Ứng Dụng Tiêu Chuẩn Đánh Giá Trình Độ Tập Luyện Của Nữ Vận Động Viên Bóng Đá Cấp Cao Việt Nam Trong Thực Tiễn Huấn Luyện.


Nhóm yếu tố kỹ chiến thuật:

07 tiêu chí

- Điểm tối đa 70 điểm.

Nhóm yếu tố tâm lý:

05 tiêu chí

- Điểm tối đa 50 điểm.

Nhóm yếu tố y sinh:

06 tiêu chí

- Điểm tối đa 60 điểm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam - 23

Trên cơ sở kết quả tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố thành phần đã xác định được, quá trình nghiên cứu luận án tiến hành quy đổi thang điểm theo thang độ C thành thang điểm của các nhóm yếu tố thành phần trong đánh giá TĐTL cho đối tượng nghiên cứu có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng tương ứng (bảng 3.37). Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.38 đến 3.41.

Từ kết quả thu được ở các bảng 3.38 đến bảng 3.41, luận án tiến hành xây dựng bảng tiêu chuẩn xếp loại đánh giá tổng hợp TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo 5 mức: Tốt, khá, trung bình, yếu và kém.

Cũng cần nói rõ, để đưa ra được bảng tiêu chuẩn đánh giá xếp loại này, quá trình nghiên cứu luận án đã dựa vào các bảng phân loại từ 3.21 đến bảng

3.28 sau khi đã tính đến tỷ trọng ảnh hưởng của từng yếu tố thành phần. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.42.

BẢNG 3.42. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI TỔNG HỢP TRONG ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN CỦA NỮ VĐV BÓNG ĐÁ CẤP CAO VIỆT NAM CÓ TÍNH ĐẾN TỶ TRỌNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÓM YẾU TỐ THÀNH PHẦN (THỜI ĐIỂM BAN ĐẦU VÀ SAU 1 NĂM TẬP LUYỆN)


Xếp loại

Điểm tổng hợp theo vị trí thi đấu có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng

Tiền đạo (tổng điểm tối

đa là 90.60)

Tiền vệ (tổng điểm tối

đa là 93.30)

Hậu vệ (tổng điểm tối

đa là 84.50)

Thủ môn (tổng điểm tối

đa là 80.70)

Tốt

≥ 81.54

≥ 84.15

≥ 76.05

≥ 72.63

Khá

63.42< 81.54

65.45<84.15

59.15<76.05

56.49<72.63

Trung bình

45.30< 63.42

46.75<65.45

42.25<59.15

40.35<56.49

Yếu

27.18< 45.30

28.05<46.75

25.35<42.25

24.21<40.35

Kém

< 27.18

< 28.05

< 25.35

< 24.21

3.3.2. Ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam trong thực tiễn huấn luyện.

3.3.2.1. Tổ chức ứng dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn đã xây dựng.


Căn cứ vào kết quả kiểm tra sư phạm, tâm lý, y sinh, luận án đã thu được từ 174 nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam thuộc các CLB và đội tuyển quốc gia Việt Nam hiện đang tập huấn tại các Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia và các Trung tâm TDTT các tỉnh, thành phố, quá trình nghiên cứu của luận án đã xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của đối tượng nghiên cứu (với 174 nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo các vị trí chuyên môn thi đấu - nhóm kiểm tra sư phạm).

Để xác định hiệu quả của các tiêu chuẩn đã xây dựng trong kiểm tra, đánh giá TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam, trong quá trình tổ chức kiểm tra sư phạm nhằm xác định hiệu quả tiêu chuẩn đã xây dựng, luận án đã sử dụng các phương pháp sau:

Sử dụng phương pháp kiểm tra ngược trên 174 nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam (nhóm theo dõi dọc). Sau khi kiểm tra sư phạm, đối chiếu với tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá TĐTL, luận án tiến hành so sánh, đối chiếu với hiệu suất thi đấu của các VĐV tại giải vô địch bóng đá nữ quốc gia năm 2018 nhằm xác định độ tin cậy, mức độ chính xác của hệ thống tiêu chuẩn đánh giá TĐTL đã xây dựng.

So sánh kết quả đánh giá xếp loại tổng hợp trong đánh giá TĐTL cho đối tượng nghiên cứu (bằng chỉ số khi bình phương) giữa tiêu chuẩn đánh giá của luận án đã xây dựng với các tiêu chuẩn do các CLB, ban huấn luyện đội tuyển quốc gia xây dựng và đã được áp dụng tại các địa phương trên phạm vi toàn quốc. Đối tượng kiểm tra là 130 nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam (nhóm kiểm chứng) thuộc các vị trí chuyên môn thi đấu tiền đạo, tiền vệ, hậu vệ và thủ môn tại các CLB bóng đá nữ trên phạm vi toàn quốc như: Hà Nội, Sơn La, Thái Nguyên, Hà Nam, thành phố Hồ Chí Minh, Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (Quảng Ninh).

Kết quả cụ thể được trình bày ở các mục 3.3.4.2 dưới đây.

3.3.2.2. Xác định hiệu quả của các tiêu chuẩn đã xây dựng.


Sử dụng phương pháp kiểm tra ngược:

Từ kết quả nghiên cứu trên, luận án ứng dụng tiêu chuẩn đã xây dựng được để tiến hành kiểm tra sơ bộ (đánh giá TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam - thuộc nhóm theo dõi dọc sau 12 tháng tập luyện thông qua tiêu chuẩn đã xây dựng), sau đó đối chiếu với hiệu suất thi đấu của các đối tượng này tại giải vô địch bóng đá nữ quốc gia năm 2018 theo các vị trí chuyên môn thi đấu đã xác định. Ở đây luận án chỉ lấy ngẫu nhiên 25 nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam (thuộc nhóm theo dõi dọc) làm ví dụ, kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.43.

BẢNG 3.43. KẾT QUẢ KIỂM TRA NGƯỢC THÔNG QUA TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN - THỜI ĐIỂM SAU 1 NĂM TẬP LUYỆN


TT


VĐV


Vị trí

Điểm đạt được của các nhóm yếu tố

Tổng điểm


Xếp loại

Hiệu suất

thi đấu (điểm)

Hình

thái

Thể lực

Kỹ - chiến

thuật

Tâm lý

Y sinh

1.

№ 1

10.42

16.27

20.80

10.20

10.07

67.76

Khá

73.62

2.

№ 2

13.02

19.77

22.40

12.80

10.38

78.37

Tốt

86.15

3.

№ 3

HV

12.77

19.37

21.40

11.50

10.18

75.22

Tốt

81.21

4.

№ 4

HV

11.77

20.17

22.20

13.50

9.18

76.82

Tốt

83.16

5.

№ 5

TV

10.42

16.27

20.80

10.20

10.78

68.47

Khá

77.02

6.

№ 6

TV

11.92

19.17

22.70

13.30

10.98

78.07

Tốt

86.03

7.

№ 7

TM

12.01

19.26

22.79

13.39

10.07

77.52

Tốt

85.18

8.

№ 8

TM

11.90

19.15

22.68

13.28

10.96

77.97

Tốt

82.09

9.

№ 9

10.58

16.43

20.96

10.36

10.94

69.27

Khá

71.82

10.

№ 10

9.94

15.79

20.32

9.72

11.30

67.07

Khá

72.05

11.

№ 11

HV

11.99

12.24

20.77

12.37

10.05

67.42

Khá

71.38

12.

№ 12

HV

12.02

15.17

20.60

13.30

8.98

70.07

Tốt

89.16

13.

№ 13

TV

11.76

14.01

18.44

13.14

9.82

67.17

Khá

72.01

14.

№ 14

TV

11.68

18.93

19.36

13.06

9.74

72.77

Tốt

84.37

15.

№ 15

TM

12.12

20.17

20.76

13.30

9.98

76.33

Tốt

82.44

16.

№ 16

TM

8.86

11.05

16.06

9.16

7.80

52.93

TB

57.52

17.

№ 17

10.36

13.95

17.66

12.26

10.60

64.83

Khá

73.33

18.

№ 18

10.55

14.14

21.85

12.45

9.19

68.18

Tốt

82.64

19.

