một con chó trung thành, không bao giờ biết phản trắc chủ nhân nhưng rút cuộc, người đàn bà mà hắn tin tưởng vì sự tận tụy tuyệt đối cuối cùng cũng bị hắn đẩy vào con đường chết. Hắn cưng nựng Vàng Chở cũng không phải xuất phát từ tình yêu mà bởi vì Vàng Chở biết cách để làm thỏa mãn khát vọng chinh phục, biết cách giúp hắn vượt qua những mặc cảm vì sự khiếm khuyết bất toàn chức năng đàn ông của hắn và biết cách cho hắn cảm giác củng cố về vị thế nam quyền thống trị của mình:“Vì sao chúa đất lại yêu chiều chỉ mỗi Vàng Chở. Vì sao Vàng Chở phản bội lại khiến chúa đất muốn phát điên lên. Là vì Vàng Chở dám làm cái việc mà chẳng đứa đứa đàn bà nào trong dinh thự này dám làm: Cắn chúa đất” (Đỗ Bích Thúy, 2015, tr.55). Không chỉ để Đà cắn xé, hai bầu vú chi chít những vết răng, hơn thế, Chở còn biết tung hứng cuộc chơi, đồng thuận và thậm chí tỏ ra thích thú khi quay lại cắn xé Đà. Điều này đã giúp Đà thỏa mãn, mặc dù là ngộ nhận về bản chất đàn ông đích thực. Rút cuộc Đà cũng chỉ coi Chở như một công cụ để thỏa mãn khát vọng chinh phục và chiếm hữu, nên sẵn sàng đẩy Chở vào cái chết đau đớn khi lòng tự tôn bị tổn thương. Ngay cả với Lù Mìn Sáng, Chở cũng chỉ là một công cụ để lợi dụng và thỏa mãn về sex: “Lén lút hẹn hò với Chở vì Sáng vừa được làm dê đực lại vừa được Chở cho bạc trắng”. Suy cho cùng đặc tính chiếm hữu của đàn ông là giống nhau, dù đó là một chúa đất hay là một thằng chăn ngựa cho chúa đất. Họ có thể có năm bảy vợ và vô số hầu gái nhưng không bao giờ chấp nhận việc người vợ của mình phản bội. Mặc dù so với Chở, Sáng chỉ như: “con sâu đậu trên bông anh túc” nhưng Sáng vẫn: “không thích dùng lại một đứa gái của chúa đất, dù đứa ấy có xinh đẹp như Chở. Mỗi khi ôm Chở trong tay thì Sáng lại nghĩ đến lúc chúa đất cũng ôm Chở. Mỗi khi úp mặt vào vú Chở thì Sáng cũng nghĩ chúa đất từng làm thế. Sáng rất khó chịu” (Đỗ Bích Thúy, 2015, tr.49). Sự khó chịu của Sáng hay


sự điên tiết của Chúa đất khi bị Chở phản bội suy cho cùng đều đến từ khát vọng chiếm hữu và sở hữu. Để sở hữu được thứ họ muốn, đôi khi người đàn ông không dùng cách chinh phục mà tàn độc hơn là họ chiếm đoạt. Đỗ Bích Thúy còn lên án sự thâm hiểm, gian manh và thủ đoạn trong cách hành xử với nữ giới với tự nhiên để lại cho họ sự tổn thương khủng khiếp về mặt thể xác, tinh thần. Giống với cách mà Chúa Đà cướp Xính từ tay Vàng, Cường trong Bóng của cây sồi cưới được Nhi cũng bằng cách chiếm đoạt. Cường đối xử với vợ không khác gì với một con vật mà hắn sở hữu. Kết quả của những lần cãi vã chống đối của Nhi là hai bầu ngực nát bươm, tím sẫm vì vết răng của hắn, cắn vào đó người ngoài sẽ không nhìn thấy được. Sự lo sợ của mẹ Nhi về một con thú lẫn khuất trong người Cường đã trở thành hiện thực. Trước đó mặc dù đã hiểu bản chất của Cường qua hành động cưỡng hiếp Nhi như một con trâu dại trong vườn chuối nhưng cả bà và Nhi đều không thể làm khác được. Chẳng làm điều gì sai trái, thậm chí họ chỉ là nạn nhân nhưng họ không thể nào vượt ra khỏi những thiết chế quyền lực đang bủa vây trên đầu: “Con biết thằng chồng mình, sợ nó nhưng vẫn phải sống chung, đến lúc chết. Nó đã về ở rể mình càng không bỏ được. Nó nói gì sai cũng phải nghe” (Đỗ Bích Thúy, 2006, tr.134). Cuộc sống của Nhi đã bị Cường định đoạt. Nhi không biết ăn thịt chó, Nhi sợ hãi vì: “Chó thân thiết với người là thế mà hôm trước hôm sau đã thành đĩa lớn đĩa bé, cái đầu chặt ra rồi vẫn nhe răng như tức giận muốn cắn” (Đỗ Bích Thúy, 2006, tr.246), nhưng Cường ép Nhi Phải ăn. Quán bán thịt chó và rượu của Cường là nguyên nhân của sự đau khổ, đói kém của biết bao nhiêu gia đình vì hầu hết đàn ông trong làng không nhịn được cơn thèm rượu thịt. Phản ứng trước cách làm ăn gian manh một vốn bốn lời của Cường, Nhi bị chồng vả vào mồm, bị chồng coi là ngu đần. Rò ràng qua chi tiết này, tự nhiên và nữ giới trở thành đối tượng bị lạm dụng của nam giới. Chung thân phận với Nhi, Kim – một cô gái mồ côi cha mẹ, đơn thương độc mã cũng không tránh khỏi cảnh bị chiếm đoạt. Trong nhưng lời lẽ của bố Sành đáp trả khi hắn ta cưỡng bức Kim và bị Kim phản ứng mạnh mẽ, chúng ta cũng thấy có sự hậu thuẫn của những quan niệm hủ tục ở Lao chải: “- Tôi thích Kim lắm. Cho tôi ngủ lại, mai tôi mang gạo đến... Kim vùng vẫy rít lên: - Bỏ tôi ra, tôi kêu to, làng đến đầy bây giờ. - Làng quên Kim rồi. Chỉ còn tôi nhớ thôi. Kim không sao thoát khỏi đôi cánh tay cứng như gọng kìm của bố Sành. Hắn dằn ngửa Kim ra sàn nhà, kẹp hai chân Kim giữa hai đùi, hai tay ấn tay Kim dang ra dưới sàn” (Đỗ Bích Thúy, 2006, tr.256). Trong tình thế bị dồn đẩy hiểm nguy, Kim cầu cứu dân làng, nhưng Sành vẫn thản nhiên không chút sợ hãi: “làng quên cô rồi”, diễn ngôn đó của hắn được hậu thuẫn bởi những tư tưởng cổ hủ của dân làng (cô là con hoang, không có bố, người làng không coi cô là người bình thường, bây giờ


cô có một đứa con không có bố, không ai muốn cưới cô làm vợ). Xét về luật pháp thì việc làm của Sành là vô cùng sai trái nhưng anh ta lại nghĩ: “Hồi trước nó làm cái việc ấy với bao nhiêu thằng có ai bảo gì” mặt khác với cái người “người không ra người” ấy thì đó là chuyện hết sức bình thường.

Sự thất bại trong việc chinh phục và sở hữu đối tượng khác chỉ khiến lòng hiếu thắng của họ trỗi dậy và toan tính bất chấp để đạt được mục đích nhằm xoa dịu lòng tự ái bị tổn thương. Hình tượng thiếu úy Quân trong Trong nước giá lạnh của Vò Thị Xuân Hà là một điển hình. Hắn luôn tức tối vì với sự oai hùng, lừng lẫy của một đại úy khét tiếng diệt cộng lại không thể nào chinh phục được Nam – một người đàn bà sông nước nhưng hội tụ mọi “vẻ đẹp của thiên đường và địa ngục”. Việc sở hữu một người vợ sang trọng và mang một gương mặt xinh đẹp, mỹ miều để hắn “chường ra với thiên hạ” dường như chưa bao giờ làm hắn hài lòng. Để khát vọng chinh phục được xoa dịu hắn đã cưỡng đoạt cô bé giúp việc non nớt: “Gã kéo cô lại, cơn thèm khát được chiếm đoạt đang dâng trong cơ thể đàn ông của gã... Cô co người nhưng bàn tay thô bạo đàn ông đã thọc tới. Nỗi tức tối, bực bội mọi chuyện dồn hết vào bàn tay đàn ông đã biết nhiều cuộc chơi nhiều chốn thâm u cùng cốc” (Vò Thị Xuân Hà, 2016, tr.56). Vò Thị Xuân Hà lột tả được bản chất thống trị và hung hiểm của thiếu úy Quân qua cách hành xử của hắn đối với nữ giới, đối với giới tự nhiên và cả đồng loại: “Gã kéo tuột quần cô ném xuống đất”; “gã bóp mạnh bầu vú nhỏ đang dần cương cứng lên vì đau và vì sợ”; “gã giương súng bắn loạn xạ vào những bụi cây ven đường và cười sằng sặc, một con gà trúng đạn ngã xuống mặt ruộng lúa mới gặt. Máu loang đỏ trên mặt ruộng nứt nẻ (Vò Thị Xuân Hà, 2016, tr.57), dưới nòng súng quyền lực của gã, không ít Việt Cộng đã bị giết đến nỗi mồ hôi của gã cũng “tanh nồng như máu người”.

Nhìn chung, đa số nhân vật đàn ông qua cái nhìn của chủ thể nữ luôn muốn khẳng định mình bằng cách áp chế quyền lực đối với kẻ “khác”. Sự chuyên quyền thống trị đó không hẳn được thể hiện qua cách hành xử bạo lực mà được tạo ra từ uy quyền của diễn ngôn. Tất nhiên, nó được sự ủng hộ của một hệ tư tưởng cổ hủ chưa loại bỏ được và sự tiếp tay bởi vị trí lệ thuộc, những rào cản về nghĩa vụ làm mẹ và cả thái độ khiếp nhược của nữ giới. Diễn ngôn đó đã thành một thiết chế quyền lực o ép và tỏa chiết làm nữ giới không dám vượt qua. Với diễn ngôn nam quyền thống trị, nam giới đã trở thành vị trí trung tâm của nhân loại, nữ giới và tự nhiên trở thành vị trí ngoại biên gánh chịu những bất công từ bản chất chuyên quyền của đàn ông, điều này cũng là yếu tố dẫn đến sự kết nối của nữ giới với thế giới phi nhân.


3.3.3. Nữ giới và tự nhiên – hiện thân cho sự nô lệ và vị trí “ngoại biên”

Nhìn theo thuyết cấu trúc, nữ giới gần với khái niệm tự nhiên và nam giới gần với khái niệm văn hóa: “Từ chỗ dự án của văn hóa luôn hướng tới nắm bắt và vượt lên trên tự nhiên, và nếu phụ nữ được coi là bộ phận của tự nhiên thì văn hóa sẽ thấy tự nhiên phải hạ thấp họ, nếu không nói là cưỡng áp họ” (Orther, S. B., 1972). Chính vì vậy, nam giới luôn chiếm giữ vị thế thượng đẳng còn nữ giới bị xếp vào địa vị hạng hai. Vấn đề này không chỉ có cội nguồn từ thiết chế xã hội mà nó còn từ tâm thức văn hóa (cultural mindset) là cái bề sâu không nhìn thấy được. Chẳng hạn như tâm thức phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức cũng như tôn ti trật tự, tâm thức “nội tướng”, nhấn mạnh vai trò nội trợ trong gia đình của người phụ nữ, cái mà Betty Friedan gọi là: “sự viên mãn nữ tính kiểu định kiến bị gán cho các bà nội trợ” (Friedan, B., 2015). Những dạng tâm thức văn hóa này tạo thành những khuôn mẫu phẩm chất giới tính, kìm hãm nữ giới, mặt khác, sự thổi phồng “chức năng loài”, vai trò “nội tướng” của phụ nữ khiến họ bị gán ghép những trách nhiệm nặng nề trong gia đình. Công việc nuôi dưỡng, sinh đẻ, chăm sóc.., giãn nở, phình to và kìm hãm các hoạt động xã hội khác của họ. Trong khi đó, vì được giải phóng khỏi những công việc này nên nam giới tạo ra được những giá trị của bản thân trong cái nhìn cộng đồng, khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong xã hội.

Việc tái hiện lại những hình ảnh người phụ nữ là hiện thân cho sự nô lệ và vị trí “ngoại biên” trong văn xuôi nữ đương đại như là một phương thức để chuyển dịch tâm thức văn hóa, thức tỉnh, giải mê tình trạng vô thức tập thể về giới. Với cách viết, cách lột tả thế giới tự nhiên và nữ giới trong sự đối sánh, nước đôi, không tách rời, các cây bút nữ đương đại đã phơi bày lớp băng chìm ẩn về sự tương tác qua lại giữa họ trong sự đồng thân phận nhược tiểu, “bên lề”. Có một thực tế là, dưới thiết chế quyền lực của diễn ngôn nam giới, nữ giới và tự nhiên trong sáng tác của các nhà văn nữ đương đại là những thực thể phải nhẫn nhục, chịu đựng trước sự thống trị của nam giới. Nhiều người phụ nữ Việt Nam vẫn đã và đang chấp nhận một cuộc sống an phận, câm lặng và tự nguyện tuân theo những khuôn khổ, những áp chế văn hóa nam quyền trung tâm. Xóa bỏ tư tưởng nam quyền trung tâm không phải là điều diễn ra chớp nhoáng, tức khắc. Đó là một hành trình khúc khuỷu, quanh co từ thái độ đồng cảm, thấu hiểu của những thân phận “ngoại biên” đến quá trình kết tụ sức mạnh thành dòng ngầm của nó và cách mạng khi cái trung tâm trở nên lỗi thời. Đó cũng là bản chất của vận động, nằm trong qui luật chung của sự vận hành đời sống. Lược đồ thân phận nữ giới và những sinh loài tự nhiên từ vị trí ngoại biên đến

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí