trên cơ sở giao dịch ngoại tệ là phổ biến. Lí do xuất hiện loại giao dịch này là để cung cấp phương tiện phòng ngừa rủi ro hối đoái, để cố định khoản thu nhập hay chi trả theo một tỷ giá cố định biết trước, bất chấp sự biến động tỷ giá trên thị trường. Tham gia giao dịch kì hạn chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế và các công ty xuất nhập khẩu, tức là các doanh nghiệp mà các hoạt động của họ thường xuyên chịu ảnh hưởng một cách đáng kể bởi sự biến động của tỷ giá. Khi có nhu cầu giao dịch ngoại tệ, hai bên ngân hàng và khách hàng thỏa thuận giao dịch và kí kết hợp đồng giao dịch ngoại tệ kì hạn. Thị trường hối đoái kì hạn chính là thị trường thực hiện giao dịch loại hợp đồng này.
Ở Việt Nam, giao dịch hối đoái kì hạn chính thức ra đời từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17 / 1998 / QĐ- NHNN ngày 10/1/1998. Quy chế này xác định tỉ giá kì hạn là tỷ giá giao dịch do Ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và phát triển yết giá hoặc do hai bên tham gia giao dịch tự tính toán và thỏa thuận với nhau, nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định giới hạn tỉ giá kì hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm kí kết hợp đồng. Dù đã xuất hiện từ năm 1998 nhưng hiện nay ở nước ta nhu cầu về nghiệp vụ này vẫn chưa nhiều, tuy nhiên sau khi gia nhập WTO và hội nhập tài chính thế giới, Ngân hàng nhà nước chắc chắn sẽ bớt can thiệp vào thị trường ngoại hối, nên tỉ giá và rủi ro tỷ giá sẽ gia tăng, nhu cầu về công cụ phái sinh này chắc chắn sẽ gia tăng.
1.2. Các vấn đề cần chú ý khi sử dụng hợp đồng kì hạn
1.2.1. Cách tính tỷ giá kì hạn tại các NHTM Việt Nam
Tỷ giá kì hạn (forward rate) là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được xác định ở hiện tại. Tỷ giá này áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kì hạn và được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiện tệ. Gọi:
F là tỷ giá kì hạn
S là tỷ giá giao ngay, chẳng hạn S = USD / VND
Có thể bạn quan tâm!
- Lợi Ích Và Vai Trò Của Các Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
- Đồ Thị Thu Lợi Trong Hợp Đồng Mua Quyền Chọn Mua (Long Call)
- Cơ Sở Pháp Lý Cho Thị Trường Phái Sinh Của Việt Nam
- Ưu Điểm Và Hạn Chế Của Hợp Đồng Hoán Đổi Tại Việt Nam
- Sử Dụng Hợp Đồng Quyền Chọn Tại Các Doanh Nghiệp Xnk Vn
- Bảng Tổng Hợp Phương Pháp Xác Định Tỷ Giá Kì Hạn Theo Quy Định Của Nhnn (Tỷ Giá Kì Hạn Tối Đa=Tỷ Giá Giao Ngay Tối Đa+%biên Độ Dao Động
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
rdlà lãi suất của đồng tiền định giá, tức là lãi suất của VND
rylà lãi suất của đồng tiền yết giá, tức là lãi suất USD
Ta có tỷ giá kì hạn được xác định theo công thức sau: F = S 1rd
1 ry
(1)
Công thức (1) dựa trên cơ sở lý thuyết cân bằng lãi suất (interest rate parity – IRP). Lý thuyết này nói rằng chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia phải được bù đắp bằng chênh lệch tỷ giá giữa hai đồng tiền để những người kinh doanh chênh lệch giá không thể sử dụng hợp đồng kì hạn kiếm lợi trên sự chênh lệch lãi suất.
Từ những nhận xét trên đây, một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam, chẳng hạn như ngân hàng Á Châu đưa ra cách tính tỉ giá kì hạn của họ như sau:
Tỷ giá kì hạn = Tỷ giá giao ngay + điểm kì hạn
Trong đó điểm kì hạn có thể dương hoặc âm và được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất giữa đồng tiền định giá và đồng tiền yết giá. Ở đây, có hai trường hợp xác định tỷ giá có kì hạn: tỷ giá mua có kì hạn và tỷ giá bán có kì hạn. Để tiện tính toán, chúng ta đặt:
Fm, Sm lần lượt là tỉ giá mua có kì hạn và tỉ giá mua giao ngay
Fb, Sb lần lượt là tỷ giá bán có kì hạn và tỉ giá bán giao ngay
Ltg (VND) và Lcv (VND) lần lượt là lãi suất tiền gửi bằng VND và lãi suất cho bay bằng VND
Ltg (NT) và Lcv (NT) lần lượt là lãi suất tiền gửi và cho vay ngoại tệ
N là số ngày của hợp đồng kì hạn
Chúng ta có các công thức tính tỷ giá mua kì hạn và bán kì hạn thường được áp dụng trong thực tiễn giao dịch tại Việt Nam như sau:
Tỷ giá mua có kì hạn: Fm = Sm +
Tỷ giá bán có kì hạn: Fb = Sb +
Sm [Ltg(VND) Lcv(NT )]N
100 360
Sb [Lcv(VND) Ltg(NT )]N
100 360
(2)
(3)
Trong công thức (3) và (4) trên đây người ta giả định năm tài chính có 360 ngày và lãi suất được tính theo %/năm.
Ví dụ minh họa: ngày 21/3/2010 tại Vietcombank có tỷ giá giao ngay và lãi suất kì hạn ba tháng trên thị trường tiền tệ như sau:
USD/VND: 19.080-19.100
VND: 10,49%-13%/năm
USD: 3,2%-4,5%/năm
Công ty A muốn mua trong khi công ty B muốn bán USD kì hạn 3 tháng. Làm sao để xác định tỷ giá mà Vietcombank đưa ra cho hai khách hàng?
Công ty A muốn mua nên Vietcombank sẽ đưa ra tỷ giá bán kì hạn 3 tháng. Tỷ giá này được xác định theo công thức (3) đã trình bày trên đây:
Fb=Sb+ Sb [Lcv(VND) Ltg(NT )]N =19.100+
100 360
19.100 (13 3,2) 90 = 19567,95
100 360
Tương tự, công ty B muốn bán nên Vietcombank sẽ đưa ra tỷ giá mua kì hạn 3 tháng. Tỷ giá này được xác định theo công thức (2):
Fm=Sm+
=19365,723
Sm [Ltg(VND) Lcv(NT )]N
100 360
=19.080+
19080 (10,49 4,5) 90
100 360
1.2.2. Hạn chế của hợp đồng kì hạn tại Việt Nam
Hợp đồng kì hạn thỏa mãn được nhu cầu mua bán của khách hàng mà việc chuyển giao được thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên, do giao dịch kì hạn là giao dịch bắt buộc nên đến ngày đáo hạn cho dù bất lợi hai bên vẫn phải thực hiện hợp đồng. Chẳng hạn, trong trường hợp đã nêu ở trên, nếu đến ngày đáo hạn, tỷ giá giao ngay trên thị trường lớn hơn tỷ giá kì hạn, công ty thép Pomina bị thiệt nhưng vẫn phải thực hiện hợp đồng bán ngoại tệ cho ngân hàng theo tỷ giá đã thỏa thuận thay vì tỷ giá hiện hành. Ngược lại, đến ngày đáo hạn, tỷ giá giao ngay trên thị trường thấp hơn tỷ giá kì hạn, công ty cổ phần thép Thuận Phát vẫn phải mua ngoại tệ của ngân hàng với tỷ giá thỏa thuận dù nó cao hơn.
Một điểm hạn chế nữa là hợp đồng kì hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào khách hàng chỉ cần mua hoặc bán trong tương lai còn hiện tại không có nhu cầu. Đôi khi trên thực tế, sẽ có những khách hàng có cả nhu cầu mua bán trong tương lai lẫn hiện tại. Chẳng hạn, một nhà xuất nhập khẩu hiện tại cần VND để thanh toán các khoản chi tiêu trong nước nhưng đồng thời cần ngoại tệ để thanh toán hợp đồng nhập khẩu ba tháng nữa sẽ đến hạn. Đáp ứng nhu cầu này, khách hàng có thể liên hệ với ngân hàng để thực hiện hai giao dịch:
Bán ngoại tệ giao ngay để lấy VND chi tiêu trong nước
Mua ngoại tệ kì hạn để ba tháng sau có ngoại tệ thanh toán hợp đồng nhập khẩu đến hạn
Trong hai giao dịch trên, giao dịch thứ nhất là giao dịch hối đoái giao ngay, giao dịch thứ hai là giao dịch hối đoái kì hạn. Rõ ràng trong tình huống này chỉ với giao dịch hối đoái giao ngay hay chỉ giao dịch hối đoái kì hạn chưa thể đáp ứng được nhu cầu giao dịch của khách hàng mà phải kết hợp cả hai loại giao dịch này lại với nhau. Sự kết hợp này hình thành nên một loại giao dịch mới đó là giao dịch hoán đổi. Chỉ cần một giao dịch có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng, như chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau.
2. Hợp đồng hoán đổi
2.1. Sử dụng hợp đồng hoán đổi tại các doanh nghiệp XNK VN
Ở Việt Nam giao dịch hoán đổi chính thức ra đời từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoáI kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10 tháng 1 năm 1998. Quyết định số 17 đã mở
đường cho các ngân hàng thương mại tiến hành triển khai thực hiện các giao
dịch hoán đổi ngoại tệ ở Việt Nam. Năm 1998 là năm thị trường ngoại hối ở Việt Nam có nhiều biến động, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á. Khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch hoán đổi với ngân hàng có thể là các công ty xuất nhập khẩu, các ngân hàng khác hoặc là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Sau đây chúng ta sẽ xem xét hai thị trường cơ bản có nhu cầu thực hiện giao dịch hoán đổi của khách hàng.
Quay lại với thị trường cà phê, chúng ta tiếp tục theo dõi cách thức các doanh nghiệp XNK cà phê sử dụng hợp đồng hoán đổi để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Tháng 3/2010, Công ty cà phê Trung Nguyên vừa thu ngoại tệ 90.000 USD từ một hợp đồng xuất khẩu. Hiện tại công ty cần VNĐ để chi trả tiền mua nguyên liệu và lương cho công nhân. Ngoài ra, công ty biết rằng ba tháng nữa sẽ có một hợp đồng nhập khẩu đến hạn thanh toán. Khi ấy công ty cần một khoản ngoại tệ 80.000 USD để thanh toán hợp đồng nhập khẩu. Để thỏa mãn nhu cầu VNĐ ở hiện tại và USD trong tương lai, ở thời điểm hiện tại công ty có thể thỏa thuận với ngân hàng ACB hai loại giao dịch:
Bán 90.000 USD giao ngay để lấy VNĐ chi tiêu ỏ thời điểm hiện tại
Mua 80.000 kì hạn để có USD thanh toán hợp đồng nhập khẩu sẽ đến hạn sau ba tháng nữa
Sang đến thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm, liệu các doanh nghiệp sẽ sử dụng hợp đồng hoán đổi như thế nào? Vào tháng 3 năm 2010, Công ty cổ phần thực phẩm Cholonimex đang cần ngoại tệ
90.000 USD để chi trả cho một hợp đồng nhập khẩu đến hạn. Ngoài ra, công ty còn có một hợp đồng xuất khẩu đến hạn thanh toán trong ba tháng nữa. Khi ấy công ty sẽ có một khoản ngoại tệ thu về 80.000 USD cần bán để lấy VNĐ.
Để thỏa mãn nhu cầu USD ở hiện tại và VNĐ trong tương lai, ở thời điểm hiện tại Cholonimex có thể thỏa thuận với ngân hàng hai loại giao dịch:
Mua 90.000 USD giao ngay để có USD thanh toán hợp đông nhập khẩu đến hạn
Bán 80.000 USD kì hạn để có VNĐ chi tiêu sau ba tháng nữa
Khách hàng có thể thực hiện từng loại giao dịch riêng lẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ và VNĐ. Tuy nhiên, nếu thực hiện riêng lẻ từng loại giao dịch giao ngay và giao dịch kì hạn thì ngân hàng và khách hàng phải thỏa thuận đến hai loại hợp đồng, theo đó khách hàng bán giao ngay và mua kì hạn hoặc mua giao ngay và bán kì hạn với cùng một loại ngoại tệ. Giao dịch riêng lẻ này khiến cho khách hàng phải chịu thiệt hại hai lần do chênh lệch giữa giá bán và giá mua và những phiền toái trong thỏa thuận hợp đồng giao dịch. Thay vì thực hiện giao dịch giao ngay và giao dịch kì hạn riêng biệt, ngân hàng kết hợp hai loại giao dịch này lại trong một hợp đồng, gọi là hợp đồng hoán đổi tiền tệ.
Có hai trường hợp xảy ra hợp đồng hoán đổi như vừa trình bày trong hai tình huống trên. Để thực hiện giao dịch hoán đổi với khách hàng, ở ngày hiệu lực ngân hàng phải thu thập thông tin tỷ giá và lãi suất để xác định tỷ giá và chào cho khách hàng. Cụ thể vào ngày hiệu lực tỷ gía và lãi suất như sau:
USD / VNĐ: 19.050 -19.100
USD: 3,2%-4,5%/năm
VND: 10,49%-13%/năm
Công ty Trung Nguyên và Cholonimex đồng ý thực hiện giao dịch hoán đổi với ngân hàng ACB với trị giá hợp đồng hoán đổi là 80.000, các giao dịch diễn ra như sau:
Vào ngày hiệu lực:
Ngân hàng bán giao ngay 80.000 USD cho Cholonimex theo tỷ giá giao ngay USD/VNĐ = 19.100 và nhận được: 80.000 19.100 = 1.528.000.000 VNĐ trong khi Cholonimex nhận 80.000 USD
Ngân hàng mua giao ngay 80.000 USD của cà phê Trung nguyên theo tỷ giá mua USD / VNĐ = 19.050 và nhận 80.000 USD trong khi công ty Trung Nguyên nhận được 80.000 19.050 =1.524.000.000
Ngân hàng xác định và chào tỷ giá mua kì hạn (Fm) cho Cholonimex và tỷ giá bán kì hạn (Fb) cho Công ty Trung Nguyên:
Fm = Sm +
Sm [Ltg(VND) Lcv(NT )]N
100 360
= 19335,2738
Fb = Sb +
Sb [Lcv(VND) Ltg(NT )]N
100 360
= 19567,95
Vào ngày đáo hạn (ba tháng sau):
Ngân hàng nhận lại 80.000 USD và chi VNĐ cho Cholonimex số tiền bằng 80.000 19335,2738 = 1.546.821.904
Ngân hàng giao lại 80.000 USD cho Công ty cà phê Trung Nguyên và nhận lại số tiền bằng 80.000 19567,95 = 1.567.436.000 VNĐ
2.2. Các vấn đề cần chú ý khi sử dụng hợp đồng hoán đổi
2.2.1. Các nội dung chính cần thỏa thuận