Đảm bảo tính khoa học, trình tự từ dễ đến, tăng lên theo thời gian. | 1 | 3.33 | 1 | 3.33 | 28 | 93.33 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | |
IV | Tiêu c uẩn 4 : Kiểm tra, đán iá sin viên. | n | % | n | % | n | % | n | % | n | % |
1 | Cách thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với nội dung và mục tiêu của từng học phần. | 0 | 0 | 3 | 10 | 27 | 90 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2 | Các phương pháp đánh giá đa dạng theo từng học phần, đảm bảo phù hợp với quy định đào tạo tín chỉ | 1 | 3.34 | 6 | 20 | 23 | 76.66 | 0 | 0 | 0 | 0 |
3 | Các qui trình kiểm tra, thi cử được rõ ràng, được phổ biến cho mọi người và được tuân thủ chặt chẽ | 4 | 13.33 | 5 | 16.67 | 21 | 70 | 0 | 0 | 0 | 0 |
4 | Sinh viên thực được thông báo rõ ràng về cách thức đánh giá, kiểm tra trong quá trình học tập | 1 | 3.34 | 9 | 30 | 20 | 66.66 | 0 | 0 | 0 | 0 |
V | Tiêu c uẩn 5: C ất lượn đội n ũ cán bộ iản dạy | ||||||||||
1 | Giảng viên tham gia giảng dạy có đủ số lượng để thực hiện chương trình các môn học thể thao ngoại khóa | 1 | 3.34 | 6 | 20 | 23 | 76.66 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2 | Các nhiệm vụ giảng dạy được xác định phù hợp với bằng cấp, kinh nghiệm và kỹ năng của giảng viên | 3 | 10 | 6 | 20 | 21 | 70 | 0 | 0 | 0 | 0 |
3 | Trách nhiệm của đội ngũ cán bộ giảng dạy được quy định hợp lý. | 0 | 0 | 6 | 20 | 24 | 80 | 0 | 0 | 0 | 0 |
VI | Tiêu c uẩn 6: Đảm bảo c ất lượn tron quá trìn iản dạy v ọc tập. | n | % | n | % | n | % | n | % | n | % |
1 | Chương trình giảng dạy phù hợp với nhu cầu xã hội. | 1 | 3.34 | 4 | 13.33 | 25 | 83.33 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2 | Chương trình khắc phục được những mặt tồn tại của chương trình cũ. | 1 | 3.34 | 3 | 10 | 26 | 86.66 | 0 | 0 | 0 | 0 |
3 | Chương trình được thực hiện một cách hệ thống, khoa học | 0 | 0 | 4 | 13.33 | 25 | 83.33 | 1 | 3.34 | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đán Iá C Ươn Trìn Iảng Dạy Các Môn Thể Thao Ngoại K Óa C O Sv N N Iáo Dục Mầm Non Trườn Cđsp Trun Ươn N A Tran
- Thực Trạn Côn Tác T I C Ín P Ục Vụ C O C Ươn Trìn Giảng Dạy Môn T Ể Thao Ngoại K Óa
- Đán Iá, P Ân Loại Thể Lực Nữ Sv T Eo Tiêu C Uẩn Của Bộ Gd&đt
- Kết Quả Thốn Kê Đán Iá Của Cbql, Gv, C Uyên Ia Gdtc Về Mục Tiêu C Ươn Trìn Các Môn T Ể T Ao N Oại K Óa C O Sv N N Iáo Dục Mầm Non Trườn Cđsp Trun
- C Ươn Trìn Môn Cầu Lôn Cơ Bản
- T Ẩm Địn C Ươn Trìn Iản Dạy Các Môn T Ể Thao Ngoại K Óa Cho Sv N N Iáo Dục Mầm Non Trườn Cđsp Trun Ươn N A Trang
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Như vậy, chương trình các môn thể thao ngoại khóa cho SV được CBQL, GV đánh giá đáp ứng chung ở mức độ bình thường theo thang đo liket dựa trên 6 tiêu chuẩn: Kết quả học tập mong đợi; Chương trình chi tiết;Nội dung và cấu trúc chương trình; Kiểm tra, đánh giá sinh viên; Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy; Đảm bảo chất lượng trong quá trình giảng dạy và học tập với 19 tiêu chí cụ thể đã trình bày ở trên.
Tiểu kết mụctiêu 1
Thông qua kết quả đánh giá chương trình giảng dạy các môn thể thao ngoại khóa cho SV ngành giáo dục mầm non trường CĐSP Trung ương Nha Trang cho thấy:
- Chương trình giảng dạy ở các môn thể thao ngoại khóa cho SV từ năm 2012 – 2016 bao gồm 7 môn: Aerobic, Bóng chuyền, Bơi lội, Bóng Rổ, Cầu Lông, Vovinam và Bóng bàn. Chủ yếu là giảng dạy thực hành, các nội dung lý thuyết được giảng dạy lồng ghép với giờ thực hành, số tiết lý thuyết còn hạn chế chưa bao hàm hết các nội dung giảng dạy, giờ giảng dạy lý thuyết được thực hiện trên sân tập nên giảng viên không thể truyển tải hết được các kỹ năng và kiến thức về các môn thể thao. Thời gian học kỹ thuật chiếm đa phần trong các buổi học làm hạn chế việc nâng cao thể lực cho SV.
