Đồ Thị Thu Lợi Trong Hợp Đồng Mua Quyền Chọn Mua (Long Call)


5.3. Hợp đồng quyền chọn (Options)


5.3.1. Khái niệm


Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hoặc bán một số lượng xác định tài sản cơ sở, tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.

Tại thời điểm xác định trong tương lai, người mua quyền có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền mua (hay bán) tài sản cơ sở. Nếu người mua thực hiện quyền mua (hay bán) thì người bán quyền buộc phải bán (hay mua) tài sản cơ sở. Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày đáo hạn, thời gian từ khi kí hợp đồng quyền chọn cho đến ngày thanh toán gọi là kì hạn của quyền chọn. Mức giá áp dụng trong ngày đáo hạn hợp đồng gọi là giá thực hiện (exercise price hay strike price).

Hợp đồng quyền chọn là một loại công cụ phái sinh rất được ưa chuộng. Hợp đồng quyền chọn cổ phiếu được thực hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1973, từ đó thị trường này phát triển tăng vọt và đến nay đã rộng khắp trên thị trường tài chính thế giới. Hợp đồng quyền chọn được thực hiện với các hoạt động mua, bán: cổ phiếu, chỉ số chứng khoán, ngoại tệ, công cụ nợ, các hợp đồng mua bán tương lai, hàng hóa...

Có hai cách phân loại hợp đồng quyền chọn:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Thứ nhất, chia theo quyền lựa chọn mà người mua nhận được, ta có hợp đồng quyền chọn mua và hợp đồng quyền chọn bán. Quyền chọn

mua (call options) trao cho người mua (người nắm giữ) quyền, nhưng không bắt buộc, được mua tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định. Quyền chọn bán (put options) trao cho người mua (người nắm giữ) quyền, nhưng không bắt buộc, được bán một tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định.

Nghiên cứu việc sử dụng nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Tỷ giá đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam - 4

Thứ hai, nếu chia theo cách thức thực hiện hợp đồng, ta có quyền chọn kiểu châu Âu và quyền chọn kiểu Mỹ. Quyền chọn kiểu châu Âu (European options) là loại quyền chọn chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn chứ không thể thực hiện trước ngày đó. Còn quyền chọn kiểu Mỹ (American options) là loại quyền chọn có thể được thực hiện vào bất cứ khi nào trước ngày đáo hạn.

5.3.2. Đặc điểm


Khác với hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn không bắt buộc hai bên phải giao sản phẩm. Hợp đồng chỉ quy định quyền giao hay nhận, mà không bắt buộc thực hiện nghĩa vụ của mình. Người mua quyền có thể thực hiện quyền, hay bán quyền cho một người mua khác hoặc không thực hiện quyền. Để thực hiện điều này, khi kí hợp đồng người mua phải trả phí quyền chọn.

Hợp đồng quyền chọn có thể được mua bán cả trên thị trường tập trung và thị trường phi tập trung. Hiện nay, nó được mua bán rộng rãi trên Thị trường quyền chọn Chicago _CBOE, hay thị trường hợp đồng tương lai quốc tế London_LIFFE...Việc mua bán trên thị trường tập trung có nhiều đặc điểm tương tự như hợp đồng tương lai. Văn phòng

thị trường chứng khoán phải xác định rõ các điều kiện, mức độ, thời gian đáo hạn và ấn định giá cho hợp đồng quyền chọn được mua bán tại đây. Và để giảm rủi ro cho việc thực hiện hợp đồng, lúc mua, người đầu tư phải mở tài khoản dự trữ bắt buộc với người môi giới của họ, mức độ dự trữ tùy vào loại hàng hóa được giao dịch và tùy từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra cũng có cả những quy định để kiểm soát thị trường, như quy định kiểm soát ứng xử của thương nhân và những người tạo lập thị trường

Đồ thị thu lợi: Gọi T là thời điểm đáo hạn, STlà giá trị thị trường của tài sản cơ sở vào lúc đáo hạn, X là giá thực hiện và VTlà giá trị nhận

được của quyền chọn vào lúc đáo hạn. Ta có đồ thị thu lợi trong từng trường hợp như sau:

Biểu đồ 1. Đồ thị thu lợi trong hợp đồng mua quyền chọn mua (Long Call)


V T Vào thời điểm đáo hạn, nếu thực

ST- X

X

ST

hiện quyền, người mua sẽ mua tài sản cơ sở với giá X. Nếu mua trên

thị trường thì người mua sẽ trả ST. Trường hợp ST>X thì khoản lợi thu được là ST-X>0. Như vậy nếu

ST>X người mua quyền chọn mua sẽ thực hiện quyền và nhận được giá trị VT= ST-X. Trường hợp STX thì người mua quyền chọn mua sẽ không thực hiện quyền và nhận được giá trị VT=0.

Tóm lại, giá trị nhận được đối với người mua quyền chọn mua vào lúc đáo hạn là VT=max[( ST-X);0]. Giá trị nhận được này được biểu diễn bằng

đường gấp khúc tô đậm trên hình vẽ. Vào thời điểm đáo hạn hay trong bất cứ thời điểm nào khi quyền chọn còn hiệu lực, nếu giá tài sản cơ sở lớn hơn giá thực hiện ta gọi quyền chọn mua là có lãi (in-the-money). Nếu giá tài sản cơ sở nhỏ hơn giá thực hiện ta gọi quyền chọn mua là bị lỗ (out-of-the-money). Còn nếu giá tài sản cơ sở bằng giá thực hiện ta gọi quyền chọn mua là hòa vốn (at-the-money).


V T Như đã trình bày, vào lúc đáo hạn, nếu

ST>X thì người mua quyền chọn mua sẽ thực hiện quyền. Người bán quyền chọn

X STmua bị lỗ ST-X.

X - STNếu STX người mua quyền chọn mua sẽ không thực hiện quyền và như

Biểu đồ 2. Đồ thị thu lợi trong hợp đồng vậy thì giá trị mà người bán quyền


bán quyền chọn mua (Short Call) chọn nhận được là V T =0.

Tóm lại, giá trị nhận được đối với người bán quyền chọn mua lúc đáo hạn là

VT=min[(X- ST);0] được biểu diễn bởi đường gấp khúc tô đậm trên hình vẽ.


V T Tương tự, với hợp đồng quyền chọn bán thì

giá trị nhận được đối với người mua quyền



X - ST

bán vào lúc đáo hạn là VT=max[(X- ST);0] được biểu diễn bởi đường gấp khúc tô

đậm


trên hình vẽ.


XST

Biểu đồ 3. Đồ thị thu lợi trong hợp đồng mua quyền chọn bán (Long Put)


V T Cuối cùng, trong hợp đồng

bán quyền chọn bán, giá

ST-X

X

STtrị nhận được đối với người

bán quyền chọn bán vào lúc đáo hạn là:

VT=min[( ST-X);0]

được biểu diễn bởi đường gấp khúc tô đạm trên hình.

Biểu đồ 4. Đồ thị thu lợi trong hợp đồng bán quyền chọn bán (Short Put)


5.3.3. Ý nghĩa của hợp đồng quyền chọn với việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá

Hợp đồng quyền chọn có lịch sử hình thành muộn hơn so với hai loại hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai. Tuy nhiên, cũng có thể vì thế mà nó có được sự cải tiến hiệu quả hơn trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Đây là loại hợp đồng cho người mua có được sự lựa chọn thực hiện hay không thực hiện quyền, và có loại hợp đồng còn cho phép thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trước khi đáo hạn, vì vậy nó khắc phục được hạn chế của hợp đồng tương lai và hợp đồng kì hạn. Người mua có được sự bảo đảm rằng khoản ngoại tệ của mình đã được mua bảo hiểm rủi ro tỷ giá vì tỷ giá đã được xác định vào thời điểm giao kết. Tuy nhiên nếu chiều hướng biến động tỷ giá có lợi thì chúng ta lại có thể không thực hiện hợp đồng mà bán ra trên thị trường mà chỉ mất đi phí quyền chọn. Nếu như biến động đủ lớn thì ngoài việc bảo hiểm rủi ro còn có thể kiếm được khoản lợi nhuận từ sự biến động tỷ giá có lợi. Như vậy, có thể nói loại giao dịch này tối ưu hóa việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá,

phù hợp với doanh nghiệp có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định và có kinh nghiệm theo dõi biến động tỷ giá ngoại tệ trên thị trường hàng ngày.

5.4. Hợp đồng hoán đổi (Swaps)


5.4.1. Khái niệm


Hợp đồng hoán đổi (Swaps) là một hợp đồng trong đó hai bên thỏa thuận hoán đổi dòng tiền, một giao dịch mà cả hai bên đồng ý thanh toán cho bên còn lại một chuỗi các dòng tiền trong một khoảng thời gian xác định.

Có bốn loại giao dịch hoán đổi là hoán đổi tỉ giá hối đoái (hoán đổi ngoại tệ), hoán đổi chứng khoán, hoán đổi hàng hóa và hoán đổi lãi suất (từ thả nổi sang cố định hoặc ngược lại). Ở đây chúng ta đi sâu tìm hiểu nghiệp vụ hoán đổi tỉ giá hối đoái để phù hợp với nghiên cứu về phòng ngừa rủi ro tỉ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hoán đổi ngoại tệ là giao dịch bao gồm đồng thời cả hai giao dịch mua và giao dịch bán dùng một số lượng đồng tiền này với một đồng tiền khác (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kì hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỉ giá của hai giao dịch được xác định vào thời điểm kí kết hợp đồng. Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là một sản phẩm tài chính phái sinh, là một công cụ hữu ích để xử lí trạng thái luồng tiền, trong đó doanh nghiệp có thể chuyển rủi ro khi sử dụng một đồng tiền ngoại tệ có tỉ giá thay đổi khó dự đoán sang một đồng tiền khác có mức tỉ giá ổn định hơn.

5.4.2. Đặc điểm


Giao dịch hoán đổi là sản phẩm của thị trường phi tập trung, được kết hợp trực tiếp giữa hai ngân hàng, hay giữa ngân hàng với khách hàng.

Theo đó không có mẫu chuẩn của hợp đồng giao dịch hoán đổi và các hợp đồng kiểu này sẽ khác nhau về một số nội dung.

Giống như hợp đồng kì hạn, hợp đồng hoán đổi cũng gánh chịu rủi ro nếu một bên mất khả năng thanh toán. Hoán đổi được xem như sự kết hợp giữa các hợp đồng kì hạn. Nó là cải tiến tài chính mới nhất nhưng về thực chất không phức tạp hơn một danh mục các hợp đồng kì hạn và rủi ro tín dụng hiện diện trong giao dịch hoán đổi có phần thấp hơn trong hợp đồng kì hạn có cùng kì hạn với nó.

5.4.3. Ý nghĩa của hợp đồng hoán đổi với việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá

Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ là một sản phẩm phái sinh mới được cải tiến trên các nghiệp vụ phái sinh đã ra đời trước đó. Nó cho chúng ta một phương tiện để bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng cách thay vì sử dụng một đồng ngoại tệ có biến động tỷ giá khó xác định chúng ta quy nó về một đồng tiền có sự biến động ít hơn và vì thế ít có rủi ro hơn. Bằng cách đó chúng ta tránh được rủi ro xảy ra khi nguồn ngoại tệ trong tương lai có sự biến động bất lợi. Tuy nhiên, do nó có đặc điểm của một danh mục các hợp đồng kì hạn nên nó cũng có sự hạn chế về khả năng kiếm lợi nhuận từ hợp đồng và tính bắt buộc thực hiện. Nhưng nó sẽ hạn chế bớt rủi ro một bên không thể thanh toán của hợp đồng kì han vì nó được giao dịch chủ yếu qua ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại sẽ đảm bảo cho chúng ta có mức rủi ro tín dụng thấp nhất mà họ có thể tạo ra.

5.5. Một số loại công cụ phái sinh khác


Ngoài những công cụ phái sinh chủ yếu đã đề cập ở trên, trên thị trường đã xuất hiện một số công cụ phái sinh khác, gọi là các công cụ phái

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 11/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí