Tâm lý cơ bản của VĐV ưu tú thường bao gồm: Tự tin, tự khống chế (kiểm soát), tập trung chú ý, biểu tượng thị giác, tính kiên định tâm lý, xác định đúng nội hàm vị thế bản thân, sức quy tụ tập thể. [79]
Năng lực thi đấu của VĐV cao hay thấp thường được quyết định bởi hình thái, tố chất, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý và trí năng. Nhưng trong các cuộc thi đấu lớn có sự hội tụ của các VĐV có trình độ cao thì phẩm chất tâm lý tốt của các VĐV ưu tú có thể đạt được tác dụng quyết định sự thắng thua.
1.2.2. Các bước xây dựng mô hình VĐV cấp cao
1.2.2.1 Đặc trưng mô hình:
Đặc trưng mô hình VĐV cấp cao là sơ đồ các chỉ số thích hợp đối với mỗi môn thể thao cụ thể. Xây dựng đặc trưng mô hình là các yếu tố tác động đến thành tích thể thao, cần tiến hành khảo sát toàn diện VĐV cấp cao, đo đạc các chỉ số đặc trưng về hình thái, thể lực, kỹ thuật, tâm lý...
Các chỉ số về đặc điểm cơ thể có hai loại: Một loại mang tính chất ổn định bảo thủ và một loại mang tính chất biến đổi.
Các chỉ số ổn định: Là các chỉ số ít chịu ảnh hưởng tập luyện (di truyền).
Có giá trị dự báo rất lớn đối với thành tích thể thao.
Các chỉ số mang tính biến đổi: Là các chỉ số có sự biến đổi dưới tác động của HL.
Các chỉ số ổn định và các chỉ số thay đổi đều có ý nghĩa rất lớn trong quá trình phát hiện năng khiếu thể thao.
Đặc trưng mô hình VĐV cấp cao được thu nhập từ các VĐV cấp cao chỉ mang tính chất yếu tố kinh nghiệm. Đặc trưng mô hình sẽ nhanh chóng lạc hậu rất nhanh, từng thời kỳ phải thay đổi và bổ sung vì các VĐV vô địch hiện nay sẽ không là đại diện cho các nhà vô địch trong tương lai.
Đặc trưng mô hình là những đặc điểm nổi bật của mô hình VĐV, từ đó xác định năng khiếu thể thao, định hướng chuyên môn hóa của VĐV trong quá trình đào tạo và HL, phát triển tài năng thể thao... Dựa vào mô hình đó để hình thành, cấu tạo quá trình HL cho phù hợp với những mặt mạnh, mặt yếu, năng lực thi đấu của VĐV.
Ngoài mô hình mang tính thực nghiệm, còn có mô hình mang tính lý thuyết. Mô hình lý thuyết dựa trên cơ sở mô hình thực nghiệm và dựa trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố có vai trò chủ yếu đối với thành tích thể thao.
Mô hình lý thuyết rất cần thiết khi chuẩn bị cho lực lượng VĐV chuẩn bị tham gia thi đấu ở SEA Games, Asiad, Olimpic. Thông thường người ta sử dụng số liệu tập luyện và thi đấu của các lần trước, thành lập mô hình thực nghiệm, trên cơ sở đó hình thành mô hình lý thuyết [35].
1.2.2.2 Xác định những đặc trưng mô hình:
Mục đích là tìm ra các tố chất đặc trưng mang tính quyết định đến thành tích cao. Các chỉ số hình thái là những yếu tố giới hạn thành tích phụ thuộc vào đặc điểm thể hình của VĐV, bởi vì chúng ít chịu tác động của tập luyện. Trình độ phát triển các tố chất thể lực, có ý nghĩa rất lớn đối với việc đạt thành tích cao. Đối với VĐV cấp cao cần phải nghiên cứu về sinh lý, sinh hóa, sinh cơ, bởi vì thành tích thể thao thường được qui định bởi tổng hợp các năng lực [56].
Sự khác biệt về chuyên môn của từng môn thể thao cần thiết phải tìm ra những đặc trưng riêng và chung trong từng môn về các mặt: hình thái cơ thể, tố chất thể lực, tâm lý... Để nâng cao thành tích thể thao, cần phải phát triển từng nhân tố cấu thành thành tích thể thao cao nhất của các đặc trưng riêng đó. Mô hình VĐV cấp cao được Cudonhexơp Nơvicơp, Saxlui-1975 tổng hợp, trích Lê Nguyệt Nga (2006) [38] như sau:
Bảng 1.5. Mô hình VĐV cấp cao
Loại mô hình | Đặc tính mô hình | |
1 | Mô hình thi đấu | Những chỉ số đặc trưng nhất trong thi đấu môn cụ thể |
2 | Mô hình tài nghệ thể thao | - Trình độ thể lực chuyên môn - Trình độ kỹ thuật - Trình độ chiến thuật |
3 | Mô hình những khả năng thể thao | - Trình độ chức năng cơ thể - Trình độ tâm lý - Đặc điểm về hình thái, tuổi, thâm niên thể thao |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Về Mô Hình Ở Một Số Lĩnh Vực Khác Nhau
- Các Chỉ Tiêu Sinh Hóa Chủ Yếu Đánh Giá Lvđ Buổi Tập [10]
- Vai Trò Của Mô Hình Vđv Cấp Cao Trong Hl Thể Thao Hiện Đại
- Hệ Thống Các Tổ Chức Quản Lý Đào Tạo Vđv Ở Việt Nam [61]
- Những Công Trình Nghiên Cứu Có Liên Quan Ở Trong Nước
- Thời Gian Nghiên Cứu: Đề Tài Được Tiến Hành Nghiên Cứu Từ Tháng 01/2017 Đến 4/2021.
Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.
Tổng kết từ các nghiên cứu gần đây của các tác giả nước ngoài về mô hình VĐV cấp cao như: Bird, Stephen P. (2016), [89]. Jan Heller (2010) [102], Mikko Hayrinen (2012) [106], Sheppard, Gabbett, Claudio, Newton (2010) [111],
[116], [117]… đã xác định các nhân tố xây dựng mô hình VĐV hiện đại là các yếu tố: hình thái, thể lực, sinh lý, sinh hóa, tâm lý, kỹ thuật, chiến thuật.
1.3. Mô hình VĐV cấp cao-Định hướng cho TC và đào tạo tài năng thể thao
Tác giả Lê Nguyệt Nga [41] "xác định mô hình đặc trưng nghĩa là xác định những yêu cầu mà VĐV cấp cao trong một số môn thể thao phải đáp ứng được. Mô hình là tổng hợp các thông số khác nhau quy định một trình độ nhất định của tài nghệ thể thao và thành tích thể thao, các chỉ số bộ phận trong thành phần của mô hình được xem là những đặc trưng (hay đặc tính) của mô hình". Để xác định đặc trưng của mô hình người ta tiến hành các khảo sát ở những VĐV cấp cao, mục đích của những khảo sát này là tìm ra các đặc điểm mang tính quyết định để VĐV chuẩn bị đạt được thành tích cao trong quá trình thi đấu thể thao.
Bên cạnh đó, tổng kết các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, xác định mô hình đặc trưng gồm các yếu tố: hình thái, thể lực, chức năng sinh lý, tâm lý, kỹ thuật, chiến thuật. Mỗi mặt như một năng lực mang tính nhân tố cấu thành, tạo nên giá trị tổng thể trong mô hình VĐV cấp cao, trong đó thứ tự mức độ quan trọng của các yếu tố đặc trưng được nhấn mạnh.