-Qua thống kê cho thấy số lượng GV trong bộ môn vẫn đảm bảo được tỷ lệ sinh viên/giảng viên đảm bảo theo qui định của Bộ GD&ĐT. Chỉ có năm học 2015-2016 với số lượng SV là 1522 thì tỷ lệ SV/GV là 152.2 SV/1GV chưa đạt yêu cầu theo qui định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên chất lượng của giảng viên chưa cao, số lượng giảng viên có trình độ đào tạo sau đại học chưa nhiều.
- Trường CĐSP Trung ương Nha Trang có 1 Nhà tập luyện TDTT đa năng, 01 Nhà thực hành môn thể dục, nhà tập Võ, 03 Sân tập môn bóng đá, 04 Sân tập môn bóng chuyền, 04 Sân tập môn cầu lông, 01 Sân tập môn bóng rổ, 01 Nhà tập môn bóng bàn và 01 Sân tập môn Điền kinh. Trong số các nhà tập, sân tập trên chỉ có Nhà tập luyện TDTT đa năng và Nhà tập môn bóng bàn là đang còn phục
vụ tập luyện tốt. Còn các nhà tập, sân tập còn lại chỉ đảm bảo ở mức khá, trung bình và kém. Ngoài ra bộ môn vẫn chưa có bể bơi để phục vụ cho việc học tập môn Bơi lội của SV. Diện tích tập luyện của SV đảm bảo so với qui định của Bộ GD&ĐT là (2.6m2 /1 SV) và kinh phí dành cho các hoạt động thể thao còn khiêm tốn.
- Thực trạng ban đầu về thể lực của nữ SV trường CĐSP Trung ương Nha Trang được đánh giá qua các test Nằm ngửa gập bụng, bật xa tại chỗ, chạy 30m XPC, chạy tùy sức 5 phút. Trong đó chỉ có test nằm ngửa gập bụng (lần) là ở mức Đạt so với tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh, sinh viên theo quyết định 53/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ba test còn lại là những test đánh giá các tổ chất thể lực cơ bản là sức nhanh, sức mạnh, sức bền của học sinh, sinh viên lại chưa đạt yêu cầu. Đây là một thực trạng rất đáng quan tâm.
- Qua khảo sát cho thấy những môn thể thao mà SV yêu thích cũng rất đa dạng và phong phú như: Aerobic, Bơi lội, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng bàn, Cầu lông, Bóng rổ, Yoga, Vovinam,... Tuy nhiên thì có 4 môn được SV yêu thích nhiều nhất đó là môn “Cầu lông” với 19 %, xếp thứ 2 là môn “Bóng chuyền” với 18 %, thứ 3 là môn “Bóng bàn” với 15 %, tiếp theo là “Aerobic” với 12 % SV lựa chọn.
- Kết quả đánh giá sự hài lòng của SV về chương trình giảng dạy các môn thể thao ngoại khóacho thấy: SV chỉ đánh giá các chương trìnhở mức độ Bình thường/không có ý kiến (Giá trị trung bình từ 3.0-3.4).
- Qua thống kê cho thấy, chương trình các môn thể thao ngoại khóa cho SV được CBQL, GV đánh giá đáp ứng chung ở mức độ bình thường theo thang đo liket dựa trên 6 tiêu chuẩn với 19 tiêu chí đánh giá.
Sau khi đánh giá về thực trạng chương trình các môn thể thao ngoại khóa cho SV thông qua các tiêu chí đã được trình bày ở phần trên, luận án đã chỉ ra được những ưu nhược điểm của chương trình và đi đến kết luận, phải xây dựng một chương trình mớiphù hợp để nâng cao chất lượng đào tạo GDTC góp phần
nâng cao hiệu quả cho công tác đào tạo SV của trường CĐSP Trung ương Nha Trang.
3.2. Xây dựn c ươn trìn iảng dạy các môn t ể thao ngoại k óa c o SV n n iáo dục mầm non Trườn CĐSP Trun ươn N a Tran
3.2.1. Cơ sở xây dựng c ươn trìn iảng dạy các môn t ể thao ngoại k óa c o SV n n iáo dục mầm non Trườn CĐSP Trun ươn N a Trang
3.2.1.1.Cơ sở pháp lý để xây dựng chương trình các môn thể thao ngoại khóa tự chọn tại Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương – Nha Trang.
Để xây dựng chương trình các môn thể thao ngoại khóa cho SV tại trường Trường CĐSP Trung ương Nha Trang, tác giả dựa trên các cơ sở pháp lý như sau:
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ ngh a và hội nhập quốc tế. [6]
- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 1 tháng 12 năm 2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020. [4]
- Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2015 của Chính Phủ quy định chương trình GDTC và hoạt động TDTT trong nhà trường. [49]
- Quyết định số: 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. [19]
- Thông tư số 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14/10/2015, Qui định về chương trình môn học GDTC thuộc các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng [20]
3.2.1.2.Cơ sở thực tiễn xây dựng chương trìnhgiảng dạy các môn thể thao ngoại khóa.
- Trên cơ sở thực trạng công tác GDTC của các trường ĐH, CĐ của ngành giáo dục nói chung, cũng như kế thừa kinh nghiệm của công trình đã được công bố của các tác giả, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong l nh vực thể thao trườnghọc.
- Hoạt động tập luyện thể thao ngoại khóa của SV ở nhà trườngcũng được các cấp quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để SV học tập, tập luyện.
- Số lượng sân bãi, trang thiết bị phục vụ cho các môn thể thao ngoại khóa mặc dù còn thiếu. Tuy nhiên về cơ bản chất lượng của các sân bãi và trang thiết bị đang có là ở mức khá và có thể đảm bảo triển khai các hoạt động thể thao ngoại khóa cho SV.
- Đội ngũ giảng viên GDTC của nhà trường đáp ứng giảng dạy chương trình thể thao ngoại khóa và quan tâm đến công tác GDTC nói chung và hoạt động thể thao ngoại khóa cho SV nói riêng.
- Nội dung chương trình các môn thể thao ngoại khóa cũ chưa đáp ứng yêu cầu của nhà trường; nội dung chương trình các môn thể thao ngoại khóa có xu hướng là không đảm bảo và phù hợp với sự phát triển thể lực của SV.
- Nhóm các môn thể thao ngoại khóa mà SV có nhu cầu tham gia tập luyện cao như: Cầu lông, Bóng chuyền, Bóng bàn, Aerobicphù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc tổ chức các lớp học cho SV
- Ngoài ra từ thực trạng công tác GDTC tại Trường CĐSP Trung ương Nha Trang như: Qui trình tổ chức đào tạo; Công tác kiểm tra đánh giá và đảm bảo chất lượng; Công tác tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa...đều là các căn cứ quan trọng để tiến hành làm cơ sở cho việc xây dựng chương trìnhgiảng dạy các môn thể thao ngoại khóa, đảm bảo chương trình được xây dựng sẽ có tính khả thi cao không những nâng cao sự hứng thú tập luyện của SV mà còn nâng cao trình độ thể lực của SV ngày càng tốt hơn.
3.2.1.3. Cơ sở khoa học xây dựng chương trình các môn thể thao ngoại khóa cho SV ngành giáo dục mầm non Trường CĐSP Trung ương Nha Trang
Đảm bảo tín mục tiêu
Thứ nhất: Mục tiêu các môn học phải là bộ phận hữu cơ của mục tiêu GDTC, có ngh a phải thể hiện mức độ, định hướng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ của các môn thể thao tự chọn theo mô hình câu lạc bộ.
Thứ hai: Mục tiêu thể hiện ở hai mức độ là mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, đáp ứng được yêu cầu trên hai mặt giáo dục và giáo dưỡng là: Hình thành kỹ năng,kỹ xảo vận động, kiến thức cơ bản của các môn thể thao, giáo dục nhân cách và phẩm chất cho sinh viên. Mục tiêu của nội dung đào tạo là phải giải quyết tốt hai nhiệm vụ cơ bản giáo dục và giáo dưỡng nêu trên. [33]
Đảm bảo tín k oa ọc
Tính khoa học của việc thiết kế cải tiến nội dung chương trình phải được thể hiện ở hai mặt:
- Lựa chọn nội dung giảng dạy: Nội dung giảng dạy được lựa chọn cần cập nhật những tiến bộ của xã hội, phù hợp với những điều kiện thực tiễn của nhà trường, nội dung phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý đối tượng, phải giải quyết được hai vấn đề cơ bản của giáo dục đào tạo là trang bị cho sinh viên kiến thức cần thiết về các môn thể thao tự chọn và đáp ứng được yêu cầu xã hội [48].
- Sắp xếp nội dung chương trình: Nội dung chương trình được sắp xếp phải đảm bảo tính kế thừa, nội dung sau phải kế thừa nội dung trước[33]
Đảm bảo tín t ống nhất
Tính thống nhất giữa mục tiêu, nội dung và chương trình, sự thống nhất giữa nội dung giảng dạy phải phù hợp với mục tiêu đào, được thể hiện sự giải quyết hợp lý giữa yêu cầu về nội dung giảng dạy với kiến thức và năng lực được trang bị cho SV hệ không chuyên. Nội dung giảng dạy phù hợp với những điều kiện thực tiễn của nhà trường, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, xu thế phát triển của khoa học công nghệ của nền sản xuất hiện đại…[33]
Đảm bảo tín sư p ạm
Một là, lựa chọn nội dung giảng dạy: Nội dung lựa chọn để xây dựng chương trình chi tiết cho từng học phần phải được xác định ở ba loại hình kiến thức: kiến thức, kỹ năng nền tảng; kiến thức chuyên ngành hẹp; kiến thức về phương pháp. Như vậy có thể thấy rằng, nội dung chương trình phải quy nạp tổng thể kiến thức toàn diện, phù hợp với yêu cầu của mục tiêu đào tạo trong từng ngành nghề đào tạo, ngoài ra chương trình còn phải có tính thực tiễn và hiện đại.
Hai là, cấu trúc nội dung chương trình: Nội dung giảng dạy được sắp xếp đảm bảo tính kế thừa và phát triển, đảm bảo tính liên tục của quá trình nhận thức, tiếp thu kỹ năng, nội dung sau kế thừa của nội dung trước. Nội dung cũng phải đảm bảo tính tuần tự, sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Ba là, phương pháp giảng dạy: Phương pháp lựa chọn để giảng dạy nội dung là sự kết nối mang tính sư phạm truyền thụ và khả năng tiếp thu l nh hội của người học, đảm bảo cho quá trình nhận thức tư duy của người học, cần trang bị cho người học nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau đặc biệt là áp dụng các phương pháp giảng dạy học tích cực để người học được chủ động, sáng tạo, phát huy năng lực tự học, tự chiếm l nh tri.
Bốn là, quá trình kiểm tra đánh giá: Quá trình đánh giá kết quả lao động luôn được gắn liền với thực tiễn dạy và học, coi việc kiểm tra đánh giá luôn là động lực thúc đẩy quá trình đào tạo, phải coi việc đánh giá là một phương pháp hữu hiệu mang tính sư phạm cao trong quá trình đào tạo. Tuy vậy những tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá phải được xây dựng trên nền tảng những nội dung kiến thức đã được thiết kế trong nội dung giảng dạy, phải phù hợp với yêu cầu về năng lực và tri thức cần trang bị cho người học, phải coi việc kiểm tra đánh giá là động lực thúc đẩy quá trình học tập, chứ không phải là áp lực lớn đối với người học. [42]
Đảm bảo tín t ực tiễn
Khi xác định nội dung giảng dạy cần phải căn cứ vào thực tiễn cũng phù hợp với những điều kiện đảm bảo như giáo viên, cơ sở vật chất… cho việc thực thi nội dung giảng dạy [33]
Đảm bảo tín cập nhật, tiếp cận xu thế mới
Nội dung các môn học trong chương trình đào tạo hiện đại, tạo điều kiện cho người học tiếp thu những kiến thức mới nhất của khu vực và thế giới. Nội dung chương trình có cập nhật những nội dung học phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước về tính dân tộc và phát triển kỹ năng sống. [33]
Đảm bảo tín k ả thi
Những nội dung cải tiến của chương trình môn học phải phù hợp với tình hình đặc điểm tâm sinh lý của SV, phù hợp với lứa tuổi, giới tính, phù hợp với tình hình đội ngũ GV, với điều kiện cơ sở vật chất…và chương trình triển khai phải góp phần tích cực trong công tác nâng cao thể chất của SV, đảm bảo phát triển thể chất đạt mức độ trung bình và tốt các tiêu chuẩn phân loại thể chất của người Việt Nam
3.2.2. Xác định mục tiêu để xây dựng nội dun c ươn trìn giảng dạy các môn t ể thao ngoại k óa c o SV n n iáo dục mầm non Trường CĐSP Trun ươn N a Tran
Để xác định mục tiêu xây dựng nội dung chương trình các môn thể thao ngoại khóa tại Trường CĐSP Trung ương Nha Trang, tác giả tiến hành qui trình 3 bước gồm: Tổng hợp các văn bản pháp lý liên quan, thảo luận nhóm và khảo sát ý kiến chuyên gia. Kết quả thống nhất được mục tiêu xây dựng nội dung chương trình gồm:
- Mục tiêu chung: Học phần cơ bản có 1 tiêu chí, học phần nâng cao 1 có 1 tiêu chí. Tất cả đều có mục tiêu là phát triển thể chất, nắm bắt các kỹ thuật cơ bản của môn thể thao ngoại khóa, tổ chức hoạt động giao lưu đội nhóm, tạo môi trường văn hóa thể thao lành mạnh, hình thành thói quen vận động suốt đời.
- Mục tiêu cụ thể: