Mối Quan Hệ Giữa Báo Chí Và Vấn Đề Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long


để giới thiệu, nhân rộng những mô hình mẫu. Khi đưa ra mô hình mới, báo chí chỉ ra cách làm để đạt được mục tiêu đó và đảm bảo rằng những cách làm đó phải phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

Nội dung thông tin về TCCNNN được nhiều người quan tâm, mang tính thời sự, chính xác, khách quan, trung thực, dễ hiểu.

1.3.2.2. Yêu cầu về hình thức

Do TCCNNN là chủ trương mới nên hình thức thể hiện các sản phẩm truyền thông TCCNNN trên báo chí phải nổi bật, tạo được ấn tượng riêng để thu hút sự chú ý của công chúng.

Đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông TCCNNN trên báo chí với nhiều thể loại khác nhau: tin, ghi nhanh, phóng sự, chuyên trang, chuyên đề, chuyên mục, tạp chí, tọa đàm, nhịp cầu nhà nông, câu chuyện truyền thanh, truyền hình thực tế... để tiếp cận với mọi đối tượng công chúng.

Truyền thông TCCNNN trên báo chí phải đảm bảo tính đa phương tiện để công chúng có thể tiếp cận dễ dàng với nhiều phương tiện, thiết bị khác nhau và tiếp nhận nội dung một cách chủ động.

Hình thức truyền thông TCCNNN phù hợp với nhu cầu, đặc điểm, thói quen sinh hoạt, điều kiện sở hữu thiết bị, phương tiện nghe nhìn của công chúng.

Báo chí đẩy mạnh tương tác trong các hình thức truyền thông TCCNNN, làm thế nào để công chúng có thể tham gia vào sản xuất, phản hồi ý kiến của mình về những nội dung liên quan TCCNNN.

Dùng hình ảnh minh họa, âm thanh phù hợp, những câu chuyện thực tế trong các hình thực thể hiện để chuyển tải nội dung đến công chúng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.

Báo chí tổ chức nhiều chương trình, tin, bài về TCCNNN gần gũi, hấp dẫn, sinh động thông qua những câu chuyện truyền thanh, tọa đàm, truyền hình thực tế trên phát thanh, truyền hình để phân tích, bình luận sâu về những vấn đề TCCNNN đang được mọi người quan tâm.


Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay - 9

1.4. Mối quan hệ giữa báo chí và vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

1.4.1. Khái quát về báo chí đồng bằng sông Cửu Long

Báo chí ở ĐBSCL phát triển từ trước 1975 nhưng phát triển mạnh nhất là sau Miền Nam hoàn toàn giải phóng. Lúc bấy giờ báo Đảng các địa phương là nổi bật nhất, vì đây là cơ quan ngôn luận và tiếng nói của đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương. Các tờ báo Đảng ở các địa phương phát hành theo định kỳ 1 lần/tuần (tuần báo). Các báo in ở ĐBSCL đều phát hành theo đường bưu điện, với số lượng mỗi lần phát hành từ 1.500 - 4.000 bản.

Trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, vào năm 2004, ĐBSCL được chia tách địa giới hành chính và thành lập 12 tỉnh và 1 thành phố là thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Để đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, các tờ báo in ĐBSCL đã có những bước phát triển vượt bậc. Các tờ tuần báo nâng kỳ phát hành lên 3 - 5 kỳ/tuần. Riêng thành phố Cần Thơ còn phát hành nhật báo Cần Thơ. Một số tỉnh có đông đồng bào Khmer như: Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh phát hành thêm báo Khmer ngữ để đáp ứng nhu cầu thông tin cho độc giả là người dân tộc.

Phát thanh ở ĐBSCL cũng phát triển từ rất sớm. Ngày 30/4/1975 chính quyền thành phố Cần Thơ về tay nhân dân, Đài Phát thanh thành phố Cần Thơ được thành lập. Đây là tờ báo nói cách mạng đầu tiên ở ĐBSCL ra đời. Đến nay 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đều có đài Phát thanh, còn ở các huyện thị đều có đài truyền thanh. Ngoài ra, Đài Tiếng Nói Việt Nam cũng thành lập cơ quan thường trú ở thành phố Cần Thơ, trung tâm vùng ĐBSCL. Trước đây do công nghệ chưa phát triển nên thiết bị, công nghệ của 13 đài phát thanh khu vực ĐBSCL còn thiếu thốn, lạc hậu và công suất máy phát của các đài đa số chỉ 1 kw nên tầm phủ sóng không rộng, chủ yếu là phục vụ cho người dân địa phương thông qua loa truyền thanh với thời lượng phát sóng cũng chỉ vài giờ/ngày chủ yếu là tin tức thời sự và một số chuyên mục chuyên sâu. Càng về


sau, các đài phát thanh ở khu vực ĐBSCL đã trang bị thiết bị số, và chuyển đổi qua phát sóng FM, đồng thời nâng công suất lên lên 5 kw để mở rộng tầm phủ sóng phục vụ đông đảo khán giả không chỉ ở trong tỉnh mà còn vươn ra các địa bàn lân cận. Thời lượng phát sóng của các đài phát thanh khu vực ĐBSCL từ 10 - 15 giờ/ngày. Nội dung các chương trình trên sóng phát thanh đã được cải tiến đáng kể, với chất lượng ngày càng phong phú, đa dạng và hấp dẫn hơn. Cũng như báo in, một số tỉnh có đông đồng bào dân tộc như: Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, và An Giang cũng đã sản xuất các chương trình phát thanh cung cấp thông tin cho công chúng người Khmer.

Báo hình khu vực ĐBSCL xuất hiện từ năm 1968. Đài Truyền hình Cần Thơ ra đời đầu tiên có công suất 25 kw. Tại ĐBSCL, người dân có thể bắt được sóng truyền hình của đài Sài Gòn trên kênh 9 VHF và đài Truyền hình Cần Thơ trên kênh 7 VHF. Trong chiến lược bình định nông thôn, chính quyền cũ gắn ở mỗi đồn bót một máy thu hình từ 20 - 24 inches. Mỗi đồn bót chỉ cách nhau từ 1.000 - 1.500 mét. Khi đó, truyền hình được coi như hệ thống truyền thông đồ sộ nhất, thu hút đông đảo công chúng. Những năm 1970, các loại máy thu hình sử dụng transitor được tung ra thị trường, nhiều nhà dân ở nông thôn chưa có điện lưới quốc gia có thể sử dụng bình ắc quy để xem. Khán giả từ Long An đến Cà Mau hướng ăng ten về Cần Thơ, khán giả ở Vĩnh Long, Mỹ Tho, Bến Tre, Long An, Đồng Tháp có thể sử dụng ăng ten cao 25 mét để bắt sóng truyền hình các đài.

Những năm đầu giải phóng, Đảng và Nhà nước ta đã nhanh chóng đưa đài Truyền hình Cần Thơ vào hoạt động, thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, phục vụ đời sống tinh thần của người dân. Trong điều kiện kinh tế hết sức khó khăn, Đài Truyền hình Cần Thơ chỉ tiếp sóng tầm xa chương trình của Đài Truyền hình Sài Gòn, qua trạm trung gian Vĩnh Long. Đồng Tháp là tỉnh thứ hai ở ĐBSCL có truyền hình (1985) và là đài truyền hình cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước phát truyền hình màu. Truyền hình


Đồng Tháp được đặt ở thị xã Sa Đéc - vị trí gần với trung tâm đồng bằng, công suất 1KW, máy phát màu bán dẫn, hiệu Thomson, hệ SECAM, kênh 11 VHF, với sự hỗ trợ kỹ thuật của đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Cuối thập niên 90, tất cả các tỉnh trong khu vực ĐBSCL đều có đài truyền hình với công suất từ 5 - 10 kw. Riêng đài Truyền hình khu vực Cần Thơ đã nâng công suất phát sóng lên 20 kw vào cuối năm 1998. Đến năm 2017, khu vực ĐBSCL có 13 Đài PTTH tỉnh, thành phố và một trung tâm truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ (CVTV), hiện tại CVTV đã chuyển thành kênh VTV

5. Các đài có 2 kênh phát sóng là: Vĩnh Long, An Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang. Các đài PTTH khu vực ĐBSCL đang chuyển sang phát sóng truyền hình số mặt đất thay cho công nghệ analog, một số đài có tài chính mạnh đang đầu tư máy móc, trang thiết bị đồng bộ và ứng dụng công nghệ để chuyển sang phát sóng HD. Đài PTTH Thành phố cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng có chương trình tiếng Khmer... phát từ 1 - 2 giờ/ngày, riêng đài PTTH An Giang phát 7 giờ/ngày. Về cơ cấu tổ chức mỗi đài PTTH có 9

- 11 phòng chức năng. Nhân sự mỗi đài có từ 120 - 320 cán bộ, viên chức.

Vào thập niên 90 khi công nghệ số phát triển mạnh mẽ thì 9/13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL cũng đã thành lập báo mạng điện tử và đã có sự cạnh tranh mạnh mẽ về chất lượng nội dung, hình thức thể hiện. Với lợi thế vượt trội nhanh nhạy và tính tương tác cao báo mạng điện tử đã và đang cạnh tranh rất lớn với các loại hình báo chí khác.

Theo thống kê của tác giả, trên 1.200 phóng viên, nhà báo đang làm việc ở các cơ quan báo chí của khu vực ĐBSCL, trong đó, tỷ lệ phóng viên có bằng đại học chiếm hơn 80%, còn lại là cao đẳng, trung học và trung cấp chuyên nghiệp.

1.4.2. Đặc điểm của công chúng Đồng bằng sông Cửu Long

Đại đa số công chúng ĐBSCL ở nông thôn, sống chủ yếu bằng nghề nông nên tiếp cận thị trường, sản xuất hàng hóa còn thấp so với thành thị.


Mặt khác thu nhập và đời sống của người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo của ĐBSCL vẫn còn ở mức cao, năm 2010 là 12,6%, còn năm 2011 là: 11,6%. [Bảng biểu 4]

Nông dân sống phân tán trên địa bàn rộng lớn nên chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Văn hóa Nam bộ nói chung và miền Tây Nam bộ nói riêng đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán. Ở đây có 6 tôn giáo lớn: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, Hồi giáo. Các tộc người sống ở ĐBSCL chủ yếu sống bằng NN.

Tiếng Việt được hầu hết các tộc người sử dụng trong giao tiếp xã hội, giao dịch hành chính. ĐBSCL là vùng trũng về trình độ học vấn của cả nước. Theo luận văn thạc sĩ “Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp của các đài PTTH khu vực Tây Nam Bộ hiện nay”, năm 2015 của Tăng Chí Huấn thì, ĐBSCL vẫn là vũng trũng về trình độ học vấn của nước ta. Mặt bằng dân trí thấp, cụ thể: cơ sở vật chất, phục vụ học tập, giảng dạy còn yếu kém; ý thức của người dân về học tập nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp còn hạn chế; đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo. Trình độ tiểu học của ĐBSCL 103,8% tuy có cao hơn tỷ lệ chung của cả nước chút ít trong khi tỷ lệ chung cả nước là l01,2%. Đối với cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung của cả nước. [bảng biểu 5]

Về tính cách, nhà văn Sơn Nam đã từng đề cập đến tính cách của người dân Nam bộ: “Chú trọng đến tính thực tiễn trong tư duy và hành động, đặt niềm tin nhiều hơn vào những sự việc trực quan, cụ thể, “mắt thấy, tay nghe” hơn là những gì mang tính lý luận, sách vở.” [47].

Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tôn giáo, trình độ học vấn, tâm lý giao tiếp, thói quen sinh hoạt và nhu cầu tiếp nhận thông tin của người dân, báo chí ĐBSCL cần có những tin, bài truyền thông về TCCNNN phù hợp với nhu cầu của công chúng ĐBSCL.


1.4.3. Khái quát về tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam và tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

1.4.3.1. Cơ sở chính trị và cơ sở pháp lý về TCCNNN

Chính sách đổi mới kinh tế sau Đại hội VI của Đảng đã mở ra sự thay đổi cấu trúc kinh tế, thể chế và tổ chức NN rất sâu sắc, với sự thừa nhận kinh tế hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ bản của NN và phát triển quan hệ thị trường ở nông thôn. Chiến lược phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng sản xuất để phục vụ tiêu dùng trong nước và mở rộng xuất khẩu đã thúc đẩy NN tăng trưởng liên tục và ổn định trong nhiều thập niên, giải quyết tốt an ninh lương thực, góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới [32].

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng đã quyết định: Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Ðẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế-xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu [33, tr 191].

Đại hội XII của Đảng cũng đã chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển NN và kinh tế nông thôn là “Xây dựng nền NN theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu” [34, tr 92]. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm NN Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Đồng thời “Đẩy nhanh cơ cấu lại ngành NN, xây dựng nền NN sinh thái phát triển toàn diện


cả về nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý NN và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa NN, nông thôn để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân. Chú trọng đầu tư vùng trọng điểm sản xuất NN. Có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển NN; từng bước hình thành các tổ hợp NN - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao” [34, tr 93].

Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục đề ra: phải tái cơ cấu lại nền kinh tế và hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong NN: “Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị; phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn kết hài hoà, hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế”. Từ mục tiêu đó, Nghị quyết cũng đã đặt ra nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn từ năm 2021 - 2026 là: “Cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập; phát triển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các khu vực, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh; có chính sách hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong NN; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững” [35].


Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, nhiệm vụ của ngành NN và phát triển nông thôn là: phát triển NN bền vững; thực hiện tái cơ cấu, xây dựng nền NN hiện đại, giá trị gia tăng và hiệu quả cao; xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống của dân cư nông thôn; phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai; bảo vệ và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đảng chỉ rò nhiệm vụ và giải pháp cơ cấu lại NN gắn với xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016 - 2020 là: “tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển NN bền vững, xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống của nông dân” [35, tr 281].

Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, ngày 19/2/2013 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 399/TTg phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020 [83].

Ngày 10/6/2013 Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án ”TCCNNN theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Đề án đề ra các nội dung tái cơ cấu về mô hình tăng trưởng NN, song song với tái cấu trúc sản xuất, tổ chức chuỗi cung ứng theo cơ chế thị trường, dựa trên quan hệ cung cầu, sản xuất NN theo định hướng thị trường và kinh nghiệm thực tiễn.

Ngay sau đó, ngày 15/6/2012 Bộ NN và PTNT có thông báo số 2867/TB-BNN-VP giao cho Viện Chính sách và Chiến lược PTNN-NT xây dựng đề án chuyển dịch cơ cấu, TCCNNN tỉnh Đồng Tháp” [13]. Thông báo này mang tính thủ tục hành chính, Bộ NN và PTNT giao cho viện Chính sách và Chiến lược PTNN-NT xây dựng đề án chuyển dịch cơ cấu, TCCNNN tỉnh Đồng Tháp, địa phương tiên phong trong thực hiện TCCNNN. Tiếp theo, các địa phương trong cả nước cũng đã khẩn trương lập đề án TCCNNN nhằm sớm bắt kịp với xu thế phát triển của thế giới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022