Tuy nhiên, luôn có một số bất lợi tồn tại trong mỗi mô hình vì điều kiện thời gian và mọi dự đoán đều có thể thay đổi vì đặc trưng mô hình sẽ nhanh chóng lạc hậu. Các chỉ tiêu về sinh lý học, hình thái học, tâm lý, thể lực sẽ thay đổi trong tương lai do thành tích thể thao thay đổi. Do vậy, phải thay đổi theo từng thời kỳ và liên tục cập nhật vì những thành tích của các VĐV cấp cao hôm nay chưa phải là thành tích của các VĐV trong tương lai. Đặc trưng mô hình là những đặc điểm nổi bật của VĐV, dựa vào mô hình tìm ra để hình thành, định hướng quá trình HL cho phù hợp với những mặt mạnh, mặt yếu, năng lực thi đấu của VĐV. Ngoài mô hình mang tính thực nghiệm còn có mô hình lý thuyết dựa trên cơ sở mô hình thực nghiệm và dựa trên các yếu tố có vai trò chủ yếu đối với thành tích thi đấu thể thao [8], [41]. Theo Jens Bangsbo, Magni Mohr,
Các nhân tố bên ngoài: Nhiệt độ, sân bãi, tập luyện, dinh dưỡng…
Năng lực sức bền
Năng lực di chuyển tốc độ
Năng lực thực hiện các bài tập cường độ
Năng lực sức mạnh bộc phát
Các nhân tố bên trong: Giới tính, tuổi, độ trưởng thành, chỉ số hình thái…
Năng lực ưa khí: mức độ sử dụng năng lượng ưa khí
Năng lực yếm khí: mức độ sử dụng năng lượng yếm khí
Allan Poulsen, Jorge Perez-Gomez, Peter Krustrup (2006) [104], mô hình VĐV cấp cao được cấu thành theo sơ đồ:
Năng lực phối hợp, mềm dẻo, cảm giác
Tâm lý/xã hội
Chiến thuật
Thành tích
Kỹ thuật
Thể chất
Sức mạnh cơ: mức độ triển khai lực
HL ưa khí
HL yếm khí
HL sức mạnh
Hệ hô hấp
Hệ tuần hoàn
Cấu trúc cơ và các sợi cơ
Đặc điểm cơ
Hình thái
Lượng máu
Hemoglobin, Myoglobin
Các mao dẫn
Loại sợ cơ
Các chất xúc tác ưa khí
Hệ thống vận chuyển các ion
Sơ đồ 1.1. Mô hình VĐV cấp cao
1.4. Tổng quan và những đặc điểm cơ bản môn CL
1.4.1. Thực tiễn công tác HL môn CL:
Hiện nay môn CL là môn thể thao được chú trọng đầu tư với mục tiêu: "HL, nâng cao trình độ của VĐV, phấn đấu đạt huy chương khi tham dự SEA Games 30 tại Philippines, SEA Games 31 tại Việt Nam. Mục đích là đào tạo, HL các VĐV trở thành những VĐV xuất sắc có thành tích ở các giải Quốc tế, Giành suất tham dự Olympic 2020, có thành tích tại Asiads 2022; Giáo dục VĐV hình thành và hoàn thiện những phẩm chất, nhân cách, đạo đức".
Nhiệm vụ HL chuyên môn của đội tuyển CL quốc gia cho các kỳ đại hội SEA Games, Asiads và Olympic thời gian tới như sau (trích trong kế hoạch HL của đội tuyển quốc gia năm 2019) [30]:
HL thể lực: Phát triển toàn diện về các tố chất thể lực:
Thể lực chung: Tăng khả năng yếm khí, ưa khí. Phát triển sức nhanh, mạnh, bền, mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động cho VĐV.
Thể lực chuyên môn: Nâng cao khả năng xử lý các tình huống, sự khéo léo, khả năng phối hợp các động tác, sức bền cơ bắp phù hợp với chuyên môn, đặc biệt phát triển khả năng di chuyển nhanh.
HL kỹ thuật: Hoàn thiện các kỹ thuật phối hợp động tác phức tạp:
HL các kỹ thuật đánh cầu kín tay, các quả đánh cần nhanh-mạnh-gọn- chính xác.
