Với phương pháp này, luận án cũng đã xây dựng được 08 bảng điểm đánh giá từng tiêu chí tương ứng với từng vị trí chuyên môn thi đấu ở các thời điểm ban đầu và sau 12 tháng tập luyện của đối tượng nghiên cứu (các bảng
3.29 đến bảng 3.36).
Tuy nhiên, trình độ chuyên môn của nữ VĐV bóng đá cấp cao không chỉ là những TĐTL đơn lẻ mà là một tổ hợp các TĐTL chuyên môn hợp thành. Do đó, để đánh giá đúng bản chất TĐTL của nữ VĐV cấp cao, đặc biệt trong giai đoạn hoàn thiện thể thao cần phải xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp. Ở đây luận án cùng đồng nhất với một số quan điểm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước về quy luật bù trừ (compensation) trong quá trình phát triển của cá thể cũng như trong tuyển chọn thể thao [97], [98], [99], [100], [101], [102]. Bảng 3.42 trong luận án chính là được xây dựng trên quan điểm đó. Tuy nhiên, trong thực tiễn đánh giá TĐTL và tuyển chọn, người ta cũng còn dựa vào việc đánh giá theo từng chỉ tiêu với điều kiện những TĐTL đơn lẻ nằm trong diện kém phát triển không được vượt quá 15% tổng số các TĐTL hợp thành trình độ chuyên môn của VĐV đặc biệt là các yếu tố kỹ - chiến thuật, thể lực chung và chuyên môn. Kết quả nghiên cứu của luận án phù hợp với quan điểm của các nhà khoa học Trương Anh Tuấn (1999) [71], Moecel Hebbeline (1992) [24], Nguyễn Thế Truyền (1992) [66], Phạm Ngọc Viễn (1999) [85]… về tuyển chọn và huấn luyện là hai mặt hữu cơ của quá trình đào tạo VĐV cấp cao như đã trình bày ở phần tổng quan. Trong kết quả nghiên cứu của luận án đã xây dựng 3 phương thức đánh giá TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo các mức độ khác nhau: Phân loại TĐTL theo từng tiêu chí đánh giá, bảng điểm đánh giá TĐTL theo từng tiêu chí và xây dựng chuẩn mực đánh giá TĐTL của nữ bóng đá cấp cao có tính tới tỷ trọng ảnh hưởng của các yếu tố thành phần.
Phương thức thứ nhất tiện cho việc đánh giá TĐTL theo từng tiêu chí một cách kịp thời về năng lực về từng mặt riêng lẻ của VĐV (hình thái, tâm lý
vận động, tố chất thể lực, kỹ - chiến thuật, tâm lý, y sinh). Tuy nhiên phương thức này chưa xem xét được đến mức độ ảnh hưởng, ràng buộc lẫn nhau giữa các nhóm yếu tố cấu thành TĐTL của VĐV.
Phương thức thứ hai có thể khắc phục nhược điểm ở phương thức 1 bằng phương pháp dùng thang độ C (thang điểm) để đánh giá TĐTL cho đối tượng nghiên cứu. Phương pháp đánh giá này tạo điều kiện thuận tiện hơn cho các HLV, các nhà chuyên môn trong công tác kiểm tra, đánh giá bởi vì các nội dung kiểm tra đã được lượng hoá theo một thước đo duy nhất: thang điểm 10 nên có khả năng đánh giá tổng hợp đối tượng nghiên cứu, nhưng đánh giá quá trình huấn luyện theo cách này vô hình chung giữa các mặt đều được cào bằng, không phù hợp với lý luận và thực tiễn huấn luyện VĐV và quy luật phát triển không đồng đều của các bộ phận chức năng cơ thể.
Khắc phục các nhược điểm của 2 phương thức kể trên, luận án đã quan tâm nhiều đến phương thức thứ ba. Đó là phương thức, trong đó đã chú ý tới mức độ tác động khác nhau của các yếu tố cấu thành TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao trên cơ sở mô hình tiêu biểu về năng lực chuyên môn của các cầu thủ theo từng vị trí chuyên môn thi đấu. Trên cơ sở đó, luận án đã xây dựng hệ thống thang điểm đánh giá TĐTL theo tỷ trọng ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố năng lực thành phần tới thành tích thi đấu của họ (bảng 3.12 đến 3.16). Từ đó luận án đã hình thành bảng tiêu chuẩn đánh giá xếp loại theo 5 mức tốt, khá, trung bình, yếu và kém để đánh giá TĐTL của các nữ VĐV cấp cao (bảng 3.42). Với cách đánh giá này cho phép vừa quan tâm đến từng tiêu chí, vừa chú chú ý tới mức độ chi phối của hệ thống các tiêu chí của cả từng yếu tố và của cả các nhóm yếu tố cấu thành năng lực chuyên môn đến TĐTL của VĐV.
Vấn đề nghiên cứu tuyển chọn, đánh giá TĐTL VĐV các môn thể thao có xét tới tác động của các yếu tố thành phần đã được các tác giả: Bùi Huy Quang, Đàm Tuấn Khôi, Nguyễn Xuân Thanh, Phạm Xuân Thành, Phạm
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam - 21
- Tổng Điểm Của Các Tiêu Chí Đánh Giá Trình Độ Tập Luyện Sau Khi Đã Quy Đổi Theo Tỷ Trọng Ảnh Hưởng Của Từng Nhóm Yếu Tố Thành Phần.
- Ứng Dụng Tiêu Chuẩn Đánh Giá Trình Độ Tập Luyện Của Nữ Vận Động Viên Bóng Đá Cấp Cao Việt Nam Trong Thực Tiễn Huấn Luyện.
- Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam - 25
- Phân Chia Thời Kỳ Và Các Giai Đoạn Huấn Luyện Của Chu Kỳ Huấn Luyện Năm.
- Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam - 27
Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.
Ngọc Viễn và một vài tác giả nữa quan tâm nghiên cứu và đề cập đến cách thức xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá TĐTL, khả năng thích nghi tập luyện cũng như các tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV, nhưng trong bóng đá nói chung và đối với nữ VĐV bóng đá cấp cao nói riêng thì xây dựng tiêu chuẩn như thế này là lần đầu tiên được tiến hành nghiên cứu.
3.3.3.2. Về kết quả ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam.
Trên cơ sở các tiêu chí đã lựa chọn, luận án đã tiến hành kiểm tra sư phạm, y sinh, tâm lý trên đối tượng nghiên cứu, và kết quả cho thấy xu hướng diễn biến tăng trưởng thành tích qua các thời điểm kiểm tra là phù hợp với quy luật phát triển của đối tương nghiên cứu và phù hợp với đặc thù chuyên môn của môn bóng đá nữ. Đồng thời kết quả kiểm tra cũng cho thấy có sự khác biệt về kết quả của các tiêu chí ở các thời điểm ban đầu và sau 12 tháng tập luyện, làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL cho các thời điểm khác nhau trong quá trình huấn luyện (ban đầu và sau 12 tháng tập luyện).
Quá trình nghiên cứu của luận án đã xây dựng được hệ thống các bảng phân loại, các bảng điểm tổng hợp và các bảng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam tại các thời điểm ban đầu và sau 12 tháng tập luyện, đây là các tiêu chuẩn có đầy đủ cơ sở khoa học, đủ độ tin cậy, chính xác nhằm đánh giá TĐTL cho đối tượng nghiên cứu với các chỉ dẫn cụ thể trong việc áp dụng vào thực tiễn.
Với các tiêu chuẩn đánh giá TĐTL có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố thành phần đã xây dựng, luận án đã tiến hành kiểm nghiệm trong thực tiễn đánh giá TĐTL cho đối tượng nghiên cứu và cho thấy khi so sánh với các phương pháp đánh giá, các tiêu chuẩn đánh giá khác của các CLB bóng đá nữ và ban huấn luyện đội tuyển bóng đá nữ quốc gia xây dựng áp dụng tại các đơn vị trên phạm vi toàn quốc đã thể hiện rõ tính hiệu quả.
Mặt khác, hiệu quả của các tiêu chuẩn đánh giá TĐTL mà luận án đã xây dựng còn thể hiện rõ tính hiệu quả bằng phương pháp đánh giá ngược trên chính đối tượng theo dõi dọc trong quá trình nghiên cứu của luận án.
Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được ở trên, cho phép có những nhận xét sau:
Trên cơ sở 29 tiêu chí đã lựa chọn, luận án đã tiến hành kiểm tra sư phạm, y sinh, tâm lý trên đối tượng nghiên cứu, và kết quả cho thấy xu hướng diễn biến tăng trưởng thành tích qua các thời điểm kiểm tra là phù hợp với quy luật phát triển của đối tượng nghiên cứu và phù hợp với đặc thù chuyên môn của môn bóng đá nữ. Đồng thời kết quả kiểm tra cũng cho thấy có sự khác biệt về kết quả của các tiêu chí ở các vị trí chuyên môn thi đấu khác nhau (tiền đạo, tiền vệ, hậu vệ và thủ môn) làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL cho các vị trí chuyên môn của đối tượng nghiên cứu.
Quá trình nghiên cứu của luận án đã xây dựng được hệ thống các bảng phân loại, các bảng điểm tổng hợp và các bảng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam thuộc 04 nhóm vị trí chuyên môn thi đấu có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng, đây là các tiêu chuẩn có đầy đủ cơ sở khoa học, đủ độ tin cậy, chính xác nhằm đánh giá TĐTL cho đối tượng nghiên cứu với các chỉ dẫn cụ thể trong việc áp dụng vào thực tiễn.
Với các tiêu chuẩn đã xây dựng, luận án đã tiến hành kiểm nghiệm trong thực tiễn đánh giá TĐTL cho đối tượng nghiên cứu và cho thấy khi so sánh với các phương pháp đánh giá, các tiêu chuẩn đánh giá khác của các CLB áp dụng đã thể hiện rõ tính hiệu quả. Mặt khác, hiệu quả của các tiêu chuẩn đánh giá TĐTL mà luận án đã xây dựng còn thể hiện rõ tính hiệu quả bằng phương pháp đánh giá ngược trên chính đối tượng theo dõi dọc trong quá trình nghiên cứu của luận án.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A. Kết luận.
Từ những kết quả nghiên cứu nêu trên của luận án, cho phép rút ra những kết luận sau:
1. Luận án đã xác lập được một hệ thống 29 tiêu chí chuyên môn đặc trưng thuộc 5 nhóm yếu tố thành phần: hình thái, thể lực, kỹ - chiến thuật, tâm lý và y sinh đảm bảo độ tin cậy, giá trị thông báo cao ứng dụng trong kiểm tra
- đánh giá TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam phù hợp với giai đoạn huấn luyện hoàn thiện thể thao, bao gồm:
Nhóm yếu tố hình thái: 03 tiêu chí.
Nhóm yếu tố thể lực: 08 tiêu chí. Nhóm yếu tố kỹ chiến thuật: 07 tiêu chí. Nhóm yếu tố tâm lý: 05 tiêu chí.
Nhóm yếu tố y sinh: 06 tiêu chí.
2. Năm nhóm yếu tố được lựa chọn (hình thái, thể lực, kỹ chiến thuật, tâm lý, y sinh) cho phép xác nhận bản chất tác động và ảnh hưởng của từng nhóm tới TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam. Các nhóm này có tỷ trọng ảnh hưởng giống nhau theo vị trí chuyên môn thi đấu (tiền đạo, tiền vệ, hậu vệ, thủ môn) của VĐV, trong đó nhóm yếu tố thể lực, kỹ chiến thuật có mức độ ảnh hưởng đến hiệu suất thi đấu lớn hơn so với các nhóm yếu tố còn lại. Độ tin cậy, tính thông báo và mức độ ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố thành phần đã được xác định và kiểm nghiệm trong thực tiễn huấn luyện và kiểm tra - đánh giá TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam.
3. Luận án đã xây dựng được 08 bảng phân loại, 08 bảng điểm tổng hợp theo từng tiêu chí và 01 bảng điểm tổng hợp xếp loại TĐTL cho nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố thành phần. Các tiêu chuẩn đã xây dựng cho phép đánh giá thuận tiện, chính xác và khách quan TĐTL của đối tượng nghiên cứu.
Việc đánh giá và phân loại trình độ tập luyện sau 12 tháng tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo các tiêu chí và hệ thống các tiêu chuẩn do luận án nghiên cứu hoàn toàn có sự khác biệt đáng kể (ở ngưỡng xác suất P < 0.05) so với tiêu chuẩn hiện hành do các CLB bóng đá nữ và ban huấn luyện đội tuyển bóng đá nữ quốc gia xây dựng và áp dụng tại các đơn vị, trong đó ưu việt thuộc về tiêu chuẩn của luận án đã nghiên cứu xây dựng.
B. Kiến nghị.
Từ những kết quả nêu trên của quá trình nghiên cứu, cho phép đi đến một số kiến nghị sau:
1. Hệ thống 29 tiêu chí và tiêu chuẩn có thể được coi là các nội dung và tiêu chuẩn cần được áp dụng rộng rãi để đánh giá TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam trong quá trình huấn luyện nhằm tuyển chọn các VĐV cho đội tuyển quốc gia giai đoạn hoàn thiện thể thao, góp phần nâng cao thành tích thi đấu của các VĐV.
2. Quá trình huấn luyện, kiểm tra - đánh giá TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam, cần được xem xét và theo dõi về nhịp độ tăng trưởng của các tiêu chí. Nếu có sự chững lại thì phải có sự điều chỉnh về chương trình, kế hoạch và lượng vận động trong thực tiễn huấn luyện.
3. Cần có những nghiên cứu bổ sung mang tính toàn diện và sâu hơn (về sinh lý tuần hoàn, sinh hoá máu và dinh dưỡng…) trên đối tượng nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam để có những kết luận khách quan và chính xác hơn về vấn đề nghiên cứu.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Bùi Thị Hiền Lương (2019), “Nghiên cứu lựa chọn các test đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên bóng đá cấp cao ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Thể dục thể thao, (Số 02), Viện Khoa học Thể dục thể thao, tr. 11 - 14.
2. Bùi Thị Hiền Lương (2019), “Diễn biến các chỉ số, test đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam theo vị trí chuyên môn hóa sau 1 năm tập luyện”, Tạp chí Khoa học Thể dục thể thao, (Số 04), Viện Khoa học Thể dục thể thao, tr. 17 - 20.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt:
1. Alagich. R. (1998), Huấn luyện bóng đá hiện đại, Nxb TDTT, Hà Nội, Dịch: Nguyễn Huy Bích, Phạm Anh Thiệu.
2. Văn An (1997), Bóng đá thế giới, Nxb Thanh Niên, Hà Nội
3. Aulic. I.V (1982), Đánh giá trình độ luyện tập thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. Dịch: Phạm Ngọc Trâm.
4. Bansevich (1980), Các nguyên tắc về phương pháp trong thử nghiệm sư phạm nhằm tuyển chọn và dự báo trong TDTT, Nxb TDTT, Matxcơva.
5. Bazenop. A.A (2000), “Chiến thuật áp dụng cho bóng đá trong nhà”, Thông tin khoa học TDTT, (5), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. Biên dịch: Lê Hồng Cơ.
6. Benliakôp.A.K (1998), “Cấu trúc chu kỳ nhỏ ở giai đoạn thi đấu trong huấn luyện bóng đá”, Thông tin khoa học TDTT, (2), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. Biên dịch: Lê Hồng Cơ.
7. Bungacôva N.G (1983), Tuyển chọn và đào tạo vận động viên bơi trẻ, Nxb TDTT, Hà Nội, Dịch: Phạm Trọng Thanh.
8. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1986), Kiểm tra năng lực thể chất và thể thao, Nxb TDTT, thành phố Hồ Chí Minh.
9. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, Nxb TDTT, thành phố Hồ Chí Minh.
10. Chacdohudơ (1986), Chiến thuật đồng đội trong bóng đá, Nxb TDTT, Hà Nội, Dịch: Đặng Bảo Ngọc.
11. Chetưrơco. A.M (1962), Công tác huấn luyện bóng đá thiếu niên, Nxb TDTT, Hà Nội. Dịch: Nguyễn Đại Lý.
12. Dương Nghiệp Chí (2001), “Một số vấn đề về đào tạo vận động viên bóng đá trẻ”, Thông tin khoa học TDTT, (5), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.