Vai Trò Của Mô Hình Vđv Cấp Cao Trong Hl Thể Thao Hiện Đại


quan, mà còn nhận thức, cải tạo và sáng tạo ra thế giới. Và chính trong quá trình đó con người nhận thức, cải tạo chính bản thân mình.

Theo Phạm Ngọc Viễn (2014) [80] cho rằng: Chức năng của tâm lý là cơ sở nền tảng của mọi hành vi và thái độ của con người đối với hiện thực ở mọi hoạt động sống nói chung và hoạt động thể thao nói riêng.

Trong thể thao, Nguyễn Ngọc Viễn cũng đồng nhất với Nguyễn Quang Uẩn và cộng sự [76], [79] xác định chức năng tâm lý trong thể thao gồm:

Chức năng định hướng: Nhờ chức năng định hướng mà các thao tác, các hành động thể thao luôn có tính mục đích, tính chính xác và đảm bảo kỹ thuật ở mức độ cao. Có thể tập trung, quan sát và phán đoán được những vấn đề có thể nảy sinh để thao tác hành động kịp thời, chính xác, đúng chủ đích.

Chức năng điều chỉnh: Nhờ chức năng điều chỉnh mà các thao tác tư duy, thao tác hành động thể thao luôn có tính chuyên môn hóa ở mức độ ngày càng hoàn thiện.

Chức năng điều khiển: Chức năng điều khiển hành động là kết quả hoạt động hiệu quả của các chức năng định hướng và chức năng điều chỉnh. Nhờ đó mà VĐV thể thao điều khiển hành động kỹ thuật chính xác, đạt chủ đích, hạn chế những sai sót kỹ thuật.

Chức năng kiểm tra, đánh giá: Sau khi thực hiện các hành động thể thao, thông thường sẽ là giai đoạn đánh giá kết quả đã đạt được. Việc đánh giá này là cần thiết để có những kinh nghiệm cho những hoạt động tiếp theo.

Yếu tố về trạng thái tâm lý

Theo Nguyễn Quang Uẩn và cộng sự [76] trạng thái tâm lý là đặc điểm của hoạt động tâm lý trong những khoảng thời gian ngắn được gây nên bởi hoàn cảnh bên ngoài (hoặc do cảm giác con người ảnh hưởng lên hành vi con người trong thời gian đó). Con người thường ở trong những trạng thái nhất định như trạng thái tập trung, lơ đãng, tích cực, tiêu cực, khẳng định, phủ định, do dự, quyết tâm... Đồng thời các trạng thái tâm lý gồm những hiện tượng tâm lý diễn ra không có mở đầu, kết thúc và tồn tại trong thời gian tương đối dài (vài chục


phút, có khi hàng tháng trời) làm nền cho các hiện tượng tâm lý khác diễn ra như trạng thái: lo âu, băn khoăn, lơ đãng, buồn phiền...

Theo Phạm Ngọc Viễn [80] tổng hợp trạng thái tâm lý VĐV thể thao phản ánh nội dung hoạt động và sự tương tác của các nhân tố tâm lý ở từng cá nhân trong thế giới thể thao. Tâm trạng luôn ảnh hưởng và tác động tới hiệu quả hoạt động của từng cá nhân trong những hoàn cảnh cụ thể.

Yếu tố về tính cách, khí chất…

Theo Nguyễn Quang Uẩn và cộng sự [76], tính cách là một thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân bao gồm một hệ thống thái độ của nó đối với hiện thực, thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng; Khí chất là thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tốc độ nhịp độ của các hoạt động tâm lí, thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân.

Đối với lĩnh vực TDTT, Phạm Ngọc Viễn [80] đưa ra khái niệm:

Tính cách VĐV thể thao là thuộc tính tâm lý phản ánh nét độc đáo và giá trị nhân cách của cá nhân VĐV thể thao. Những thuộc tính tâm lý tạo nên nhân cách và thường biểu hiện ở bốn cấp độ: cấp độ bên trong cá nhân; cấp độ trong các mối quan hệ xã hội; cấp độ biểu hiện trong lối sống; cấp độ biểu hiện hoạt động và sản phẩm của hoạt động đó.

Khí chất là thuộc tính tâm lý phản ánh bản chất và sắc thái tính cách VĐV thể thao.

Sự kết hợp theo các thuộc tính khác nhau tạo ra 4 kiểu khí chất [80]:


Kiểu thần kinh

Loại khí chất tương ứng

Mạnh mẽ cân bằng và linh hoạt

Hăng hái (sanguin)

Mạnh mẽ cân bằng không linh hoạt

Bình thản (rlematique)

Mạnh mẽ không cân bằng (hưng phấn mạnh hơn ức chế)

Nóng nảy (cholerique)

Yếu

Ưu tư (melancolique)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xây dựng mô hình nam vận động viên cấp cao môn cầu lông qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý - 5

Mỗi kiểu khí chất đều có mặt mạnh, mặt yếu. Trong thực tế, con người có những loại khí chất trung gian và bao gồm nhiều đặc tính của cả 4 kiểu khí chất. Khí chất của VĐV thể thao có cơ sở sinh lý thần kinh, nhưng khí chất là một


thuộc tính tâm lý của nhân cách, vì vậy khí chất mang bản chất xã hội và chịu ảnh hưởng, chi phối bởi hoàn cảnh, điều kiện sống và biến đổi nhờ rèn luyện và giáo dục. [40], [79]

1.1.3. Vai trò của mô hình VĐV cấp cao trong HL thể thao hiện đại

Sau tổng kết và phân tích khung khái niệm về mô hình VĐV cấp cao, xác định các yếu tố có giá trị tất yếu trong mô hình đào tạo VĐV cấp cao, thấy rằng xây dựng mô hình VĐV cấp cao trong HL thể thao hiện đại đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần vào phát hiện, dự đoán tiềm năng, tìm kiếm các tố chất trong một nhóm VĐV tiềm năng.

Theo Harre (1982, trích theo Regnier, Salmela và Russell, 1993) phát minh ra một mô hình tìm kiếm và phát hiện tài năng có lẽ là hoàn thiện nhất (Regnier và cộng sự, 1993) [109]. Mô hình này đề xuất rằng VĐV được phát hiện dựa trên các bài kiểm tra khả năng khách quan (chiều cao, tốc độ chạy, sức bền, sức mạnh, khả năng phối hợp, khả năng xử lý trong tình huống thi đấu và tính linh hoạt thể thao... Tuy nhiên, Regnier (1993) nhận định: mô hình chỉ xem xét các yếu tố quyết định thành tích mang tính bẩm sinh trong khi đó các biến chính ở cấp độ thi đấu này sẽ phụ thuộc nhiều vào môi trường.

Đối lập với các nghiên cứu trước, Simonton (1999, trích từ Wolstencroft

E. 2002) [115] xây dựng khung khái niệm về tìm kiếm và phát hiện tài năng. Trong những mô hình trước, ông nhấn mạnh bản chất đa phương diện của tài năng và công nhận các thành tố thuộc thể chất, sinh lý và tâm lý. Tuy nhiên, mô hình này vốn dựa trên nghiên cứu dài hạn và nghiên cứu tại thời điểm cụ thể đã phân biệt được các yếu tố quyết định thành tích và yếu tố quyết định khả năng đạt được kỹ năng. Mô hình này độc đáo ở chỗ cho rằng các tố chất sẽ thay đổi theo quá trình trưởng thành. Cuối cùng, mô hình của Simonton (1999) nhấn mạnh rất khó dự đoán tài năng. [112]

Wolstencroft (2002) tổng kết: Hạn chế của hầu hết các mô hình tìm kiếm và phát hiện tài năng rất rõ ràng, đặc biệt là các mô hình này chủ yếu được thành lập trên cơ sở các yếu tố quyết định thành tích chứ không phải tài năng. Hơn


nữa, các yếu tố được nhấn mạnh trong các mô hình có xu hướng bẩm sinh hơn là được phát triển. Tuy nhiên, khi tài năng một phần là bẩm sinh, sự phát triển của một cá nhân phần lớn phụ thuộc vào môi trường và cách thức cá nhân tương tác với môi trường đó. [115]

1.2. Cơ sở khoa học xây dựng mô hình VĐV cấp cao

1.2.1. TĐTL VĐV – Cơ sở xây dựng mô hình VĐV cấp cao

1.2.1.1. Những vấn đề cơ bản về TĐTL của VĐV

Khái niệm

Đến nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu TĐTL, như:

Nguyễn Thế Truyền (2002) đưa ra khái niệm [73]: “TĐTL là một phức hợp gồm nhiều thành tố y sinh, tâm lý, kỹ chiến thuật, thể lực, ngày càng được nâng cao nhờ ảnh hưởng trực tiếp lâu dài của LVĐ tập luyện và thi đấu cũng như các liệu pháp hỗ trợ ngoại sinh khác”.

Theo Nơvicốp A.D v Matvp L.P (1979) [37]: “TĐTL càng cao thì VĐV càng hoàn thành hoạt động hiệu quả và hoàn thiện hơn. Do đó, TĐTL là thước đo mức thích ứng của cơ thể đối với một hoạt động cụ thể đạt được qua tập luyện”.

Theo Dietrich Harre [16]: “TĐTL của VĐV thể hiện ở sự nâng cao năng lực thể thao nhờ ảnh hưởng của LVĐ thi đấu và các biện pháp hỗ trợ khác”. Còn “năng lực thể thao cao nhất mà VĐV đạt được trong thời kỳ thi đấu phù hợp với TĐTL của họ được gọi là trạng thái thể thao”.

Theo Trịnh Trung Hiếu và Nguyễn Sĩ Hà (1994) [21]: “TĐTL là trạng thái gắn liền với những biến đổi thích nghi của đặc tính sinh học trong cơ thể VĐV. Những biến đổi đó xác định mức độ, khả năng của các hệ thống chức năng cơ thể”.

Theo Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn [69]: “TĐTL của VĐV là kết quả của việc tổng hợp giải quyết các nhiệm vụ trong thực tiễn HL thể thao. TĐTL thể hiện ở mức độ nâng cao chức phận cơ thể, năng lực hoạt động chung và chuyên môn của VĐV ở mức hoàn thiện và các kỹ xảo thể thao phù hợp”.


Theo quan điểm sinh lý học TDTT, Lưu Quang Hiệp và cộng sự cho rằng: “TĐTL là mức độ thích nghi của cơ thể đối với hoạt động, đạt được bằng tập luyện đặc biệt” [19].

Theo Nguyễn Ngọc Cừ và cộng sự (1997) [11]: “TĐTL là phạm trù đa giá trị, có tính tương đối trừu tượng, tiềm ẩn, không thể nhận biết ngay được bằng trực quan vì nó là tổng hòa những biến đổi thích nghi của vô số các yếu tố thuộc các lĩnh vực khoa học Y - Sinh, sư phạm và tâm lý diễn ra bên trong cơ thể của VĐV, thông qua quá trình HL lâu dài, được biểu hiện ra bên ngoài bằng năng lực vận động v thành tích thể thao”.

Theo Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn [73]: “TĐTL là một phức hợp gồm nhiều thành tố y - sinh, tâm lý, kỹ - chiến thuật, thể lực ngày càng được nâng cao nhờ ảnh hưởng trực tiếp lâu dài của LVĐ tập luyện và thi đấu cũng như các liệu pháp hỗ trợ ngoại sinh khác”.

Tóm lại: “TĐTL” theo nhiều tác giả là phạm trù đa giá trị, là tổng hòa những biến đổi thích nghi của vô số các yếu tố thuộc các lĩnh vực khoa học, y- sinh, sư phạm, tâm lý… thông qua HL lâu dài được biểu hiện ra ngoài bằng năng lực vận động và thành tích thể thao.

Các đặc điểm của TĐTL:

Đặc điểm sinh lý của TĐTL:

TĐTL chủ yếu nói đến những biến đổi thích nghi về mặt sinh học (chức năng và cấu trúc) diễn ra trong cơ thể VĐV dưới tác động của tập luyện và biểu hiện ở năng lực vận động cao hay thấp. HL thể thao gây ra hàng loạt biến đổi về trạng thái cơ năng của các hệ thống trong cơ thể. Những biến đổi này được dùng làm chỉ tiêu sinh lý về TĐTL [50].

Đặc điểm cơ thể VĐV:

Đặc điểm cơ thể VĐV trong các môn thể thao biến đổi khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động và đặc điểm cung cấp năng lượng cho hoạt động để thích nghi về mặt y sinh học (chức năng và cấu trúc) diễn ra trong cơ thể VĐV dưới tác động của tập luyện và biểu hiện ở năng lực vận động cao hay


thấp. Do vậy cần phải phân biệt rõ đặc điểm cơ thể VĐV và đặc trưng môn thể thao. [50]

Đặc điểm môn thể thao:

Chức năng tim mạch, hô hấp của VĐV môn CL khác với các môn thể thao khác (môn chạy dài, chạy ngắn, cử tạ, bóng đá…) bởi vì khi VĐV hoàn thành khối LVĐ giống nhau, nhưng phản ứng chức năng cơ thể có khác nhau. [50]

Đặc điểm số năm tập luyện:

VĐV có trình độ HL nhất định, một vài chỉ tiêu sinh lý không phản ánh trình độ HL như các chỉ tiêu sự biến đổi tổ chức xương; sự biến đổi tổ chức cơ, thành phần cơ… các chỉ tiêu này đều phải trải qua 3-5 năm sau mới biểu hiện rõ. [50]

Đặc điểm “Tính biến dị” của chỉ tiêu sinh lý:

Cơ thể VĐV có một số chỉ tiêu sinh lý được cải thiện tương ứng với trình độ HL thể thao. Ví dụ: Khối lượng tim, chu kỳ tim kéo dài hay rất ngắn... Khi trình độ HL được duy trì ở mức cao và khi dừng tập luyện, hoặc trình độ HL giảm thì các chỉ tiêu đó cũng giảm theo. [50]

Đặc điểm nhịp sinh học:

Trạng thái chức năng của các hệ thống cơ quan cơ thể luôn chịu ảnh hưởng của môi trường và dao động theo chu kỳ. Ví dụ: chịu ảnh hưởng của mùa, thời tiết..., như vậy chức năng cơ thể trong điều kiện thời gian khác nhau có sự thay đổi theo nhịp sinh học. Do vậy, muốn đánh giá TĐTL, phải suy xét đến các nhân tố toàn diện, không thể đi đến kết luận nóng vội trong thời điểm nào đó. Khi biện luận về hiệu quả HL phải phân tích tổng hợp toàn diện các chỉ tiêu sinh lý, về cấu trúc hình thể, về cấu tạo thời gian sinh học, phải xem thành tích thể thao và trình độ kỹ thuật... phải kết hợp các test y sinh học và các thử nghiệm sư phạm mới có thể đánh giá được tương đối chính xác TĐTL của VĐV. [47],[50]

1.2.1.2. Cơ sở khoa học trong đánh giá TĐTL VĐV

Cơ sở khoa học trong đánh giá TĐTL VĐV về mặt sinh học:


Biểu hiện cao nhất của TĐTL là trạng thái sung sức thể thao, chủ yếu được đánh giá thông qua trạng thái chức năng cơ thể phản ánh tính hợp lý và hiệu quả của chương trình tập luyện.

Áp dụng phương pháp kiểm tra y sinh học nhằm nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo và chức năng các cơ quan của cơ thể có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc đánh giá trình độ thể lực có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể. Để đánh giá chính xác mức độ phát triển về giải phẫu và chức năng các cơ quan của cơ thể VĐV cần phải tiến hành cả trạng thái nghỉ ngơi và vận động, đặc biệt là trạng thái vận động gắng sức tối đa. [50]

Đặc điểm của TĐTL trong trạng thái nghỉ:

Tất cả những biến đổi về hình thái và chức năng của người tập luyện đều nhằm làm cho quá trình sinh lý xảy ra tiết kiệm hơn ở trạng thái nghỉ và bảo đảm tăng cường khả năng hoạt động của cơ thể trong vận động. [50]

Đặc điểm của TĐTL khi vận động định lượng:

VĐV có trình độ HL khác nhau, khi tập với LVĐ giống nhau, phản ứng chức năng của các hệ thống và cơ quan cũng không giống nhau. Những VĐV có trình độ HL có tính tiết kiệm cơ năng lúc yên tĩnh và các phản ứng chịu đựng khối LVĐ định lượng thường thấp hơn VĐV chưa đủ TĐTL. [16], [50]

Đặc điểm các chỉ tiêu đánh giá trình độ HL khi chịu đựng LVĐ tối đa:

Những VĐV có trình độ HL tốt, khi tiến hành HL với LVĐ tối đa, có một số chỉ tiêu phản ứng cơ thể vượt qua các VĐV trình độ thấp. Trên thực tế, trình độ HL cao là kết quả cao của sự phối hợp nhiều chức năng phức tạp và rộng rãi, là kết quả của sự thống nhất và mối quan hệ giữa chức năng tim mạch và cơ quan vận động đạt đến cơ năng hoàn thiện nhất. Để đạt được khả năng hoạt động đến giới hạn cao nhất trong tập luyện thể thao cần chú ý tới một số yếu tố hoàn thiện kỹ thuật động tác và tiết kiệm các quá trình sinh lý và có khả năng biến đổi nhanh các chức năng của cơ thể cho phù hợp với yêu cầu.

Cơ sở khoa học trong đánh giá TĐTL VĐV về mặt sư phạm:


Đánh giá TĐTL VĐV về mặt sư phạm được chia ra làm hai nhóm theo các khía cạnh khác nhau: Kiểm tra thành tích và thử nghiệm.

Về kiểm tra thành tích: Kiểm tra thành tích là một phương pháp nhằm xác định tình trạng phát triển của thành tích thể thao và các phần thành tích. Chức năng kiểm tra thành tích là: Kiểm tra thành tích là một bộ phận nội tại của quá trình HL; Kiểm tra thành tích có chức năng phân tích, hỗ trợ trực tiếp cho sự phát triển thành tích; Phân tích thành tích là cơ sở cho việc lập kế hoạch HL cá nhân; Kiểm tra thành tích hỗ trợ cho tập luyện có chủ đích; Kiểm tra thành tích hỗ trợ cho tổ chức HL; Kiểm tra thành tích hỗ trợ cho việc tự điều khiển của VĐV. [16], [50]

Về thử nghiệm (về vận động): Thông qua các thử nghiệm về vận động thể hiện được cụ thể trình độ các tiền đề thành tích của từng tố chất thể lực, từng khả năng phối hợp hoặc từng kỹ xảo, kỹ thuật trên cơ sở chứng minh bằng toán thống kê về các tiêu chuẩn cơ bản của tính có hiệu lực độ tin cậy, tính khách quan và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học.

So với kiểm tra thành tích, ưu điểm của thử nghiệm là có thể so sánh chắc chắn các kết quả mà không phụ thuộc vào địa điểm và lần lặp lại này tới lần lặp lại khác. Bởi vậy các kết quả của thử nghiệm có thể được sử dụng rất dè dặt để tổng quát hóa như là các kết quả của kiểm tra thành tích. Do đó, cả kiểm tra thành tích lẫn các thử nghiệm phải là một phương pháp nhằm thu được một cách gián tiếp các kết luận và thông qua thử nghiệm người ta đo hoặc đánh giá được chính xác và chắc chắn một năng lực nhất định. [16], [50]

Cơ sở khoa học trong đánh giá TĐTL VĐV về mặt tâm lý:

Tâm lý thể thao có vai trò quan trọng góp phần trợ giúp VĐV và HLV trong các cuộc thi đấu... HL tâm lý trong thể thao là quá trình phát triển và hoàn thiện những biểu hiện tâm lý quan trọng nhất của VĐV có liên quan đến môn thể thao chuyên sâu. [79]

Trong quá trình HL tâm lý, một mặt, ở VĐV được mở rộng khả năng dự trữ những hình ảnh mới về hành động vận động của mình, mặt khác, mở rộng những điều kiện về sử dụng có hiệu quả tất cả những năng lực tâm lý của mình.

Xem tất cả 285 trang.

Ngày đăng: 20/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí