Rủi Ro Phát Sinh Từ Quá Trình Thực Hiện Các Nghiệp Vụ Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế

vào thị trường Mỹ sẽ làm bóp méo cạnh tranh và là hoạt động thương mại “bất công bằng”.

Trong những giai đoạn đầu của quá trình hội nhập quốc tế, là một quốc gia đang phát triển có nhiều lợi thế về mặt tự nhiên, giá nhân công rẻ lại được nhà nước khuyến khích xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam rất cần thị trường để xuất khẩu và giá cả là yếu tố cạnh tranh hữu hiệu nhất. Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp sẵn sàng hạ giá đến mức thấp nhất để chiếm lĩnh thị trường và bằng mọi cách để xuất khẩu được với số lượng hàng lớn nhất mà ít chú ý tới các yếu tố về pháp luật và môi trường nên rất dễ vấp phải những rào cản này. Sau khi ký Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, hai bên cùng thỏa thuận áp dụng mức thuế suất tối huệ quốc, hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để thâm nhập thị trường Mỹ, do vậy hàng hóa xuất khẩu vào đây đã tăng mạnh. Cùng với sự tăng trưởng nhanh của một số mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ và với ưu thế giá rẻ, không ít lần các doanh nghiệp Việt Nam đã vấp phải rào cản phi thuế này và bị kiện vì bán phá giá. Qua thống kê, từ năm 1994 đến nay, Việt Nam đã tham gia hơn 20 vụ kiện chống bán phá giá, trong đó vụ kiện về cá da trơn (cá tra, cá basa) và tôm là hai vụ có quy mô lớn và phức tạp nhất. Những thị trường mà các doanh nghiệp Việt Nam bị khởi kiện đó là EU, Mỹ, Canada, Ba Lan, Peru, Thổ Nhĩ Kỳ … Những mặt hàng bị kiện chủ yếu là thủy hải sản, nông sản thực phẩm và một số mặt hàng khác như: vòng khuyên kim loại, oxit kẽm, xe đạp, đèn huỳnh quang, ống thép, bật lửa,… Các nước khi điều tra bán phá giá, do không công nhận nước ta có nền kinh tế thị trường, đã áp dụng cách so sánh giá xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam với giá của sản phẩm xuất khẩu cùng loại của một nước thứ ba. Colombia khi điều tra đã lấy giá gạo của Thái Lan so với giá gạo Việt Nam xuất sang thị trường này, Mỹ lấy giá của cá da trơn Banglades còn Canada thì lấy giá tỏi của Mexico …Sự so sánh tương

đối này rõ ràng là điều bất lợi cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, dẫn tới hậu quả là Việt Nam thua kiện và bị áp thuế chống bán phá giá.

Trước đây những mặt hàng mà Việt Nam bị đánh thuế bán phá giá đều rơi vào những mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu thấp và không phải là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực nên mức độ ảnh hưởng đến cán cân thương mại Việt Nam chưa lớn nhưng những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cá tra, cá basa, tôm bị thua kiện đã gây thiệt hại lớn đối với nền kinh tế.

Khi cá tra, cá basa Việt Nam được người tiêu dùng Mỹ chấp nhận và sản lượng xuất khẩu vào thị trường Mỹ ngày càng tăng, Hiệp hội các chủ cá nheo Mỹ (CFA) đã vận động Chính phủ và Quốc hội Mỹ áp dụng luật chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa của Việt Nam. Vụ kiện được CFA xúc tiến với mục đích cáo buộc Việt Nam đã bán cá với giá thấp hơn giá thành (có thể là do có sự hỗ trợ bù giá của Nhà nước) làm cơ sở cho Chính phủ Mỹ áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với cá nhập khẩu từ Việt Nam. Phía Hoa Kỳ cũng không công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, vì vậy đã dùng một nước thứ ba để tính biên độ phá giá. Ngày 24/07/2003, ITC đã công nhận cá tra, cá basa Việt Nam có khả năng gây thiệt hại cho ngành công nghiệp cá da trơn của Hoa Kỳ. Quyết định của DOC về áp thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này đã có hiệu lực. Các công ty tham gia vụ kiện và 7 công ty nhỏ khác phải chịu mức thuế từ 36,84% - 53,68%. Các công ty không tham gia chịu mức thuế là 63,88%. Điều này đã làm ảnh hưởng và gây tổn thất không nhỏ cho các doanh nghiệp nuôi trồng và xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam. Cũng tương tự như vậy, việc áp thuế chống bán phá giá (mức thuế từ 4,13% đến 25,76%) đối với mặt hàng tôm đã làm cho sản lượng tôm của Việt Nam xuất vào Mỹ giảm đi một cách nhanh chóng, cụ thể là vào năm 2004, sau vụ kiện bán phá giá, sản lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường Mỹ chỉ đạt 13.509 tấn, giảm 23,6% so với năm 2003.

Do Việt Nam chưa được công nhận là một quốc gia có nền kinh tế thị trường nên khi có đơn kiện bán phá giá, việc xác định hàng hóa có bán phá giá hay không là một ranh giới rất mong manh.

Tiêu chuẩn kỹ thuật và biện pháp vệ sinh dịch tễ

Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, một số quốc gia phát triển, lấy lý do để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho con người và môi trường đã đơn phương dựng nên những tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc đối với các sản phẩm và các biện pháp vệ sinh dịch tễ đối với các mặt hàng nông nghiệp. Việc áp dụng một cách thích hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật và biện pháp vệ sinh dịch tễ là phù hợp với hệ thống thông lệ và luật pháp quốc tế nhưng đơn phương áp đặt cao quá mức cần thiết sẽ trái với thông lệ quốc tế và là rào cản thương mại nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước. Những tiêu chuẩn này được đặt ra chủ yếu nhằm vào các quốc gia đang phát triển. Nhiều tiêu chuẩn rất khó để có thể đạt được, ví dụ như quy định không được phép tồn dư bất kỳ lượng kháng sinh nào trong các sản phẩm tôm. Điều này đã gây ra sự bất bình cũng như gây tổn hại và không ít khó khăn cho các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Nông sản, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, rất dễ mắc phải rào cản này. Nhiều lô hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đã vi phạm các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn của nước nhập khẩu như tạp chất, nấm mốc, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật và còn để tồn dư lượng thuốc kháng sinh, hóa chất trên các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, đặc biệt là mặt hàng thủy hải sản. Trong số các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam thì thị trường Mỹ là thị trường có nhiều quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ, các doanh nghiệp Việt Nam nếu mới tham gia thị trường này thì rất thiếu thông tin và hiểu biết về các quy định đó. Một khi hàng hóa của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường này mà vi phạm các quy định thì sẽ bị trả lại hoặc bị tiêu hủy, đồng thời Chính phủ Mỹ sẽ khuyến cáo áp dụng các biện pháp kiểm tra nghiêm

ngặt hoặc ra lệnh cấm nhập khẩu. Các lô hàng bị trả lại hoặc bị tiêu hủy không những gây tổn thất cho các doanh nghiệp mà quan trọng hơn, các thông tin này được thông báo rộng rãi trên toàn cầu, làm suy giảm nghiêm trọng uy tín cũng như khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Ví dụ 4: Trong năm 2005, khoảng 100 tấn cá tra, cá basa Việt Nam, tại bang Alabama của Mỹ đã bị hủy do phát hiện thấy dư lượng Fluoroquinolones và ghi nhãn hàng sai. Theo kết quả kiểm tra của Bang này, trong 21 mẫu cá tra,cá basa đông lạnh của Việt Nam, có tới 19 mẫu có chứa kháng sinh Fluoroquinolones. Thêm vào đó, có 3 mẫu chứa kháng sinh Green Malachite. Một kết quả xét nghiệm khác tiến hành trên 13 mẫu cá đang được bày bán trên thị trường cũng cho thấy, có tới 3 mẫu có chứa kháng sinh Fluoroquinolones. Ngoài ra, nhãn một số thùng cá có nội dung “cá tự nhiên”, nhưng thực tế khi kiểm tra, bên trong lại là cá da trơn được nuôi tại Việt Nam. Các kho hàng tại Mỹ phải tự tiêu hủy. Theo ước tính, tổng số thiệt hại của các doanh nghiệp Việt Nam vào khoảng 300.000 USD.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Ngày 04/10/2005, cao ủy Nông nghiệp Bang Alabama của Mỹ, ông Ron Sparks, thông báo, sẽ vẫn tiếp tục duy trì lệnh cấm nhập khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sau khi có kết quả kiểm tra dư lượng kháng sinh Fluoroquinolones. Lệnh cấm này được đưa ra từ 12/08/2005 tại các bang Lousiana, Alabama, và Mississippi, cộng với đó là việc tạm giữ hơn 340 ngàn tấn hàng để tiến hành xét nghiệm. Điều này đã gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam [15].

2.2.2.2. Rủi ro phát sinh từ quá trình thực hiện các nghiệp vụ mua bán hàng hóa quốc tế

Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế của các thương nhân Việt Nam - 7

a) Rủi ro trong đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng mua bán hàng

hóa quốc tế

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến rủi ro khi doanh nghiệp tiến hành đàm phán, soạn thảo cũng như ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

Do thiếu thông tin, nguồn thông tin thu thập không đáng tin cậy hoặc

có thông tin nhưng không được xử lý và sử dụng được

Với sự bùng nổ thông tin như hiện nay, đặc biệt là cuộc cách mạng tin học, sự ra đời của các mạng thông tin vệ tinh như Internet, Extranet… đã tạo điều kiện cho hoạt động giao dịch, thông tin kinh doanh trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đây là công cụ hữu hiệu thúc đẩy quá trình hội nhập và tạo nên thành công của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, nếu doanh nghiệp không tìm hiểu kỹ đối tác thì rất dễ gặp phải rủi ro. Rủi ro có liên quan đến đối tác trong quá trình giao dịch là những rủi ro rất nghiêm trọng, khi những rủi ro nàu xảy ra thì rất khó khiếu nại và gây nên những tổn thất rất nặng nề mà doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý khi bước vào giao dịch. Có thể xảy ra các trường hợp như sau:

Doanh nghiệp đã không tìm hiểu kỹ đối tác trong quá trình chuẩn bị ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa.

Ví dụ 5: Trong năm 2006, một công ty Việt Nam đã bị mất trắng gần 15 tỷ đồng trong một thương vụ mua bán qua mạng Internet được gài bẫy rất tinh

vi. Đây là lỗi hết sức “cổ điển” mà một doanh nghiệp Việt Nam đã từng phải trả giá gần 400 triệu đồng vào năm 2004.

Đầu năm 2006, thông qua công ty môi giới, một doanh nghiệp tư nhân Việt Nam (tạm gọi là công ty X) đã ký hợp đồng mua nguyên liệu (đã qua sử dụng) của một công ty nước ngoài với giá rất hời. Phía môi giới cho biết đã gặp người bán nhiều lần và khẳng định đó là một công ty có tên tuổi và làm ăn đứng đắn.

Theo hợp đồng quy định, người bán sẽ có một chứng thư bảo lãnh thực hiện (performance bond) với trị giá 2% do ngân hàng hàng đầu của họ cấp.

Phía môi giới cam kết họ sẽ chịu trách nhiệm về việc này và thậm chí sẽ bay sang nước người bán để kiểm tra hàng trước khi tàu chờ hàng về Việt Nam. Tin lời, doanh nghiệp X vội vàng cho mở L/C để triển khai ngay thương vụ.

Tới thời hạn giao hàng, bên X càng yên tâm khi được người bán thông báo những chi tiết đầy đủ như: tên hàng, số lượng, tên tàu và hãng tàu, tên đại diện hãng tàu tại cảng đến để chuẩn bị tiếp nhận con tàu, ngày dự kiến tàu ra khơi tại cảng giao hàng, ngày dự kiến tàu đến cảng giao hàng…

Đồng thời, họ nhận được của bên bán một bộ chứng từ hoàn hảo gồm hóa đơn, vận đơn, biên bản giám định của SGS tại cảng đi, bản sao điện thông báo giao hàng, bản sao hóa đơn của công ty chuyển phát nhanh xác nhận bên bán có gửi một bộ chứng từ cho người mua để chuẩn bị làm việc với ngân hàng của mình và nhận bộ chứng từ gốc đi lấy hàng khi tàu cập cảng… Trong khi đó, ngân hàng người bán cũng chuyển bộ chứng từ gốc cho ngân hàng người mua để yêu cầu chuyển tiền thanh toán.

Nhận được bộ chứng từ gốc, ngân hàng thấy không có sai sót gì so với điều kiện L/C đã mở. Để chắc chắn, ngân hàng có hỏi ý kiến của người mua và được người mua chấp nhận thanh toán. Gần 1 triệu USD (tương đương gần 15 tỷ đồng) theo đó được chuyển cho người bán với một thủ tục chặt chẽ.

Nhưng tiền đã trao mà đến hạn chẳng thấy tăm hơi hàng đâu cả. Người mua sốt ruột gọi điện hỏi hãng tàu ở cảng về thì được biết đại diện hãng tàu ở cảng đi thông báo là tàu hỏng máy nên chậm ra khơi. Vài ngày sau, đại diện hãng tàu lại thông báo tiếp là tàu đã ra khơi nhưng điện thoại của thuyền trưởng bị hỏng, chưa liên lạc được. Rồi lại nhận được thông báo rằng khi tàu đến tọa độ gần một hòn đảo lớn của Việt Nam thì tàu bị hỏng máy và có điện xin vào sửa chữa, cảng vụ ở đây cũng nhận được điện này nhưng không thấy tàu vào… Chuyến hàng biệt tăm từ đó.

Cả người mua lẫn đại diện hãng tàu lúc này cuống cuồng liên hệ với người bán và đại diện hãng tàu tại cảng đi theo số điện thoại bàn, cầm tay,

mail, fax đã được cho trong giao dịch và đã từng giao dịch nhưng tất cả đều tắt ngóm.

Khi vụ việc vỡ lở, người môi giới mới thú nhận rằng họ tìm được người bán và liên lạc với người bán chỉ thông quan mạng Alibaba.com.

Qua vụ việc trên cho thấy sự bất cẩn của doanh nghiệp đã dẫn đến doanh nghiệp phải trả giá bằng một tài sản không hề nhỏ. Đây là một bài học mà các doanh nghiệp chào bán hàng qua mạng cần chú ý để không mắc phải những sai lầm tương tự như vậy.[5]

Đây là bài học cho những doanh nghiệp còn thiếu cập nhật những thông tin cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình cũng như bài học về những thương vụ mua bán qua người môi giới.

Đối tác không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng, không có khả năng giao hàng, không có khả năng thanh toán tiền hàng, đang trong giai đoạn phá sản hoặc tài khoản bị phong tỏa.

Ví dụ 6: Một doanh nghiệp Hà Nội ký hợp đồng số 2009/95 ngày 20/09/1995 mua của một công ty Ấn Độ 20.000 MT xi măng Kumgang với giá 54 USD/MT CNF.F.O cảng Quy Nhơn Incoterms 1990, giao hàng tháng 11/1995, thanh toán bằng L/C không hủy ngang, trả tiền ngay, L/C phải được mở trước ngày 30/09/1995. Thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp Hà Nội đã mở L/C cho công ty Ấn Độ hưởng lợi ngày 25/09/1995. Sau đó ngày 28/09/1995, doanh nghiệp Hà Nội ký hợp đồng bán lại số ximăng này cho một doanh nghiệp B miền Trung, Việt Nam, thời hạn giao hàng theo hợp đồng số 2009/95 ngày 20/09/1995 và doanh nghiệp B này đã chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp Hà Nội tiền đặt cọc. Tuy nhiên đến 15/12/1995, công ty Ấn Độ vẫn không giao hàng, do đó doanh nghiệp Hà Nội không có hàng giao cho doanh nghiệp B và đã phải trả cho doanh nghiệp B toàn bộ số tiền doanh nghiệp này đã đặt cọc cộng thêm lãi suất và tiền phạt theo quy định của hợp đồng mà hai bên đã ký kết. Tổng số tiền mà doanh nghiệp này phải trả cho

doanh nghiệp B là 146.645 USD. Doanh nghiệp Hà Nội đã kiện công ty Ấn Độ ra trọng tài nhưng chỉ nhận được 126.700 USD tiền bồi thường.[6]

Vụ việc này cho ta thấy các doanh nghiệp khi chuẩn bị ký kết các hợp đồng mua bán cần xem xét kỹ hết các khả năng có thể xảy ra, sau đó mới đi đến ký kết hợp đồng, có như vậy doanh nghiệp có thể hạn chế được những rủi ro mà mình có thể gặp phải.

Do trình độ nghiệp vụ mua bán hàng hóa quốc tế còn hạn chế

Thiếu thông tin có thể dẫn đến nhiều rủi ro nhưng năng lực cán bộ đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng bị hạn chế còn đưa đến những rủi ro với mức độ tổn thất lớn hơn rất nhiều. Trình độ hạn chế thể hiện ở nhiều mặt: yếu về chuyên môn, ngoại ngữ, không có kiến thức về hàng hóa hoặc khả năng giao tiếp kém…

Trong đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cán bộ đàm phán, ký kết đóng vai trò quyết định đến sự thành bại của toàn bộ quá trình giao dịch. Nếu người này được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn về ngoại thương, có sự hiểu biết về hàng hóa mà doanh nghiệp mình giao dịch thì sẽ không gây ra những rủi ro, tổn thất lớn. Nếu cán bộ đàm phán không hiểu biết cặn kẽ về hàng hóa thì khi đàm phán các điều khoản chất lượng, quy cách, bao bì đóng gói, bảo hành sẽ rất dễ mắc phải sai sót, gây tổn thất cho doanh nghiệp. Ngoài những kỹ năng này, một người làm hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế không thể không biết ngoại ngữ và thiếu kỹ năng đàm phán cũng như giao tiếp.

Trong đàm phán hợp đồng mua bán ngoại thương hầu hết phải sử dụng ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh. Nếu trình độ của cán bộ đàm phán yếu thì sẽ dẫn đến hiểu nhầm, hiểu sai. Khi đàm phán trực tiếp, nếu không giỏi ngoại ngữ thì người đàm phán sẽ lúng túng khi không hiểu hết những vấn đề mà khách hàng của mình trình bày. Hoặc có trường hợp, khi hai bên đã đạt được một số thỏa thuận nhưng đến khi nhận được bản hợp đồng fax sang mới biết

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022