Nữ Giới Và Tự Nhiên – Những Kẻ Bị Biến Thành Nô Lệ Phục Tùng


nỗ lực dịch chuyển vị trí để được cái nhìn bình đẳng được thể hiện ở những luận điểm sau.

3.3.3.1. Nữ giới và tự nhiên – những kẻ bị biến thành nô lệ phục tùng

Derrida cho rằng: “Cái thứ hai không phải là cái sinh ra sau cái thứ nhất, mà là cái cho phép cái thứ nhất được là cái thứ nhất” (Derrida. J., 1980, tr.586). Điều này đúng với hình tượng người thống trị cầm quyền Sùng Chúa Đà trong Chúa Đất của Đỗ Bích Thúy. Có người thống trị thì phải có kẻ bị trị, có người cầm quyền thì phải có người người tuân thủ, phục tùng. Bên cạnh Đà luôn có những kẻ chấp nhận, tuân thủ mọi mệnh lệnh của Đà và trung thành, hy sinh vô điều kiện để củng cố vững chắc cho thành trì thống trị của hắn. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến hai hình tượng: Bà Cả – đại diện cho kiểu đàn bà tuân thủ các nhiệm vụ, và Sùng Cắt – đại diện cho tự nhiên, trung thành phục tùng mọi mệnh lệnh của Đà. Theo Rousseau: “Nhiệm vụ của người phụ nữ là thỏa mãn nhãn lực của anh ta, có được sự tôn trọng và tình yêu của anh ta, đào tạo anh ta thời thơ ấu, chăm sóc anh ta trong tuổi trưởng thành, để dặn bảo và khuyên nhủ anh ta, và làm cho cuộc sống của anh ta êm dịu và hạnh phúc” (dẫn theo Marina, D. P., 2009, tr.33), bà Cả là đại diện lý tưởng cho mẫu hình này. Tuân thủ các nguyên tắc do chúa đã đặt ra, cũng như để giữ gìn vai trò “nội tướng” của mình, bà Cả đã chấp nhận bó buộc trong không gian của dinh thự chúa Đất, bị cách ly khỏi không gian cộng đồng, và tự triệt tiêu khát vọng sống cá nhân. Làm vợ chúa đất gần ba mươi năm, bà hầu như không có ngày nào được sống cho bản thân mình, cũng không có một ngày làm vợ, làm đàn bà đúng nghĩa. Bà cũng có tên họ riêng của mình, nhưng sống bên cạnh một một người đàn ông quyền lực, bà gần như mất hết danh tính của mình: “từ ngày về làm dâu nhà Sùng Chúa Đà, từ lúc chúa Đà có vợ hai, thì bà cũng quên cả tên bà” (Đỗ Bích Thúy, 2015, tr.156). Cả cuộc đời bà là một cái bóng bền lề “đứng sau lưng chúa đất, bị cái bóng của chúa đất che kín”. Bà luôn cố gắng làm tròn bổn phận của người vợ theo lời căn dặn của mẹ và theo cách mà chúa Đà mong muốn, luôn tận tụy, chăm sóc, phục vụ và đặc biệt trung thành tuyệt đối với chúa đất. Mặc dù chúa đất là người đàn ông dị khuyết, không cho bà tình yêu đúng nghĩa hơn thế, còn rất vô cảm, lạnh lùng nhưng: “trong bụng bà, trong hồn bà chưa bao giờ thôi yêu thương Đà, mỗi khi Đà bắt về một đứa gái, nó càng xinh đẹp thì bà lại càng thương Đà. Bà là người hiểu Đà nhất, yêu Đà nhất, thương Đà nhất. Đà làm gì cho dù có ác độc đến đâu, bà cũng nghĩ cách để xóa tội cho Đà” (Đỗ Bích Thúy, 2015, tr.19). Cuộc đời làm vợ của bà Cả là cuộc đời bi thương của một người đàn bà “sống mà như chết”, bởi không chỉ là sự phục tùng tuyệt đối, bà còn tự nguyện “sát nhập” (Incorporation) vào chúa đất: “Từ khi nào bà coi


