Một Số Yếu Tố Đảm Bảo Cho Công Tác Tổ Chức Hoạt Động Thể Dục Thể Thao Ngoại Khóa


Giờ học ngoại khóa giúp củng cố và hoàn thiện bài học chính khóa mà các em còn thiếu sót do lớp học chính khóa đông sinh viên, thời gian cho mỗi buổi tập thì ngắn, nên giáo viên chưa bao quát hết được ở trên lớp và do phải đảm bảo về tiến trình giảng dạy đôi khi phát hiện ra sai lầm của học sinh và sinh viên giáo viên cũng không thể sửa được một cách triệt để. Ngoài ra, hoạt động TDTT ngoại khóa cũng là môi trường để bồi dưỡng những sinh viên có tài năng và năng khiếu thể thao, để từ đó có những có những đội tuyển tham gia thi đấu các giải thể thao của trường, của khóa. Mặt khác, đây cũng là môi trường để những sinh viên học yếu kém, bị trượt môn tham gia học tập, để từ đó nâng cao được kết quả học tập của mình [22], [35].

Giữa hình thức tập luyện nội khóa và ngoại khóa có mối liên hệ lẫn nhau tập luyện ngoại khóa giữ vai trò, vị trí quan trọng là bổ xung và củng cố hiệu quả công tác GDTC trong nhà trường và góp phần tạo nếp sống vận động và rèn luyện thân thể, lành mạnh, sôi nổi, phong phú, tươi vui, lạc quan, loại bỏ được cuộc sống trống rỗng vô vị, chơi bời lêu lổng của một số học sinh, sinh viên trong thời gian nhàn rỗi, nhất là học sinh, sinh viên ở thành thị. Việc kết hợp tốt giữa hoạt động TDTT nội khóa với ngoại khóa giúp cho con người vận động có sức khỏe phát triển, có thân hình đẹp và tạo điều kiện nâng cao thành tích học tập của học sinh, sinh viên.

Thỏa mãn nhu cầu vận động của học sinh, sinh viên và hình thành chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Trong những năm qua, có rất nhiều các trường Đại học, Cao đẳng, và phổ thông trung học được thành lập, trong đó có rất nhiều trường chưa quan tâm đến môi trường tập luyện như sân bãi dụng cụ để đáp ứng nhu cầu tập luyện của học sinh, sinh viên, đặc biệt là các trường học trong nội thành. Trong tiêu chí đánh giá của trường học được coi là đạt chuẩn thì phải đảm bảo có sân bãi tập luyện TDTT, đây cũng là điều kiện khi các bậc phụ huynh chọn trường cho con em họ. Đối với những trường mà điều kiện sân bãi hạn hẹp, thì việc tổ chức các hoạt


động TDTT ngoại khóa nhằm đáp ứng nhu cầu tập luyện của học sinh, sinh viên là việc làm rất cần thiết.

Cùng với sự đòi hỏi ngày càng cao của chương trình học tập và yêu cầu khắt khe của các bậc phụ huynh, việc gây áp lực đối với việc học tập của các em học sinh, sinh viên ngày càng lớn, các em luôn phải chịu những căng thẳng và mệt mỏi của giờ học vì vậy việc tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa sẽ giúp cho các em có những giờ phút vui chơi, nghỉ ngơi tích cực giúp đưa cơ thể trở về được trạng thái cân bằng, nâng cao được thể lực và sức khỏe [88].

Phát triển nhân cách rèn luyện kỹ năng sống qua các hoạt động giao lưu, giao tiếp.

Hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa là bộ phận cấu thành quan trọng trong việc tăng cường thể chất cho học sinh, sinh viên xúc tiến phát triển tâm lý, phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ và giúp cho học sinh, sinh viên nắm được các tri thức cơ sở của TDTT, kỹ năng và kỹ thuật cơ bản. Đồng thời, phải đảm bảo giáo dục cho học sinh, sinh viên tình yêu tổ quốc, bồi dưỡng hứng thú thường xuyên rèn luyện TDTT, phát triển cá tính học sinh, sinh viên có ý chí kiên cường, tinh thần dũng cảm, ngoan cường và sáng tạo. Bồi dưỡng học sinh, sinh viên biết phục tùng tổ chức, tuân thủ kỷ luật, tác phong đoàn kết, tính hoạt bát năng động, bồi dưỡng mỹ cảm TDTT và hành vi có văn hóa của học sinh, sinh viên. Ngoài ra, thông qua hoạt động TDTT ngoại khóa giúp các em có điều kiện giao lưu, giao tiếp, ứng xử, từ đó hình thành cho các em các kỹ năng sống cách cư xử, nhìn nhận vấn đề trong giao tiếp với gia đình bạn bè và xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

1.4.3.3. Một số yếu tố đảm bảo cho công tác tổ chức hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa

a) Đội ngũ giáo viên, người hướng dẫn và cơ sở vật chất, phục vụ hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa.

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn - 5

Giáo dục thể chất là một mặt giáo dục đào tạo trong nhà trường, do vậy, cần phải có sực đầu tư, trang thiết bị những điều kiện đảm bảo cần thiết phục vụ


cho công tác giảng dạy và học tập ngoại khóa, cũng như tự rèn luyện thể thao và hoạt động văn hóa - thể thao của học sinh - sinh viên. “Từng trường có định mức kinh phí phục vụ cho công tác GDTC và hoạt động văn hóa thể thao của học sinh, sinh viên trong quá trình giáo dục. Từng trường phải đảm bảo tối thiểu về các phương tiện dụng cụ phục vụ việc giảng dạy và học thể dục theo chương trình GDTC và hoạt động thể thao của nhà trường.

Việc đầu tư phục vụ dạy và học môn Thể dục thể thao ngoại khóa phải có sân tập, nhà tập, các dụng cụ phục vụ giảng dạy và học tập theo nội dung môn học tập ngoại khóa “các trường Đại học phải có sân bãi, phòng tập TDTT”. Ngoài ra, cần có đội ngũ cán bộ, giảng viên TDTT có đủ năng lực chuyên môn tốt và có tâm huyết với phong trào.

Công tác cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý phong trào Thể dục thể thao trong các trường Đại học, Cao đẳng là nhân tố quyết định chất lượng công tác GDTC trong nhà trường. Giáo viên GDTC có trách nhiệm lập kế hoạch công tác GDTC, tiến hành học môn thể dục theo chương trình quy định, tổ chức hướng dẫn các hoạt động ngoại khóa và huấn luyện các đội tuyển thể thao học sinh, sinh viên, tổ chức các ngày hội thể thao của trường và tham gia các hoạt động chung của ngành, địa phương và toàn quốc. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, y tế tổ chức khám và phân loại sức khỏe sinh viên để có biện pháp tập luyện riêng cho những sinh viên yếu phát hiện và bồi dưỡng những sinh viên có năng khiếu về thể thao. Tổ chức biên soạn giáo trình, giáo án phục vụ công tác giảng dạy học tập và tiến hành dạy tốt môn học thể dục cho khối không chuyên và các môn thể thao trong chương trình đào tạo giáo viên TDTT cho các trường Đại học, Cao đẳng. Mặt khác, cũng phải kể đên vai trò rất quan trọng của Đoàn Thanh niên, phòng công tác học sinh sinh viên, công đoàn trường và công đoàn bộ phận giáo viên, vai trò của các doanh nghiệp và các nhà tài trợ trong việc cung cấp dụng cụ tập luyện, kinh phí hoạt động TDTT ngoại khóa [17], [18], [24].

Đội ngũ học sinh, sinh viên là đối tượng trực tiếp tham gia các hoạt động học


tập và tập luyện tập TDTT, là đối tượng chủ thể của công tác GDTC giữ vai trò quyết định và thể hiện tính hiệu quả của công tác GDTC của nhà trường.

b) Nội dung tập luyện Thể dục thể thao ngoại khóa

Cấu trúc của giờ tập luyện ngoại khóa thường đơn giản hơn so với giờ học chính khóa, đòi hỏi ý thức tự tập luyện, tinh thần độc lập sáng tạo cao. Nhiệm vụ cụ thể và nội dung buổi tập phụ thuộc vào hứng thú, sở thích của cá nhân, nội dung hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa đa dạng và phong phú, không bị quy định của chương trình GDTC.

Ở Việt Nam, hiện nay có hơn 100 môn thể thao được đưa vào tập luyện và thi đấu chính thức trong các đại hội thể dục thể thao toàn quốc và SEA Games… trong đó có rất nhiều môn thể thao để lựa chọn tập luyện theo sở thích của sinh viên như: điền kinh, võ, bơi, cầu lông, bóng đá, bóng bàn, khiêu vũ thể thao, bóng chuyền, đá cầu...

Do nội dung buổi tập ngoại khóa có khác biệt nên cách tổ chức tập luyện có đặc trưng riêng. Hoạt động ngoại khóa với chức năng động viên hấp dẫn nhiều người hơn tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, rèn luyện thân thể, tham gia cổ vũ phong trào tự tập luyện rèn thân thể. Những buổi tập ngoại khóa có nội dung khác nhau giúp cho học sinh, sinh viên nắm được nội dung chương trình học tập về TDTT, chuẩn bị cho họ thi đạt chuẩn tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, ngoài ra giúp họ hoàn thiện các nội dung thể thao tự chọn. Việc kết hợp tốt giữa tập luyện thể dục thể thao nội khóa với ngoại khóa, giúp cho con người vận động có sức khỏe phát triển, có thân hình đẹp và tạo điều kiện nâng cao thành tích học tập của học sinh, sinh viên [24], [53].

c) Các hình thức tập luyện Thể dục thể thao ngoại khóa trong trường học

- Hình thức tập luyện Thể dục thể thao ngoại khóa: Là các phương thức rèn luyện ngoài giờ của cá nhân, tập thể hay theo nhóm nhằm mục đích duy trì và phát triển thể chất. Hình thức hoạt động TDTT ngoại khóa trong nhà trường rất đa dạng, phương pháp linh hoạt, có thể tiến hành nhiều cấp độ, quy mô toàn


trường, toàn khóa, ngành, lớp hoặc đội tuyển, nhóm và cá nhân nên thỏa mãn nhu cầu khác nhau của sinh viên và được phân thành các hình thức hoạt động TDTT ngoại khóa khác nhau.

Tự tập luyện: Sinh viên tự tập luyện Thể dục thể thao theo nhu cầu cá nhân để nâng cao chất lượng nội khóa của bản thân hoặc tự chơi một số môn thể thao yêu thích. Với loại hình này có cấu trúc khá phức tạp bao gồm người tập có thể tập thể lực chung, thể lực chuyên môn, thể lực cho môn thẻ thao, thể lực thực dụng. Loại hình này đòi hỏi khá cao ý chí của người tập, cùng sự am hiểu tối thiểu về nguyên tắc, phương pháp tập luyện, tính hệ thống chặt chẽ trong việc xác định nhiệm vụ và lựa chọn bài tập, đòi hỏi nhiều thời gian, tuân thủ chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống đặc biệt, với hình thức này thì số sinh viên tập luyện khá đông nhưng không thường xuyên, lâu dài và tập luyện không được khoa học, khó có sự đảm bảo an toàn do đó khó có hiệu quả cao.

Hình thức tập luyện đội tuyển: Áp dụng trong giảng dạy, huấn luyện có năng khiếu về một môn thể thao lựa chọn: Điền kinh, thể dục, bóng rổ… với mục đích phát triển các tố chất thể lực, trang bị những tri thức kỹ năng, kỹ xảo vận động, rèn luyện phẩm chất ý chí, tính nhẫn lại tinh thần đồng đội. Các giờ loại này được tiến hành theo phương pháp riêng, đặc biệt chú ý đến định mức lượng vận động và phòng ngừa chấn thương.

Hình thức tập luyện buổi sáng: Nhằm giúp cho cơ thể thúc đẩy nhanh việc chuyển cơ thể từ trạng thái ể oải vừa ngủ dậy sang trạng thái tỉnh táo, giúp cho cơ thể thích nghi với một ngày làm việc mới, tạo lên cảm giác sảng khoái, với bầu không khí trong lành, thoáng đãng, đây là hình thức tập luyện rất có lợi cho sức khỏe và dễ tập, ai cũng có thể tham gia. Lợi ích rõ nhất của hình thức này là không khí tập luyện trong lành, môi trường thân thiện, không phân biệt lứa tuổi, giới tính, địa vị xã hội. Địa điểm tập luyện rất đơn giản có thể tận dụng mọi địa hình như sân tập, công viên, sân ký túc xá, đường phố,..

Hình thức tập luyện giữa giờ: Đây là hình thức tập luyện thường tiến hành


vào giữa giờ giải lao nhằm giảm mệt mỏi cho người lao động, cho học sinh và sinh viên sau các giờ học căng thẳng, các bài tập thể dục giữa giờ thường là các bài thể dục tay không, thể dục nhịp điệu, Aerobic có thể sử dụng kết hợp với nhạc, các bài tập này thường có kết cấu đơn giản và trong thời gian ngắn.

Hình thức tập luyện câu lạc bộ: Đây là hình thức tập luyện Thể dục thể thao mang tính xã hội, tự nguyện, nhằm thu hút người ham thích TDTT để tập luyện đạt đến mục tiêu của TDTT được thành lập theo trình tự quy định, có cơ sở vật chất hoặc sân bãi tương đối ổn định, được tổ chức hướng dẫn theo kế hoạch.

Bản chất của CLB TDTT xét một cách toàn diện được thành lập xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng của những nhóm người để phát huy và hưởng thụ những lợi ích của TDTT, từ đó mục đích của từng người, nhóm người được thỏa mãn, với mục đich của người tập hay nhóm người tập là nâng cao sức khỏe hoặc giải trí, thì hoạt động CLB TDTT phải đảm bảo theo nguyên tắc tự nguyện, tự giác và tích cực.

Hình thức tập luyện theo nhóm, lớp: Học sinh được chia thành các nhóm nhỏ với các nhiệm vụ khác biệt phù hợp cho mỗi nhóm. Tập luyện theo nhóm tổ chức thường là các cuộc thi đấu thể thao, các buổi tập nâng cao sức khỏe, các ngày hội TDTT. Chức năng của cuộc thi đấu thể thao rất phong phú. Thi đấu thể thao được tổ chức vì nhiều mục đích khác nhau: tuyên truyền trao đổi kinh nghiệm, củng cố tính đoàn kết, mở rộng quan hệ giao lưu. Đồng thời, còn là phương pháp giáo dục thể chất độc đáo.

Như vậy tập luyện Thể dục thể thao ngoại khóa có rất nhiều hình thức khác nhau và được tổ chức vào những khoảng thời gian nhàn rỗi của các em học sinh, sinh viên nó góp phần tạo lên nếp sống mới, lành mạnh, sôi nổi, phong phú, tươi vui, lạc quan loại bỏ được cuộc sống trống rỗng vô vị, lêu lổng của học sinh, sinh viên trong các giờ nhàn rỗi. Việc lựa chọn được hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa phù hợp với điều kiện của mỗi học sinh, sinh viên sẽ giúp con


người có sức khỏe vững chắc, có thân hình đẹp và tạo điều kiện nâng cao thành tích học tập.

d) Công tác tuyên truyền ý nghĩa hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa và chính sách ưu tiên

Phối hợp với các phòng ban chức năng, đặc biệt là tổ chức Đoàn Thanh Niên, đây là một tổ chức chính trị có chức năng tập hợp quần chúng, trong đó có những đoàn viên sinh viên, thông qua tổ chức đoàn quán triệt các chỉ thị Nghị quyết của Đảng và nhà nước về công tác TDTT trường học. Làm cho lực lượng quản lí, giáo viên, sinh viên, hiểu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT trong nhà trường các cấp [28], [60]. Tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của nhà trường về tầm quan trọng của công tác GDTC trong nhà trường. Tuyên truyền bằng hệ thống hình ảnh, pano, áp phích về tấm quan trọng của TDTT với sức khỏe. Giáo viên giảng dạy Thể dục Thể thao phải có nhiệm vụ thông qua bài giảng liên hệ với thực tiễn giúp cho học sinh hiểu vai trò, ý nghĩa tác dụng và lợi ích của TDTT. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về TDTT, phổ biến kiến thức khoa học về TDTT thông qua hội thảo, tọa đàm. Giao cho Đoàn thanh niên, công đoàn và bộ môn trong nhà trường thực hiện. Khuyến khích học sinh, sinh viên theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày, đọc thêm sách báo…. để tìm hiểu các thông tin TDTT của nước ta và thế giới. Giao cho Đoàn thanh niên và bộ môn thực hiện. Ngoài ra, chính sách ưu tiên như cộng điểm rèn luyện, ưu tiên giới thiệu học lớp nhận thức về đảng, miễn lao động vệ sinh. Từ những nhận thức về ý nghĩa của hoạt động TDTT ngoại khóa và những chính sách ưu tiên trên, sẽ là động lực hướng sinh viên vào các hoạt động TDTT ngoại khóa trong thời gian nhàn rỗi.

1.5. Cơ sở lý luận của giáo dục thể chất cho sinh viên đại học

1.5.1. Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên lứa tuổi 18 - 22

1.5.1.1. Đặc điểm sinh lý của sinh viên lứa tuổi 18 - 22 [ 4 ] , [ 57 ]

Quá trình phát triển của cơ thể theo lứa tuổi có hai đặc điểm sinh lý cơ


bản. Thứ nhất là, phát triển không đồng đều xen kẽ với các thời kỳ phát triển nhanh và có thời kỳ phát triển tương đối chậm và ổn định. Thứ hai là, phát triển không đồng bộ các cơ quan và hệ cơ quan phát triển không đồng thời với nhau, có cơ quan phát triển nhanh, có cơ quan phát triển chậm. Nhìn chung, là quá trình phát triển đi lên.

Đặc biệt, ở lứa tuổi 18 - 22 về cơ bản các hệ thống cơ quan chức năng quan trọng của cơ thể đã hoàn thiện, phát triển chậm lại. Chiều cao ngừng phát triển vì phần sụn nằm ở đầu xương đã được cốt hóa và có sự tăng trưởng nhiều theo chiều ngang cũng như trọng lượng cơ thể. Cơ bắp phát triển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sức mạnh và sức bền, cơ thể con người có năng lực hoạt động cao hơn có khả năng sinh vật học của cơ bắp, cho phép tập luyện tất cả các môn thể thao. Cơ thể người là một bộ máy vận động, có năng lực hoạt động rất cao, nếu được tập luyện thể dục thể thao một cách thường xuyên, có hệ thống và khoa học sẽ làm tăng lực co cơ, nhờ tiết diện ngang cũng như độ đàn hồi của cơ, góp phần hoàn thiện các khả năng chức phận của cơ thể, nâng cao sức khỏe, nâng cao năng lực lao động cho con người.

Quá trình phát triển thể chất thực chất là quá trình phát triển về hình thái, các chức năng của cơ thể con người. Hai yếu tố này không những bị chi phối bởi tác động của yếu tố di truyền mà còn chịu ảnh hưởng lớn của đời sống kinh tế, xã hội và môi trường. Sự phát triển thể chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có tính chất không đồng đều, trong đó, yếu tố lứa tuổi và giới tính có ảnh hưởng quyết định đến quá trình phát triển thể chất của người trưởng thành.

Hệ thần kinh:

Các tổ chức thần kinh của các em phát triển chậm lại để hoàn thiện. Tuy nhiên, tổng khối lượng của vỏ não không tăng mấy, chủ yếu cấu tạo bên trong vỏ não phức tạp hơn, khả năng tư duy nhất là khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá phát triển thuận lợi cho sự hình thành và phản xạ có điều kiện.

Hệ vận động:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022