Thời Gian Nghiên Cứu: Đề Tài Được Tiến Hành Nghiên Cứu Từ Tháng 01/2017 Đến 4/2021.


nghị, hội thảo khoa học. Ngoài ra còn tham khảo các thông tin có liên quan đăng tải trên mạng Internet về các công trình nghiên cứu khoa học của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực HL môn CL và các mô hình HL VĐV cấp cao. Các tài liệu tham khảo được tác giả trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo của luận án. [55], [69]

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm:

Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng phiếu hỏi đồng thời cũng tọa đàm trực tiếp với đối tượng lựa chọn. Đối tượng là các chuyên gia (các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ) đầu ngành TDTT; cán bộ quản lý, HLV đang trực tiếp HL tại các trung tâm HL quốc gia, tại địa phương (đội tuyển CL cấp tỉnh) và cơ sở. Các phiếu phỏng vấn được xây dựng trên cơ sở thu thập các thông tin về đối tượng nghiên cứu. Phỏng vấn chuyên gia để kiểm định nội dung phiếu hỏi có đủ độ tin cậy và phù hợp trong thực tiễn hay không. Cũng như việc tiến hành xây dựng mô hình VĐV CL cấp cao thông qua các chỉ số đặc trưng sinh học, sư phạm và tâm lý phù hợp với cấu trúc, đặc thù của VĐV CL cấp cao. [55]

Các nội dung phỏng vấn là: Phỏng vấn các yếu tố đặc trưng phù hợp với cấu trúc, đặc thù của VĐV CL cấp cao; Phỏng vấn các yếu tố đặc trưng trong xây dựng mô hình VĐV CL cấp cao; Kiểm định độ tin cậy nội tại và lựa chọn các chỉ số, test đặc trưng sinh học, sư phạm và tâm lý; Phỏng vấn 2 lần các chỉ số, test đặc trưng phù hợp với cấu trúc, đặc thù của VĐV CL cấp cao…

Số lượng các khách thể tiến hành phỏng vấn gồm: các chuyên gia đầu ngành TDTT gồm: 4 chuyên gia y học, gồm: 1 giáo sư, 2 tiến sĩ, 1 thạc sĩ; 3 kỹ sư về sinh hóa; 3 chuyên gia tâm lý, gồm 1 tiến sĩ, 2 thạc sĩ; 3 cán bộ làm công tác quản lý VĐV có trình độ thạc sĩ; 11 HLV CL, gồm: 5 HLV tại đội tuyển quốc gia và đội tuyển trẻ, 6 HLV CL tại 6 địa phương: Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Điện Biên, Quân đội, thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm:

Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm quan sát những buổi HL của VĐV đội tuyển quốc gia, đội tuyển trẻ quốc gia, một số VĐV các đơn vị địa


phương khác. Thông qua quan sát sư phạm thấy được các yếu tố và điều kiện cần thiết để HL chuyên môn CL đạt hiệu quả cao đó là phải xây dựng được một hệ thống mô hình HL có đủ các yếu tố sinh học (hình thái, sinh lý, sinh hóa), tâm lý, sư phạm phù hợp với cấu trúc, đặc thù của VĐV CL cấp cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Nội dung quan sát sư phạm chủ yếu được sử dụng nhằm quan sát đặc điểm hình thái: chiều cao, cân nặng, và các dị tật bất thường của VĐV. Đặc điểm diễn biêncác trạng thái tâm lý của VĐV theo từng lứa tuổi, từng cấp HL trong cả tập luyện và thi đấu. Các biểu hiện về thể lực và trình độ kỹ chiến thuật của từng nhóm đối tượng VĐV trong tập luyện và thi đấu.

Phương pháp quan sát sư phạm được sử dụng đồng thời với các phương pháp khác như phương pháp phỏng vấn, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp kiểm tra tâm lý, phương pháp kiểm tra y học, phương pháp thực nghiệm sư phạm…là phương pháp hỗ trợ đắc lực cho các phương pháp nghiên cứu trên. [55]

Nghiên cứu xây dựng mô hình nam vận động viên cấp cao môn cầu lông qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý - 9

2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm

Luận án sử dụng một số chỉ số đặc trưng sư phạm đặc thù môn CL trong quá trình tiến hành kiểm tra sư phạm như sau:

Thể lực chung:

1. Chạy 30m (s)

2. Chạy 400m (s)

3. Chạy 1500m (p)

Thể lực chuyên môn:

4. Di chuyển nhặt cầu 6 điểm 5 vòng (s)

5. Di chuyển ngang sân đơn 10 lần (s)

6. Ném cầu xa (m)

7. Tại chỗ bật nhảy đập cầu liên tục với vợt nặng 100g 10 lần (s)

8. Bật nhảy đập cầu liên tục 20 lần (s)

9. Di chuyển lên xuống từ vị trí cuối sân lên lưới 1 phút (lần)

10. Di chuyển nhặt đổi cầu 2 góc cuối sân 15 lần( s)


11. Lên lưới bỏ nhỏ kết hợp lùi sau 3m đập cầu 10 lần (s)

12. Nhảy dây kép 1 phút (lần)

Kỹ thuật

13. Phát cầu ngắn vào ô 30x30 cm 20 quả (quả)

14. Phát cầu cao xa vào ô 50x50cm 20 quả (quả)

15. Đập cầu trái tay đường thẳng vào ô 670x50cm 10 quả (quả)

16. Đập cầu trái tay đường chéo vào ô 670x50cm 10 quả (quả)

17. Treo cầu đường chéo 20 quả vào ô 100x100cm (quả)

18. Đập cầu thuận tay đường chéo vào ô 670x50cm 10 quả (quả)

19. Treo cầu đường thẳng 20 quả vào ô 100x100cm (quả)

Chiến thuật:

20. Lên lưới bỏ nhỏ kết hợp lùi sau 3m đập cầu 10 lần (s)

21. Phối hợp phát cầu thấp gần và đập cầu đường thẳng vào ô 670x 100cm 10 quả (quả).

22. Phối hợp phát cầu thấp gần và cheo cầu đường chéo vào ô 198x 100cm 20 quả (quả)

23. Thi đấu

Phụ lục 4.

2.2.5. Phương pháp kiểm tra y sinh

Phương pháp này được sử dụng trong quá trình kiểm tra VĐV môn CL về y sinh học. Kiểm tra đánh giá các chức năng cơ thể của VĐV ở từng lứa tuổi và cấp độ HL. Trong quá trình đánh giá kiểm tra sẽ lấy số liệu chứng minh độ tin cậy, tính thông báo của các test cũng như xây dựng tiêu chuẩn phân loại, thang điểm trong TC và đánh giá chức năng cơ thể VĐV môn CL theo mô hình VĐV cấp cao. [55], [50]

Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng những chỉ số sau để tiến hành kiểm tra y sinh học trên đối tượng nghiên cứu:

Hình thái:

1. Chiều cao đứng (cm)


2. Cân nặng (kg)

3. Chỉ số Quetelette (BMI)

Sinh lý:

4. Tần số tim tĩnh (HR)

5. Tần số tim tối đa (HRmax)

6. Huyết áp tâm trương (HAmin) (mmHg)

7. Huyết áp tâm thu (HAmax) (mmHg)

8. Tần số hô hấp (l/p)

9. Dung tích sống (VC) (lít)

10. VO2 /kg (chỉ số hấp thụ oxy tương đối (l/p)

11. VO2 max, (chỉ số hấp thụ oxy tối đa (ml/ph/kg)

12. Thông khí phổi/phút –VE (lit)

13. Chỉ số thể tích oxy tiêu thụ ở thời điểm xuất hiện ngưỡng yếm khí/ VO2 max - VO2 LT/ max (%)

14. Chỉ số công suất yếm khí tối đa tương đối - RPP (W/kg)

15. Chỉ số công suất yếm khí tổng hợp tương đối- RAC (W/kg)

16. Tỷ lệ suy giảm năng lực yếm khí (Anerobic Fatigue = AF)- AF (%)

Phụ lục 4.

Sinh hóa:

17. Hb (Hemoglobine) (g%)

18. Testosterone (nMol/lit)

19. Ưrê huyết (mmol/lít)

20. Acid lactic máu (mmol/lít)

21. Urobilinogen niệu (mmol/l)

22. Creatinine niệu

23. Protein niệu (Pro) (mg%).

2.2.6. Phương pháp kiểm tra tâm lý

Phương pháp này được sử dụng trong quá trình kiểm tra VĐV môn CL về tâm lý. Kiểm tra đánh giá trình độ tâm lý của VĐV ở từng lứa tuổi và cấp độ HL.


Trong quá trình đánh giá kiểm tra sẽ lấy số liệu chứng minh độ tin cậy, tính thông báo của các test cũng như xây dựng tiêu chuẩn phân loại, thang điểm trong TC và đánh giá trình độ tâm lý VĐVmôn CL theo mô hình VĐV cấp cao [75] [80], [83]. Các chỉ số kiểm tra tâm lý sau:

1. Phản xạ đơn (ms)

2. Phản xạ phức (ms)

3. Loại hình thần kinh (Điểm)

4. Chú ý tổng hợp (p)

5. Độ ổn định chú ý (đ)

6. Cảm giác lực cơ tay (%)

7. Tư duy thao tác (p)

8. Test stress

9. Nỗ lực ý chí

Phụ lục 4.

2.2.7. Phương pháp mô hình hóa cấu trúc:

Mô hình hóa là phương pháp khoa học để nghiên cứu các đối tượng, các quá trình bằng cách xây dựng các mô hình của chúng (mô hình phải đảm bảo các tính chất cơ bản của đối tượng đang nghiên cứu) và dựa trên mô hình để nghiên cứu trở lại đối tượng thực. [74]

Đối với xây dựng mô hình đào tạo nam VĐV CL cấp cao cần dựa trên những đặc điểm về yếu tố sinh học, sư phạm, tâm lý phù hợp với cấu trúc đặc thù cấu trúc lứa tuổi, giới tính, trình độ của nam VĐV CL cấp cao. Mô hình hóa cấu trúc của nam VĐV CL cấp cao được thể hiện bằng các thông số trên biểu bảng, biểu đồ, sơ đồ của các các giá trị: sinh học, tâm lý và sư phạm.

2.2.8. Phương pháp toán học thống kê

Phương pháp toán học thống kê được sử dụng trong việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài. Các tham số


đặc trưng mà quá trình nghiên cứu quan tâm là: x , t, , 2, Cv được tính theo các công thức sau: [55], [72], [77].

Độ lệch chuẩn:


n

(x x )

2

i

i1

n 1

=với n < 30


Hệ số biến sai:

C x 100%

Vx

Sai số chuẩn của số trung bình (Sx): 𝑆 𝛿


Sai số tương đối () = t


𝑡05−𝛿𝑥

𝑥 √𝑛

05 𝑥

So sánh 2 số trung bình bằng chỉ số t (student):


t xA

xB


cc

nA nB

2

2

A B

Với: 2

(x x )2 (x x )2

nA nB 2


Trong đó:

xA : Số trung bình cộng của trước thực nghiệm.

xB : Số trung bình cộng của sau thực nghiệm.

So sánh tỷ lệ quan sát bằng test 2:

(Q L )2

2 i i

Li


Trong đó: Qi-Là tần số quan sát.

Li-Là tần số lý thuyết.

Tính nhịp độ tăng trưởng (W%) theo công thức của S.Brody (1927).


W 100 (V2 V1 ) % 0,5 (V1 V2 )


Trong đó: W: Nhịp độ phát triển (%).

V1: Kết quả kiểm tra lần trước của các test. V2: Kết quả kiểm tra lần sau của các test.

100 và 0,5: Các hằng số.

Hệ số tương quan cặp (r) của Brave-Pison:

(x x) ( y y)

2

2

i

i

r(xix)( yiy)


Hệ số tương quan thứ bậc (r) của Spearmen:

r 1 6( A B )2

n(n2 1) i i

Trong đó: r: Là hệ số tương quan thứ bậc. Ai, Bi: Là các chỉ số thứ hạng. n: Là kích thước tập hợp mẫu. 1 và 6: Là hằng số.

Thang điểm C (thang điểm 10):

𝐶 = 5 + 2𝑧 trong đó 𝑧 = 𝑥𝑖 − 𝑥̄

𝛿

Trong đó: xi: Là giá trị cần tìm ứng với điểm từ 1-10 của C.

x : Là giá trị trung bình của tập hợp.

: là độ lệch chuẩn.

Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha:

N

=

1+ (N-1)

Trong đó: : Hệ số Cronbach Alpha

: Hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi N: Số lượng mẫu


Chỉ tiêu W Shapyro - Winki:

W = b2

(n 1)δ 2

Trong đó: b: Là tổng độ lệch giữa các cặp giá trị của tập hợp mẫu.

δ2: Là phương sai của tập hợp mẫu. n: Là số lượng mẫu.

Việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20 và Microsof Excel xây dựng trên máy vi tính.

2.3. Tổ chức nghiên cứu

2.3.1. Thời gian nghiên cứu: đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 01/2017 đến 4/2021.

2.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận án được tiến hành nghiên cứu tại: Viện Khoa học Thể dục thể thao; Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh; Các Trung tâm HL thể thao quốc gia và một số đơn vị địa phương: Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Điện Biên, Quân đội, thành phố Hồ Chí Minh...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022