chúa đất như một phần da thịt của mình. Chúa đất buồn bà buồn, chúa đất ốm bà ốm, chúa đất vui vẻ bà mừng rỡ... Khi chúa đất chết, nếu bà còn sống, chắc chắn bà sẽ đòi được chôn theo chúa đất, bà nghĩ thế, tin thế, muốn thế” (Đỗ Bích Thúy, 2015, tr.116). Bà yêu thương Chúa Đà, bảo vệ và bênh vực hắn một cách mù quáng nhưng lại không dám nói với hắn một lời yêu thương nào. Rò ràng sự áp chế của nam quyền trong tâm thức bà quá lớn. Bà tự triệt tiêu hết mọi cảm xúc tự nhiên, cũng như những mong muốn, khát vọng của cá nhân để làm hài lòng chúa Đà: “Buồn hay vui, sợ hãi hay vui sướng, đều không có trong tâm hồn bà. Bà như cái vũng nước dưới vực, tít dưới đáy sâu, tối tăm, câm lặng” (Đỗ Bích Thúy, 2015, tr.266). Không phải là bà không có ước muốn, muốn xuống chợ cùng chúa đất, muốn được gối đầu lên cánh tay người đàn ông mình yêu thương, và hơn thế: “muốn được làm mẹ trẻ con, nghe trẻ con khóc và cho trẻ con bú”. Nhưng bà đã cố ghìm những ước mơ đó xuống vì chúa đất không bao giờ hiểu được tình cảm của bà. Yêu thương tận cùng, thấu cảm tận cùng, nhưng tất cả tình yêu, tuổi trẻ, sự xinh đẹp rực rỡ của bà đã đặt trao cho một người đàn ông vô cảm, tàn bạo và độc ác. Chúa đất chỉ giữ bà bên cạnh như là nuôi một con chó trung thành để giữ của mà thôi. Nếu bà còn phục tùng thì bà vẫn là “phương tiện” là “nguồn lực” hữu ích, vẫn còn có thể “sử dụng”. Với đàn bà, chúa đất chỉ có sự chiếm đoạt và mua vui chứ không không hề có sự yêu thương. Vậy nên, khi bà Cả cố gắng ngăn cản và thức tỉnh chúa Đà trong âm mưu cướp Xính từ tay Vàng, Đà đã loại bỏ bà không thương tiếc. Yêu thương đã trút hết, bà Cả đã chọn cách kết thúc hy sinh thầm lặng của mình bằng cách gieo mình xuống đáy sông sâu. Hy sinh, chung thủy, yêu thương cho gia đình, cho người đàn ông mình yêu đến chết nhưng khi chết chỉ có con chó vàng là bạn bà, là thấu hiểu bà.

Có thể nói có sức ám gợi nhất là hai “nhân vật” động vật: con chó vàng của bà Cả và con chim Sùng Cắt của Sùng Chúa Đà. Đỗ Bích Thúy đã tạo ra cho hai con vật này tính cách và suy nghĩ như chủ nhân của chúng, cảnh kết của mỗi con người liên quan đến chúng đều rất ám ảnh và ấn tượng. Nếu hình tượng bà Cả được xây dựng như là một “công cụ” giúp chúa Đà ngày càng giàu có và lộng quyền thì Sùng Cắt cũng được coi là “tay sai” đắc lực của Đà: “nó là đôi mắt thứ hai, là đôi tai thứ hai của chúa đất” và được chúa Đà giao cho một công việc là: “giúp người chết, chết nhanh hơn”. Suy cho cùng bà Cả hay Sùng Cắt đều là những công cụ phục vụ và đáp ứng nhu cầu Đà. Cái chết của bà Cả hay Sùng Cắt đều là cái chết vì chủ nhân xuất phát từ sự trung thành tận tụy dưới sự áp đảo của quyền lực. Bên cạnh bà Cả cũng có một con vật nuôi trung thành là con chó vàng. Nhưng so sánh cách hành xử của bà Cả đối với con chó vàng và cách ứng xử của chúa đất


với Sùng Cắt ta sẽ thấy được sự vênh lệch của nam giới và nữ giới trong cách đối đãi với vật nuôi. Cả Sùng Cắt và chó vàng cùng được nuôi nấng một thời gian gần bằng nhau trong dinh thự, nhưng sự trung thành của Vàng đối với bà Cả là đền đáp sự cưu mang và tình yêu thương của chủ dành cho nó, còn sự trung thành của Sùng Cắt là có điều kiện ràng buộc (được hít thuốc phiện và uống rượu của Đà). Đà quý Sùng Cắt chỉ vì nó hỗ trợ đặc lực cho những khoái cảm tàn bạo của Đà, có lẽ vì thế tính cách của nó rất giống chủ: độc ác, tinh ranh, chả biết sợ ai, và thích gái đẹp. Với Sùng Cắt, chúa Đà coi nó là công cụ giết người, nhưng với con chó Vàng bà Cả coi nó là bạn, là con bà. Bà yêu thương, chăm sóc, lo lắng và trò chuyện với con vàng như là một người bạn tri kỉ và ngược lại con chó đã đền đáp tình cảm của bà bằng sự trung thành tuyệt đối. Bà buồn nó cũng buồn, bà thức trắng đêm để “đợi những đứa gái được gọi lên buồng chúa đất khi nào thì quay về” thì nó cũng thức với bà, nó chỉ ngủ khi bà ngủ. Cuối cùng chỉ có nó ở bên cạnh bà và thấu hiểu bà: “Chỉ có duy nhất mỗi con chó già là hiểu bà. Mỗi khi bà buồn nó ngồi bên cạnh. Như lúc này, nó ngồi trên hai chân sau để bà tựa lưng vào người nó... Bà thấy cái lưng chó thật ấm áp, thật vững vàng” (Đỗ Bích Thúy, 2015, tr.156). Trong chuyến đi xa cuối cùng để kết thúc hành trình sống “bên lề” của bà Cả chỉ có người bạn ấy tiễn biệt và đau đớn vì sự ra đi của bà: “Con chó già ngửa cổ tru lên thảm thiết. Nước mắt chảy ra thành dòng trên mặt nó... Con chó nằm ra đất, úp lên đôi giày mà bà Cả để lại... Nó nằm để đợi đến lúc đi cùng bà Cả” (Đỗ Bích Thúy, 2015, tr.157). Như vậy, nếu nữ giới gắn bó với vật nuôi bằng sự đồng cảm, chia sẻ thì nam giới thường coi vật nuôi là công cụ và phương tiện. Trong câu chuyện trên cả bà Cả, hay Sùng Cắt đều bị biến thành những kẻ nô lệ phục tùng. Đặc biệt sự phục tùng đó là tự nguyện. Rò ràng, nữ giới sinh ra đã được mặc định vị trí của mình, sự áp chế của nam quyền quá lớn đến nỗi, nữ giới chấp nhận vị trí của họ như một điều hiển nhiên. Đó không hẳn là tình yêu mù quáng mà là sự yêu thương bản năng, sự hy sinh bản năng, lòng bao dung bản năng.

Tại sao, nữ giới không dám sống khác đi? Tại sao hàng ngàn năm qua vẫn phải khuôn mình theo đúng chuẩn mực mà diễn ngôn nam quyền đã tạo ra, âm thầm và tự nguyện biến những quy định đó thành chân lý và suốt đời phụng sự? Họ là con người nhưng thân phận không khác gì con trâu, con ngựa, vị trí của họ là ở cái gác bếp tối tăm: “Bàn thờ là để cho đàn ông, gác bếp là để cho đàn bà.” (Đỗ Bích Thúy, 2006, tr.31). Sự phân định vị trí rò ràng của nam giới và nữ giới trong không gian của ngôi nhà thể hiện sự nhược tiểu của nữ giới trước vai trò quyền uy của nam giới trong gia đình. Từ mối trăn trở, xót xa về cuộc sống câm lặng và an phận của nữ giới, tái hiện những hình tượng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.


người phụ nữ là những kẻ nô lệ bẩm sinh như một cách để các cây bút nữ thức tỉnh ý thức về thân phận của giới nữ. Được cha mẹ chăm bẵm thương yêu, đến độ tuổi xuân thì họ trở thành những cô gái xinh đẹp căng tràn sức sống nhưng khi lấy chồng rồi họ trở thành cái bóng câm lặng sau lưng chồng: “như tất cả những người phụ nữ khác ở trong làng, lẩn quẩn sau cái bóng của người đàn ông kể từ ngày bước chân về nhà chồng. Bây giờ hỏi đến tên cha mẹ đặt cho có khi cũng không nhớ” (Đỗ Bích Thúy, 2006, tr.193). Và họ cứ thế chấp nhận điều ấy như là một vinh hạnh của cuộc đời mình: “Người đàn bà sống trong thung lũng chật hẹp không có ước muốn gì hơn nữa là bữa nào nồi cơm trên bếp cũng sôi lục bục. Được như thế đã là nhiều quá, đã là niềm mơ ước bao đời nay của người Lao Chải rồi” (Đỗ Bích Thúy, 2006, tr.31). Nhiều phụ nữ chấp nhận vị trí ngoại biên, chấp nhận hy sinh, chung thủy, yêu thương người đàn ông của cuộc đời mình như thế nhưng mấy khi họ nhận lại được tình cảm chân thành, sự thấu hiểu và đền đáp xứng đáng.

Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tự nhiên và nữ giới trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái - 16

Soi chiếu đặc trưng phủ nhận (Denial) của Daniel. P. Marina khi phân tích về mối quan hệ của nam giới và nữ giới dựa vào mô hình chủ nghĩa trung tâm trên của Val Plumwood thì những nhân vật nữ này đều bị phủ nhận giá trị của mình. Họ chỉ được định danh trong mối quan hệ với nam giới và đứng sau cuộc sống của đàn ông. Họ hy sinh hết tình yêu tuổi trẻ và sức lực của mình vì người đàn ông họ thương yêu nhưng công việc và sự đóng góp của họ không được thừa nhận, thậm chí bị coi thường hoặc bị phớt lờ. Hơn thế, họ có nguy cơ trở thành một “công cụ”, “phương tiện” để thỏa mãn nhu cầu và sở thích của nam giới.

3.3.3.2. Nữ giới – “vật hiến tế” trong công cuộc chinh phục tự nhiên của nam

giới

Với thận phận nhược tiểu của mình, những người phụ nữ cũng giống như tự nhiên

còn trở thành phương tiện, là vật đánh đổi, vật hiến tế của đàn ông trong nhưng tình huống khốc liệt mà họ phải đối mặt. Trong Sông của Nguyễn Ngọc Tư; Ngậm cười, Phút chối chúa, Giàn Thiêu của Vò Thị Hảo; Lời nhắn của biển cuả Vò Thị Xuân Hà, Bóng của cây Sồi của Đỗ Bích Thúy... đàn ông đều là những đối tượng đáng bị lên án vì cách hành xử ích kỉ, thô bạo và tàn nhẫn với nữ giới. Giữ địa vị thống trị với nữ giới, nhưng khi sóng gió ập đến nam giới thường đẩy những thân phận mong manh bé nhỏ đó ra “đứng mũi chịu sào”.

Việc cung nữ Ngạn La trong Giàn Thiêu của Vò Thị Hảo hai lần bị đưa lên giàn thiêu và một lần đưa lên giàn trừ tà đã cho thấy thân phận mong manh của nữ giới cũng như tính chất tàn bạo của xã hội gia trưởng. Khi vua hóa hổ, triều đình lập đàn tế, toan giết cung


nữ Ngạn La, còn sai quân lính đi bắt sư nữ chùa Trầm vì họ cho rằng: “việc lâm hạnh với cung nhân Ngạn La… Hoàng thượng vẫn không được như ý. Nội bức ngoại phá. Bức bối, không thoả mãn bên trong ắt bộc phát ra bên ngoài… Lại thêm sư bà động Trầm thường vào cung giảng giải kinh sách cho cung nữ… Mỗi lần như vậy tâm trí Hoàng thượng có vẻ bất an” (Vò Thị Hảo, 2005c). Đối diện với tình trạng hạn hán, mất mùa đói kém diễn ra kéo dài: “Tháng Ngâu mà trời vẫn không mưa. Khô hạn từ đầu tháng Năm, nay đã ba tháng ròng. Ruộng vườn hết thảy nứt nẻ Khô khát quá lâu rồi. Cỏ cháy. Rừng cháy. Trâu bò dê ngựa chết đói chết khát phơi trắng xương” (Vò Thị Hảo, 2005c), vua cho lập đàn cầu mưa nhưng trời vẫn nắng chói bỏng, không một gợn mây. Vai trò quyết định một lần nữa lại thuộc về Nhuệ Anh. Trời cho mưa xuống giải hạn là nhờ lời cầu nguyện chân thành của sư bà Nhuệ Anh chứ không phải nhờ nghi lễ tắc trách của vua:“Nhuệ Anh không lập đàn tràng. Đàn tràng của bà là Trời và Đất. Bà lê tấm thân mong manh đi khắp các dòng sông khô cạn, ngửa mặt lên Trời và hát gọi mưa... ” (Vò Thị Hảo, 2005c). Âm hưởng nữ quyền sinh thái thể hiện rò ở vai trò cũng như mối liên hệ mật thiết của nữ giới và tự nhiên, Nhuệ Anh đã mang lại sự hồi sinh cho cỏ cây, đất trời và muôn dân bằng lời hát, bằng tấm thân bé nhỏ của mình mà không cần sự biết đến của người đời.

Trong tiểu thuyết Sông, Nguyễn Ngọc Tư đã phơi bày cho chúng ta thấy giới nữ và tự nhiên đều chịu sự bóc lột khai thác, chiếm đoạt cuả con người (ở đây là người đàn ông). Sự lạm dụng và hủy hoại môi trường sinh thái dẫn đến việc chính con người phải trả giá khi đối mặt với sự hung bạo của tự nhiên “ba lần ngăn ba lần con đập vỡ” thì họ đưa phụ nữ ra làm vật thế mạng: “Người ta dìm nhiều mĩ nữ vào dòng sông để cung tiến thủy thần”. Việc người dân gọi con sông là “bà” không chỉ cho thấy sự liên tưởng kết nối đặc biệt giữa tự nhiên với nữ giới mà chi tiết này còn như một ẩn dụ cho cái nhìn giữa quá trình bóc lột tự nhiên và bóc lột phụ nữ. Con sông Di hay số phận của những người phụ nữ đang phải chịu cách hành xử gia trưởng của nam giới sẽ có lúc cũng trở nên hung hiểm, khó lường và đầy hận thù chứ không phải lúc nào cũng “nín nhịn và dịu dàng, khéo léo và có vẻ vô hại”. Việc coi nữ giới là vật hiến tế cũng được đề cập đến trong Ngậm cười của Vò Thị Hảo. Việc đối xử tàn nhẫn, bất công với phụ nữ của nam giới được đẩy lên cao trào ở chi tiết Lý trưởng đưa nàng Hương lên giàn tế thần. Khi phải đối mặt với những tình huống ngặt nghèo hay tự nhiên hung bạo, người đàn ông thường đem phụ nữ ra làm vật cầu may. Người ta hiến nàng Hương cho Tả tướng Trịnh Tùng vì người ta đồn trong người nàng có phúc thần trú ngụ, nàng là người đem lại may mắn cho người dân bến Vân, vì nàng xinh đẹp tuyệt trần và còn trinh trắng. Rồi quan phủ cũng sống chết mua


nàng cho kì được vì “đón cô Hương về tức là đón cái vị phúc thần ẩn trong người nó ấy... Công việc làm ăn của ta đang bị trục trặc”. Và cuối cùng nàng bị mang đi hiến tế cho thần biển để cầu được: “mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng” cho dân làng. Bi kịch của nàng Hương có nguyên nhân sâu xa chính là sự chuyên quyền, độc ác nham hiểm của lý trưởng – đại diện cho tư tưởng nam quyền thống trị. Cái chết bi thảm của nàng: “bị lột trần, tóc xòa, cổ tròng dây buộc cái cối đá lớn. Nước mắt đầm đìa... Bốn chàng trai túm chặt lấy người nàng, xô xuống biển” (Vò Thị Hảo, 2006, tr.170) là hồi chuông cảnh tỉnh về thân phận người phụ nữ. Dưới góc nhìn nữ quyền sinh thái, hành trình chinh phục, thống trị tự nhiên luôn gắn liền với sự thống trị và bóc lột phụ nữ. Câu chuyện của Thần Sông Sê San trong Phút chối chúa cũng là motif về sự hiến thân của nữ giới. Khi thiên nhiên làm mình làm mẩy “Trời mãi không mưa. Khắp nơi nhiều người chết khát” và “Người ra đi tìm nguồn nước để cứu buôn làng đã nhiều mà không ai trở về” thì nàng Ly đã cứu rỗi họ. Chính nhờ vẻ đẹp thiên tính toát ra từ bề ngoài: “Tóc chảy dài đen như da rắn than. Nước da óng ánh như tia mặt trời buổi sớm và lưng eo như lưng kiến vàng”, từ tấm lòng nhân ái của nàng Ly đã đánh thức được nguồn nước. Lời cầu xin trong cơn tuyệt vọng của nàng đã đánh thức được Thần Sông: “Đá dưới chân cô gái bỗng nứt ra. Và một dòng nước xanh mát rượi dào dạt chảy quanh nàng. Đó là hiện thân của thần sông Sê –San. Thần đã mềm lòng trước sắc đẹp của cô gái và hiện nguyên hình. Cô gái sung sướng cúi mình xuống uống nước của dòng sông. Thần Sê – San mơn man da thịt cô” (Vò Thị Hảo, 1993, tr.122). Nàng Ly vì không thể nhìn cảnh buôn làng chết vì khát mà đã tiết lộ cho dân làng biết nơi có nguồn nước. Nói ra nơi có nguồn nước đồng nghĩa với việc nàng đã thất hứa với thần sông và nàng phải chấp nhận cái chết do thần sông trừng phạt “Đúng như lời đe dọa của thần Sê – san, nước chỉ chảy theo thân người và tóc nàng. Không một giọt nào tới miệng nàng. Cô gái đẹp chết khát trên dòng sông đầy nước” (Vò Thị Hảo, 1993, tr.123). Việc phụ nữ bị chiếm đoạt, bị coi là vật hiến tế, bị sỉ nhục đã cho thấy tình trạng bất công về vị thế của họ trong gia đình và xã hội.

3.3.3.3. Nữ giới và những hệ lụy từ công cuộc chinh phục “cái khác” của nam

giới

“Những nhóm khác” bao gồm nhóm khác thuộc loài người (phụ nữ, người nghèo,

người da màu, trẻ em) và nhóm khác thuộc mặt đất (động vật, rừng, đất) bị qui chiếu vào “ngoại biên”, có vị trí lệ thuộc trong những mối quan hệ và hệ thống vô lý giữa sự thống trị và bị trị: “Cái khác trở thành một phương tiện hoặc tài nguyên mà trung tâm có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu của chính mình” (Marina, D. P., 2009). Từ vị trí “ngoại biên”, là


vật hy sinh, nữ giới không những chịu sống cảnh nhẫn nhục, cam chịu, bị chiếm đoạt, trở thành vật hiến tế, bị đối xử như vật nuôi, họ còn là người phải gánh chịu trực tiếp những hệ lụy trong quá trình chinh phục và thống trị thiên nhiên của nam giới chẳng hạn như: nữ giới là người trực tiếp gánh chịu hậu quả từ những cuộc chiến tranh phi nghĩa hay quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa...

Nữ giới và nỗi đau từ chiến tranh

Trưởng thành vào thời kỳ hậu chiến, tuy nhiên nhiều nhà văn nữ nhận thức rò hậu quả nặng nề của chiến tranh đặc biệt là với những nỗi đau, sự hy sinh, mất mát của nữ giới. Hàng loạt các sáng tác như: Người sót lại của rừng cười, Dây neo trần gian, Máu của lá (Vò Thị Hảo); Đàn sẻ - ri bay ngang rừng, Ngọa sinh, Trong nước giá lạnh (Vò Thị Xuân Hà); Trên mái nhà người phụ nữ (Dạ Ngân); Và khi tro bụi (Đoàn Minh Phượng); Có một đêm như thế (Phạm Thị Minh Thư), Tiếng rừng (Hiền Phương); Cánh chim kiêu hãnh (Đỗ Bích Thúy)... cho thấy rằng chiến tranh đã không còn là vùng đất thiêng của riêng nam giới mà còn là những nỗi đau dai dẳng và âm thầm của nữ giới.

Muôn vàn bi kịch của nữ giới được tác giả khắc họa như một cách phơi bày trực tiếp nỗi đau bản thể nữ. Đó là nỗi oan của Mai trong Cánh chim kiêu hãnh của Đỗ Bích Thúy. Mang trong mình giọt máu của Chúng – người chồng hoạt động Cách mạng trong một lần gặp gỡ bí mật, khiến cô chịu bao nhiêu đắng cay, tủi phận từ sự hoài nghi của mẹ chồng và sự dè bỉu của dân làng. Mai đã được giải oan khi đứa con ra đời, nhưng nỗi oan của Tư Nam (Trong nước giá lạnh) thì không thể hóa giải vì cô đã mang trong mình giọt máu của kẻ thù. Là nạn nhân của sự chiếm đoạt, cuối cùng Tư Nam đã giữ sự trung trinh bằng cách tìm về với nước để được giải oan, để kết thúc những hận thù. Niệm (con gái Tư Nam) là kết quả nối dài nỗi đau của người mẹ, không chịu được những chấn thương khủng khiếp từ thói độc đoán, ích kỷ, nhẫn tâm của người đời rút cuộc cũng tìm về thiên nhiên, hòa mình vào sông nước để được “nhìn thấy mạ”. Cùng với sự xâm chiếm đất đai, lãnh thổ, tài nguyên, nam giới còn gây biết bao cảnh giết chóc, hành hung và chiếm đoạt nữ giới. Rất nhiều phụ nữ bị bắt làm nô lệ tình dục trong các cuộc chiến. Thực tế này được phản ánh qua nỗi đau bị cưỡng đoạt của Tư Nam, Niệm trong tiểu thuyết Trong nước giá lạnh – Vò Thị Xuân Hà: “Tôi cảm thấy sức nặng thân thể khác ngoài bản thân mình. Cảm thấy đau đớn xé lòng. Da thịt tôi dường như bị xé toang, rách nát và thấm đẫm nước mưa ẩm ướt. Mùi hương của tôi đã bị pha loãng bởi thứ mùi đàn ông nặng và trần tục” (Vò Thị Xuân Hà, 2016, tr.223).

Không phải cảnh chết chóc, chìa lìa, trong cái nhìn của các nhà văn nữ, nỗi đau tinh thần thời hậu chiến còn tàn phá con người ghê gớm hơn. Thảo trong Người sót lại


rừng cười (Vò Thị Hảo) cũng hứng chịu những dư chấn tinh thần nặng nề khi bước ra khỏi cuộc chiến. Đó là sự ám ảnh về căn bệnh cười (hysteria), hiện diện qua: “cái cười méo mó, man dại của chiến tranh”. Đó là cái chết đau đớn của những đồng đội của cô, là sự lạc lòng, bơ vơ và bất lực trong chính tình yêu mà cả tiểu đội của cô từng ngưỡng mộ, kì vọng. Trở về từ cuộc chiến tranh khốc liệt, người nữ chiến sỹ có được gì ngoài những thương chấn tâm hồn và một hình hài tàn tạ. Không trực tiếp ra trận, thân phận những người phụ nữ ở hậu phương cũng bị xô dạt, tàn phá. Trong Biển cứu rỗi, Trận gió màu xanh rêu, Vũ điệu địa ngục, Hồn trinh nữ, Góa phụ đen (Vò Thị Hảo); Gia đình bé mọn (Dạ Ngân); Tiểu thuyết đàn bà (Lý Lan) ... riết róng những nỗi đau về sự chờ đợi, mưu sinh, đánh đổi của muôn gương mặt nữ giới ở hậu phương cuộc chiến. Trong một đất nước chiến tranh, nữ giới phải mang những chấn thương vĩnh viễn về tinh thần vì sự đau đớn mà họ gánh chịu không phải chấm dứt khi tiếng súng ngừng nổ mà hệ lụy của nó vẫn còn dai dẳng.

Đề tài chiến tranh trong văn xuôi nữ cũng phản ánh mối quan hệ giữa phụ nữ và tự nhiên, thấy được số phận và sự gắn bó của họ với tự nhiên trong và sau chiến tranh. Tự nhiên mang tâm thức đương đại, nó không chỉ là nền cảnh của chiến tranh mà chúng có sinh mệnh thật sự, có số phận, tính cách, tâm hồn. Nỗi đau của nữ giới và tự nhiên hòa quyện trong nhau. Nhà văn cảm nhận được sự thương tổn của thế giới tự nhiên, đồng cảm, lắng nghe tiếng nói lạ thường của tự nhiên và gắn kết với chúng bằng một tình yêu sâu đậm, ngược lại họ cũng tìm được sự cứu rỗi từ thiên nhiên trong những thời khắc đau đớn, mất mát của chiến tranh. Lý Lan đã bộc lộ sự tiếc nuối, xót xa trước sự hủy diệt tận cùng đối với con người và tự nhiên. Nỗi đau thế hệ sau của dòng họ đàn bà so với cuộc đời của bà Tổ Mọi trong Tiểu thuyết đàn bà được lý giải từ phương diện con người bị mất nơi “trú ẩn an toàn”– “Hồi ấy rừng chưa biến thành đồn điền hay bãi săn giải trí của Tây, cũng chưa bị thuốc khai quang và bom napalm Mỹ tiêu hủy. Rừng còn đủ hoa trái cho cả muông thú lẫn con người. Rừng là nhà của bà Tổ Mọi. Bà sinh ra lớn lên giữa tự nhiên, tồn tại thoải mái an vui giữa tự nhiên” (Lý Lan, 2008). Bà không mang nỗi u uẩn, dáng dấp bơ vơ của kẻ bị dồn đuổi đến tuyệt vọng vì "bà chưa mất rừng”, “chưa bao giờ mất tự do”. Trong chiến tranh, thiên nhiên gắn bó với con người cũng như một sinh linh, bị hủy diệt bởi bom đạn và mang “nỗi đau người”. Vò Thị Xuân Hà nhận thức: “chiến tranh như một căn nguyên gây bệnh, chiến tranh không chừa cuộc sống cho con người huống chi là cây cỏ... Lẫn trong những rặng cây xanh, trong thôn xóm. Máu của họ loang đỏ cánh đồng. Loang đỏ dòng sông. Loang đỏ cả những vầng mây chồng chất trên trời cao.”(Vò

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022