№ 19

HV

10.44

14.03

21.74

12.34

8.08

66.63

Khá

71.01

20.

№ 20

HV

9.02

11.21

19.92

9.32

7.96

57.43

Khá

72.16

21.

№ 21

TV

8.38

10.57

19.28

8.68

9.32

56.23

Khá

74.70

22.

№ 22

TV

10.63

14.22

21.93

12.53

8.27

67.58

Khá

71.04

23.

№ 23

TM

11.56

13.29

21.10

10.46

9.20

65.61

Khá

74.06

24.

№ 24

TM

10.40

12.13

19.94

12.30

6.04

60.81

Khá

70.87

25.

№ 25

9.22

10.95

18.76

11.12

7.86

57.91

Khá

73.33


Từ kết quả thu được ở bảng 3.43 một lần nữa khẳng định độ tin cậy, tính đúng đắn và hiệu quả của hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam thông qua 29 tiêu chí thuộc 05 nhóm yếu tố thành phần và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá TĐTL mà quá trình nghiên cứu luận án đã xây dựng.

So sánh kết quả xếp loại đánh giá xếp loại tổng hợp TĐTL trên nhóm kiểm chứng:

Để xác định hiệu quả hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam, sau khi tiến hành kiểm tra sư phạm trên 29 tiêu chí đã lựa chọn và đối chiếu với tiêu chuẩn đánh giá đã được xây dựng (bảng 3.42), luận án tiến hành so sánh kết quả đánh giá xếp loại tổng hợp TĐTL cho đối tượng nghiên cứu giữa tiêu chuẩn đánh giá của luận án đã xây dựng với các tiêu chuẩn do các CLB, ban huấn luyện đội tuyển quốc gia xây dựng và triển khai áp dụng tại các CLB bóng đá nữ trên phạm vi toàn quốc.

Đối tượng kiểm tra là 130 nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam tại đội tuyển quốc gia, các CLB bóng đá nữ trên phạm vi toàn quốc theo các vị trí chuyên môn thi đấu đã xác định, trong đó:

Nhóm vị trí tiền đạo: 38 VĐV. Nhóm vị trí tiền vệ: 45 VĐV. Nhóm vị trí hậu vệ: 37 VĐV. Nhóm vị trí thủ môn: 10 VĐV.

Đây chính là nhóm đối tượng quan trắc sư phạm (nhóm kiểm chứng) như đã trình bày ở mục 2.1 chương 2 của luận án. Số lượng các VĐV này cũng được tập luyện theo chương trình huấn luyện giai đoạn hoàn thiện thể thao (chương trình huấn luyện 2 - 3 năm) do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam xây dựng, đồng thời trong quá trình huấn luyện, các VĐV đều được áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá do ban huấn luyện đội tuyển quốc gia và các CLB bóng đá nữ xây dựng. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.44 cho thấy:


BẢNG 3.44. SO SÁNH KẾT QUẢ XẾP LOẠI TỔNG HỢP TRONG ĐÁNH GIÁ TĐTL CỦA NỮ VĐV BÓNG ĐÁ CẤP CAO VIỆT NAM GIỮA TIÊU CHUẨN DO LUẬN ÁN XÂY DỰNG VỚI TIÊU CHUẨN CỦA CÁC CLB, BAN HUẤN LUYỆN ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA XÂY DỰNG


Hệ thống tiêu chuẩn

Vị trí chuyên môn thi đấu

Kết quả xếp loại tổng hợp TĐTL


2


P

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

Luận án xây dựng

Tiền đạo (n=38)

14

22

2

0

0


12.038


<0.05

Các CLB, đội tuyển quốc gia

8

16

9

2

3

Luận án xây dựng


Tiền vệ (n=45)

17

20

8

0

0


9.200


<0.05

Các CLB, đội tuyển quốc gia

13

12

16

2

2

Luận án xây dựng


Hậu vệ (n=37)

11

18

8

0

0


10.604


<0.05

Các CLB, đội tuyển quốc gia

8

9

15

3

2

Luận án xây dựng

Thủ môn (n=10)

7

3

0

0

0


8.978


<0.05

Các CLB, đội tuyển quốc gia

2

2

4

1

1

Khi so sánh kết quả đánh giá xếp loại tổng hợp TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam ở 04 vị trí chuyên môn thi đấu giữa tiêu chuẩn đánh giá của luận án đã xây dựng với tiêu chuẩn đánh giá do ban huấn luyện đội tuyển quốc gia và các CLB bóng đá nữ xây dựng áp dụng tại các đơn vị, các CLB, kết quả xác định giá trị 2tính đều lớn hơn giá trị 2bảng ở ngưỡng xác suất từ P < 0.05.

Điều đó cho thấy, có sự khác biệt rõ rệt về hiệu quả, mức độ chính xác trong đánh giá TĐTL cho đối tượng nghiên cứu giữa 2 hệ thống tiêu chuẩn đánh giá đã xây dựng. Hay nói một cách khác, hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá TĐTL cho đối tượng nghiên cứu mà luận án xây dựng được đã thể hiện mức độ chính xác, và đem lại hiệu quả trong đánh giá TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam ở 04 vị trí chuyên môn thi đấu (tiền đạo, tiền vệ,


hậu vệ, thủ môn) cao hơn hẳn so với các tiêu chuẩn do các CLB, ban huấn luyện đội tuyển quốc gia xây dựng và triển khai áp dụng tại các CLB bóng đá nữ trên phạm vi toàn quốc.

3.3.3. Bàn luận về kết quả xây dựng, ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam.

3.3.3.1. Về kết quả xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam.

Vấn đề nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL, trình độ thể lực… cho VĐV các môn thể thao khác nhau đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như: Vương Chí Hồng (1989) [28]; Bùi Huy Quang (1997) [52]; Võ Đức Phùng, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn, Ngô Đức Nhuận, Nguyễn Thị Tuyết (1999) [50]; Đàm Tuấn Khôi (2012) [36]; Nguyễn Xuân Thanh (2016) [56]; Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002) [69]… Đối với VĐV bóng đá, đã có các các giả quan tâm nghiên cứu như: Phạm Ngọc Viễn (1992, 1999) [82], [85]; Nguyễn Đăng Chiêu (2004)

[16]; Nguyễn Đức Nhâm (2005) [44]; Phạm Xuân Thành (2007) [59]; Nguyễn Hồng Sơn (2017) [55]… Tuy nhiên, tham khảo các công trình nghiên cứu cho thấy, hầu hết các tác giả mới chỉ xây dựng tiêu chuẩn đánh giá theo thang độ C (thang điểm 10) cho từng chỉ tiêu, từng test lựa chọn riêng biệt. Kết quả nghiên cứu của luận án, ngoài việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL cho nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo thang độ C nhằm đánh giá theo từng chỉ tiêu, từng test, còn xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao theo điểm thì hầu như các tác giả chưa có sự quan tâm thoả đáng.

Như vậy, việc đưa ra tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp TĐTL của đối tượng nghiên cứu là rất thuận tiện cho các HLV, các nhà chuyên môn trong việc kiểm tra đánh giá TĐTL tổng hợp của nữ VĐV bóng đá cấp cao. Bởi vì, trong bóng đá, TĐTL tổng hợp là rất quan trọng. Trong thi đấu, VĐV không


những thể hiện các TĐTL riêng lẻ, mà điều quan trọng là biểu hiện TĐTL tổng hợp. VĐV nào có TĐTL tổng hợp cao và biết vận dụng tối đa TĐTL tổng hợp đó thì sẽ phát huy được khả năng thi đấu, VĐV có TĐTL tổng hợp càng cao thì khả năng thi đấu càng tốt [1], [94], [105], [106], [108].

Với kết quả của vấn đề xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL cho đối tượng nghiên cứu như đã đề cập ở trên, luận án đã tiến hành theo phương thức lượng hoá (định lượng) bằng 2 phương pháp phân loại trình độ và xây dựng bảng điểm cho từng chỉ tiêu quan sát:

Phương pháp thứ nhất: TĐTL của VĐV được đánh giá theo 5 mức: tốt, khá, trung bình, yếu, kém theo quy tắc 2 xích ma. Theo đó, luận án đã xây dựng được 08 bảng phân loại. Mỗi bảng phân loại được xây dựng tương ứng với 29 tiêu chí nghiên cứu và tương ứng với từng vị trí chuyên môn thi đấu (tiền đạo, tiền vệ, hậu vệ và thủ môn - bảng 3.21 đến bảng 3.28).

So với một số công trình nghiên cứu trong bóng đá như của: Phạm Ngọc Viễn (1990) [79], Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2000, 2002) [68], [69] cũng như của tác giả Nguyễn Đăng Chiêu

(2004) [16], Nguyễn Đức Nhâm (2005) [44], Phạm Xuân Thành (2007) [59], Nguyễn Hồng Sơn (2017) [55]… thì việc phân loại có khi là có sự giống nhau, hoặc có sự khác nhau. Chẳng hạn Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002) [69] thì chia ra làm 4 mức trong đánh giá: tốt, khá, trung bình, yếu. Còn Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2000) [68] trong đề tài: “Bước đầu đánh giá TĐTL và hình thành mô hình VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 15 - 17 trong chương trình Quốc gia về Thể thao” thì đánh giá phân loại làm 5 mức: rất tốt, tốt, khá, trung bình, yếu. Còn trong phân loại đánh giá của luận án tuy cũng chia thành 5 mức, nhưng là: tốt, khá, trung bình, yếu, kém.

Về giá trị ở từng mức đánh giá cụ thể giữa kết quả nghiên cứu của luận án và các tác giả nêu trên cũng có sự khác biệt nhất định. Chẳng hạn so với số


liệu của Vương Chí Hồng (1989) [28] trong test Cooper ở lứa tuổi 13 - 14 thì mức kém là 2500 m, yếu là 2640 m, trung bình là 2740 m, khá là 2850 m và tốt là 2970 m; số liệu của luận án ở lứa tuổi tương ứng là: <2298.25 m, 2298.25 m - 2469.96 m, 2469.96 m - 2813.38 m, 2813.38 m - 2985.09 m và >

2985.09 m. Sở dĩ có các giá trị khác nhau ở từng mức đánh giá là do yếu tố tác động của trình độ chuyên môn, TĐTL và hiệu quả của hệ thống huấn luyện [94], [95], [105], [107].

Lưu ý rằng, phương pháp đánh giá phân loại này theo quan điểm của luận án nghiên cứu cũng như của một số tác giả Bùi Huy Quang (1997) [52]; Võ Đức Phùng, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn, Ngô Đức Nhuận, Nguyễn Thị Tuyết (1999) [50]; Đàm Tuấn Khôi (2012) [36]; Nguyễn Xuân Thanh (2016) [56] là chỉ cho phép sử dụng để đánh giá một cách tương đối từng TĐTL của VĐV với ý nghĩa dùng để phân loại trình độ từng chỉ tiêu trong quá trình huấn luyện là chính. Nếu sử dụng phương pháp này để tuyển chọn (đào thải hoặc tuyển chọn để lấy VĐV vào các đội tuyển quốc gia với một số lượng có hạn) sẽ gặp một số hạn chế nhất định vì nó không được xem xét dưới góc độ tổng thể.

Phương pháp thứ hai: TĐTL của VĐV được đánh giá theo thang điểm

10. Ưu điểm của phương pháp này là các nội dung kiểm tra sẽ được đánh giá một cách chính xác thông qua một đơn vị đo lường duy nhất là điểm (trong luận án sử dụng thang độ C). Phương pháp này nên được sử dụng rộng rãi trong quá trình tuyển chọn VĐV, đặc biệt là trong chuyển cấp đào tạo, vì như vậy sẽ cho phép chúng ta chọn được VĐV một cách chính xác hơn trên cơ sở sự phát triển các TĐTL đơn lẻ của họ bằng cách xác định tổng điểm ở các chỉ tiêu quan sát, và VĐV nào có tổng điểm cao hơn, VĐV đó có TĐTL tốt hơn. Mặt khác, để xác định trình độ phát triển của từng TĐTL, HLV cũng sẽ dễ dàng nhận biết được những điểm mạnh, điểm yếu của từng VĐV để điều chỉnh kế hoạch huấn luyện.

Xem tất cả 230 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí