Những Công Trình Nghiên Cứu Có Liên Quan Ở Trong Nước


Tam giác đều, Tam giác vuông, Tam giác tù, Tam giác nhọn, Tam giác ngẫu nhiên, Hình vuông, Hình chữ nhật, Hình thoi, Hình tam giác, Hình thang, Hình thang cân, Hình bình hành, Hình lập phương, Hình ngũ giác. Kết quả đánh giá theo thang điểm 100 cho mỗi mô hình đều khá cao: 8 mô hình đạt 100 điểm, 1 mô hình 92 điểm, 2 mô hình 83 điểm, 6 mô hình đật 75 điểm, 1 mô hình 67

điểm, 1 mô hình 58 điểm và 1 mô hình 42 điểm.

Theo Jan Heller (2010), [102] đánh giá hiện nay có rất ít các dữ liệu có liên quan đến nhu cầu sinh lý của VĐV CL, dẫn đến việc bị hạn chế trong tiếp cận so sánh trình độ giữa nhiều nhóm VĐV. Do vậy, ông đã nghiên cứu thành bộ hồ sơ sinh lý về hệ thống các chỉ số nhân trắc học, sinh lý học, tâm lý học cho những VĐV CL (gồm các VĐV ưu tú cấp cao, VĐV CL trẻ của cả nam và nữ). Kết quả nghiên cứu của tác giả được đánh giá là một quy trình khoa học, mô hình tiêu biểu hữu ích cho việc xác định, đánh giá, so sánh mức độ thành công của VĐV CL từ lứa VĐV trẻ xếp hạng cấp quốc gia, đến VĐV ưu tú cấp cao xếp hạng cấp quốc tế.

Theo nhóm tác giả Manas Sah, Sushma Ghildyal và Yashoda Patwal (2011), [105], đã nhấn mạnh nhiều VĐV khó khăn khi thể hiện bốn đặc điểm tâm lý: "một niềm tin mạnh mẽ (sự tự tin) khả năng thực hiện tốt, động lực bên trong để thành công, khả năng tập trung suy nghĩ và cảm xúc không bị phân tâm và sự điềm tĩnh dưới áp lực thi đấu". Nhóm tác giả kết luận, đánh giá đặc điểm tính cách và đặc điểm lo lắng tâm lý thành một bộ hồ sơ tâm lý cho VĐV CL không chỉ là nhu cầu góp phần đào tạo phát triển thể chất, sinh lý cho VĐV mà còn giúp ích cho VĐV thành công trong mọi lĩnh vực.

Tác giả Sonstroem, R.J. (1997) [110] trong bài “Tổng quan về sự hồi hộp trong thể thao” đã phân tích về sự kích động, sự hồi hộp và thành tích thể thao. Tác giả đã dẫn chứng kết quả nghiên cứu của Smitth về bốn mô hình quản lý trạng thái căng thẳng là: sự ngăn chặn; điều kiện khắc nghiệt; điều chỉnh nhận thức và các kỹ năng đối đầu; và đề cập tới các kỹ thuật xử lý khi chúng có khả năng xảy ra.


Tác giả A.V.Rodionov (1990) trong cuốn “Phương pháp tâm lý sư phạm nâng cao thành tích thi đấu” [88] đã đưa ra bốn phương tiện điều khiển tâm lý có hiệu quả, là: Tác động bằng lời như thuyết phục, quở mắng, tạo ra những tình huống tiêu cực VĐV sẽ gặp trong thi đấu, phân tích, giải thích, từ đó VĐV thấy được lối thoát, sự thăng hoa...; Động viên bằng hình thức HL tâm lý, điều khiển tâm lý; Sự tác động bằng phương tiện máy móc như: sử dụng nhạc, phim mang tính tâm lý; Những tác động tâm sinh lý như matxa, điều khiển nhịp thở, dung dược phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, những bài tập chuyển động thuộc nhóm thể dục theo nhạc.

1.6.2. Những công trình nghiên cứu có liên quan ở trong nước

Đến nay nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về môn cầu lông, các tác giả có các hướng nghiên cứu đánh giá ở từng nội dung khác nhau. Cũng có nhiều tác giả có cùng hướng nghiên cứu, nhưng ở môn thể thao khác, như: Đào Chí Thành (2001) [58], Đào Bình An (2011) [1], Bùi Thị Hải Yến (2011) [85], Khoa

Trung Kiên (2011) [25], Trần Quang Cường (2012) [13], Nguyễn Trọng Minh

(2013) [36]; Nguyễn Thạc Phúc (2013) [46], Hoàng Thị Mến (2014) [34], Đoàn

Kim Đức (2014) [14], Ngô Hữu Thắng (2014) [63], Vũ Thị Kiều Trang (2016) [71], … Dưới đây là một số công trình nghiên cứu trong nước có liên quan:

Tác giả Lê Hồng Sơn (2006), đi sâu nghiên cứu về “Ứng dụng hệ thống các bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn cho nam VĐV CL trẻ lứa tuổi 16-18” [54]. Đề tài đã đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho VĐV CL lứa tuổi 16-18 bằng 13 test. Đồng thời, luận án cũng lựa chọn được 74 bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho VĐV CL lứa tuổi 16-18. Đây là công trình nghiên cứu có thể tham khảo nhiều về chuyên môn CL. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Hồng Sơn dừng lại chủ yếu ở việc đánh giá và phát triển trình độ thể lực chuyên môn của VĐV CL lứa tuổi 16-18, còn đối tượng VĐV CL cấp cao Việt Nam thì tác giả chưa đề cập đến.

Tác giả Đàm Tuấn Khôi (2012), quan tâm nghiên cứu về “Xây dựng hệ thống đánh giá TĐTL của VĐV CL cấp cao” [24]. Tác giả đã xây dựng được hệ


thống các chỉ tiêu đánh giá TĐTL của VĐV CL cấp cao, gồm 32 chỉ tiêu phân theo 5 nhóm: hình thái, chức năng, thể lực, kỹ thuật và tâm lý. Kết quả nghiên cứu tác giả kết luận: xác định được tỷ trọng ảnh hưởng của các yếu tố thành phần cấu thành TĐTL đến thành tích thi đấu của VĐV CL cấp cao. Trong đó yếu tố chức năng sinh lý chiếm tỷ trọng cao nhất là 28.5% (nam) và 25.7% (nữ) tiếp theo là yếu tố tâm lý chiếm tỷ trọng 24.6% (nam) và 22.7% (nữ) yếu tố hình thái có tỷ trọng thấp nhất là 11.4% (nam) và 13.9% (nữ). Công trình nghiên cứu này của tác giả Đàm Tuấn Khôi là nguồn tài liệu đặc biệt quan trọng cho những nhà nghiên cứu về CL cũng như tâm sinh lý tham khảo. Tuy nhiên, để toàn diện hơn cần phải có những chỉ tiêu sinh hóa, sinh cơ để phân tích cụ thể hơn về các yếu tố thành phần ảnh hưởng tới thành tích VĐV CL cấp cao.

Tác giả Trịnh Toán (2013), quan tâm nghiên cứu về quan hệ giữa thành tích thi đấu với chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ chiến thuật của VĐV chạy cự ly trung bình ở lứa tuổi 16-18 [70]. Tác giả xác định quan hệ giữa thành tích thi đấu với chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ chiến thuật của VĐV chạy CLTB ở lứa tuổi 16-18. Như vậy, các môn thể thao nói chung đều có mối tương quan chặt chẽ giữa yếu tố sinh lý, tố chất thể lực, kỹ chiến thuật tới thành tích thi đấu của VĐV. Tuy nhiên, còn rất nhiều các yếu tố khác có tầm quan trọng không kém đó là các chỉ số sinh hóa, tâm lý... mà chưa được tác giả đề cập đến.

Tác giả Nguyễn Ngọc Anh (2016), quan tâm “Nghiên cứu sự biến đổi hình thái, chức năng tâm, sinh lý và thể lực của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn trong chu kỳ HL năm” [2]. Trong nội dung nghiên cứu của mình, tác giả đã đánh giá được những diễn biến hình thái, chức năng tâm, sinh lý và thể lực dưới tác động của các bài tập trên đối tượng nghiên cứu. Như vậy, để đánh giá hiệu quả của các bài tập, hay hiệu quả của thành tích thi đấu ở bất kỳ các môn thể thao nào đều thể hiện thông qua các chỉ số của các yếu tố hình thái, chức năng tâm, sinh lý và thể lực. Tuy nhiên, trong kết quả nghiên cứu của luận án không thể hiện được


mô hình liên kết giữa các yếu tố thành phần này, đây là vấn đề cần bàn luận và nghiên cứu thêm.

Lý Đại Nghĩa (2017), tác giả quan tâm nghiên cứu về “Đặc điểm chức năng sinh lý, tâm lý và tố chất thể lực của VĐV đội tuyển Judo thành phố Hồ Chí Minh” [43]. Đây là một trong những công trình có phạm vi và quy mô nghiên cứu sâu rộng của môn Judo cho cả 4 hạng nhóm hạng cân trên cả 2 nhóm đối tượng nam và nữ. Lựa chọn được 33 tiêu chí đánh giá đồ sộ với 15 tiêu chí (test) chức năng sinh lý, 04 tiêu chí sinh hóa, 05 test tâm lý, 09 test đánh giá tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV Judo. Trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học, đây là một trong số ít công trình đã lựa chọn được hệ thống tiêu chí để đánh giá tổng hợp và chi tiết về một môn thể thao. Đây là nguồn tài liệu quý báu để luận án có thể tham khảo về nhiều vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu.

Nguyễn Thị Lý (2018), [32] xác định 73 chỉ số kiểm tra trong mô hình VĐV TDDC nữ cấp cao VN, gồm: 30 chỉ số kiểm tra hình thái, 8 chỉ số vân da tay phản ánh đặc điểm VĐV TDDC nữ cấp cao VN; 16 test kiểm tra trình độ thể lực, 5 thông số mô hình chức năng, 13 test kiểm tra kỹ thuật; 4 test đánh giá năng lực tâm lý, mô hình tâm lý và IQ của VĐV TDDC nữ cấp cao VN.

Phạm Thị Hiên (2018), [20] đã chọn được 53 chỉ số, test để xác định mô hình nam VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi gồm: 23 chỉ số về hình thái, 10 chỉ số chức năng, 12 test, chỉ số tâm lý, 05 thể lực và 03 kỹ thuật. Trong đó, tác giả đề xuất 2 mô hình cho nam VĐV cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi là: (1) Y = 0.207A+ 0.179B + 0.292C + 0.174D + 0.148E; (2) Y’ = 0.207A’+ 0.176B’ + 0.314C’ + 0.167D’ + 0.136E’

(Trong đó: Y: là mô hình đã nghiên cứu được; Y’: là mô hình lý tưởng; A, A’: Yếu tố về kỹ thuật; B, B’: Yếu tố về chức năng; C, C’: Yếu tố về tâm lý; D, D’: Yếu tố về thể lực, E, E’: Yếu tố về hình thái).

Tác giả Đặng Thị Hồng Nhung (2015), kết quả nghiên cứu “Ứng dụng các chỉ số về y sinh học trong đánh giá trình độ tập luyện của VĐV Điền kinh cấp cao (nội dung nhảy xa)” [45] đã nêu được vai trò của ứng dụng hiệu quả


những nhân tố tạo nên TTTTC, đó là: Phương pháp HL hiện đại, VĐV tài năng và HLV tâm huyết, sự áp dụng các thành tựu trong nghiên cứu khoa học về y – sinh học, tâm lý, sinh – cơ học, khoa học về dinh dưỡng và hấp thu, các nghiên cứu về thay đổi môi trường – địa lý trong HL thể thao... Qua đó, tác giả đã lựa chọn được hệ thống các chỉ số về nhân trắc học, sinh lý học để đánh giá TĐTL của VĐV cấp cao môn Điền kinh (nội dung nhảy xa). Kết quả nghiên cứu đã khẳng định tính hiệu quả của các chỉ số y sinh học trong đánh giá trình độ của VĐV điền kinh cấp cao. Như vậy đây cũng là nguồn tài liệu cần thiết giúp luận án tham khảo nhiều vấn đề có liên quan trong quá trình nghiên cứu.

Từ kết quả nghiên cứu trên, năm 2015-2016, tổng cục TDTT chủ trì Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng hệ thống giải pháp KHCN và quy trình ứng dụng trong quá trình chuẩn bị cho các Đội tuyển thể thao Quốc gia” [60] với 8 đề tài nhánh và được tiến hành nghiên cứu tập trung các môn thể thao Olympic, gồm: Bắn súng, Cử tạ, Thể dục dụng cụ, Điền kinh, Bơi lội, Teakwondo. Kết quả bước đầu cho thấy việc ứng dụng khoa học và công nghệ TDTT đã có sự tác động đến thành tích của VĐV các môn trên; cụ thể là có nhiều VĐV đạt chuẩn tham dự Olympic 2016 và môn Bắn súng lần đầu tiên đạt huy chương vàng.

Năm 2018, tác giả Lê Quý Phượng thực hiện chương trình “Nghiên cứu mô hình VĐV cấp cao một số môn thể thao trọng điểm hướng đến ASIAD và Olympic (Cử tạ, Điền kinh, Bắn súng, Bơi lội, TDDC)” [49] với mục tiêu nghiên cứu xác định mô hình VĐV cấp cao các: Cử tạ, Điền kinh, Bắn súng, Bơi lội, Thể dục dụng cụ để định hướng TC VĐV năng khiếu các môn này nhằm chuẩn bị lực lượng VĐV kế thừa ở các năm tiếp theo. TC tài năng thể thao thường phải dựa vào đặc điểm của từng môn thể thao (về mọi mặt). Trong khi đó nghiên cứu về đặc điểm VĐV cấp cao từng môn thể thao của thế giới nói chung còn rất ít được công bố với những chỉ số, tiêu chuẩn cụ thể. Ở nước ta, những tư liệu này của từng môn thể thao lại càng thiếu.


Trong các công trình nghiên cứu về mô hình VĐV cấp cao đã đưa ra kết cấu mô hình VĐV cấp cao và lộ trình phát triển khác nhau dẫn tới mô hình VĐV cấp cao như sau:

Bảng 1.6. Kết cấu mô hình VĐV ưu tú

Lộ trình phát triển khác nhau dẫn tới mô hình VĐV ưu tú [8]


Năng lực

Mang tính bẩm sinh

Mang tính môi trường và HL

Lộ trình phát triển

Hiệu ứng di truyền

Hiệu ứng môi trường

Hiệu ứng HL

Hình thái

+++

+

+

Chức năng

++

+

+++

Tố chất

+

+

+++

Phối hợp vận động

+

++

+++

Kỹ thuật


+

+++

Chiến thuật



+++

Tâm lý, đạo đức ý chí

+

+++

+++

Tri thức

+

++

+++

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xây dựng mô hình nam vận động viên cấp cao môn cầu lông qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý - 8

(Ghi chú: +++ cao; ++ trung bình; + thấp)

Nhận xét chương 1:

Khái quát và phân tích hệ thống cơ sở lý luận về các loại mô hình và mô hình HL đào tạo VĐV làm nền tảng giải quyết các mục tiêu của luận án. Đồng thời, xác định các yếu tố sinh học (hình thái, sinh lý, sinh hóa), tâm lý và sư phạm (thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, thi đấu) là những giá trị cấu thành mô hình HL VĐV cấp cao.

Xây dựng cơ sở khoa học về khung mô hình VĐV cấp cao trên cơ sở đánh giá TĐTL của VĐV về các yếu tố sinh học (hình thái, sinh lý, sinh hóa), tâm lý và sư phạm (thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, thi đấu). Trong đó, xác định đặc trưng mô hình VĐV cấp cao là mô hình lý thuyết và mô hình thực nghiệm bằng cách đánh giá thông quá các chỉ số đặc trưng đặc thù về hình thái, sinh lý, sinh hóa, thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, thi đấu và tâm lý.


Xác định mô hình VĐV cấp cao là các đặc điểm đặc thù nổi bật của từng môn thể thao, từ đó là cơ sở để định hướng TC đào tạo tài năng thể thao.

Môn CL là một trong các môn trọng điểm của thể thao Việt Nam. Trong đó, mục đích công tác HL môn CL hiện nay là hướng VĐV có thành tích tại các giải quốc tế, SEA Games, Asiad và mục tiêu xa có VĐV được tham dự Olympic. Do vậy, xây dựng mô hình VĐV cấp cao CL trên cơ sở các đặc điểm chuyên môn (thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, thi đấu), đặc điểm sinh học (hình thái, sinh lý, sinh hóa), đặc điểm tâm lý (cảm xúc, ý chí) là định hướng tiền đề quan trọng cho thực tiễn HL đào tạo môn CL ở Việt Nam hiện nay.

Hiện nay, hệ thống HL đào tạo VĐV CL được hình thành từ cấp cơ sở của các địa phương làm nền tảng phát triển. TC, đào tạo VĐV tại các trung tâm, trường năng khiếu tỉnh là bước sàng lọc tiếp theo để lựa chọn được những VĐV CL cấp cao, ưu tú cho quốc gia.

Đến nay, nhiều tác giả, nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về môn CL. Tuy nhiên, có rất ít công trình về xây dựng mô hình VĐV CL cấp cao trên cơ sở tổng hợp được các giá trị đặc trưng sinh học, sư phạm và tâm lý theo đặc thù môn CL.


CHƯƠNG 2


ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:

Là nghiên cứu xây dựng mô hình VĐV CL cấp cao qua các giá trị sinh học, tâm lý và sư phạm.

2.1.2. Khách thể nghiên cứu:

Các VĐV của đội tuyển CL trẻ quốc gia đang tập huấn tại các trung tâm, VĐV đội tuyển quốc gia đang tham gia tập huấn và VĐV ở một số địa phương: Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Điện Biên, Quân Đội, thành phố Hồ Chí Minh...

Đối tượng phỏng vấn:

Các chuyên gia TDTT, nhà khoa học TDTT, cán bộ quản lý TDTT, HLV CL các tỉnh, thành, ngành có đội tuyển CL...

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.

Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, để phục vụ cho việc nghiên cứu tổng quan và giải quyết các mục tiêu của luận án. Đây là cơ sở lý luận quan trọng bổ sung các luận cứ khoa học và thực tiễn về HL môn CL và xác định các chỉ số đặc trưng về sinh học (hình thái, sinh lý, sinh hóa), tâm lý, sư phạm phù hợp với cấu trúc, đặc thù của VĐV CL cấp cao. Đồng thời, thông qua phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu từ đó có cơ sở tiến hành xây dựng mô hình VĐV CL cấp cao thông qua các chỉ số đặc trưng sinh học (hình thái, sinh lý, sinh hóa), tâm lý, sư phạm phù hợp với cấu trúc, đặc thù của VĐV CL cấp cao.

Luận án đã sử dụng tài liệu tham khảo khác nhau, nguồn tài liệu tham khảo bao gồm trong nước và nước ngoài, các tạp chí khoa học, kỷ yếu các hội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022