Thực Trạng Sử Dụng Nghiệp Vụ Phái Sinh Tiền Tệ Trong Bảo Hiểm Rủi Ro Tỷ Giá Của Các Doanh Nghiệp Xnk Việt Nam.


Quyền chọn ngoại tệ với VNĐ


Bắt đầu từ tháng 4/2005, NHNN đã cho phép triển khai thí điểm thực hiện quyền chọn ngoại tệ với VNĐ. Trong đó ACB là ngân hàng đầu tiên thực hiện thí điểm nghiệp vụ này, với mức tối đa giá trị hợp đồng là 10 triệu USD và mức tối thiểu là 10.000 USD. Tiếp theo ACB là Techcombank với mức giá trị hợp đồng tối đa là 8 triệu USD, tối thiểu là 100.000 USD và chỉ được thực hiện quyền chọn kiểu Âu. Tính đến tháng 8/2008, đã có 7 Ngân hàng tham gia thực hiện thí điểm quyền chọn ngoại tệ với VNĐ.13

Thực tế cho thấy, mặc dù được triển khai từ năm 2005 nhưng doanh số đã thực hiện cho nghiệp vụ này vẫn không đáng kể. Thăm dò đối với các Ngân hàng tham gia thí điểm từ sớm nghiệp vụ này cho thấy: Số lượng các hợp đồng được kí kết còn rất ít và hầu hết các hợp đồng đều là quyền chọn kiểu Mỹ do có tính linh hoạt hơn. Trong đó, Vietcombank và Eximbank được xem là 2 ngân hàng mạnh về lĩnh vực này nhưng doanh số họat động vẫn không cao. Từ 2006 – 2008, Vietcombank chỉ đạt khoảng 37,53 triệu USD (chỉ chiếm khoảng 0,1% tổng doanh số giao dịch ngoại tệ), còn Eximbank thì đạt 128,12 triệu USD (chiếm khoảng 0,8% tổng doanh số giao dịch ngoại tệ). Nhìn chung, giao dịch quyền chọn ngoại tệ với VND qua 5 năm thực hiện thí điểm tại Việt Nam (tính đến ngày 23/3/2009) đã đạt được một số kết quả tích cực, tuy được thực hiện hạn chế. Thông qua việc chấm dứt thí điểm Option tiền đồng, ta có thể hy vọng nghiệp vụ này sẽ hoàn thiện hơn trong tương lai khi NHNN đã đánh giá được mặt tốt, mặt xấu, những thuận lợi cũng như khó khăn khi áp dụng nghiệp vụ này trên thị trường ngoại hối Việt Nam trong thời gian qua.


13 http://www.sbv.gov.vn/vn/home/


2.2.2.2. Thực trạng sử dụng nghiệp vụ phái sinh tiền tệ trong bảo hiểm rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp XNK Việt Nam.

Từ năm 1998-1999, thị trường các giao dịch phái sinh lần đầu tiên đi vào hoạt động ở nước ta đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong công tác phòng ngừa rủi ro tài chính nói chung và phòng ngừa rủi ro tỷ giá nói riêng ở các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu như trước đó các doanh nghiệp Việt Nam hầu như không quan tâm, thậm chí không có khái niệm về phòng ngừa rủi ro tỷ giá thì cùng với sự xuất hiện của các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn ngoại tệ, các doanh nghiệp đã bắt đầu tiếp cận và áp dụng những hợp đồng ngoại hối phái sinh đó thành công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Trong thời gian đầu hoạt động của thị trường các giao dịch ngoại hối phái sinh, số hợp đồng được kí kết giữa doanh nghiệp và ngân hàng còn rất hiếm hoi. Tuy nhiên hoạt động này cũng phát triển cùng với thời gian, nhất là trong những năm trở lại đây.

