Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 26


Phum bấy giờ mới ngồi xuống và kể chuyện. Câu chuyện này tương đối đơn giản:

Diễn trình câu chuyện được kể

Phần nội dung

Sau khi đút cốm dẹp cho tất cả 8 đứa cháu xong, ông Thạch Phum ngồi xuống chiếc đệm giữa sân, dưới ánh trăng sáng vằng vặc. Mấy đứa cháu của ông ngồi ăn cốm dẹp và mấy loại củ quả, bánh trái do những người phụ nữ phân phát. Mấy đứa trẻ hàng xóm, tay cầm khoai vừa ăn vừa sà vào ngồi chung với bạn.


Ông Thạch Phum kêu mấy đứa

cháu ngồi gần lại để nghe chuyện


Ông bắt đầu kể chậm rãi, từ tốn bằng tiếng Khmer.

Mấy đứa trẻ ngồi nghe, đa số chăm chú, nhưng cũng có vài đứa đang đùa giỡn khúc khích.

- Ngày xưa, lúc chưa đắc đạo, ở một kiếp nọ, Phật Thích Ca đầu thai thành con thỏ. Con thỏ này chơi thân với coi rái cá và con chó. Vì nóng lòng muốn cho đức Phật sớm đắc đạo, có một vị tiên hóa thành kẻ ăn mày đói khát đến xin mấy con thú vật thức ăn. Con chó và con rái cá đã cho người ăn mày thức ăn mà bọn nó kiếm được.

Gặp con thỏ, người ăn mày năn nỉ xin thỏ bố thí cho cái xác của thỏ để ăn.

Có một đứa trẻ hàng xóm chợt nói: “Ôi ông kể sai rồi, có ai mà xin cái xác của người khác để ăn đâu”.

Tôi nhìn thấy câu bé này khoảng 13 tuổi gì đó, năng động, hơi đùa cợt


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 26


Diễn trình câu chuyện được kể

Phần nội dung

Ông Thạch Phum nổi giận và yêu cầu đứa trẻ giải thích. Lúc này mấy đứa cháu im re, mấy người phụ nữ trong nhà cũng dừng nói chuyện. Có người còn ra hiệu cho đứa bé đừng chọc giận ông


Thằng bé nói giọng cứng rắn và tự tin:

- Con đọc trong sách ở trường nói là đức Phật hóa thành người ăn mày đi xin ăn thôi. Con thỏ không có đồ ăn cho nên mới tự mình nhảy vào lửa để hiến mình cho người ăn mày. Đâu có

ai mà xin ăn cái xác của con thỏ đâu.

Ông Phum giận và cắt ngang câu chuyện.


Thằng bé sợ quá bỏ về nhà

Mày hỗn, con nít mà biết gì nói!

Tôi để ý thấy hình như thái độ của ông Phum cũng hơi thay đổi. Có lẽ ông cũng nhận thấy mình kể hơi nhầm. Nhưng vì danh dự nên ông không biểu hiện ra.

Sau đó ông kể tiếp:


Có một số đứa cháu bắt đầu lơ đãng, dùng tay chọc ghẹo nhau trong khi ông kể rồi.


Thỏ bảo rằng: người hãy chụm lửa, khi lửa đang cháy cao lên, con thỏ giũ lông mình cho thật sạch và nhảy vào lửa để nướng mình cho tiên ăn.

Ông kết luận, giọng nghiêm trang

Tiên thấy vậy làm phép tắt lửa và vẽ hình con thỏ lên mặt trăng để tưởng nhớ công lao của đức Phật. Từ đó ngày rằm tháng K’đât (tháng 10 theo

âm lịch) người ta tổ chức lễ cúng


Diễn trình câu chuyện được kể

Phần nội dung


trăng để nhớ công lao đức Phật. Tụi

mày nhớ nghe hông.

Ông Thạch Phum hướng dẫn mấy đứa trẻ nhìn lên mặt trăng.

Mấy đưa trẻ nhìn theo với thái độ háo hức dù có đứa nhìn mãi mà hình như cũng không hiểu lắm.

Bây giờ tụi con nhìn lên mặt trăng coi thấy có hình con thỏ màu đen đang ở trên đó kìa.

Câu chuyện mà ông Thạch Phum kể có chỗ thiếu chính xác so với những tài liệu hiện thời. Và điều đó đã bị một đứa bé phát hiện, phản ứng với thái độ thẳng thắn. Ông Thạch Phum nổi giận và lấy là uy quyền trong “vị thế người lớn” của mình và tiếp tục kể câu chuyện. Sự kiện ấy vừa cho thấy khi kể chuyện, việc tạo ra một bản sắc riêng cho mình là một trong những yếu tố để thu hút người xem. Tuy nhiên, đôi khi, để củng số sức thuyết phục, người ta sẽ cố ý đặt vị thế xã hội của mình vào với bản sắc của người kể chuyện. Khi ấy, không khí của mạch kể chuyện sẽ bị phá vỡ và kéo mọi thứ về thực tại. Sau khi cho đứa bé hàng xóm về nhà, câu chuyện lại tiếp tục nhưng người nghe bắt đầu thiếu chú ý vì dư vị của việc kéo về hiện tại khi nãy. Câu chuyện kết thúc bằng việc ông Thạch Phum lấy ánh trăng có thật để minh chứng cho con cháu về hình tượng con thỏ trong câu chuyện. Sự trực quan của đám trẻ hướng về mặt trăng có tác dụng tạo ấn tượng gấp nhiều lần so với trí tưởng tượng khi đọc văn bản. Tuy nhiên đến lúc này câu chuyện chỉ còn chức năng xã hội mà mờ dần chức năng thẩm mĩ.

Việc hóa thân vào một vai kể mang tính giáo dục của ông Thạch Phum trong trường hợp này không thành công. Nguyên nhân có thể là do nhiều yếu tố: xã hội, cách học tập, môi trường xung quanh, những người thân trong gia đình, và chính bản thân ông. Trong đó, cách mà ông nhập vai và hóa thân thành một bản sắc khác để chuyển tải câu chuyện cho mấy đứa trẻ chưa


thật hấp dẫn. Câu chuyện ông kể có lúc thiếu chính xác. Ông không tôn trọng đối tượng nghe truyện, cứ nghĩ rằng mình lớn tuổi là đúng. Đến khi có sự phản ứng từ phía người nghe, thì ông dùng quyền uy để trấn áp. Ngược lại, đứa trẻ từ một tình huống kích thích đã phản ứng lại bằng một cách kể tự tin, mạch lạc đối với thái độ vô tư.

4.4.3. Ý nghĩa của sự kiện kể chuyện


Khi phân tích truyện về con thỏ và lễ cúng trăng, Phạm Tiết Khánh xếp truyện này thuộc cổ tích về loài vật và cho rằng cổ tích Khmer Nam Bộ có mối quan hệ chặt chẽ với phong tục. Đặc biệt, ông khẳng định “sự đan xen đến mức hòa nhập Phật thoại với truyện cổ tích loài vật là hiện tượng không thấy có ở văn học dân gian người Kinh” [68, tr.192]. Chẳng hạn, tục cúng trăng bắt nguồn từ truyện Sự tích con thỏ và mặt trăng với hình tượng đức Phật vẽ hình con thỏ lên mặt trăng để sau này mọi người trông thấy mà noi gương. Mở rộng ra, con thỏ là con vật được ca ngợi là con vật thông minh và có một vị trí cao trong nhiều câu chuyện dân gian Khmer cũng có thể từ câu chuyện này. Như vậy, với hướng tiếp cận ngữ văn dựa trên văn bản, câu chuyện con thỏ và mặt trăng được đánh giá ở chức năng giải thích lễ hội, giáo dục đức hi sinh, xuất hiện tình trạng chuyển thể loại và con thỏ trở thành hình tượng quan trọng trong truyện dân gian.

Ở góc nhìn bối cảnh, mục tiêu giáo dục truyền thống là quan trọng nhất của ông Thạch Phum khi kể chuyện. Mức độ tin tưởng của mấy đứa trẻ tham dự càng tăng cao hơn nữa khi kết thúc câu chuyện ông lấy hình ảnh mặt trăng có thật để chứng minh lời mình nói. Niềm tin còn mãnh liệt và có sức mạnh hơn khi ông sử dụng uy thế trong mối quan hệ thân tộc của mình để gạt bỏ mọi sự tác động, buộc những đứa cháu có một niềm tin tuyệt đối ở người ông của mình. Chỗ chưa hợp lí trong nội dung câu chuyện ông kể không còn


quan trọng nữa khi mục tiêu chính là xây dựng niềm tin và lòng tuân phục tuyệt đối. Các chi tiết, motif kể có thể không còn chính xác nhưng không ai quan tâm cả; mọi người có lẽ cũng đã nắm bắt được cốt truyện nhưng họ không phản đối. Vì mục đích của những người trong gia đình cũng muốn tất cả những đứa trẻ tham gia chấp nhận câu chuyện của ông Thạch Phum.

Lễ cúng trăng là một trong những lễ nghi nông nghiệp quan trọng vì nó mang tính chất tạ ơn đất đai và các vị thần đã giúp đỡ, độ trì cho mùa màng tươi tốt. Trong lễ đó, tất cả những sản vật mang lên cúng trong đêm rằm tháng Mười đều do những người nông dân tự làm ra. Việc đút cốm dẹp cho trẻ con là hành động biểu hiện mang tính ma thuật, cầu mong cho đứa trẻ mau lớn, khỏe mạnh và ước gì được nấy. Tất cả những lễ nghi đó được thực hiện và trao truyền từ đời này sang đời khác bằng hành động, bằng lời khấn vái, bằng các thủ tục hỏi đáp khi đút cốm dẹp. Tuy nhiên, cái phần tinh thần và hồn cốt của buổi lễ, cái tạo niềm tin và động lực cho những người tham gia thực hiện một cách tự giác chính là câu chuyện kể. Chức năng của câu chuyện không phải để mua vui, để giải trí, để mơ mộng mà là để xây dựng niềm tin có thật. Từ một câu chuyện giải thích về tiền kiếp của Phật Thích Ca, người dân đã móc nối vào đấy cơ sở giải thích hiện tượng thiên nhiên (vết đen trên mặt trăng), rồi lấy mặt trăng để chứng giám cho một hành động tín ngưỡng đối với trẻ con, rồi lấy trẻ con để gửi gắm niềm tin, quyền uy và khát vọng của cha mẹ, ông bà. Như vậy, câu chuyện được kể như một chiếc cầu bắt qua nhiều bờ sông, mà ở mỗi bờ ấy, tâm thức và niềm tin của người Khmer đều hiện diện.

Trong thực tế, khi kể chuyện trong bối cảnh thực tại có nhiều người tham gia, sự tương tác của người nghe sẽ quyết định quy mô của câu chuyện cũng như ý nghĩa được diễn giải. Mục tiêu trao truyền nét văn hóa và phong tục qua lời kể đầy hào hứng của ông Thạch Phum đã biến câu chuyện kể


thành một phương tiện để tác động tới con cháu. Nếu đám cháu của ông nghe lời thì câu chuyện có thể sẽ kéo dài và nhiều chi tiết. Nhưng thực tế thì ngược lại nên dung lượng của truyện kể bị phá vỡ. Sự nhàm chán trong thái độ của mấy đứa trẻ cho thấy hiệu quả câu chuyện không như mong muốn của người kể.

Nhà folklore Hoa Kì R. S. Boggs cho rằng : trong một nền văn hóa truyền miệng, tất cả đều là folklore, trong các xã hội hiện đại thì folklore là những gì được “truyền lại” (handed down) chứ không phải được học ở nhà trường (learned) [dẫn theo 22, tr.44]. Một trong những sự lệch hướng trong suy nghĩ của nhiều người Khmer, đặc biệt là trí thức, là xem giáo dục nhà trường như một cách thức truyền dạy tối thượng. Người ta bỏ tiền ra để viết sách dạy học sinh tiểu học về truyện dân gian. Điều đó không sai. Nhưng nếu chỉ dừng lại đấy và cho là đủ thì là sự lệch lạc. Vốn văn hóa phải được truyền lại chứ không phải dạy dỗ bằng sách vở. Trẻ em phải được nhận thức bằng cách trao gửi trong bối cảnh thực tế chứ không chỉ đọc sách trong nhà trường.

Tiểu kết


1. Với góc nhìn mới trong nghiên cứu truyện dân gian, việc giải thích ý nghĩa của các câu chuyện giờ đây đã trở thành sự kiến giải, sự tự nhận thức của người tham gia. Giá trị của từng câu chuyện không còn ở lời kể, trong từng đơn vị truyện mà đã đi vào lời giao tiếp hằng ngày, đi vào trong nhận thức của người tham gia các sinh hoạt văn hóa. Do đó, nhiều ý nghĩa trong cách phân tích trước đây dựa vào văn bản đã có một chỗ đứng khác trong giới học thuật. Đối với người dân, nó có một vị trí và một vai trò khác: vừa giản đơn vừa cô đọng, vừa thực tế vừa thiêng liêng. Trong hoàn cảnh ấy, đời sống đã xô đẩy nhiều yếu tố đi ra khỏi cộng đồng bổ sung vào các yếu tố mới. Sự cọ xát giữa cái nhìn bên trong (emic) và cái nhìn bên ngoài (etic) của những


người đến từ cộng đồng khác đã làm cho nhận thức về truyện dân gian có nhiều thay đổi.

2. Truyện kể dân gian vốn tồn tại một cách vững chắc và lặng lẽ như một vốn chung của cộng đồng. Nó chỉ thật sự được kể ra, được diễn xướng lên, được phơi bày khi có một yếu tố kích thích từ bên ngoài, để đáp lại một yêu cầu trực tiếp nào đó. Trong một số hoàn cảnh, nó là sự đáp ứng cho một lời đề nghị, một sự chất vấn. Khi ấy, câu chuyện được kể một cách có chủ ý và có trọng điểm, tập trung vào một vài chi tiết nào đó, nhằm đáp ứng các yêu cầu từ bên ngoài. Vai trò của bối cảnh làm nảy sinh câu chuyện không thuộc vào yếu tố bên ngoài có mặt ngay lúc ấy mà là một yếu tố trong kí ức của người kể. Câu chuyện được kể chỉ là một phần, một yếu tố tạo cớ cho việc trao đổi về tri thức và niềm tin của người Khmer vào những điều họ được truyền dạy. Bằng quyền uy về quan hệ gia đình, ông Sanh đã khẳng định mạnh mẽ sự lí giải địa danh của người Khmer là hợp lí hơn. Tức là, yếu tố ngoài cốt truyện quyết định hiệu quả của lời kể.

3. Trong nhiều bối cảnh diễn xướng, phần đông dân chúng không hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu chuyện, giống như từ thuở xưa. Điều quan tâm nhất của họ là mục tiêu quan trọng của hiện tại, trong lúc ấy. Điều này cũng là một quy luật rất quan trọng trong sự phổ biến truyện dân gian: người ta truyền lời chứ không thể truyền hết ý, người ta có thể trao ý nhưng nghĩa thì phải tùy thuộc vào hoàn cảnh kể chuyện. Trong sự giản lược nhiều lễ tiết theo đời sống hiện tại, người ta thường phó thác vốn truyện kể (tức phần ý thiêng liêng) cho chùa, cho các vị cao niên, cho những vị à cha; người ta chỉ giữ lại phần thủ tục, phần kĩ thuật thực hiện (phần vật chất).

4. Mô hình kiến giải chuyện kể dân gian trong bối cảnh gồm 03 phần: phân tích yếu tố bối cảnh, mô tả diễn ngôn kể chuyện và phân tích ý nghĩa.


Mô hình này được hình thành từ thực tiễn các câu chuyện dân gian Khmer và các lí thuyết nghiên cứu. Mô hình này giúp cho người nghiên cứu “đọc” truyện dân gian từ phía người kể và từ sự tương tác. Với cách đọc đó, truyện kể dân gian được nhìn nhận bằng nhiều trải nghiệm khác với văn bản. Tuy nhiên, trong tư thế ứng dụng bước đầu, người viết vẫn cảm thấy chưa khai thác hết tiềm năng của mô hình, đặc biệt là sự liên hệ với các yếu tố ghi chép. Khả năng vận dụng mô hình kiến giải này trong các tình huống khác cũng tương tự như mô hình ghi chép. Chỉ có điều, mỗi một đối tượng nghiên cứu sẽ có những đặc trưng khác nhau về chất, do vậy, muốn áp dụng mô hình kiến giải, người nghiên cứu cần phải thay đổi một số chi tiết cho phù hợp.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022