Hệ Thống Các Tổ Chức Quản Lý Đào Tạo Vđv Ở Việt Nam [61]


Thông qua thi đấu, VĐV sẽ bộc lộ được những ưu nhược điểm của bản thân. Phát huy được những giá trị riêng, ưu thế riêng để giành lợi thế trước đối phương. Từ đó, cũng dễ dàng vượt qua các rào cản về tâm lý, thể lực, kỹ chiến thuật để tự tích lũy, hoàn thiện và nâng cao trình độ. [69]

Tác giả D Cabello Manrique, J J González – Badillo (2003) [95] trong nghiên cứu phân tích đặc điểm thi đấu CL (Analysis of the characteristics of competitive badminton), đã lựa chọn khách thể nghiên cứu là 11 VĐV CL cấp cao của Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, có độ tuổi trung bình 21.8 ± 3.6. Kết quả nghiên cứu xác định nồng độ lactate trung bình trong thi đấu của VĐV cấp cao CL đạt 3.8 mMol/l (giá trị cao nhất 5.1 mMol/l và thấp nhất là 2.4 mMol/l). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Ghosh Et Al ở nhóm 13- 14 tuổi. Tuy nhiên, thấp hơn nghiên cứu của Cabello Et Al trên đối tượng là 3 VĐV hàng đầu Tây Ban Nha (trung bình 7.1 mMol/l) và 8 VĐV khác có thứ hạng thấp hơn (trung bình 5.7 mMol/l). Mạch đập đạt giá trị rất cao, tiếp cận mạch đập tối đa, được tính theo công thức 220 – tuổi với tần số mạch tối đa đạt được là 190.5 lần/phút và trung bình là 173.5 lần/phút, với trận đấu kéo dài 28 phút, thời gian đánh là 6.4 giây và thời gian nghỉ giữa quãng 12.9 giây, thể hiện LVĐ rất cao trong thi đấu cùng với sự căng thẳng áp lực về khán giả.

Sự đáp ứng mạch đập trong thi đấu môn CL là một vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu. Theo các tác giả Young Chul Kim, Han Kook Sung, Hai Mo Gu, (2002) [114] nghiên cứu "Mạch đập đáp ứng trong thi đấu đơn CL" (Heart rate responses during badminton single match). Đối tượng nghiên cứu là VĐV nam, nữ đội tuyển trẻ và đội tuyển quốc gia Hàn Quốc. Thời gian thi đấu trung bình đạt 939 ± 307.93 giây (trong đó VĐV nam quốc gia đạt 1114 giây, nữ đạt 716 giây, nam đội tuyển trẻ đạt 984 giây), mạch đập đều đạt >170 lần/phút [92]. Về đặc điểm thi đấu môn CL, các tác giả Oliver Faude, Tim Meyer,... (2007) [107], nghiên cứu đặc điểm sinh lý thi đấu CL (Physiological characteristics of badminton match play). Nghiên cứu 12 VĐV quốc gia (nam và nữ) thực hiện test bậc thang trên băng chuyền. Kết quả VO2 max trung bình của nữ là 50.3 ± 4.1 ml/kg/phút, VĐV nam là 61.8 ± 5.9 ml/kg/phút. VĐV thực


hiện thi đấu 15 phút, giá trị trung bình oxy tiêu thụ (VO2) 39.6 ± 5.7 ml/kg/phút (73.3% VO2 max), mạch đập (HR) 169 ± 9 lần/phút (89.0% HRmax), và nồng độ lactate là 1.9 ± 0.7 mMol/lít.

Tóm lại, đặc điểm nổi bật của thi đấu CL hiện đại là tốc độ và tính linh hoạt với kỹ chiến thuật đa dạng, chính xác, ổn định và nhanh chóng biến hóa cách đánh, tạo ra thế mạnh của mình. Đồng thời, khai thác điểm yếu của đối phương để giành chiến thắng trong mọi tình huống.

1.4.2.2. Đặc điểm về y sinh học Đặc điểm hình thái

Việc các chỉ tiêu kiểm tra hình thái (bằng phương pháp nhân trắc) khi đánh giá TĐTL của VĐV CL cấp cao, thường không có ý nghĩa lớn như khi TC ban đầu. Tuy nhiên, đây vẫn là điều cần thiết đối với các VĐV ở tuổi cơ thể còn đang phát triển. Các kết quả kiểm tra sẽ cho biết hình thái cơ thể của VĐV có phát triển đúng quy luật chung hay không, có đúng với yêu cầu đặc thù của môn thể thao là chuyên môn hẹp của VĐV hay không. [47], [68]

Theo nghiên cứu của Jan Heller. (2010) [102], nghiên cứu 54 nam VĐV CL, trong đó 29 VĐV trẻ, độ tuổi trung bình là 17.2 ±1.2 và 25 VĐV ưu tú cấp cao độ tuổi trung bình là 21.3±2.2. Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao của hai nhóm VĐV không chênh lệch đáng kể, cân nặng nhóm VĐV cấp cao nặng hơn so với nhóm VĐV trẻ , chỉ số Quetelette có sự tương đồng giữa hai nhóm (đều thể hiện p <0,05), nhưng chỉ số Body fat (%) của nhóm VĐV cấp cao có tỷ lệ mỡ cơ thể cao hơn nhiều so với nhóm VĐV trẻ (thể hiện p <0,01).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Tiếp theo, Jan Heller. (2010) [102] tiếp tục so sánh các chỉ số đánh giá hình thái học giữa nhóm VĐV trẻ và VĐV cấp cao thành hai nhóm được xếp hạng quốc tế (IP) và VĐV xếp hạng quốc gia (NP): Nhóm VĐV trẻ gồm 29 nam VĐV, có 8 VĐV (IP) và 21 VĐV trẻ (NP). Kết quả đánh giá các chỉ số đều có sự tương đồng giữa 2 nhóm, tuy nhiên chỉ số Body fat (%) cao hơn của nhóm VĐV trẻ (NP) cao hơn nhiều so với nhóm VĐV trẻ (IP), thể hiện P<0.01. Nhóm VĐV cấp cao gồm 25 VĐV, có 9 VĐV (IP) và 16 VĐV (NP). Kết quả đánh giá


Nghiên cứu xây dựng mô hình nam vận động viên cấp cao môn cầu lông qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý - 7

chỉ số hình thái có sự chênh lệch không đáng kể giữa 2 nhóm, nhưng nhóm VĐV (NP) có chỉ số Body fat (%) cao hơn so với nhóm VĐV (IP).

Đặc điểm chức năng sinh lý, sinh hoá

Các chức năng sinh lý, sinh hóa của VĐV CL cấp cao có những đặc trưng riêng biệt. Nghiên cứu của Carlson et al và Alvero [93] quá trình thi đấu các VĐV CL trẻ có nhịp tim tối đa gần với nhịp tim lý thuyết tối đa (186 nhịp/phút).

Theo Asok Kumar Ghosh [87], nghiên cứu những cú đánh và chuyển động của VĐV trong thi đấu CL: Kết quả VO2 max trung bình của những VĐV hiện tại là 57,4±7,02 ml/kg/phút. Nhịp tim trung bình hoạt động các chuyển động đập, thả trên cao, ném từ trên cao và đổ người là 183±5, 180±6, 178±8 và 182±7 nhịp/ phút, tương ứng lactate máu trung bình là 11,6±1,9, 10,2±1,2, 10,7±1,1 và 12,2± 2,1 mMol/L. Nghiên cứu chỉ ra rằng nhịp tim và phản ứng lactate máu trong quá trình thực hiện động tác đập, thả trên cao và đổ người cho thấy không có sự khác biệt nào.