Xây dựng và HL cho VĐV có từ 2 đến 3 quả đánh "sát thủ" sở trường thế mạnh của mỗi VĐV.
Khuyến khích tư duy sáng tạo trong phối hợp kỹ chiến thuật, phán đoán, điểm rơi, di chuyển,…
HL chiến thuật:
Hình thành các chiến thuật phức tạp, phản ứnglinh hoạt.
Biết khai thác các mặt mạnh yếu của đối phương và điều kiện cuộc thi, sử dụng thành thạo các phương án, các miếng, các thủ đoạn chiến thuật…
Hoàn thiện trình độ chiến thuật bằng những BT chiến thuật chuyên môn.
Giáo dục năng lực tư duy chiến thuật và những năng lực điêu luyện chiến thuật cần thiết khác.
Học tập các kỹ chiến thuật của những VĐV có đẳng cấp quốc tế.
HL tâm lý:
Nâng cao phẩm chất tâm lý cần thiết đối với VĐV thể thao như: bản lĩnh ý chí, tính kiên trì, khả năng tư duy nhạy bén, sáng tạo…
Hình thành các kỹ năng kiểm soát cảm xúc, nâng cao bản lĩnh trong thi đấu cho VĐV.
Giáo dục, động viên VĐV tuân thủ đấu pháp và chiến thuật thi đấu hợp lý trong thi đấu.
1.4.2. Những đặc điểm cơ bản môn CL
1.4.2.1. Đặc điểm về chuyên môn Đặc điểm thể lực
HL thể lực còn đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa nâng cao năng lực thể chất của cơ thể VĐV với việc nâng cao năng lực tâm lý, có tác động tích cực đến việc giáo dục các phẩm chất nhân cách, đặc biệt là giáo dục đạo đức, ý chí cho VĐV. Điều này thể hiện ở sự cố gắng nỗ lực hoàn thành khối lượng tập luyện, phấn đấu vượt qua những thành tích bản thân để vươn lên thành tích mới. Rèn luyện bản lĩnh vững vàng, chủ động, sáng tạo trong thi đấu [29], [53].
Theo Datuk Punch Gunala [15] thì: Thành tích của môn CL phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và yếu tố không thể thiếu được là các tố chất thể lực, được biểu hiện ở các mặt: Sức mạnh – tốc độ – sức bền ưa khí, sức bền yếm khí, tính linh hoạt, sức nhanh nhẹn và khả năng thăng bằng.
Thể lực trong môn CL có nhiều đặc điểm khác biệt so với các môn thể thao khác. Phải đảm bảo chuẩn bị tốt tất cả các tố chất thể lực: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và khéo léo mới có thể đáp ứng yêu cầu HL và dành chiến thắng tại các đấu trường quốc tế, như:
Tố chất sức bền: VĐV CL phải đảm bảo có sức bền tốt để duy trì được những trận đấu giằng co, căng thẳng kéo dài trong mỗi trận đấu cũng như mỗi giải đấu thường kéo dài trong nhiều ngày (thường từ 7 đến 10 ngày);
Tố chất sức nhanh: VĐV CL phải các tốc độ tốt của đôi chân để có thể nhanh chóng di chuyển tới các điểm rơi cầu không cố định trên sân. Đồng thời phải có tốc độ tốt của tay để tấn công cũng như phản công lại đối phương;
Tố chất sức mạnh: VĐV CL phải có sức mạnh tốt để có quả tấn công uy lực và có thể dứt điểm quả đánh.
Khả năng phối hợp vận động và khéo léo: Trong thi đấu CL các tình huống trên sân đều rất bất ngờ, với tốc độ nhanh mạnh của đối phương, các quả đánh đều liên hoàn phải trái, trên dưới, ngắn dài nên VĐV CL cần phải hoàn thiện tốt khả năng phối hợp vận động. Yêu cầu về khéo léo cũng phải cao để có làm chủ trận đấu, đánh lừa được đối phương và hạn chế việc mất sức... [67]
Những tố chất này có ảnh hưởng rất lớn tới năng lực thi đấu VĐV, có vai trò quyết định trong thành tích thể thao đỉnh cao của cá nhân. Do đó vấn đề HL thể lực trong môn CL là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Đặc điểm kỹ thuật:
CL là môn thể thao có kỹ thuật rất đa dạng, phong phú, mỗi nhóm kỹ thuật đều có nhiều kỹ thuật riêng lẻ, có thể chia thành 04 nhóm kỹ thuật chính:
Nhóm kỹ thuật di chuyển: Kỹ thuật di chuyển trên sân tốt giúp người chơi di chuyển nhanh nhẹn và phát huy được sức mạnh cũng như sự chính xác của các kỹ thuật đánh. Đồng thời VĐV không phải mất nhiều sức mà vẫn bao quát được phạm vi quả cầu trên sân.
Nhóm kỹ thuật phòng thủ: Kỹ thuật phòng thủ là những kỹ thuật dùng để khắc phục và phản công các kỹ thuật tấn công của đối phương.
Nhóm kỹ thuật giao cầu: Giao cầu là kỹ thuật của VĐV ở khu vực phát cầu (trạng thái tĩnh) dùng vợt đánh vào cầu để cầu bay trên không và rơi vào khu đỡ phát cầu của đối phương.
Nhóm kỹ thuật tấn công: Mỗi một kỹ thuật tấn công cơ bản trên khi tập luyện đã đạt đến mức độ kỹ năng, kỹ xảo đều có thể thực hiện biến dạng thành nhiều kỹ thuật khác được vận dụng linh hoạt trong thi đấu [63], [65].
Đặc điểm chiến thuật
Đặc điểm chiến thuật của CL luôn có sự biến đổi về nhanh, mạnh, và chuẩn xác, nên ngoài việc phát triển các tố chất thể lực chung, còn phải phát triển năng lực các tố chất chuyên môn tốc độ, sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền. Điều này, được thể hiện trong quá trình thi đấu thông qua động tác quay người, nghiêng vặn người với tốc độ nhanh, biến hóa, phối hợp các bộ phận của cơ thể đồng thời nhịp nhàng thực hiện động tác đánh cầu phải nhanh, mạnh [28].
Phát huy ưu điểm: Luôn phát huy ưu điểm, che dấu nhược điểm của bản thân. Tấn công vào điểm yếu, hạn chế điểm mạnh của đối phương, với phương châm tấn công làm chính, kết hợp với phòng thủ tích cực, chủ động. Tìm hiểu cặn kẽ về đối phương để đặt ra một chiến thuật đấu pháp thi đấu hợp lý.
Luôn chủ động, sáng tạo: mỗi trận đấu khác nhau, đối tượng khác nhau cần chủ động vận dụng chiến thuật, áp dụng các chiến thuật linh hoạt, biến hóa khác nhau sao cho đối phương khó phán đoán ý đồ, gây tâm lý hoang mang bị động cho đối phương. Rèn luyện bản lĩnh tâm ý, ý chí vững vàng làm chủ trận đấu. Có quả đánh uy lực "sát thủ" để dành thế mạnh trước đối phương.
Chiến thuật đánh tiêu hao thể lực đối phương. Chiến thuật tấn công và phòng thủ đánh đơn. Chiến thuật phát cầu trong thi đấu đôi.
Chiến thuật tấn công và phòng thủ đánh đôi. [28], [66]
Đặc điểm thi đấu
Đặc điểm thi đấu CL hiện đại là sự đua tranh quyết liệt nhằm giành giật thứ hạng trong các cuộc thi đấu lớn. Nét nổi bật của thi đấu CL hiện đại là tính linh hoạt và tốc độ với cường độ cao, sự nắm vững kỹ thuật, chiến thuật, khả năng phối hợp động tác kỹ thuật ở các vị trí, năng lực phản ứng kịp thời, chính xác các tình huống với sự tập trung, chú ý cao độ và ổn định [66].