Thực Trạng Rủi Ro Tỷ Giá Đối Với Doanh Nghiệp Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

quan trọng: Quyết định 64/1999/QĐ-NHNN và Quyết định 65/1999/QĐ-NHNN. Trên cơ sở đó, các tổ chức kinh doanh ngoại tệ xác định tỷ giá mua, bán USD không vượt quá biên độ +/-0.1%. Ngày 1/7/2002, biên độ này được mở rộng thành +/-0,25% - biên độ dao động hẹp được duy trì lâu dài đến cuối năm 2006. Để ổn định giá hay điều chỉnh tỷ giá theo mục tiêu, NHNN sẽ điều chỉnh cung cầu bằng cách mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng. Như vậy, tỷ giá được hình thành do cung cầu thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế hơn.

Theo thời báo kinh tế, giai đoạn này, cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn nhưng tỷ giá lại có xu hướng ổn định hơn. Trong suốt một quãng thời gian khá dài, tỷ giá USD/VND chỉ biến động tăng một chiều với một biên độ hẹp. Sự biến động tỷ giá trong giai đoạn 1999-2006 được thể hiện qua bảng sau:


Năm

Tỷ giá bình quân năm

Mức biến động

1999

14.015

-

2000

14.500

485 (3,46%)

2001

15.071

571(3,94%)

2002

15.405

334(2,22%)

2003

15.637

232(1,50%)

2004

15.771

134(0,86%)

2005

15.885

114(0,72%)

2006

15.994

109(0,69%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Bảng 5: Tỷ giá USD/VND bình quân năm 1999 – 2006


Diễn biến tỷ giá USD/VND tương đối ổn định, có biến động nhưng không nhiều, là điều kiện thuận lợi cho phần lớn các doanh nghiệp XNK. Tuy nhiên,

diễn biến giá USD trên thị trường thế giới phức tạp hơn nhiều và có xu hướng giảm liên tục trong nhiều năm; trong khi đó, USD vẫn tăng với biên độ hẹp so với VND.

Các tỷ giá khác như EUR/VND hay JPY/VND tuy cũng được tính toán trên cơ sở tính tỷ giá chéo với tỷ giá USD nhưng vẫn theo sát diễn biến của thị trường tài chính thế giới nhiều hơn, khiến nhiều doanh nghiệp XNK phải lao đao với nhiều biến động mạnh.

1.3 Giai đoạn 2007 - 3/2010


a, Năm 2007


Từ năm 2007, sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, cơ chế tỷ giá của Việt Nam ngày càng trở nên linh hoạt, báo hiệu một giai đoạn diễn biến tỷ giá đầy phức tạp.


Biểu đồ 1 Diễn biến tỷ giá USD VND trong năm 2007 Nguồn HSBC Reuters Ngày 1 1 2007 1


Biểu đồ 1: Diễn biến tỷ giá USD/VND trong năm 2007


(Nguồn: HSBC, Reuters)


Ngày 1/1/2007, NHNN quyết định mở rộng biên độ dao động tỷ giá USD/VND lên +/-0,5%; VND đã đảo chiều và tăng giá, khiến tỷ giá giảm

khoảng 0,3%. Trong điều kiện bình thường, việc điều chỉnh biên độ tỷ giá theo hướng tăng thường được hiểu và sẽ dẫn đến là mở rộng tốc độ giảm giá của VND so với USD. Đây là lần đầu tiên diễn biến tỷ giá đã không tăng lên, thậm chí còn tiếp tục giảm thêm sau khi NHNN công bố tăng biên độ tỷ giá.

Tuy nhiên, xu hướng tăng giá nội tệ đã được chặn lại vào những tháng tiếp đó, và bắt đầu từ tháng 5/2007, VND đã giảm giá trở lại, khoảng 0,6% so với USD. Tỷ giá bình quân liên NH ngày 15/8/2007 của Sở Giao dịch NHNN là

16.213 VND và các NHTM cũng bán ra mức 1 USD = 16.213 VND. Còn trên thị trường tự do, để mua 1 USD phải cần tới 16.290 VND. So với thời điểm đầu năm 2007, tỷ giá của các NHTM vào thời điểm 15/8/2007 đã tăng khoảng 0,98%, sát với mức 1% mà NHNN dự kiến cho cả năm. Sự đảo chiều này của tỷ giá được lý giải: trước hết là từ tác động mua vào mạnh mẽ của NHNN, kế đến là nhu cầu vay ngoại tệ tăng mạnh của các doanh nghiệp. Về nguyên nhân từ lạm phát, theo ước tính của một số chuyên gia, với mức tăng của giá tiêu dùng 7 tháng đầu năm 2007 là 6,19%, tỷ giá có thể lên đến 17.000 VND. Tuy nhiên, do chính sách tỷ giá của NHNN được trung hòa theo một rổ các đồng tiền trong thanh toán xuất nhập khẩu, do chính đồng USD đã mất giá mạnh trên thị trường thế giới nên tỷ giá USD/VND được giữ ở mức hiện tại.

Nhưng sau khi đạt đến đỉnh điểm vào ngày 15/8/2007, tỷ giá USD/VND đã bắt đầu quay đầu giảm giá và tình trạng các NHTM thừa USD cũng như không thể đáp ứng hết nhu cầu chuyển đổi USD sang VND cho khách hàng càng trở nên gay gắt. So với tỷ giá do NHNN công bố thì tỷ giá tại các NHTM thấp hơn khoảng 0.5%, cũng là mức tối đa trong biên độ cho phép. Một khối lượng khá lớn USD kiều hối và vốn đầu tư chứng khoán đã chuyển vào VN đã dẫn đến tình trạng thừa USD. Bên cạnh đó, do từ đầu năm 2007 NHNN đã mua dự trữ khoảng hơn 7 tỉ USD, hiện trong hoàn cảnh lạm phát tăng cao nên không thể tiếp

tục mua nhiều. Tình trạng USD mất giá gây khó khăn cho các doanh nghiệp XNK. Thậm chí, nhiều DN sau khi thu được USD muốn chuyển sang VND để tiếp tục sản xuất kinh doanh cũng gặp khó khăn. NHNN đã phải tiếp tục nới lỏng biên độ tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức +/-0,75% vào ngày 24/12/2007.

b, Năm 2008


Năm 2008, cơ chế tỷ giá và diễn biến tỷ giá trên thị trường chứng kiến tần suất điều chỉnh và những mức tăng chưa từng có trong lịch sử. Thị trường ngoại tệ Việt Nam trong năm này được chia thành 4 giai đoạn:


Biểu đồ 2 Diễn biến tỷ giá USD VND năm 2008 Nguồn BIDV Giai đoạn đầu 3 tháng 2

Biểu đồ 2: Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008


( Nguồn: BIDV)

Giai đoạn đầu (3 tháng đầu năm từ 01/01/2008 – 25/03/2008): Tỷ giá liên tục giảm, dưới mức sàn.

Trong giai đoạn 3 tháng đầu năm 2008, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng liên tục sụt giảm (từ mức 16.112 xuống 15.960, mức thấp nhất là

15.560 VND/USD). Trên thị trường tự do, USD dao động từ mức 15.700 –

16.000 VND/USD.


Nguyên nhân là thời điểm này đang ở giai đoạn gần tết Dương lịch, do đó lượng kiều hối chuyển về nước khá lớn. Thứ hai, các nhà đầu tư dự kiến VND sẽ tăng giá so với USD, cộng thêm chênh lệch lãi suất lớn giữa USD và VND nên các nhà đầu tư đẩy mạnh việc bán USD chuyển qua VND. Tập trung vào các đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ Việt Nam (1,4 tỷ USD), các doanh nghiệp xuất khẩu vay USD để phục vụ sản xuất kinh doanh…Các NHTM lúc này cũng đẩy mạnh bán USD.

Trong khoảng thời gian này, Chính phủ và NHNN đang đẩy mạnh việc kiềm chế lạm phát, sử dụng biện pháp tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm (tháng 12/2007) lên 8,75%/năm (tháng 2/2008). NHNN không thực hiện mua ngoại tệ USD nhằm hạn chế việc bơm tiền ra lưu thông, tăng biên độ tỷ giá USD/VND từ +/-0,75% lên +/-1% trong ngày 10/03/2008.

Giai đoạn 2 (từ 26/03 – 16/07): Tăng với tốc độ chóng mặt tạo cơn sốt USD trên cả thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do.

Trong giai đoạn này, tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm lên đến 19.400 đồng/USD vào ngày 18/06/2008, cách hơn 2.600 đồng so với mức trần. Tâm lý hoang mang cộng với động thái đầu cơ của giới buôn ngoại tệ trên thị trường tự do đẩy giá USD tăng mạnh.

Tỷ giá lên đỉnh ngày 18/06/2008, sau đó giảm dần. Ngày 27/06/2008, NHNN tăng biên độ USD/VND từ +/-1% lên +/-2%.

Nguyên nhân USD tăng mạnh trong giai đoạn này chủ yếu do tâm lý bất ổn của doanh nghiệp và người dân khi thấy USD tăng nhanh, dẫn đến trạng thái găm ngoại tệ của người đầu cơ. Nhu cầu mua ngoại tệ trả các khoản nợ của cả DN xuất và nhập khẩu đến hạn cao.

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư bắt đầu rút vốn khỏi Việt nam bằng việc bán Trái phiếu Chính phủ khi lo ngại về tình hình kinh tế và do tình hình thanh khoản thấp trên thị trường thế giới đẩy nhu cầu mua USD chuyển vốn về nước lên cao (bán ròng 0,86 tỷ USD).

Cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho phép cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu (theo quyết định số 09/2008/QĐ, NHNN không cho phép vay để chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, vay thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu), giảm hiện tượng doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tế bán lại trên thị trường.

Giai đoạn 3 (từ 17/07 – 15/10): Giảm mạnh và dần đi vào bình ổn.


Nhờ có sự can thiệp kịp thời của NHNN, cơn sốt USD đã được chặn đứng, tỷ giá giảm mạnh từ 19.400 đồng/USD xuống 16.400 đồng/USD và giao dịch bình ổn quanh mức 16.600 đồng trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 11.

Nhận thấy tình trạng sốt USD đã ở mức báo động, lần đầu tiên trong lịch sử, NHNN đã công khai công bố dự trữ ngoại hối quốc gia 20,7 tỷ USD khi các thông tin trên thị trường cho rằng USD đang trở nên khan hiếm.

Đồng thời lúc này, NHNN đã ban hành một loạt các chính sách nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ như kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ (cấm mua

bán ngoại tệ trên thị trường tự do không đăng ký với các NHTM), cấm mua bán USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm nhập khẩu vàng và cho phép xuất khẩu vàng; bán ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua các NHTM lớn.

Giai đoạn 4 (từ 16/10 đến hết năm 2008): tỷ giá USD tăng trở lại.


Tỷ giá USD/VND tăng đột ngột trở lại từ mức 16.600 lên mức cao nhất là 16.998 sau đó giảm nhẹ. Giao dịch nằm trong biên độ tỷ giá. Tuy nhiên cung hạn chế, cầu ngoại tệ vẫn lớn. Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ +/- 2% lên +/- 3% trong ngày 7/11/2008, giá USD tăng tới mức 17.440 VND/USD.

Nguyên nhân: Trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh việc bán ra chứng khoán trong đó bán trái phiếu (700 triệu USD), cổ phiếu (100 triệu USD). Nhu cầu mua ngoại tệ của khối nhà đầu tư nước ngoài tăng cao khi muốn đảm bảo thanh khoản của tổ chức tại chính quốc. Nhu cầu mua USD của các ngân hàng nước ngoài cũng tăng mạnh (khoảng 40 triệu USD/ngày).

Cầu USD trên thị trường tự do tăng cao bởi khi NHNN không cho phép nhập vàng thì hiện tượng nhập lậu vàng gia tăng, làm tăng cầu USD để nhập khẩu (do USD là đồng tiền thanh toán chính). NHNN bán hơn 1 tỷ USD cho các NHTM đáp ứng nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu.

c, Năm 2009 và 3 tháng đầu năm 2010


Sang đến tháng 3/2009, tỷ giá USD/VND mới tương đối ổn định. NHNN đã quyết định nới rộng thêm biên độ tỷ giá giữa VND với USD lên +/-5%. Quyết định trên giúp cho tỷ giá biến động hai chiều linh hoạt hơn, bám sát cung cầu ngoại tệ trên thị trường; đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng và doanh nghiệp chủ động lập phương án sản xuất kinh doanh trong năm 2009.

Giai đoạn cuối năm 2009, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng do NHNN công bố liên tục có xu hướng nhích lên, biên độ tỷ giá thu hẹp còn +/- 3% vào tháng 11/2009 . Diễn biến này có vẻ đi ngược với xu hướng mất giá của USD trong rổ tiền tệ trên thị trường thế giới. Các NHTM cũng điều chỉnh tăng giá USD kịch trần biên độ cho phép. Mặt khác, từ ngày 11/2/2010, NHNN nâng tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng lên đến 18.544 (tương đương tăng 3%). Sự điều chỉnh này khiến đồng Việt Nam đã mất giá khoảng 8,86% so với USD, đồng thời, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và tự do (có lúc từng lên tới trên 1.000 VND mỗi USD) đã được thu hẹp.

2. Thực trạng rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam


Doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng phải đối mặt với biến động đa dạng của thị trường tài chính quốc tế, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong đó, vấn đề rủi ro tỷ giá hối đoái đang được coi là mối quan tâm hàng đầu khi phạm vi giao thương càng rộng, sự chuyển dịch của các dòng vốn đầu tư tự do hơn… Rủi ro tỷ giá sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp trong hai trường hợp cơ bản sau:

(1) Doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ (đầu tư, thanh toán nhập khẩu, trả nợ…) trong hiện tại, tương lai và đồng ngoại tệ đó có xu hướng tăng giá.

(2) Doanh nghiệp đang nắm giữ ngoại tệ trên tài khoản tại ngân hàng hoặc có nguồn thu ngoại tệ trong tương lai và đồng ngoại tệ đó có xu hướng giảm giá.

Sau đây, khóa luận xin nêu một số ví dụ điển hình về rủi ro tỷ giá mà các doanh nghiệp XNK Việt Nam đã gặp phải.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2023