Theo Jan Heller. (2010) [102] so sánh các chỉ số sinh lý sinh hóa của hai nhóm VĐV trẻ và ưu tú cấp cao bằng máy chạy bộ tối đa. Kết quả nhóm VĐV ưu tú cấp cao có nhịp tim tối đa (HRmin-1) thấp hơn nhóm VĐV trẻ thể hiện ở P<0.01. Đánh giá mức tiêu thụ oxy tối đa trên nhịp tim tối đa (VO2/HRmax /ml) nhóm VĐV ưu tú cấp cao cũng tốt hơn nhóm VĐV trẻ, thể hiện P<0.05.

Tiếp theo Jan Heller. (2010) [102] phân loại nhóm VĐV ưu tú cấp cao thành 2 nhóm: nhóm VĐV xếp hạng quốc tế (IP) và nhóm VĐV trẻ xếp hạng quốc gia (NP). Kết quả nhóm VĐV IP có năng lực hô hấp, khả năng dự đoán hô hấp tốt hơn nhóm VĐV NP thể hiện P<0.05. Ngoài ra, nhóm VĐV IP đạt tỷ số trao đổi hô hấp RER cao hơn so với NP (p <0,05). Còn lại các chỉ số sinh lý, sinh hóa khác (HR/min, VO2/HRmax/ml, VO2/HRmax/ml.kg, BF/min, LAmax/ mmol.l, Tvent/ % VO2 max...) không có sự khác biệt giữa hai nhóm IP và NP.

1.4.2.3. Đặc điểm về tâm lý

Do tính chất môn CL mang tính đối kháng, tập luyện và thi đấu đòi hỏi VĐV CL phải năng động, tự chủ, sáng tạo.


Tính đối kháng: CL thuộc các môn thể thao đối kháng cá nhân trực tiếp, ngoài sự tiếp xúc về mặt tâm lý thì sự tiếp xúc về thể chất với đối thủ chỉ đơn thuần thông qua trái cầu đánh qua lưới.

Thời gian thực hiện hành động rất hạn chế: vì nhịp điệu trận đấu nhanh, các tình huống thi đấu thay đổi bất ngờ. Do đó hành động của các VĐV CL xảy ra theo cơ chế lựa chọn nhanh phức tạp, đa dạng, và luôn biến đổi.

Nét đặc trưng của CL là sự phát triển cao cảm giác chuyên môn như cảm giác lực, cảm giác cầu, cảm giác tốc độ cầu, cảm giác thời gian… Cơ sở của những tri giác chuyên môn là sự phân biệt các kích thích đi từ các cơ quan phân tích cảm giác vận động cơ, thị giác, thính giác và tiền đình là rất quan trọng.

Yếu tố cảm xúc.

Chính sự quyết liệt để giành giật từng quả và số phận trận đấu thường được quyết định ở những phút cuối cùng của trận đấu đã tạo ra căng thẳng cảm xúc cho các VĐV CL. Trong quá trình thi đấu tình huống luôn thay đổi, sự chuyển ưu thế từ VĐV này sang VĐV khác, sự thay đổi điểm số nhanh. Thời gian một trận đấu có thể kéo dài, VĐV CL phải sẵn sàng thực hiện các hành động đáp ứng trong điều kiện giới hạn thời gian tạo ra những yêu cầu đòi hỏi họ phải có một năng lực tập trung, phân phối và di chuyển chú ý rất lớn.

Phản ứng của khán giả và công tác trọng tài. Tính hiệu quả và tinh thần trách nhiệm của VĐV.

Tính liên tục có trạng thái xuất phát trong một số thời gian ngắn của một giải đấu.

Yếu tố ý chí.

Trong một trận đấu VĐV phải nỗ lực ý chí rất nhiều để duy trì sự hưng phấn cảm xúc tối ưu. Độ ổn định cảm xúc giúp cho VĐV tránh được những hưng phấn quá mức trong thi đấu, duy trì được khả năng phối hợp vận động, độ chính xác của động tác, ý đồ chiến thuật được rõ ràng mạch lạc. Nỗ lực ý chí để điều khiển sự chú ý, xử lý thông tin nhanh và đáp ứng kịp thời.

Chiến lược hành động của VĐV.


Trong quá trình thi đấu các VĐV CL phải tính toán khả năng của mình về kỹ chiến thuật, thể lực để phân phối sức và đề ra chiến thuật hợp lý. Đồng thời tính toán những mặt mạnh, mặt yếu về kỹ chiến thuật, thể lực, tâm lý của đối phương nhằm đề ra chiến thuật hợp lý hạn chế những mặt mạnh và khai thác các điểm yếu của họ.

1.5. Hệ thống đào tạo VĐV môn CL

Hiện nay, hệ thống đào tạo VĐV Việt Nam trong đó có môn CL ngày càng hoàn thiện, từ cấp trung ương đến địa phương, các trung tâm đào tạo đều có sự gắn kết để nâng cao hiệu quả đào tạo VĐV. Theo Lâm Quang Thành và cộng sự [61] hệ thống các tổ chức đào tạo VĐV được hình thành theo 3 hình thức: Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp. Thể hiện tại sơ đồ sau:



Đội tập huấn quốc gia

Hình thức cấp cao

Các đội đại biểu Tỉnh,

Thành, Ngành

Các đội của các trung tâm TT

Các trường nghiệp vụ TT

Trung cấp

Các lớp NK TT trọng điểm

Trường thể thao nghiệp dư (ch.môn)

Các đội TT của CLB trường học

Lớp, tổ TT năng khiếu

Sơ cấp

Đội đại biểu thể thao của trường phổ thông ở cơ sở

Trường trung cấp cao đẳng TDTT có đào tạo VĐV

Các đội TT của CLB TDTT cơ sở


Sơ đồ 1.2. Hệ thống các tổ chức quản lý đào tạo VĐV ở Việt Nam [61]

Theo tác giả Lâm Quang Thành xây dựng hệ thống đào tạo VĐV theo hình thức tổ chức quản lý đào tạo VĐV theo 3 cấp Sơ cấp, trung cấp và cao cấp tương ứng mỗi cấp có hình thức tổ chức quản lý khác nhau.

Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn [69], đưa ra khái niệm "hệ thống đào tạo VĐV từ hai góc độ. Thứ nhất, đó là một phức hợp gồm nhiều phần, nhiều mặt: HL thể thao, thi đấu thể thao và các nhân tố ngoài HL và thi đấu nhằm làm tăng hiệu quả HL và thi đấu hoặc đẩy nhanh quá trình hồi phục sau LVĐ của VĐV. Thứ hai, đấy cũng là một quá trình HL nhiều năm từ nhỏ cho đến lúc kết thúc sự nghiệp VĐV". Theo đó, minh họa hệ thống đào tạo VĐV của tác giả theo sơ đồ sau:



1. GIAI ĐOẠN ĐÀO TẠO BAN ĐẦU (Thời gian khoảng 4-6

năm):

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO VĐV VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC GIAI ĐOẠN HUẤN LUYỆN


b) Giai đoạn

duy trì trình độ tập luyện chung:

- Mức hoạt động thể thao tích cực đã giảm đáng kể

- Đảm bảo duy trì năng lực tập luyện và thi đấu


3. GIAI ĐOẠN DUY TRÌ TUỔI THỌ THỂ THAO (Thời gian khoảng 6-10

năm):

a) Giai đoạn duy trì thành tích thể thao:

- Thay đổi cấu trúc và nội dung tập luyện, chú ý hoàn

thiện các kỹ chiến thuật, tích lũy kinh nghiệm thi đấu

- Hạn chế tăng khối lượng vận động chung mà cần định kỳ tang các thành phần riêng của khối lượng vận động

- Hoàn thiện kỹ thuật, chiến thuật tốt nhất

c) Giai đoạn thành tích thể thao tột đỉnh:

- Tối ưu hóa các yếu tố thể lực, tâm lý, hiểu biết của VĐV

- Đạt được những thành tích xuất sắc nhất


2. THỜI KỲ THỰC HIỆN HÓA TỐI ĐA

CÁC KHẢ

NĂNG THỂ

THAO (Thời gian khoảng 8-

12 năm):


b) Giai đoạn tiền cực điểm:

- Tỷ trọng huấn luyện chuyên môn được nâng lên đáng kể

- Hệ thống tập luyện và thi đấu ngày càng cá biệt hóa.

b) Giai đoạn nhỏ thứ hai (chuyên môn hóa ban đầu):

- Giai đoạn đào tạo chuyên môn cơ sở

- Theo dõi mức độ tang trưởng của thành tích.

a) Giai đoạn chuyên môn

hóa sâu:

- Giai đoạn tập luyện tích cực nhất

- Đạt trình độ thể thao cao.

- Phát hiện VĐV tài năng


a) Giai đoạn nhỏ thứ nhất:

- Lứa tuổi học sinh cấp 1 hoặc sớm hơn

- Chú trọng đào tạo thể lực chung

Sơ đồ 1.3. Hệ thống đào tạo VĐV và đặc điểm các giai đoạn HL VĐV [69]

Như vậy, theo tác giả Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn, hệ thống đào tạo VĐV được đảm bảo theo từng giai đoạn HL. Theo hệ thống giai đoạn đào tạo ban đầu là với mục đích là đặt nền móng cho phát triển thành tích thể thao từ công tác TC VĐV năng khiếu đến chuyên môn hóa ban đầu. Từ HL chuyên môn hóa sâu đến HL cá biệt hóa. Tiếp theo là giai đoạn duy trì được thành tích thể thao. Trong mỗi giai đoạn HL của hệ thống đào tạo VĐV tác giả đều nhấn mạnh


việc phải sử dụng đồng bộ đa dạng các chỉ tiêu để đánh giá, kiểm tra thành tích VĐV.

Đối với hệ thống đào tạo VĐV môn CL Việt Nam hiện nay được kết hợp đào tạo theo cả hai hình thức trên. Về quản lý như hệ thống tổ chức quản lý của tác giả Lâm Quang Thành. Về hệ thống đào tạo HL VĐV CL cơ bản được dựa trên hệ thống đào tạo VĐV và đặc điểm các giai đoạn HL của tác giả Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn. Tuy nhiên, nội dung HL, cách thức HL được các HLV, các nhà chuyên môn có cập nhật những phương pháp HL mới, ứng dụng thiết bị hiện đại trong đào tạo VĐV CL cấp cao.

1.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan

Qua quá trình tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau luận án nhận thấy có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về môn CL ở nhiều vấn đề khác nhau từ phát triển phong trào tập luyện môn CL ở quần chúng đến phát triển môn CL cho các VĐV chuyên nghiệp trên các đối tượng nghiên cứu khác nhau, quy mô phạm vi nghiên cứu khác nhau... Vì vậy, các công trình nghiên cứu này là cơ sở lý luận quan trọng cho quá trình xác định các vấn đề nghiên cứu của luận án. Một số công trình điển hình của các tác giả trong nước và nước ngoài dưới đây.

1.6.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan ở nước ngoài

Theo Ari Subarkah và Ika Novitaria (2018), [113] đã nghiên cứu về mô hình HL rất cụ thể và chi tiết cho HL động tác chân cho người mới bắt đầu tập CL tại Indonesia. Theo tác giả, CL là môn thể thao có đặc điểm nhanh, đòi hỏi thời gian ngắn nên các động tác di chuyển của chân phải tốt mới giúp VĐV CL dễ dàng thực hiện các cú đánh khác nhau. Vì vậy cần phải phát triển đa dạng các mô hình tập luyện để VĐV không cảm thấy nhàm chán khi rèn luyện. Tác giả đã nghiên cứu được hai mô hình chính là: Một là, mô hình đào tạo tổng quát; Hai là, mô hình đào tạo chung và theo dạng hình học với 20 mô hình bài tập luyện. Mô hình đào tạo chung, di chuyển chân gồm: Thẳng, Chéo, Sang ngang, Lên chéo trước và lùi lại phía sau, Lên thẳng trước và lùi chéo phía sau. Đặc biệt, mô hình đào tạo di chuyển chân được thiết lập theo dạng hình học, gồm:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022