Tổng Quan Về Rủi Ro Và Quản Trị Rủi Ro Trong Hoạt Động Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp.


Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

- Từ các nguồn bên trong doanh nghiệp: cơ cấu tổ chức công ty, số liệu về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, tài liệu về hoạt động kinh doanh - xuất khẩu của doanh nghiệp, báo cáo tài chính doanh nghiệp, các số liệu- tài liệu liên quan đến quản trị xuất khẩu tại doanh nghiệp,

- Từ các nguồn bên ngoài của doanh nghiệp: tạp chí, sách báo, ấn phẩm, các trang web, Hiệp hội ngành gỗ và lâm sản trong cả nước, khách hàng của doanh nghiệp ...

5.2. Phương pháp tiếp cận dữ liệu:

- Sử dụng phương pháp phân tích nhằm nhận dạng các loại hình rủi ro, đánh giá các loại hình rủi ro, từ đó đề xuất kiểm soát rủi ro, các công cụ tài trợ rủi ro và các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tại doanh nghiệp.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục nội dung luận văn gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành.


Quản trị rủi ro xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành - 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP.

1.1.Các khái niệm cơ bản:

1.1.1. Rủi ro.

Rủi ro, theo nghĩa chung nhất, được hiểu là sự việc không được mong đợi bất ngờ xảy đến trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trong cuộc sống và công việc hàng ngày, rủi ro có thể xuất hiện trên mọi lĩnh vực, xuất hiện mọi lúc mọi nơi, không ngoại trừ một ai hay một quốc gia, dân tộc nào. Rủi ro xảy ra sẽ đồng nghĩa với việc chủ thể tiếp nhận nó phải chịu một sự thiệt hại nhất định mà trước khó có thể lường trước được.

Cho đến nay chưa có được một định nghĩa thống nhất nào về rủi ro. Tuy nhiên, tùy thuộc vào những trường phái khác nhau mà khái niệm về rủi ro có thể khác nhau:

Theo trường phái truyền thống:

Theo trường phái này, rủi ro được coi là sự không may, là sự tổn thất hay là mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.

- “Rủi ro là điều không lành, không tốt bất ngờ xảy đến” (Theo Từ điển Tiếng Việt do Trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản năm 1995), “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại”, “Rủi ro là sự bất trắc, gây ra mất mát, hư hại” – theo định nghĩa Từ điển Oxford.

- Trong lĩnh vực kinh doanh cũng có một số khái niệm cho rằng “Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến”, hoặc “Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, tác động xấu tới sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp”.


Theo trường phái trung hòa:

Theo trường phái này, “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”. Nó đồng thời vừa mang tính tiêu cực, tạo nên những tổn thất, mất mát nguy hiểm cho con người nhưng cũng có thể mang tính tích cực, đem lại những cơ hội và kết quả tốt đẹp cho tương lai nếu như chúng ta tích cực nghiên cứu, nhận dạng, đo lường rủi ro nhằm tìm ra những biện pháp ngăn ngừa hiệu quả.

- “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” –Frank Knight [18]

- “Rủi ro là một tổng hợp những ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất”– Irving Preffer [6]

- “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả... Khi có rủi ro người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định...” – Theo cuốn Risk management and insurance – C. Arthur William, Jr.Micheal [12].

Như vậy, việc nghiên cứu rủi ro thực chất nhằm đạt được mục đích cuối cùng là hạn chế những thiệt hại (tổn thất) cho các đối tượng liên quan. Để làm rõ hơn khái niệm rủi ro, cũng cần phân định rõ rủi ro với khái niệm về tổn thất. Rủi ro và tổn thất là hai phạm trù khác nhau nhưng cùng phản ánh một sự kiện không may xảy ra, theo đó rủi ro là nguyên nhân, còn tổn thất là kết quả.

Tóm lại, có thể khái quát định nghĩa về rủi ro như sau:

“Rủi ro (risk) là một sự không chắc chắn và là khả năng xảy ra kết quả không mong muốn. Trong các khả năng xảy ra, có ít nhất một khả năng đưa đến kết quả không mong muốn. Và kết quả này có thể đem lại tổn thất hay thiệt hại cho đối tượng gặp rủi ro.”

Rủi ro xuất khẩu.

Hoạt động xuất khẩu thường chứa đựng nhiều yếu tố đa dạng và phức tạp do có liên quan tới rất nhiều những thị trường nước ngoài, sự điều tiết của pháp luật, công ước, các tập quán quốc tế hay là cách thức sử dụng đồng tiền,


phương thức giao nhận vận chuyển hàng hóa, giao dịch mua bán giữa các bên... Chính vì thế hoạt động xuất khẩu luôn tiềm ẩn rủi ro.

Bên cạnh các khái niệm chung về rủi ro đã đề cập tại mục 1.1.1, trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu cũng có khái niệm riêng về rủi ro như sau ([30], Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị rủi ro và khủng hoảng, 2007):

Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu là sự bất trắc có thể đo lường được, nó có thể tạo ra những tổn thất, mất mát, thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời, nhưng cũng có thể đưa đến những lợi ích, những cơ hội hay thuận lợi trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

1.1.2. Quản trị rủi ro.

Quản trị rủi ro (QTRR) trong Doanh nghiệp là bộ phận không thể tách rời với chiến lược doanh nghiệp. Chiến lược doanh nghiệp sẽ không đầy đủ nếu thiếu gắn kết với QTRR. QTRR giúp DN kiểm soát được dòng đời, sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp trong một môi trường cạnh tranh thường trực. Một hệ thống QTRR được tổ chức tốt và vận hành hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp có thể đứng vững và vượt qua được biến cố trong giai đoạn khó khăn đó.

Cho tới nay cũng chưa có một khái niệm thống nhất nào về quản trị rủi ro. Có những tác giả cho rằng, quản trị rủi ro được hiểu một cách đơn thuần là việc sử dụng bảo hiểm; chỉ quản trị những rủi ro “thuần túy”, “những rủi ro có thể phân tán”, “ những rủi ro có thể mua bảo hiểm”.

Tuy nhiên cũng có những quan điểm trái ngược khác cho rằng, cần quản trị tất cả mọi loại rủi ro của tổ chức một cách toàn diện. Hiểu một cách đầy đủ, quản trị rủi ro là một quá trình xem xét, đánh giá toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp để nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn có thể tác động xấu đến các mặt hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ đưa ra các giải pháp ứng phó, phòng ngừa phù hợp tương ứng với từng nguy cơ.


Như vậy có thể khái quát định nghĩa về quản trị rủi ro như sau ([68], Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị rủi ro và khủng hoảng, 2007):

Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát và ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.

1.1.3. Quản trị rủi ro xuất khẩu.

Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, rủi ro có thể xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi, và trong mọi giai đoạn, mọi khâu trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng. Bên cạnh những điểm chung về QTRR như đã nêu ở phần 1.1.2, QTRR XK còn có những đặc điểm riêng, có thể được hiểu “là quy trình xem xét toàn diện mọi giai đoạn, mọi khâu trong xuất khẩu của tổ chức nhằm nhận dạng và kiểm soát những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu, góp phần phòng ngừa và giảm thiểu tối đa những tổn thất và thiệt hại có thể xảy ra trong công tác hoạt động kinh doanh xuất khẩu”.

1.2. Các nội dung lý thuyết cơ bản về Quản trị rủi ro xuất khẩu của Doanh nghiệp.

1.2.1. Vai trò của quản trị rủi ro xuất khẩu.

QTRR hiện nay phần lớn vẫn chưa được coi trọng trong hoạt động xuất khẩu của Doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ. Trong khi đó tại các nước tiên tiến, công tác QTRR được xem là một kế hoạch chính, một bộ phận chính trong kế hoạch kinh doanh xuất khẩu của DN. Thực tế nhiều những doanh nghiệp lớn – nhỏ đổ vỡ tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây cho thấy sự cần thiết phải QTRR. Nhất là trong bối cảnh kinh tế hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, QTRR trong DN xuất khẩu càng trở nên cấp thiết và là một công cụ quan trọng trong hệ thống quản trị hiệu quả và phát triển bền vững cho DN.


QTRR là một phần trung tâm hoạt động của DN, do đó vai trò chính của QTRR nhằm tạo nên các giá trị bền vững cho doanh nghiệp, làm tăng xác suất thành công, giảm xác suất thất bại trong quá trình hoạt động xuất khẩu nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược tổng thể cho DN.

QTRR giúp bảo vệ và làm tăng giá trị cho DN cùng các bên liên quan thông qua việc hỗ trợ các mục tiêu:

Cung cấp một khuôn khổ cho quy trình xuất khẩu của DN hoạt động một cách phù hợp và có kiểm soát.

Cải thiện việc ra quyết định, lập kế hoạch xuất khẩu; nâng cao hiểu biết toàn diện cấu trúc của biến động kinh doanh xuất khẩu, gia tăng cơ hội/ giảm thiểu nguy cơ trong xuất khẩu.

Góp phần sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn và nhân lực trong Doanh nghiệp.

Bảo vệ và tăng cường tài sản, hình ảnh công ty trong mắt đối tác trong nước lẫn ngoài nước.

Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

1.2.2. Các loại rủi ro xuất khẩu thường gặp.

1.2.2.1. Rủi ro từ môi trường kinh doanh

Nhóm rủi ro này bao gồm các loại rủi ro như:

a. Rủi ro về kinh tế:

Các công ty xuất nhập khẩu thông thường sẽ gặp phải rủi ro trong vấn đề về tỷ giá, lãi suất, tổn thất trong giao dịch và chuyển đổi tiền tệ ...do sự biến động bất lợi của các yếu tố kinh tế như sau:

Rủi ro tỷ giá hối đoái:

Trong hoạt động kinh doanh, rủi ro tỷ giá là loại rủi ro mà các doanh nghiệp thường xuyên gặp phải, và đáng lo ngại nhất là đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất (nhập) khẩu.


Trong điều kiện kinh doanh xuất khẩu với các hoạt động thanh toán, di chuyển vốn, thu lợi nhuận... thì giá trị chuyển đổi từ đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác sẽ chịu nhiều rủi ro do biến động bất lợi và thất thường về tỷ giá hối đoái.

Các đồng tiền ngoại tệ chủ yếu sử dụng trong giao dịch quốc tế như USD, EUR hay JPY thông thường không ổn định và thay đổi liên tục. Do vậy rủi ro về tỷ giá hối đoái được xem là loại rủi ro mang tính đặc trưng trong hoạt động xuất khẩu.

Rủi ro lãi suất:

Rủi ro lãi suất cũng được xem là loại rủi ro cơ bản trong hoạt động xuất khẩu. Rủi ro lãi xuất xảy ra khi doanh nghiệp xuất khẩu có sự hạn chế về vốn và cần nhiều hơn nguồn vay từ bên ngoài. Chính vì vậy doanh nghiệp sẽ bị phụ thuộc rất lớn vào chính sách lãi suất do biến động về lãi suất là ngoài dự tính, lúc đó chi phí tiền vay cũng sẽ có những biến động nhất định.

Đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu có sử dụng các khoản tín dụng quốc tế, khi lãi suất tín dụng tăng cao sẽ làm giảm khả năng tăng trưởng hay kim ngạch xuất khẩu của chính doanh nghiệp đó. Khó khăn trong việc theo dõi xu hướng biến động lãi suất ngoài quốc gia sẽ khiến doanh nghiệp phải đối mặt nhiều hơn với rủi ro về lãi suất.

Rủi ro giá cả hàng hóa:

Sự biến động về giá cả hàng hóa xuất khẩu hay các yếu tố đầu vào nhiều khi rất khó dự đoán do phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới cũng như trong nước. Các doanh nghiệp xuất khẩu ký kết xong hợp đồng giá cả có thể lại biến động mạnh, khi đó doanh nghiệp sẽ buộc phải lựa chọn hoặc phá bỏ hợp đồng và chịu phạt hay là tiếp tục hợp đồng và chịu lỗ; gây ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu bán hàng và chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Do vậy loại rủi ro biến động về giá cả hàng hóa xuất khẩu cũng là loại rủi ro mà DN xuất khẩu thường gặp.


Rủi ro pháp lý:

Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập sâu rộng thì rủi ro về pháp lý càng ảnh hưởng phức tạp hơn tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Các rủi ro này thường liên quan tới sự thay đổi về quy định pháp luật như quy định về rào cản thương mại, quy định về quyền sở hữu trí tuệ, môi trường, hay luật quản lý & sử dụng lao động...; rủi ro do vi phạm luật tại các quốc gia xuất khẩu như luật chống bán phá giá, luật chống độc quyền; hay rủi ro do thiếu hiểu biết về các quy định thị trường, hợp đồng thương mại thiếu chặt chẽ...

Một số quy định tại các thị trường chính về sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu:

Đạo luật Lacey – Mỹ

Hiệu lực: Năm 2008

Buôn bán các SPG được khai thác, vận chuyển hoặc thương mại trái phép tại quốc gia XK và tại Mỹ được coi là hoạt động phạm pháp.

Yêu cầu: xử phạt đối với các trường hợp

- Trộm gỗ, bao gồm từ vườn quốc gia và các khu bảo tồn.

- Khai thác gỗ không có giấy phép.

- Không tuân thủ các quy định về khai thác.

- Không trả tiền thuê đất, các loại thuế và phí.

- Làm giấy tờ giả, không tuân thủ quy trình, quy định về nhãn mác sản phẩm.

- Không tuân thủ quy trình và quy định của Hải quan.

Chế tài xử phạt: Phạt tiền hoặc bỏ tù.

Quy định Gỗ Châu Âu (EUTR)

Hiệu lực: 03/03/2013

Yêu cầu:

- Cấm nhập khẩu các SPG trái phép vào EU

- Trách nhiệm lưu trữ thông tin đối tác thương mại.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 21/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí