Các Tham Luận Khoa Học Trong Kỷ Yếu Hội Thảo


chính đáng của nhân dân đến với Đảng, Nhà nước; góp phần tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cổ vũ, động viên phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, chống “diễn biến hòa bình”, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Tác giả chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm của báo chí, đồng thời nêu một số giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động báo chí. Coi trọng công tác xây dựng Đảng, nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, trách nhiệm của đảng viên, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan chủ quản báo chí và cơ quan báo chí. Tăng cường và nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước đối với báo chí…

- PGS, TS Tô Huy Rứa trong bài viết: “Phấn đấu để báo chí nước ta phát triển đúng định hướng, mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới” [103] đã đánh giá vị trí, vai trò, tác dụng to lớn của báo chí đối với xã hội; Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về lãnh đạo và quản lý báo chí; đồng thời, khẳng định những thành tích, ưu điểm mà báo chí đã đạt được - đây là yêu cầu quan trọng, vì thành tích, ưu điểm của báo chí nước ta rất lớn, rất cơ bản; xác lập niềm tự hào chính đáng, quyết tâm phấn đấu cao hơn trong thời gian tới. Mặt khác và quan trọng hơn, phải đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình, chỉ rõ những non kém, khuyết điểm, tìm ra nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan; từ đó, đề xuất hệ thống các giải pháp để khắc phục. Tác giả nhấn mạnh, cùng với tuân thủ pháp luật theo tiêu chí đúng, sai, cơ quan báo chí do Ðảng và Nhà nước ta lãnh đạo, quản lý còn có một tiêu chí khác không kém phần quan trọng là: nên hay không nên đưa tin. Ðể thực hiện tiêu chí này rất cần nhãn quan chính trị đúng đắn, sự nhạy cảm và tinh thần trách nhiệm cao của người làm báo, nhất là cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí.


- GS, TS Nguyễn Phú Trọng trong bài viết: “Báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng lớn mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại” [123] đã nêu vị trí, tầm quan trọng và những thành tựu, cống hiến của báo chí Việt Nam trong 85 năm qua. Tác giả cũng chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm của báo chí, trong đó nhấn mạnh những biểu hiện “thương mại hóa”, xa rời tôn chỉ, mục đích, chạy theo thị hiếu tầm thường, đưa tin và viết bài theo kiểu giật gân, câu khách, thiếu trung thực, làm ảnh hưởng chung đến uy tín của báo chí nước ta. Qua đó, tác giả nêu ra một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của báo chí, để báo chí nước ta sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ để làm tốt sứ mệnh cao cả là tiếng nói của Ðảng, Nhà nước, đồng thời là diễn đàn của nhân dân, đóng góp ngày càng xứng đáng vào sự nghiệp vẻ vang của Ðảng và dân tộc.

- Nguyễn Công Dũng trong bài viết: “Vì sao cần tăng cường quản lý báo điện tử?” [49] đã nêu tầm quan trọng của báo điện tử hiện nay, việc cung cấp nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, thông tin nhanh, nhạy của báo điện tử, thực trạng công tác quản lý báo điện tử hiện nay. Sự phát triển của loại hình báo điện tử, trang tin điện tử ở Việt Nam đã góp phần đa dạng hóa các nguồn thông tin, phương tiện chuyển tải thông tin đến độc giả. Bên cạnh đó, tác giả nêu một số hạn chế của báo điện tử cần khắc phục: chất lượng thông tin cả về nội dung và hình thức còn sơ suất, nhiều khi thiếu chính xác, thiếu khách quan; khuynh hướng “thương mại hóa”, lợi nhuận kinh tế thuần túy, chạy theo thị hiếu tầm thường, khai thác đời tư cá nhân, những chuyện giật gân, tiêu cực...; ít chú ý đến việc bồi dưỡng những nét đẹp về nhân cách, lối sống, phát hiện, cổ vũ, biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt; buông lỏng tính định hướng dư luận, dẫn dắt quần chúng, làm “nóng” lên những vấn đề không đáng “nóng”; nhiều báo điện tử hoạt động xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, coi nhẹ chức năng chính trị, tư tưởng của báo chí cách mạng. Từ đó, tác giả chỉ ra những giải pháp nhằm tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với báo điện tử. Cần quy hoạch, định hướng sự phát triển của hệ thống báo điện tử; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp


luật để lãnh đạo, quản lý hệ thống báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng, quản lý chặt chẽ việc đăng ký, cấp phép hoạt động báo điện tử; nâng cao phẩm chất, bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ những người làm báo điện tử; lãnh đạo, quản lý tốt việc xây dựng và thực hiện quy trình làm báo điện tử một cách khoa học, hợp lý, bảo đảm chất lượng, tốc độ và độ chính xác của thông tin; nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính chuyên nghiệp của báo mạng, xác định rõ và tuân thủ đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, thực hiện tốt chức năng tương tác xã hội, quản lý chắt chẽ việc tuân thủ tôn chỉ, mục đích, quan tâm phát triển hạ tầng và kỹ thuật, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm với các nước cớ báo điện tử phát triển.

- Đỗ Quý Doãn trong bài viết: “Thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng về báo chí, xuất bản thành chính sách, pháp luật của Nhà nước” [48] đã đề cập thực trạng công tác lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, đồng thời nêu những kết quả đạt được và hạn chế của báo chí nước ta trong những năm qua. Tác giả đã nêu ba giải pháp nâng cao chất lượng công tác thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng về báo chí, xuất bản trong xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trước hết, phải nói đến vai trò của đội ngũ những người làm công tác xây dựng pháp luật, chính sách. Đội ngũ này phải quán triệt đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với lĩnh vực tư tưởng, lý luận nói chung, báo chí, xuất bản nói riêng. Thứ hai, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tham gia xây dựng pháp luật, Quốc hội với cơ quan tham mưu của Đảng để các loại văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, xuất bản được ban hành bảo đảm tiến độ thời gian, không để xảy ra tình trạng văn bản chỉ đạo của Đảng đã ban hành, nhưng không được thể chế hóa trong các quy định của pháp luật hoặc không ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thứ ba, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho bộ phận tham mưu, xây dựng các văn bản của Đảng liên quan đến lĩnh vực báo chí, xuất bản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.


- TS Nguyễn Thị Trường Giang trong bài viết, “Xu hướng phát triển báo mạng điện tử ở Việt Nam” [66] đã đề cập đến internet và ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống đã tạo ra bước ngoặt, làm thay đổi cách truyền tin và tiếp nhận thông tin. Báo mạng điện tử có sự tổng hợp của công nghệ đa phương tiện, nghĩa là không chỉ văn bản, hình ảnh mà cả âm thanh, video và các chương trình tương tác khác. Báo mạng điện tử không bị giới hạn bởi khuôn khổ, số trang, không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý, nên có khả năng truyền tải thông tin đi khắp toàn cầu với số lượng không giới hạn. Thông tin từ khi thu nhận đến khi phát hành đều được diễn ra rất nhanh chóng, với những thao tác hết sức đơn giản nên báo mạng điện tử có thể tức thời và phi định kỳ, luôn sống 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần. Báo mạng điện tử chiếm ưu thế tuyệt đối trong việc thiết lập các diễn đàn, các cuộc giao lưu, bàn tròn, phỏng vấn trực tuyến… nhằm tăng mối quan hệ giữa tòa soạn với độc giả, giữa độc giả với nhau, tạo cơ hội cho độc giả có thể giao lưu, trao đổi với nhân vật mình quan tâm, yêu thích. Báo mạng điện tử là một thư viện đúng nghĩa, người đọc không chỉ xem các tin, bài hiện tại, mà còn đọc được những tin, bài trong quá khứ. Bài viết cung cấp cho người đọc một công cụ tìm kiếm thông tin khoa học và hiệu quả. Với những ưu thế không thể phủ nhận, báo mạng điện tử đang trở thành kênh truyền thông được nhiều người lựa chọn.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay - 3

Tác giả nhận định, những tờ báo điện tử thuộc cơ quan báo in, đài phát thanh, đài truyền hình lớn đang dần khẳng định vị thế của mình, có triển vọng trở thành những tờ báo mạng điện tử hàng đầu Việt Nam.

- ThS Nguyễn Minh Huế trong bài viết: “Nâng cao hiệu quả hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử” [72] đã nêu vị trí, vai trò của báo điện tử trong điều kiện hiện nay, đồng thời đánh giá hiệu quả hoạt động, làm rõ một số đặc trưng của báo điện tử hiện nay, các tính năng của báo điện tử, nhất là tính tương tác. Hoạt động tương tác trên báo điện tử có vai trò quan trọng đối với mỗi tòa soạn và đối với công chúng. Mặt khác, hiện nay, mỗi tờ báo luôn dựa trên những thế mạnh riêng để khai thác, tận dụng những hoạt động tương


tác điển hình, hiệu quả. Bài viết nêu những hạn chế trong việc khai thác hoặc chưa coi trọng tính tương tác của các tòa soạn. Một số báo điện tử chưa thể hiện rõ vai trò quản lý, tính định hướng thông tin trong các hoạt động tương tác; đi sâu các chủ đề không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, tạo dư luận xã hội xấu. Tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm đưa báo điện tử có thể tận dụng hơn nữa lợi thế của tính tương tác. Mỗi cơ quan báo điện tử cần xây dựng một bộ phận tiếp nhận phản hồi chuyên nghiệp, bộ phận này nắm toàn bộ các hoạt động giao tiếp trên mạng; các cơ quan báo điện tử khi thiết kế, xây dựng giao diện, cần chú ý đến khả năng tương tác với công chúng, như địa chỉ liên lạc, số điện thoại, đường dây nóng, vị trí mục bình chọn, mục thăm dò ý kiến... ; nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo các cơ quan báo chí về vai trò của hoạt động tương tác trên báo điện tử; chú trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp của đội ngũ phóng viên, biên tập viên.

- ThS Nguyễn Minh Huế trong bài viết: “Một số vấn đề đặt ra từ sự tương tác giữa mạng xã hội và báo chí” [71] đã nêu rõ sự tương tác giữa mạng xã hội và báo chí, nhấn mạnh khả năng liên kết mạnh mẽ, mạng xã hội góp phần quảng bá thông tin báo chí, nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên báo chí, đồng thời mạng xã hội là nơi tương tác giữa báo chí và công chúng. Bài viết nêu một số vấn đề đặt ra từ sự tương tác giữa mạng xã hội và báo chí, khẳng định thông tin trên mạng xã hội hoàn toàn không phải là báo chí, nên cần thận trọng trong khai thác thông tin mạng xã hội, làm thế nào để tận dụng được ưu thế của sự tương tác... Báo điện tử cần tăng cường hơn các phương thức tạo sự tương tác với công chúng, góp phần thu hút công chúng phản hồi, đối thoại và chia sẻ với cơ quan báo chí cũng như người viết. Mặt khác, bài viết nêu tính năng của báo điện tử, nhất là tính tương tác của báo điện tử đã mang đến sự liên kết mới và đa dạng, rộng lớn cho hàng trăm triệu thành viên trên thế giới, tác động đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- ThS Doãn Thị Thuận trong bài viết: “Thực trạng phát triển báo chí điện tử, mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay” [121] đã nêu thực trạng báo điện tử


và mạng xã hội ở nước ta hiện nay, nhất là vai trò của báo điện tử, những tác động tích cực và tiêu cực trong đời sống xã hội. Thực tiễn phát triển mạnh mẽ của báo chí điện tử và các loại hình truyền thông mới trên internet trong hơn một thập niên qua đang đặt ra những vấn đề mới cần giải quyết trong lãnh đạo, quy hoạch, phát triển, quản lý. Tác giả đề cập đến vấn đề phát triển của báo điện tử và mạng xã hội hiện nay, nêu ra những vấn đề mới cần giải quyết trong lãnh đạo, quy hoạch, phát triển, quản lý ở nước ta hiện nay. Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, đánh giá toàn diện thực trạng sự phát triển của các loại hình truyền thông trên internet, đặc biệt là hệ thống báo chí điện tử, trên cơ sở đó có những giải pháp để chủ động, khai thác, tận dụng triệt để những mặt mạnh, đồng thời giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của báo chí điện tử, mạng xã hội, các phương tiện truyền thông trên internet.

1.1.3.2. Các tham luận khoa học trong kỷ yếu hội thảo

- PGS, TS Đinh Văn Hường trong bài viết: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác báo chí truyền thông hiện nay - thực trạng và giải pháp” [73] đã đề cập thực trạng công tác báo chí truyền thông hiện nay ở Việt Nam, chỉ ra những khó khăn, thử thách, từ đó đề ra giải pháp khắc phục cho tốt hơn, chất lượng và hiệu quả hơn của công tác báo chí truyền thông Việt Nam. Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện các quan điểm nhất quán của Đảng về báo chí, Nghị quyết Trung ương năm khóa X về “Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”; báo chí phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ và hiệu quả giữa các cơ quan đảng, nhà nước, hội nhà báo (HNB) và các cơ quan chủ quan. Đặc biệt, cơ quan chủ quản báo chí phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan báo chí; nâng cao tính chuyên nghiệp cho người làm báo; thực hiện tốt chế độ khen thưởng, kỷ luật để vừa ngăn chặn, cảnh báo, răn đe sai phạm, vừa động viên, khuyến khích những người có năng lực làm báo.


- PGS, TS Phạm Văn Chúc trong bài viết: “Góp phần quản lý và phát huy tốt vai trò, tác dụng của truyền thông mạng” [45] đã đề cập vị trí, vai trò của hệ thống truyền thông đại chúng nói chung, các trang thông tin điện tử, nhật ký điện tử, hộp thư điện tử, cổng thông tin điện tử, báo điện tử nói riêng. Tác giả làm sáng tỏ tính đa năng, nhanh nhạy của truyền thông mạng, từ đó nêu một số vấn đề có tính khái quát và bốn giải pháp nhằm quản lý và phát huy tốt vai trò tác dụng của truyền thông mạng trong giai đoạn hiện nay. Một là, chủ động quy hoạch xây dựng và phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật của lĩnh vực truyền thông mạng một cách hợp lý, cân đối trong tương quan với các lĩnh vực truyền thông khác; hai là, nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền trên mạng, đặc biệt chú trọng đáp ứng yêu cầu về đấu tranh tư tưởng, cũng như các nhu cầu ngày càng tăng về phản biện xã hội, trao đổi, thảo luận, diễn đàn; ba là, khai thác hết và phát huy mạnh tiềm lực, năng lực cơ sở kỹ thuật – công nghệ thông tin hiện có của các cơ quan thông tin mạng, nhất là mạng chủ lực, chính thống trong hệ thống cơ quan thuộc lĩnh vực công tác tư tưởng; bốn là, đào tạo đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên vừa mạnh về lý thuyết và thực hành tin học, vừa giỏi về chuyên môn chuyên ngành và nghiệp vụ báo chí, vừa vững vàng về lập trường, quan điểm, có tính nhạy cảm chính trị cao và tính chiến đấu sắc bén.

- Lê Phúc Nguyên trong bài viết: “Nâng tầm trí tuệ, tăng cường sức mạnh công tác tư tưởng, lý luận, báo chí” [95] đã nêu vai trò của công tác tư tưởng nói chung, báo chí nói riêng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tác giả nêu ra những bài học kinh nghiệm, đồng thời chỉ ra những nhiệm vụ mà báo chí cần thực hiện trong thời gian tới: tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương năm khóa X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới; tăng cường công tác quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản; thực hiện nghiêm túc quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, rà soát, kiện toàn, bố trí đúng cán bộ lãnh đạo và đội ngũ phóng viên báo chí, biên tập viên; các cơ quan chủ quản


báo chí phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan báo chí; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn và làm tốt công tác khen thưởng; sớm hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức, nhân sự của cơ quan quản lý báo chí, xuất bản.

- Đỗ Quý Doãn trong bài viết: “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước thúc đẩy báo chí xuất bản không ngừng phát triển, xứng đáng là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng” [47] đã cho rằng vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước thúc đẩy báo chí xuất bản phát triển là góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng công tác tư tưởng trong tình hình mới. Tác giả cũng đánh giá, báo điện tử trên mạng internet đã góp phần quan trọng đưa thông tin Việt Nam ra với bạn bè quốc tế và giúp bạn bè quốc tế ngày càng hiểu rõ hơn về đất nước, con người và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam... Tác giả chỉ ra một số hạn chế, yếu kém của báo chí, xuất bản, từ đó chỉ ra 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện đối với công tác quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản trong tình hình mới: tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết Trung ương năm khóa X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới; tăng cường vai trò quản lý nhà nước về báo chí, sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện nghiêm quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn và làm tốt công tác khen thưởng, và sớm hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức, nhân sự các cơ quan báo chí, xuất bản.

- Nguyễn Công Dũng trong bài viết: “Nâng cao tính định hướng tư tưởng của hệ thống báo điện tử hiện nay” [50] đã đề cập đến tính ưu việt của báo điện tử là cho phép mọi người tiếp cận và đọc không phụ thuộc vào không gian và thời gian. Tác giả cũng chỉ ra những hạn chế, yếu điểm của báo điện tử. Để đảm bảo tính định hướng thông tin của hệ thống báo điện tử trong công tác lãnh đạo, quản lý, tác giả đưa ra một số nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới: thường xuyên, kịp thời có văn bản chỉ đạo, định hướng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để lãnh đạo, quản lý chặt chẽ hệ thống báo chí nói chung,

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí