Ths Đinh Đắc Thi, Ts Phạm Thế Vượng (2017), Ứng Dụng Bài Tập Phát Triển Kỹ Thuật Ném Rổ Từ Xa Cho Nữ Vận Động Viên Đội Tuyển Bóng Rổ Nữ Quảng Ninh


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


A. Kết luận

1. Đề tài đã lựa chọn được các chỉ tiêu, test đánh giá trình độ tập luyện (dưới góc độ trình độ sức mạnh tốc độ) bao gồm: các chỉ tiêu y sinh: Hình thái (5 chỉ tiêu); Sinh lý (2 test); Tâm lý vận động (7 test); Và các chỉ tiêu sư phạm bao gồm 13 test: Tố chất thể lực (7 test); Chuyên môn (6 test) được sử dụng để đánh giá đánh giá sức mạnh tốc độ cho VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh. Đồng thời xây dựng được các bảng phân loại, bảng điểm, bảng điểm tổng hợp.

Ứng dụng các chỉ tiêu, test trong đánh giá thực trạng thì cấu trúc hình thái, chức năng, tâm ý của VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh phù hợp với môn bóng rổ. Tuy nhiên, trình độ sức mạnh tốc độ và chuyên môn của VĐV nữ bóng rổ Quảng Ninh còn thấp. Đặc biệt là thành tích đứng ném rổ 3 điểm của VĐV nữ bóng rổ Quảng Ninh có giá trị trung bình thấp, 2.56±0.88 điểm. Giá trị Xmax là 4 điểm và giá trị Xmin là 1điểm.

2. Đề tài đã xác định được các thông số cần quan sát khi phân tích kỹ thuật ném rổ từ xa trong môn Bóng rổ cho VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh. Bao gồm 8 thông số và chia thành 2 nhóm: Về góc độ (5 thông số) và về tốc độ (5 thông số). Kỹ thuật ném rổ 3 điểm của VĐV bóng rổ nữ Quảng ninh cho thấy thông số chủ yếu: tốc độ ra tay của bóng khoảng 20m/s; góc độ quỹ đạo bay của bóng khoảng 46-550; độ cao quỹ đạo hình vòng cung của bóng cách vành rổ khoảng 0,8m. Các tham số kỹ thuật này, ta thấy VĐV muốn ném rổ 3 điểm chuẩn xác rất cần có sức mạnh tốc độ tốt.

Kết quả đánh giá, so sánh về các thông số về góc độ ném rổ từ xa (3 điểm) của VĐV đội tuyển nữ bóng rổ Quảng Ninh chưa ổn định, các thông số về tốc độ có sự chênh lệch và kém hơn VĐV đội tuyển quốc gia. Kết quả đã phản ánh bước đầu về trình độ sức mạnh tốc độ và có sự ảnh hưởng từ việc


chưa hệ thống hóa được hệ thống bài tập nhằm phát triển kỹ thuật ném rổ từ xa trong kế hoạch huấn luyện của Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

3. Đề tài đã hệ thống hoá hệ thống các bài tập ném rổ từ xa (ném rổ 3 điểm) gồm 4 nhóm với 32 bài tập:

Nhóm các dạng bài tập khởi động và bổ trợ ném rổ (6 bài tập). Nhóm bài tập kỹ thuật ném rổ (8 bài tập).

Hệ thống hóa các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa đối với vận động viên nữ bóng rổ Đội tuyển Quảng Ninh - 22

Nhóm các bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ 3 điểm cá nhân (9 bài tập). Nhóm các bài tập phối hợp nhóm ném rổ từ xa (9 bài tập).

Ứng dụng các bài tập phát triển kỹ thuật ném rổ từ xa trong kế hoạch huấn luyện phân bổ theo 3 giai đoạn trong năm đã đem lại hiệu quả rò rệt về thành tích tập luyện cho VĐV nữ đội tuyển bóng rổ Quảng Ninh. Đặc biệt là kết quả thành tích ném rổ từ xa (3 điểm). Đạt được tỷ lệ cao về số điểm có được từ ném rổ từ xa tại các giải thi đấu bóng rổ quốc gia của Đội tuyển nữ bóng rổ Quảng Ninh trong kế hoạch huấn luyện năm. Như vậy, kết quả thực nghiệm và thực tế đạt được đã phản ánh sự tăng trưởng của TĐTL (sư phạm) nói chung mà còn phản ánh hiệu quả của việc ứng dụng hệ thống bài tập ném rổ từ xa (ném rổ 3 điểm) cho VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh, góp phần nâng cao hiệu suất thi đấu của VĐV.

B. Kiến nghị

Từ những kết quả nêu trên của quá trình nghiên cứu cho phép một số kiến nghị sau:

1. Hệ thống bài tập ném rổ từ xa (ném rổ 3 điểm) bước đầu được hệ thống hoá và thử nghiệm cho VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh đạt kết quả khả quan, có thể đưa vào sử dụng tại các cơ sở đào tạo VĐV bóng rổ trẻ khác ở Việt Nam.

2. Cần được tiếp tục nghiên cứu bổ sung, cập nhật các bài tập chuyên biệt phục vụ cho kỹ thuật ném rổ từ xa (ném rổ 3 điểm), góp phần nâng cao


hiệu suất thi đấu bóng rổ, chủ động ghi điểm trước đối thủ có ưu thế hơn về tầm vóc.

CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. ThS Đinh Đắc Thi, TS Lê Ngọc Trung (2017), Thực trạng hình thái, chức năng sinh lí vận động viên đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh, Tạp chí Khoa học Thể thao, số 3, Viện Khoa học Thể dục thể thao, Hà Nội, tr. 78-80.

2. ThS Đinh Đắc Thi, TS Phạm Thế Vượng (2017), Ứng dụng bài tập phát triển kỹ thuật ném rổ từ xa cho nữ vận động viên đội tuyển Bóng rổ nữ Quảng Ninh, số 6, Viện Khoa học Thể dục thể thao, Hà Nội tr. 27-29.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


A.Tiếng Việt:


1. Aulic V.I (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội, Phạm Ngọc Trân dịch.

2. Vũ Thị Thanh Bình, Phạm Lê Phương Nga (1998), Sinh lý học TDTT, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1986), Kiểm tra năng lực thể chất và thể thao, Nxb TDTT, Tp. Hồ Chí Minh.

4. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.

5. Đinh Can (1979), Tập đánh bóng rổ, Nxb TDTT, Hà Nội.

6. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái (2002), Công nghệ đào tạo vận động viên trình độ cao, Nxb TDTT, Hà Nội, tr.96, 105.

7. Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Nguyễn Đức Văn, Tạ Hữu Hiếu (2004), Đo lường thể thao, Nxb TDTT.

8. Nguyễn Ngọc Cừ (1997), Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao, Tài liệu giảng dạy lớp bồi dưỡng cán bộ TDTT khu vực phía Bắc, Hà Nội.

9. Nguyễn Ngọc Cừ, Dương Nghiệp Chí (2000), Huấn luyện với trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

10. Điền Mạnh Cửu (2009), Nguyên lý khoa học cơ thể của huấn luyện vận động viên, Nxb Đại học TDTT Bắc Kinh.

11. Lý Kế Cường (1998), Nghiên cứu hệ thống bài tập nâng cao hiệu quả phối hợp tấn công nhằm công phá chiến thuật phòng thủ kèm người toàn sân của đối phương sử dụng cho đội nam Đại học Mỏ- Địa chất trong

các giải vô địch Bóng rổ toàn quốc hạng A1 những năm gần đây, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

12. Đoàn TDTT Phòng không Không quân (2009), Chương trình đào tạo VĐV bóng rổ, Trung tâm đào tạo vận động viên, Hà Nội.

13. Trần Ngọc Đông và cộng sự (2009), “Kỹ thuật ném rổ tấn công”, Cao thủ bóng rổ, Nxb Đại học TDTT Bắc Kinh, tr.124.

14. Nguyễn Hải Đường (2009), Lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng rổ trường đại học TDTT Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

15. Harre D (1996), Học thuyết huấn luyện, Nxb TDTT, Hà Nội, Dịch: Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển.

16. Bùi Quang Hải (2009), Giáo trình tuyển chọn tài năng thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.

17. Nguyễn Phi Hải (2009), Ứng dụng máy móc chuyên môn nâng cao hiệu quả phòng thủ cho học sinh bóng rổ trường trung học phổ thông Matxcơva, Luận án Tiến sĩ.

18. Nguyễn Phi Hải (2010), Tuyển chọn vận động viên bóng rổ, Nxb TDTT, Hà Nội.

19. Nguyễn Phi Hải (2012), “Diễn biến trình độ thể lực của nữ vận động viên bóng rổ đội tuyển của Trường đại học TDTT Bắc Ninh trong 3 tháng đầu năm 2012”, Tạp chí khoa học đào tạo và huấn luyện thể thao số đặc biệt, Trường đại học TDTT Bắc Ninh.

20. Nguyễn Văn Hải (2012), “Xác định các chỉ tiêu, test nhằm đánh giá trình độ thể lực, chuyên môn, tâm lý cho vận động viên bóng rổ trẻ lứa tuổi 11-13”, Kỷ yếu hội nghị khoa học quốc tế phát triển thể thao – tầm nhìn Olympic, Nxb TDTT, Hà Nội, tr.441 - 447.

21. Nguyễn Văn Hải (2013), Đánh giá kế hoạch huấn luyện bóng rổ trẻ lứa tuổi 11-13, Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện khoa học TDTT, Hà Nội.

22. Hiệp hội huấn luyện thể lực bóng rổ Mỹ (2010), NBA huấn luyện thể lực, Nxb Thể thao Nhân dân, Bắc Kinh, Tôn Hoan dịch.

23. Hiệp hội huấn luyện viên bóng rổ thế giới (2001), Huấn luyện bóng rổ hiện đại, Nxb TDTT, Hà Nội, biên dịch Hữu Hiền.

24. Lưu Quang Hiệp, Vũ Chung Thủy, Lê Đức Chương, Lê Hữu Trung (2000), Y học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.

25. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003), Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.

26. Lưu Quang Hiệp (2016), Một số chuyên đề sinh lý TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.

27. Bùi Duy Hiếu (2011), Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên bóng rổ Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

28. Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sĩ Hà (1994), Huấn luyện thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.

29. Lê Vũ Kiều Hoa (2007), Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh chuyên môn cho đội tuyển bóng rổ nữ quốc gia, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

30. Lê Văn Hồng, Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, Tr. 24 - 31, 55 - 61.

31. Đỗ Quốc Hùng (2002), Nghiên cứu hệ thống bài tập nhằm huấn luyện thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng rổ nam trường Đại học Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

32. Lê Thế Hùng (2004), Nghiên cứu xác định một số nội dung và chỉ tiêu tuyển chọn vận động viên bóng rổ nữ tỉnh Yên Bái lứa tuổi 13-14, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

33. Lý Thụ Kiên (2010), Cao thủ bóng rổ, Nxb Đại học TDTT Bắc Kinh.

34. Đặng Kỳ (2012), Chỉ nam huấn luyện viên NBA, Nxb TDTT Nhân dân, Bắc Kinh.

35. Lê Văn Lẫm, Phạm Xuân Thành (2007), Đo lường thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.

36. Legơ. K và Oenslegen (1979), Bốn nhân tố nâng cao thành tích tập luyện, Nxb TDTT, Hà Nội.

37. Lê Mạnh Linh (2010), Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu bóng rổ trường đại học sư phạm TDTT Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

38. Macximenco G (1980), “Tố chất thể lực và thành tích”, Bản tin khoa học kỹ thuật TDTT, (9), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội, tr. 20 - 21.

39. Matveép L (1968), Những vấn đề phân chia thời kỳ tập luyện thể thao, tập 1, Nxb Y học và TDTT, Hà Nội, tr. 109 - 110.

40. M. Daxưorơxki (1978), Các tố chất thể lực của vận động viên, Nxb TDTT, Hà Nội, tr.19.

41. Menxicop V.V, Volcop N. I (1997), Sinh hoá thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội, tr.557 – 561, Lê Quý Phượng, Vũ Chung Thuỷ dịch.

42. Phan Hồng Minh (1994), “Một số vấn đề về thể thao hiện đại”, Thông tin KH TDTT (số 6), Viện khoa học TDTT, Hà Nội.

43. Phan Hồng Minh (2004), “Về môn thể thao giao đấu đối kháng hiện nay”, Khoa học thể thao (số 6) tr. 22, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí