vận chuyển HH XK bằng đường biển- một trong những khâu vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí hậu cần và giá bán hàng XK tại thị trường nước ngoài, lợi thế cạnh tranh và khả năng thu lợi nhuận của DN. Trong vận chuyển hiện đại, người vận chuyển đảm nhiệm cả dịch vụ bảo quản và chăm sóc HH, xếp dỡ HH ở hai đầu cảng đi và cảng đến, do đó nâng cao trách nhiệm của bên vận chuyển đồng thời giải phóng các chủ HH khỏi công tác này. Tuy vậy, các DN XK chưa làm rò chiến lược ứng phó với các trường hợp kiện tụng về miễn trách của người vận chuyển khi xảy ra hư hỏng, mất mát, thiệt hại của HH. Cụ thể, theo chuyên gia Đỗ Trần Hoàn, Tổng công ty Lương thực miền Bắc:
- DN XK VN chưa thành thạo trong quá trình nghiên cứu và lựa chọn người chuyên chở dựa trên các tiêu chí uy tín, khả năng tài chính, thiện chí...
- DN XK đã kiểm tra kỹ HH trước khi đóng gói, tuy nhiên lại chưa yêu cầu và giám sát DN vận chuyển thực hiện quy trình bảo quản HH theo đúng quy cách được quy định đối với từng mặt hàng.
- Hoạt động giám sát quá trình vận chuyển, bốc dỡ hàng của DN vận chuyển còn lỏng lẻo, chưa thực hiện tiêu chuẩn hóa quy trình vận chuyển, bốc dỡ hàng ra cảng.
- Không chuẩn bị sẵn nguồn lực để giải quyết các tình huống có thể xảy ra trong quá trình hàng di chuyển, đặc biệt là tình huống hàng bị tổn thất do các trường hợp miễn trách của người chuyên chở đường biển, nên DN sẽ lúng túng trước tranh chấp, gây thiệt hại về HH và uy tín DN.
Tóm lại, những vấn đề đặt ra đối với các DN XK VN ở thời điểm hiện tại chính là phải bổ sung những hiểu biết về các trường hợp miễn trách nhiệm của người chuyên chở đường biển, cũng như vạch ra một cách đầy đủ, logic các chiến lược thúc đẩy nghiệp vụ vận chuyển HH bằng đường biển để giúp giảm thiểu rủi ro và có phương hướng giải quyết khi rủi ro xảy ra.
3.4.3. Chưa chú trọng đào tạo đội ngũ chuyên sâu về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, nghiệp vụ vận tải, giao nhận.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hướng tới xu thế hội nhập quốc tế, việc lựa chọn phương thức vận chuyển HH XK bằng đường biển tại các DN XK của VN đòi hỏi phải thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực về nghiệp vụ XNK, nghiệp vụ giao nhận và vận tải với chất lượng cao cả về kỹ năng, kiến thức chuyên môn và trình độ tiếng Anh chuyên ngành. Tại nước ta, sự phát triển nóng của ngành XNK đã làm gia tăng nhu cầu nhân sự một cách nhanh chóng, đặc biệt là nguồn nhân sự chất lượng cao tại các DN XK. Tuy nhiên do chính sự tăng trưởng nóng này mà
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam - 14
- Phân Tích Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Ứng Phó Của Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Việt Nam Khi Người Vận Chuyển Gặp Trường Hợp Miễn Trách Theo
- Những Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Của Việt Nam
- Chủ Động Thực Hiện Chiến Lược Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Toàn Diện Gắn Kết Với Chiến Lược Phát Triển Nghiệp Vụ Xuất Khẩu, Vận Chuyển Hàng Hóa
- Kiểm Tra, Rà Soát Hợp Đồng Xuất Khẩu Và Hợp Đồng Vận Chuyển Đã Được Ký Kết
- Đối Với Nhà Nước Và Các Cơ Quan Chức Năng, Hiệp Hội Ngành Hàng
Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.
nguồn nhân lực XNK vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chất lượng. Theo số liệu của Viện Chiến lược phát triển, Trung tâm Thông tin và dự báo KT - xã hội quốc gia, chỉ tính riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong giai đoạn từ năm 2015-2020, nhu cầu nguồn lao động các nhóm ngành XNK và logistics thiếu hụt lên đến 80% nhân lực đã qua đào tạo, ước tính khoảng 25000 việc làm/năm (Trường Thịnh, 2020). Thực tế này đòi hỏi các DN XK của VN cần có sự đột phá nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng hiệu suất lao động và thậm chí thay đổi phương thức kinh doanh để tăng khả năng cạnh tranh trong thời gian tới.
Mặc dù vậy, tại các DN XK, việc đào tạo đội ngũ nhân viên trình độ cao, chuyên sâu về nghiệp vụ XNK, nghiệp vụ vận tải, giao nhận vẫn chưa nhận được sự quan tâm và đầu tư thích đáng. Theo chuyên gia Hồ Phúc Long, Tổng công ty Cà phê VN, các DN XK thường chỉ tập trung tuyển dụng và đào tạo các vị trí việc làm như nhân viên kinh doanh XK (Sales Export)- trực tiếp làm việc với các đối tác, khách hàng NK để xúc tiến, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, HH thông qua hoạt động XK nhằm tạo ra lợi nhuận ngắn hạn cho DN; nhân viên chứng từ (Documents Staff)- hỗ trợ khách hàng, thực hiện các công việc văn phòng liên quan tới con số, giấy tờ và các văn bản HĐ; nhân viên hỗ trợ (Customer Support Staff)- hỗ trợ nhân viên kinh doanh, nhân viên chứng từ và các bộ phận khác. Các vị trí trên tuy vẫn đòi hỏi nhân sự phải có kiến thức nền về hoạt động XK, song chưa thực sự chuyên sâu. Nói cách khác, các DN XK VN hiện nay đang thực sự thiếu hụt đội ngũ nhân lực có trình độ cao về các nghiệp vụ XNK, nghiệp vụ vận tải và giao nhận. Điều này có thể tạo ra những khó khăn, thách thức rất lớn cho các DN XK trong quá trình tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế.
Theo chuyên gia Trần Quốc Hoàn, Công ty Cổ phần Intimex VN, vấn đề đào tạo nhân viên mới đối với DN XK trong tình hình hiện nay tương đối quan trọng và cần thiết. Tuy vậy, ngân sách để đào tạo nhân viên vẫn chỉ được các DN XK chi ra ở mức khiêm tốn, phổ biến nhất với mức chi dưới 50 triệu (51,2% DN), các mức chi từ 50 - dưới 100 triệu, 250 - dưới 500 triệu và trên 500 triệu cho đào tạo nhân viên chỉ chiếm 12,2% tổng số DN. Gần 5% trong số DN được hỏi chi dưới 250 triệu và 7,3% không có ngân sách cho đào tạo (Nguyễn Minh, 2020). Điều này được coi là một nghịch lý khi DN XK thường xuyên phàn nàn về chất lượng nguồn nhân lực mới vào nghề, DN phải đào tạo lại nhưng DN XK lại dành ngân sách ít ỏi cho việc huấn luyện đào tạo. Theo chuyên gia Trần Thanh Hải, Bộ Công Thương, việc không chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên sâu về nghiệp vụ XNK, nghiệp vụ vận
tải, giao nhận có thể khiến các DN XK VN phải đối diện với những khó khăn sau:
- Tốn kém thời gian và chi phí trong quá trình tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Việc thiếu hụt nhân lực trình độ cao, hiểu rò về chuyên môn nghiệp vụ của ngành làm kéo dài quá trình đàm phán và thực hiện HĐ mua bán ngoại thương, gây ra những tổn thất về mặt tài chính cho DN.
- Bất lợi trong quá trình giải quyết tranh chấp và đòi bồi thường. Thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết có thể khiến DN XK đánh mất thế chủ động trong tranh chấp và không nhận được khoản bồi thường cho những thiệt hại về HH mà DN phải gánh chịu. Khi DN XK thuê phải tàu già, không đủ khả năng đi biển khiến cho HH gặp vấn đề khi vận chuyển nhưng DN XK không đòi được bồi thường cho tổn thất của HH do xảy ra tranh chấp với người chuyên chở đường biển về vấn đề miễn trách. Theo BLHHVN 2015, một trong 17 miễn trách của người chuyên chở đường biển là lỗi ẩn tỳ của tàu. Ẩn tỳ ở đây là những khiếm khuyết của tàu mà bằng giác quan thông thường không phát hiện được và xuất hiện trong hành trình đi biển. Nếu ẩn tỷ xuất hiện trước hành trình đi biển thì tàu được coi là không đủ khả năng đi biển và người chuyên chở HH bằng đường biển đã không đảm bảo được một trong ba trách nhiệm tối thiểu của mình. Tuy nhiên trong thực tế việc xác định xem khiếm khuyết đó xuất hiện trong hay trước hành trình đi biển là điều không hề dễ dàng, nên người chuyên chở có thể lợi dụng miễn trách này nhằm tránh phải bồi thường cho DN XK. Ngoài ra, tàu không thực hiện đầy đủ chế độ bảo dưỡng, sửa chữa và trang bị bổ sung để duy trì trạng thái kỹ thuật, thuyền viên và sĩ quan thiếu khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, thiếu tính mẫn cán, tinh thần trách nhiệm trong công việc, hệ thống quản lý an toàn và an ninh không được duy trì một cách tự giác... đều dẫn đến những thiệt hại không nhỏ của chủ hàng XK, cũng là nguyên nhân của những tranh chấp sau đó về tổn thất của HH nếu các trường hợp miễn trách xảy ra.
Việc không chú trọng đào tạo đội ngũ chuyên sâu về nghiệp vụ XNK, nghiệp vụ vận tải, giao nhận tại các DN XK, cụ thể ở đây là vận tải bằng đường biển, có thể làm giảm khả năng ứng phó của các DN này khi gặp các trường hợp miễn trách trên do thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về các quy định, luật lệ cần thiết, dẫn đến thiệt hại không đáng có cho DN. Ngoài ra cũng chính do sự thiếu hụt nguồn nhân lực quan trọng này mà các DN XK khó có thể xây dựng được những chiến lược đúng đắn, đảm bảo tối đa quyền lợi của mình trong quá trình tham gia vào các giao dịch XK mang tính quốc tế.
Kết luận chương 3
Mặc dù trong những năm gần đây, VN đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động XK HH ra thị trường nước ngoài. Điều này được thể hiện ở kim ngạch XK tăng mạnh, cán cân thương mại luôn trong tình trạng xuất siêu giai đoạn 2016- 2020. Từ năm 2016 đến nay, cán cân thương mại luôn đạt thặng dư với mức xuất siêu tăng dần qua các năm, lần lượt là 1,6024 tỷ USD (2016), 1,9033 tỷ USD (2017), 6,4552 tỷ USD (2018), 10,8336 tỷ USD (2019) và 19,95 tỷ USD (2020) (Báo cáo XNK VN
năm 2020). Có được điều này, ngoài việc các DN XK VN đã tận dụng được tối đa lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, các khu vực thương mại tự do mà VN đã trở thành thành viên thì còn phải am hiểu pháp luật VN và quốc tế về thương mại hàng hải. Tuy nhiên, thực trạng áp dụng các nguồn luật thương mại hàng hải nói chung và nguồn luật điều chỉnh trách nhiệm của người chuyên chở HH XK bằng đường biển của VN nói riêng (BLHHVN 2015) vẫn tồn tại khá nhiều bất cập. Những bất cập có thể kể đến là bất cập do có sự khác biệt giữa BLHHVN 2015 và các nguồn luật quốc tế điều chỉnh trách nhiệm của người chuyên chở HH bằng đường biển, bất cập trong nội tại những quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm của người vận chuyển HH bằng đường biển trong BLHHVN 2015.
Qua phân tích và nghiên cứu ba tình huống điển hình về những tranh chấp giữa DN XK với người chuyên chở đường biển liên quan đến bồi thường tổn thất thiệt hại của HH XK vận chuyển bằng đường biển nhưng người chuyên chở đường biển tự cho mình được hưởng miễn trách nhiệm, chúng ta đã thấy được những yếu kém và bất cập trong quá trình áp dụng những trường hợp miễn trách nhiệm của người vận chuyển HH bằng đường biển và cũng phân tích được một số nguyên nhân của những yếu kém này. Trên cơ sở phân tích kết quả của các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các chuyên gia trong lĩnh vực thương mại hàng hải, đại diện một số DN XK lớn của VN, các nhà quản lý Nhà nước cấp cao của Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, NCS đã rút ra những vấn đề liên quan đến những trường hợp miễn trách nhiệm của người chuyên chở HH bằng đường biển đối với các DN XK VN như khả năng ứng phó của các DN XK VN khi gặp những trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển; chiến lược kinh doanh XK chưa gắn kết với chiến lược thúc đẩy nghiệp vụ vận chuyển HH và chiến lược ứng phó với các trường hợp miễn trách của người vận chuyển; các DN XK VN chưa chú trọng đào tạo đội ngũ chuyên sâu về nghiệp vụ XNK, nghiệp vụ vận tải, giao nhận.
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VẬN DỤNG CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH CỦA NGƯỜI VẬN CHUYỂN THEO HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ĐỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM
XK là hoạt động bán HH của DN XK VN ra thị trường nước ngoài, không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ với số lượng nhỏ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất HH trong nước phát triển, chuyển đổi cơ cấu KT, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. XK là hoạt động kinh doanh dễ đem lại tác động tích cực cho nền KT. Các nước mở rộng XK để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho NK và thúc đẩy các ngành KT phát triển hướng theo XK, trực tiếp làm tăng giá trị sản xuất, khuyến khích các thành phần KT mở rộng XK để giải quyết công ăn việc làm, nâng cao trình độ sản xuất trong nước đáp ứng theo tiêu chuẩn HH khắt khe của nước NK, nâng cao trình độ người lao động.
Phát triển XK theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý của VN thời gian qua là chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Chính phủ, luôn gắn liền với chủ trương hội nhập KT quốc tế của đất nước và quá trình tự do hóa thương mại. Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996 đã xác định “Xây dựng một nền KT mới hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về XK”. Văn kiện Đại hội XI của Đảng về Chiến lược phát triển KT, xã hội 2011-2020 yêu cầu những nhiệm vụ đối với lĩnh vực XNK trong thời kỳ mới đã nêu: "Đa dạng hoá thị trường ngoài nước, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định mậu dịch tự do và thị trường tiềm năng, tăng nhanh XK, giảm nhập siêu cả quy mô và tỉ trọng, phấn đấu cân bằng XNK". Sau đó, Đại hội Đảng XII tiếp tục khẳng định: "Đổi mới mô hình tăng trưởng chuyển mạnh từ chủ yếu dựa vào XK và vốn đầu tư sang phát triển đồng thời dựa vào cả vốn đầu tư, XK và thị trường trong nước”.
XK không thể phát triển nếu không có hoạt động vận chuyển HH bằng đường biển. VN là nước có đường bờ biển dài và ngành hàng hải tương đối phát triển. Vì vậy, để đẩy mạnh XK, các DN VN cần tận dụng hiệu quả việc ký kết HĐ vận chuyển HH bằng đường biển để vận chuyển HH ra nước ngoài. Để làm tốt được điều đó, cả Nhà nước và các DN XK VN đều phải thực hiện những giải pháp tăng cường vận dụng các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động XK của các DN VN.
4.1. Phương hướng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu theo hướng phát triển bền vững của Việt Nam
Phần này sẽ nghiên cứu phương hướng phát triển hoạt động XK HH của các DN VN đến năm 2030. Phương hướng này được thể hiện cụ thể trong 02 văn bản pháp luật sau:
- Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược XNK HH thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 đã nêu rò Quan điểm chiến lược sau:
+ Phát triển sản xuất để tăng nhanh XK, đồng thời đáp ứng nhu cầu trong nước; khai thác tốt lợi thế so sánh của nền KT, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh XNK và chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm và tiến tới cân bằng cán cân thương mại.
+ Xây dựng, củng cố các đối tác hợp tác chiến lược để phát triển thị trường bền vững; kết hợp hài hòa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của quốc gia, lợi ích KT và lợi ích chính trị - đối ngoại, chủ động và độc lập tự chủ trong hội nhập KT quốc tế.
+ Đa dạng hóa thị trường XNK. Tích cực và chủ động tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; chú trọng xây dựng và phát triển HH có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.
Quyết định trên cũng nêu cụ thể phương hướng XK của nước ta đến năm 2030:
+ Nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho các mặt hàng sẽ có lợi thế XK.
+ Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng XK HH bình quân khoảng 10%/năm thời kỳ 2021-2030.
+ Mỗi năm có ít nhất 200 lượt DN XK có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia và 400 lượt DN đạt giải chất lượng quốc gia.
+ Hình thành các DN có năng lực cạnh tranh cao, làm nòng cốt cho các nhóm mặt hàng XK.
+ Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp của VN tăng ít nhất 20 bậc so với năm 2015.
+ Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia tăng ít nhất 25 bậc so với năm 2015 (Thư viện pháp luật, 2011).
- Chiến lược phát triển KT - xã hội 10 năm 2021-2030 được thông qua tại Đại hội XIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nêu rò phương hướng phát triển hoạt động XK trong khoản 4 mục V- Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội như sau:
Đẩy mạnh XK, khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, mở rộng và đa dạng hóa thị trường XNK, không để phụ thuộc quá lớn vào một thị trường, bảo đảm cân bằng cán cân XNK HH và dịch vụ. Có chính sách thương mại phù hợp với hội nhập quốc tế; nghiên cứu các biện pháp phòng vệ thích hợp để bảo vệ sản xuất và lợi ích người tiêu dùng, phù hợp với các cam kết quốc tế mà VN tham gia (Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2021).
4.2. Những giải pháp tăng cường vận dụng các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng áp dụng quy định của pháp luật VN về các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển, những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ứng phó của các DN XK VN khi người vận chuyển gặp trường hợp miễn trách và những vấn đề đặt ra đối với các DN XK VN, cũng như dựa trên phương hướng đẩy mạnh XK nhằm phát triển bền vững của VN đến năm 2030, NCS mạnh dạn đề xuất 05 nhóm giải pháp sau để đẩy mạnh hoạt động XK của các DN VN trên cơ sở tăng cường vận dụng các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển.
4.2.1. Nhóm giải pháp xây dựng chiến lược xuất khẩu phù hợp trong giai đoạn mới
4.2.1.1. Xây dựng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu toàn diện gắn kết với chiến lược phát triển nghiệp vụ xuất khẩu, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
- Về phía Nhà nước
Nhà nước phải phát huy vai trò, vị thế của VN trong các tổ chức quốc tế, khu vực và tăng cường hoạt động ngoại giao KT để mở rộng thị trường XK; phát triển hệ thống cơ quan xúc tiến thương mại tại các khu vực thị trường lớn và tiềm năng; tăng cường bảo vệ HH và DN VN trên thị trường khu vực và thế giới.
Cơ cấu XK cần chuyển dịch theo hướng cung cấp dịch vụ hỗ trợ XK và XK dịch vụ hay HH vô hình (phần mềm, sản phẩm nội dung số); tập trung phát triển nhóm dịch vụ hỗ trợ XK (logistics, hội chợ triển lãm thương mại, dịch vụ tài chính, pháp lý…); đẩy mạnh liên kết vùng. Tập trung tái cơ cấu lại thị trường XK theo hướng giảm phụ thuộc vào một số thị trường lớn, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và khai thác tối đa các khu vực thị trường nhiều tiềm năng như châu Âu, Trung Đông... Riêng với thị trường XK truyền thống và lớn nhất là Trung Quốc sẽ chuyển đổi từ XK tiểu ngạch sang chính ngạch. Song song, tăng cường tổ chức khảo sát nghiên cứu thị trường; kết nối DN với các đối tác, nhà NK tiềm năng, hỗ trợ DN tiếp cận thông tin thị trường, đặc biệt là thị
trường các nước thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CP-TPP), Hiệp định Thương mại tự do VN – Liên minh KT Á - Âu (EA-EU) và sẵn sàng tận dụng hiệu quả cơ hội XK từ Hiệp định Thương mại tự do VN – EU (EVFTA).
VN nói chung và các vùng có cảng biển nói riêng cần chú trọng phát triển các dịch vụ nền như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư cơ sở hạ tầng và cải thiện chất lượng dịch vụ logistics để từng bước phát triển dịch vụ hỗ trợ XK và XK các sản phẩm dịch vụ; đẩy mạnh liên kết vùng, phối hợp sản xuất hàng XK, chuyển dịch đến các công đoạn tạo ra giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị.
Tổ chức lại sản xuất thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất và XK. Đối với nông sản: chuyển từ sản xuất nhỏ phân tán sang sản xuất tập trung quy mô lớn, quản lý chất lượng từ nuôi trồng đến vận chuyển, chế biến, bảo quản, tiêu thụ. Đối với sản phẩm công nghiệp: chuyển từ gia công thuần túy sang các phương thức sản xuất có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị HH. Đối với việc chuyển đổi phương thức XK: chuyển từ XK qua trung gian sang XK trực tiếp, chuyển từ XK theo điều kiện giao hàng FOB sang XK theo điều kiện giao hàng CIF.
Đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Đổi mới hệ thống đào tạo nguồn nhân lực theo hướng: Đào tạo gắn với yêu cầu, mục tiêu phát triển của từng ngành hàng và có chất lượng, tay nghề cao, trước hết là đối với sản xuất hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, cơ khí. Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với DN, từng bước thực hiện đào tạo theo yêu cầu định hướng của cộng đồng DN. Bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ các DN, hiệp hội ngành hàng đầu tư, tham gia vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành hàng sản xuất, XK.
- Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu
Đa dạng hóa thị trường XK; củng cố và mở rộng thị phần HH VN tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường XK mới có tiềm năng.
Tận dụng tốt các cơ hội mở cửa thị trường nước ngoài và lộ trình cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh XK và nâng cao hiệu quả XK HH VN sang các thị trường nước ngoài và đặc biệt các thị trường của các nước ký kết hiệp định FTA, đặc biệt là hiệp định FTA thế hệ mới với VN. Tổ chức xây dựng và từng bước phát triển hệ thống phân phối hàng VN tại thị trường nước ngoài.
Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng để có những chiến lược tiếp cận phù hợp. Thu hút khách hàng thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động