Kết Quả Lựa Chọn Của Các Chuyên Gia Về Các Chỉ Số Đánh Giá Kỹ Thuật Của Nữ Vận Động Viên Cầu Lông Cấp Cao Việt Nam (N=38)




(lần)





4

Nằm ngửa gập bụng 1 phút (lần)

95,3

95,3

-1,732a

0,083

5

Chạy 30m XPC (giây)

97,4

97,4

0,000a

1,000

6

Chạy 100m XPC (giây)

96,8

96,8

-1,000a

0,317

7

Chạy 800m (giây)

95,8

95,8

0,000a

1,000

8

Chạy 1500m (phút, giây)

48,9

48,4

0,000a

1,000

9

Chạy 5000m (phút, giây)

42,6

42,1

0,000a

1,000


Thể lực chuyên môn

1

Ném cầu xa (cm)

95,3

95,3

-1,000a

0,317

2

Di chuyển ngang sân đơn 1 phút (lần)

95,8

95,8

-1,000a

0,317

3

Di chuyển dọc sân đơn 1 phút (lần)

95,8

95,8

-1,000a

0,317

4

Di chuyển 4 góc sân 1 phút (lần)

95,8

95,8

0,000a

1,000

5

Nhảy lục giác (giây)

57,9

55,8

-0,632a

0,527

6

Chạy chữ T (giây)

48,9

48,4

0,000a

1,000

7

Dẻo vai (cm)

48,4

45,8

-1,414a

0,157

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xây dựng mô hình nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam - 15

a. The sum of negative ranks equals the sum of positive ranks.

b. Wilcoxon Signed Ranks Test.

Kết quả ở bảng 3.6 thể hiện sự đồng nhất về ý kiến trả lời ở hai lần phỏng với chỉ số Asymp. Sig. (p-value) P>0.05. Với quy ước chọn các chỉ số có kết quả hai lần phỏng vấn đạt tỷ lệ từ 75% trở lên, luận án đã chọn được 11 test để


xác định mô hình về kỹ thuật của nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam gồm:

- Đập cầu 10 quả đường thẳng dọc biên ô 1m x 4.72m (quả);

- Đập cầu 10 quả đường chéo dọc biên ô 1m x 4.72m (quả);

- Phát cầu cao sâu 10 quả ô 1m x 1m cuối sân (quả);

- Phát cầu thấp gần 10 quả ô 20cm x 2.61m (quả);

- Đánh cầu cao đường thẳng 10 quả ô 1m x 1m (quả);

- Đánh cầu cao đường chéo 10 quả ô 1m x 1m (quả);

- Tạt cầu dọc biên 10 quả ô 1m x 4.72m (quả)

- Treo (chặt) cầu đường thẳng ô 1.98m x 1m (quả);

- Treo (chặt) cầu đường chéo ô 1.98m x 1m (quả);

- Vê cầu (bỏ nhỏ) đường thẳng ô 0.5m x 0.5m (quả);

- Móc cầu (kéo cầu) đường chéo 0.5m x 0.5m (quả).

Bảng 3.6: Kết quả lựa chọn của các chuyên gia về các chỉ số đánh giá kỹ thuật của nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam (n=38)


TT


Chỉ số

Tỉ lệ (%)

lần 1

Tỉ lệ (%) lần 2


Chỉ số Z

Asymp.

Sig.

(2-tailed)

1

Đập cầu 10 quả đường thẳng dọc biên ô 1m x 4.72m (quả)

96,3

96,3

0,000a

1,000

2

Đập cầu 10 quả đường chéo dọc biên ô 1m x 4.72m (quả)

96,3

96,3

0,000a

1,000

3

Phát cầu cao sâu 10 quả ô 1m x 1m cuối sân (quả)

95,3

95,3

0,000a

1,000

4

Phát cầu thấp gần 10 quả ô 20cm x 2.61m (quả)

95,8

95,8

0,000a

1,000


5

Đánh cầu cao đường thẳng 10 quả ô 1m x 1m (quả)

95,8

95,8

0,000a

1,000

6

Đánh cầu cao đường chéo 10 quả ô 1m x 1m (quả)

95,8

93,7

0,000a

1,000

7

Tạt cầu dọc biên 10 quả ô 1m x 4.72m (quả)

96,8

96,8

0,000a

1,000

8

Treo (chặt) cầu đường thẳng ô 1.98m x 1m (quả)

96,8

96,8

0,000a

1,000

9

Treo (chặt) cầu đường chéo ô 1.98m x 1m (quả)

96,8

96,8

0,000a

1,000

10

Vê cầu (bỏ nhỏ) đường thẳng ô 0.5m x 0.5m (quả)

96,8

96,8

0,000a

1,000

11

Móc cầu (kéo cầu) đường chéo 0.5m x 0.5m (quả)

96,8

96,8

0,000a

1,000

a. The sum of negative ranks equals the sum of positive ranks.

b. Wilcoxon Signed Ranks Test.


Như vậy, qua bốn bước nghiên cứu rất chặt chẽ, khách quan từ bước tổng hợp, hệ thống hóa các chỉ tiêu, test đã được sử dụng trong đánh giá TĐTL và xác định mô hình của VĐV cầu lông của 22 tác giả, trong đó có 12 tác giả Việt Nam và 10 tác giả nước ngoài. Đến bước 2 đã lựa chọn được 58 chỉ tiêu, test được trên 50% tác giả sử dụng để đánh giá trình độ tập luyện của VĐV cầu lông. Trên cơ sở 58 các chỉ số và test đặc trưng đã tổng hợp liên quan đến đánh giá TĐTL của VĐV cầu lông của các tác giả trong nước cũng như nước ngoài, đề tài tiến hành phỏng vấn 13 chuyên gia nhằm xin các ý kiến đóng góp, bổ sung thêm các nội dung để xây dựng phiếu phỏng vấn các chỉ số, các test xác định mô hình nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam. Luận án thống nhất lựa chọn


các chỉ số/test có tỷ lệ >50% đồng ý trở lên để tiến hành các bước tiếp theo, cụ thể: về hình thái gồm 15 chỉ số, chức năng gồm 10 chỉ số/test, tâm lý gồm 05 test, thể lực gồm 16 test và kỹ thuật gồm 11 test. Từ kết quả lựa chọn trên, đề tài tiến hành lập phiếu phỏng vấn với hình thức đánh giá theo thang đo 5 mức độ, tương ứng với số điểm 5,4,3,2,1 điểm, cụ thể:(1) Rất quan trọng-5 điểm; (2) Quan trọng-4 điểm; (3) Không ý kiến- 3 điểm; (4) Không quan trọng-2 điểm; (5) Rất không quan trọng-1 điểm. Luận án đã phỏng vấn 40 chuyên gia, huấn luyện viên 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 tháng. Kết quả có 38 người được phỏng vấn gửi lại đủ 2 lần trả lời. Sau hai lần phỏng vấn và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS, luận án thống nhất chọn các chỉ số có kết quả hai lần phỏng vấn đạt tỷ lệ từ 75% trở lên. Kết quả cuối cùng, luận án lựa chọn được 05 nội dung và 42 chỉ số và test để xác định mô hình nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam, cụ thể như sau: về hình thái gồm 06 chỉ số, về chức năng gồm 10 chỉ số/test, về tâm lý gồm 04 test, về thể lực gồm 11 test và 11 test về kỹ thuật.

Tiểu kết mục tiêu 1

Các yếu tố mô hình đặc trưng của nữ VĐV cầu lông được xác định bởi các yếu tố sau: yếu tố hình thái, yếu tố chức năng sinh lý, yếu tố thể lực, yếu tố kỹ - chiến thuật và yếu tố tâm lý. Để xây dựng được mô hình, cần xác định được các chỉ số thích hợp đối với người tập. Chú ý các yếu tố cấu thành nên TTTT, thông qua tiến hành đo đạc trên các VĐV cấp cao. Từ đó, tính toán nhằm đưa ra được các chỉ tiêu thích hợp. Có những chỉ số mang tính ổn định, bảo thủ (do tính di truyền cao) có những chỉ số mang tính biến đổi, có thể cải tạo. Trong kiểm tra đánh giá TĐTL, cần đặc biệt chú ý đến các chỉ số mang tính biến đổi, có thể cải tạo.

Qua 4 bước nghiên cứu định tính, định lượng đảm bảo tính khoa học, luận án lựa chọn được 05 nội dung và 42 chỉ số và test để xác định mô hình nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam, cụ thể như sau:


- Về hình thái gồm 06 chỉ số:

+ Chiều cao đứng (cm)

+ Cân nặng (kg)

+ Chỉ số Quetelet (g/cm)

+ Chiều dài sải tay (cm)

+ Chiều dài cánh tay (cm)

+ Cấu trúc hình thể Somatotype

- Về chức năng gồm 10 chỉ số/test:

+Nhịp tim (lần/phút);

+ Công năng tim (HW)

+ Huyết áp (mmHg);

+ Dung tích sống (lít);

+ VO2max (ml/kg/min)

+ Testosterone;

+ Growth Hormone;

+ IGF-I (Insulin-like growth factor I);

+ Cortisol;

+ Công thức máu.

- Về tâm lý gồm 04 test sau:

+ Phản xạ đơn (ms);

+ Phản xạ phức (ms);

+ Khả năng xử lý thông tin (vòng hở Landolt);

+ Loại hình thần kinh (Biểu 808).

-Về Thể lực gồm 11 test:

+ Bật cao tại chỗ (cm);

+ Bật xa tại chỗ (cm);

+ Nằm sấp chống đẩy 1 phút (lần);


+ Nằm ngửa gập bụng 1 phút (lần);

+ Chạy 30m XPC (giây);

+ Chạy 100m XPC (giây);

+ Chạy 800m (giây);

+ Ném cầu xa (cm);

+ Di chuyển ngang sân đơn 1 phút (lần);

+ Di chuyển dọc sân đơn 1 phút (lần);

+ Di chuyển 4 góc sân 1 phút (lần).

-Về Kỹ thuật gồm 11 test:

+ Đập cầu 10 quả đường thẳng dọc biên ô 1m x 4.72m (quả);

+ Đập cầu 10 quả đường chéo dọc biên ô 1m x 4.72m (quả);

+ Phát cầu cao sâu 10 quả ô 1m x 1m cuối sân (quả);

+ Phát cầu thấp gần 10 quả ô 20cm x 2.61m (quả);

+ Đánh cầu cao đường thẳng 10 quả ô 1m x 1m (quả);

+ Đánh cầu cao đường chéo 10 quả ô 1m x 1m (quả);

+ Tạt cầu dọc biên 10 quả ô 1m x 4.72m (quả)

+ Treo (chặt) cầu đường thẳng ô 1.98m x 1m (quả);

+ Treo (chặt) cầu đường chéo ô 1.98m x 1m (quả);

+ Vê cầu (bỏ nhỏ) đường thẳng ô 0.5m x 0.5m (quả);

+ Móc cầu (kéo cầu) đường chéo 0.5m x 0.5m (quả).

Kết quả lựa chọn là những cơ sở khoa học cho việc tiến hành các bước nghiên cứu tiếp theo để xây dựng mô hình nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam.

3.2. Xây dựng mô hình nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam 3.2.1.Khái quát về cầu lông nữ Việt Nam và khách thể nghiên cứu 3.2.1.1.Khái quát về cầu lông nữ Việt Nam

Năm 1980 Giải vô địch cầu lông toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội đánh dấu một bước ngoặt của cầu lông Việt Nam theo đà phát triển theo


hướng phong trào sâu rộng và nâng cao thành tích thể thao. Từ đó cứ một năm một lần được tổ chức luân phiên tại các địa phương trên toàn quốc. Ngoài giải vô địch toàn quốc. Uỷ ban TDTT còn tổ chức nhiều giải đấu cho nhiều đối tượng trên quy mô toàn quốc: Giải vô địch trẻ và thiếu niên toàn quốc, giải người cao tuổi, giải HS các trường phổ thông, giải SV toàn quốc được đưa vào chương trình thi đấu chính thức trong Đại hội TDTT toàn quốc, Hội khoẻ Phù Đổng. Ngày 14 tháng 8 năm 1990 Liên đoàn Cầu lông Việt Nam được thành lập để phối hợp với bộ môn cầu lông của Uỷ ban TDTT lãnh đạo môn thể thao này theo hướng chiến lược phát triển phong trào và thành tích thể thao đỉnh cao, phấn đấu trong những năm tới vị trí xứng đáng trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Năm 1993 Liên đoàn cầu lông Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn cầu lông châu Á (ABC). Năm 1994 Liên đoàn cầu lông Việt Nam trở thành viên chính thức của Liên đoàn Cầu lông thế giới (IBF). Các sự kiện nói trên là điều kiện động lực thúc đẩy môn cầu lông Việt Nam phát triển theo xu hướng hội nhập khu vực và thế giới. Trong những năm gần đây được sự lãnh đạo của UB TDTT. Liên đoàn Cầu lông Việt Nam đã cử các cây vợt nam, nữ xuất sắc nhất đại diện cho Việt Nam tham dự SEA Games 17 ( Malaysia), SEA Games 18 (Thái lan), SEA Games 19 (Indonesia)…đến SEA Games 30 năm 2019 tại Philippines, ASIAD và Olympic cũng như các giải vô địch khu vực, châu lục và thế giới.

Những năm gần đây, Liên đoàn cầu lông Việt Nam ngoài các giải thi đấu trong nước như: Giải vô địch đồng đội hỗn hợp toàn quốc, Giải câu lạc bộ toàn quốc, Giải vô địch đồng đội toàn quốc, Giải vô địch trẻ toàn quốc (U19), Giải các nhóm tuổi toàn quốc (U9, U11, U13, U15, U17), Giải các cây vợt thiếu niên trẻ xuất sắc toàn quốc, Giải vô địch cá nhân toàn quốc, Giải cây vợt xuất sắc toàn quốc, Hội khỏe Phù Đổng, Đại hội TDTT toàn quốc, còn đăng cai tổ chức nhiều giải đấu quốc tế có uy tín như: Giải “Vietnam Challenge”, Giải “Vietnam


Open”, Giải “Vietnam International Series”. Đây là cơ hội tốt để VĐV nam, nữ nước ta thi đấu, tích lũy kinh nghiệm và VĐV nước ta, đặc biệt là nữ VĐV đã giành được nhiều thành tích đáng trân trọng.

Ở nội dung đơn nữ của cầu lông hiện đại xuất hiện những cái tên quen thuộc với người hâm mộ như: Vũ Thị Trang, Nguyễn Thùy Linh, Trần Thị Phương Thúy, Đinh Thị Phương Hồng…

Nguyễn Thùy Linh sinh năm 1997 tại Phú Thọ, hiện đang thi đấu cho CLB tỉnh Đồng Nai. Tại đấu trường trong nước, Từ một gương mặt vô danh, Thùy Linh đã trở thành tay vợt số 2 của cầu lông nữ Việt Nam. Người đẹp cầu lông này thậm chí còn được đánh giá đủ sức sớm vươn lên thách thức vị trí số 1 của Vũ Thị Trang. Trên đấu trường quốc tế, Nguyễn Thùy Linh đã vô địch Bangladesh International Challenge 2 năm liền (2018, 2019), đăng quang tại Italian International 2017, International Series 2017 ở Lào, International Series 2017 ở Mông Cổ và Nepal International Series 2016. Cô còn giành ngôi á quân ở Áo Mở rộng 2020, International 2019 tại Na Uy, International Championships 2019 ở Hungary và Bangladesh International Challenge 2016. Hệ quả là từ Top 200 thế giới, Nguyễn Thùy Linh hiện đứng trong Top 50, cụ thể là vị trí thứ 41 thế giới.


Trần Thị Phương Thúy sinh năm 2000 tại Bắc Giang. Đến Đại hội TDTT Toàn quốc 2018, khi mới 18 tuổi Phương Thúy tạo bất ngờ khi vào đến chung kết đơn nữ, chỉ chịu thua Nguyễn Thùy Linh. Đến Giải cầu lông cá nhân toàn quốc 2019, cô chỉ chịu dừng bước trước ngưỡng cửa chung kết do thua đàn chị Vũ Thị Trang sau 3 set chiến đấu ngoan cường. Và nay là ngôi vô địch Giải cầu lông các cây vợt xuất sắc Toàn quốc tranh cúp Redson 2019. Tuy nhiên, SEA Games 30 vẫn là đấu trường có phần hơi quá sức Phương Thúy. Cô cùng Phạm Như Thảo ở nội dung đôi nữ và cùng đồng đội nữ với các ngôi sao như Vũ Thị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022