a. Giao dịch ngoại hối kỳ hạn


Xuất phát từ quyết định Ngày 10/1/1998, với Quyết định 16/1998/QĐ- NHNN7 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng Việt Nam bắt đầu được phép cung cấp các hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi giữa USD và VND cho các khách hàng nhưng phải tuân theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước về các điểm kỳ hạn và giới hạn tối đa của tỷ giá kỳ hạn, hoán đổi so với tỷ giá giao ngay. Sau suốt 6 năm liền hầu như không có mấy biến động kể từ khi triển khai những giao dịch phái sinh đầu tiên ở Việt Nam, đến năm 2003, tổng số doanh nghiệp mua bán ngoại tệ qua các ngân hàng năm 2003 đạt khoảng 36 tỷ USD, trong đó hoạt động giao ngay chiếm tới 95% tổng số giao dịch. Doanh số giao dịch kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 5% doanh số mua bán ngoại tệ và các giao dịch này cũng tập trung chủ yếu vào


các kỳ hạn ngắn (7 đến 60 ngày). Đến năm 2004, doanh số giao dịch kỳ hạn và hoán đổi giữa doanh nghiệp với ngân hàng đã tăng 66% so với năm 2003. Được đánh giá là năm có tốc độ tăng doanh số giao dịch kỳ hạn cao nhất từ trước đến nay.

Nguyên nhân của sự tăng trưởng đột biến này là do ảnh hưởng của quyết định số 648/2004-QĐ-NHNN ban hàng ngày 28/5/2004 đã nới lỏng các quy định về giao dịch kỳ hạn. Sang đến năm 2005, tốc độ tăng doanh số của giao dịch kỳ hạn giữa ngân hàng với khách hàng bắt đầu chững lại nhưng vẫn đạt mức tăng 8%, giao dịch này vẫn chiếm tỷ trọng 5% trong tổng doanh số mua bán ngoại tệ. Sang đến năm 2006, tốc độ tăng doanh số của giao dịch kỳ hạn bắt đầu tăng trở lại mức 26%, tỷ trọng của giao dịch kỳ hạn trong tổng doanh số giao dịch ngoại tệ trên thị trường cũng đã đạt mức 7 %. Điều này cho thấy thị trường phái sinh Việt Nam đã bắt đầu thức giấc sau một thời gian dài bị các doanh nghiệp quên lãng.

Tốc độ tăng doanh số giao dịch kỳ hạn vẫn giữ mức 30% năm 2007 do thị trường ngoại hối có những bước tiến lớn về doanh số giao dịch ngoại tệ nói chung. Đến năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, cung cầu ngoại tệ trên thị trường diễn biến phức tạp, tỉ giá biến động mạnh và thị trường ngoại hối Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Doanh số giao dịch kỳ hạn giảm nhẹ, tốc độ tăng chỉ đạt 13%. Nhưng do thời gian này, các doanh nghiệp đã tỏ ra lo ngại về biến động tỉ giá nên đã có ý thức phòng ngừa rủi ro hơn. Nhìn chung, hợp đồng ngoại hối kì hạn bước đầu đã được sự quan tâm của các doanh nghiệp XNK trong phòng ngừa rủi ro tỉ giá, tuy vậy đây vẫn là kết quả hết sức khiêm tốn. Hơn nữa thực tế cho thấy, cơ cấu giao dịch còn bất hợp lý, bán ngoại tệ là chủ yếu, doanh số bán thường gấp 3-6 lần doanh số mua.


b. Giao dịch hoán đổi tiền tệ:


Giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm theo quyết định số 430/QĐ – NHNN13 ngày 24/12/1997 và sau này là quyết định số 893/2001/QĐ –NHNN ngày 17/7/2001 của Thống đốc NHNN. Tuy nhiên đây chỉ là những giao dịch hoán đổi thuận chiều giữa NHNN và NHTM. Theo Quyết định số 1133/QĐ – NHNN ngày 30/09/2003 về quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cho phép mở rộng danh mục các NHTM, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp được sử dụng giao dịch này. Trên cơ sở nới lỏng quản lý của Nhà Nước, nhiều NHTM đã triển khai cung cấp hợp đồng hoán đổi lãi suất cho Doanh nghiệp.

Kể từ khi Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi trên thị trường Việt Nam, đã có một số ngân hàng như ABN, Citibank thực hiện hoán đổi lãi suất cho các doanh nghiệp XNK trong phạm vi đồng USD. Tuy nhiên, hoán đổi lãi suất chéo giữa VNĐ và USD đã được thực hiện từ trước khi có quy định chính thức của NHNN và phải đến tháng 12/2004 mới xuất hiện giao dịch hoán đổi tiền tệ lần đầu tiên trên thị trường Việt Nam giữa 2 đồng tiền USD và VND. Đó là giao dịch hoán đổi tiền tệ giữa USD và VND kỳ hạn 3 năm mà HSBC thực hiện cho một công ty đa quốc gia với số vốn lên tới 15 triệu USD. Với giao dịch này, khách hàng đã đạt được mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường nội địa cho việc vay vốn tiền Đồng kỳ hạn 3 năm (đến tháng 7/2007) mà không chịu bất cứ rủi ro nào về tỷ giá. Chính hành động này của HSBC đã tạo ra nền tảng phát triển cho các giao dịch hoán đổi sau này.


c. Giao dịch quyền chọn tiền tệ:


Trong 5 năm trở lại đây (từ năm 2003 – 2008), dịch vụ quyền chọn mua bán ngoại tệ cũng đã phát huy tác dụng trong bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp. Ngày 24/3/2003, ngay sau khi chính thức khai trương nghiệp vụ này, ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam- Eximbank đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều doanh nghiệp lớn. 11 hợp đồng quyền chọn đã được ký kết, trong đó có Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba) với hợp đồng quyền chọn mua 3 triệu SGD, công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế (Domesco) mua 200.000EUR, công ty cổ phần dầu nhớt và hoá chất Việt Nam (Vilube) bán 100.000 USD, …Trong đó có 5 quyền chọn bán với tổng giá trị 150.000EUR và 6 quyền mua với tổng giá trị 558.000EUR và 5.000.000JPY. Trong số những hợp đồng đó, đã có 1 hợp đồng quyền chọn mua với trị giá 200.000 EUR đã được khách hàng thực hiện, với số lợi thu được là 700 USD. Kết quả, sau 5 tháng thí điểm tại Eximbank, chỉ được khoảng 10 doanh nghiệp tham gia với 50 hợp đồng quyền chọn có tổng giá trị hơn 5 triệu USD .

Các doanh nghiệp tham gia sử dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá hầu hết là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Số lượng hợp đồng và trị giá thực hiện trong thời điểm đó và tích lũy cho đến hiện nay chưa phải là nhiều. Nhưng xét về mặt tiện ích thì trong đợt biến động lớn của tỷ giá các ngoại tệ, nhất là tỷ giá của đồng EUR thời điểm 2004 - 2005, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã áp dụng và giúp giảm đáng kể thiệt hại cho doanh nghiệp mình. Giai đoạn 2006 -2008, doanh số giao dịch quyền chọn ngoại tệ vẫn chiếm một tỉ trọng nhỏ so với các giao dịch phái sinh khác (chỉ khoảng từ 1-5%). Điều này đã phần nào phản ánh thực trạng sử


dụng giao dịch quyền chọn tiền tệ tại các doanh nghiệp XNK Việt Nam hiện nay vẫn còn hết sức khiêm tốn.

2.2.3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ trên Vinaforex.

2.2.3.1. Đánh giá hoạt động của từng loại nghiệp vụ ngoại hối phái sinh

a. Nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi:

Giao dịch ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi là những công cụ quan trọng trong phòng ngưa rủi ro tỷ giá. Tại Việt Nam, nghiệp vụ phái sinh kỳ hạn và hoán đổi đều được thực hiện bởi tất cả các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ với các đối tượng rất đa dạng trên Vinaforex. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chỉ có các Trụ sở chính hoặc các chi nhánh Ngân hàng lớn mới thực hiện các nghiệp vụ này, còn các chi nhánh nhỏ giao dịch ngoại tệ chủ yếu là giao ngay.

Bảng 2.7: Tỷ trọng của giao dịch kỳ hạn và hoán đổi trên Vinaforex




Năm

Tỷ trọng giữa mua bán Forward và Swap/Tổng giao dịch mua bán ngoại tệ

Trong đó

Mua Forward và Swap

Bán Forward và Swap

1998

10,6%

38%

62%

1999

2,8%

39%

61%

2000

5,5%

24%

76%

2001

5,6%

19%

81%

2002

5,6%

14%

86%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Thực trạng và giải pháp - 9


2003

4,9%

17%

83%

2004

5,2%

18%

82%

2005

5,5%

22%

78%

2006

5,6%

23%

79%

2007

5,7%

25%

75%

2008

5,9%

26%

74%

Bình quân

5,1%

24%

76%

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước


Từ bảng trên cho thấy, các doanh số các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi tăng không đều qua các năm và tốc độ tăng nhỏ. Cho thấy, qua 10 năm phát triển, 2 loại nghiệp vụ này vẫn chưa có được những bước tiển đáng kể.

Giao dịch kỳ hạn và hoán đổi chỉ chiếm khoảng 5,1% trên tổng doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Điều này có nghĩa rằng, các NHTM chưa thực sự sẵn sàng phát triển các loại hình nghiệp vụ này.

Hơn thế nữa, chênh lệch giữa doanh số mua và bán vẫn tồn tại và không có xu hướng thay đổi. Mua kỳ hạn chỉ chiếm 24%, trong khi đó bán kỳ hạn lại chiếm tới 76%. Cũng vì lí do này mà thị trường ngoại hối Việt Nam luôn đối mặt với tình trạng khan hiếm ngoại tệ do tỉ trọng NHTM mua kỳ hạn nhỏ hơn rất nhiều so với bán kỳ hạn, vì vậy buộc các doanh nghiệp phải tích cực áp dụng phòng ngừa rủi ro tỉ giá tăng do cung ngoại tệ giảm bằng cách mua kì hạn vào. Do đó, nó trở thành nguyên nhân để đẩy cho chênh lệch mua bán ngày càng lớn. Mặt khác, doanh số bán lớn hơn doanh số mua thì NHTM luôn ở trạng thái ngoại tệ đoản, nghĩa là chịu rủi ro nhiều hơn khi tỉ giá tăng nhiều


so với dự kiến. Từ đó, gây bất lợi cho họat động kinh doanh của chính các NHTM.

Nguyên nhân của thực trạng này là do:


- Quy định của NHNN trong việc xác định tỉ giá kì hạn từ tháng 1/1998 đến tháng 5/2004 khiến cho tỉ giá kỳ hạn không phản ánh được chính xác quy luật cung cầu của thị trường. Bằng chứng là vào tháng 5/2004, khi NHNN đưa ra quy định mới về điều này đã làm tăng đáng kể khối lượng giao dịch kỳ hạn và hoán đổi.

- Cũng với tình trạng như việc xác định tỉ giá kì hạn, tỉ giá hoán đổi trong quy định của NHNN so với thông lệ quốc tế thì có sự khác biệt trong xác định điểm swap (xem phần lý thuyết) đó là: Lãi suất tái cấp vốn tuơng ứng với lãi suất VNĐ cùng kỳ hạn; lãi suất LiBOR USD tương ứng với lãi suất USD ở Việt Nam cùng kỳ hạn. Như vậy, điểm swap quy định ở Việt Nam chỉ hợp lý khi lãi suất tái cấp vốn = lãi suất VNĐ cùng kỳ hạn; lãi suất LIBOR USD = lãi suất USD ở Việt Nam cùng kỳ hạn. Đây là điều khó xảy ra do vậy luôn tồn tại một mức chênh lệch giữa điểm swap theo quy định của NHNN và điểm swap theo thông lệ quốc tế.

Công thức tính điểm swap theo quy định của NHNN Việt Nam


Swap TGGNx (LSTCV LIBOR)xTHHD

360


Trong đó:


TGGN: Tỷ giá giao ngay; LSTCV: Lãi suất tái cấp vốn;

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí